1-Nếu Poker Xi bán TPCP Mỹ ?
Nếu Bắc Kinh và Washington tiếp tục đối đầu thương mại, liệu Trung Quốc có bán sạch trái phiếu của Mỹ khiến Washington tổn thương? Theo ông Zhang Lin, nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế Unirule tại Bắc Kinh, câu trả lời sẽ là không.
Về lý thuyết, việc Bắc Kinh nắm giữ nợ chính phủ của Mỹ là vũ khí quyền lực trong chiến tranh thương mại. Nhưng thực tế, trong lĩnh vực này, “chủ nợ” lại ở vị thế yếu hơn “con nợ”. Trung Quốc (đang nắm giữ gần 1,2 nghìn tỉ USD, chiếm 20% tổng trái phiếu chính phủ Mỹ mà các nước ngoài nắm giữ) sẽ không thể gây áp lực lên Washington bằng cách đe doạ bán sạch trái phiếu Mỹ. Bởi họ đã đầu tư khoảng 60% dự trữ ngoại hối quốc gia chủ yếu là đồng USD vào trái phiếu Mỹ.
Điều quan trọng nhất với Bắc Kinh là đảm bảo giá trị của đồng đô-la vì đồng tiền xanh này là công cụ ngoại giao quan trọng để Trung Quốc mua ảnh hưởng tại Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La-tinh qua chính sách cho vay lãi suất thấp và trợ cấp.
Tài sản này cũng giúp Trung Quốc có thể thúc đẩy “Sáng kiến Vành đai, Con đường” – một hệ thống hạ tầng và thương mại lớn trải dài khắp Châu Á, Châu Phi và Châu Âu – thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chưa kể, để tìm được người mua số lượng lớn trái phiếu, kỳ phiếu và tín phiếu của Mỹ, Trung Quốc phải bán kèm chính sách hạ giá thấp. Nhưng động thái đó sẽ làm giảm đáng kể tài sản của ngân hàng trung ương Trung Quốc, suy yếu đòn bẩy tài chính của Bắc Kinh cũng như tầm ảnh hưởng của họ trên trường quốc tế.
Đồng thời, những nước khác cũng nắm giữ trái phiếu Mỹ như Nhật bản và Anh cũng chẳng hài lòng khi Bắc Kinh bán sạch trái phiếu chính phủ. Với những lý do trên, việc Trung Quốc bán tháo trái phiếu Mỹ, chưa chắc có thể gây ảnh hưởng tới Mỹ hay không nhưng chắc chắn sẽ làm tổn thương chính Bắc Kinh.
2-Tại sao Poker Xi không làm như Tsar Putin ?
Mỹ, Nhật Bản đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho Trung Quốc phát triển hùng mạnh…và bây giờ chính họ hoảng hốt, lo sợ Trung Quốc nên đang tìm cách chống lại…hay chính họ, như câu châm ngôn của phương Tây rằng, “đã tạo ra một con quái vật mà không đánh bại được nó”?
Có phải vì chiến thuật của Trung Quốc thời ông Đặng là “giấu mình chờ thời…” quá tinh vi khiến cho Mỹ bị bịt mắt mà không hề nghĩ suy khi Trung Quốc từ năm 2005 đến nay tốc độ tăng trưởng trung bình 10% GDP và chỉ đến năm 2010 là vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới sau Mỹ…
Phải chăng, từ năm 2005, dư luận Trung Quốc đã nói lên giấc mơ “truất quyền bá chủ của Mỹ”, Trung Quốc đòi chia các đại Dương với Mỹ nhưng Mỹ vẫn tảng lờ không nghe thấy, không nhận thấy ý đồ của Trung Quốc?
Thật đáng tiếc là không phải như vậy. Trong 2 kẻ thù, hay 2 đối tượng với Mỹ sau chiến tranh lạnh là Trung Quốc và Nga thì người Mỹ đã lập kế hoạch đối phó từng bước diệt ai trước, diệt ai sau rất bài bản…
Có thể nói, Nga đã kế thừa toàn bộ sức mạnh quân sự của Liên Xô nên nếu để Nga dần hồi phục kinh tế, chính trị, xã hội thì muôn đời Mỹ-Phương Tây không thể làm tan rã được. Vì thế, mục tiêu cấp bách đầu tiên cũng là thời cơ thuận lợi nhất là triển khai kế hoạch nhằm vào nước Nga.
Đó là Mỹ-Phương Tây phá hoại nước Nga, làm tan rã nước Nga bằng sức ép quân sự và kinh tế, và thực tế là trước năm 2000 khi Putin chưa đắc cử Tổng thống, ngày tàn của nước Nga đã được đã được đánh số…
May mắn cho nước Nga đã xuất hiện kịp thời Vladimir Putin, dưới sự lãnh đạo của ông, đến bây giờ Mỹ và Phương Tây đã không gì ngăn cản được nước Nga đã đang trở thành một cường quốc mà thế giới không thể thiếu nước Nga. Trật tự thế giới đã phải thay đổi…
Còn Trung Quốc thì sao? Là nước xếp thứ hai sau Liên Xô vậy khi Liên Xô tan rã tại sao Mỹ không “làm gỏi” luôn? Chẳng lẽ 3 thập kỷ giấu mình chờ thời để trổi dậy mà Mỹ bỏ qua, không biết ư?
Đơn giản là qua cuộc chiến tranh Việt Nam không ai hiểu ý đồ, ý chí, nội lực của Trung Quốc hơn Mỹ. Vì thế Mỹ rất tự tin, Trung Quốc chưa đến lúc cạnh tranh, thách thức địa vị thống trị của Mỹ. Và do đó, Mỹ bắt đầu chơi con bài Trung Quốc sau khi đã đặt những “quả bom” trong nền kinh tế Trung Quốc…chờ kích nổ
Về kinh tế. Đối với Mỹ, Trung Quốc là một thị trường béo bở, rộng lớn. Mỹ tha hồ khai thác, bóc lột biến Trung Quốc thành “đại công trường thế giới”. Là nơi cho Mỹ vay tiền để làm giàu và quỵt nợ bất cứ lúc nào Mỹ muốn.
Hãy xem cách hành xử của nước Nga với Mỹ trong trái phiếu kho bạc Mỹ thì sẽ rõ sự phụ thuộc của Trung Quốc vào Mỹ như thế nào…
Nga đã bán hết, chỉ còn hơn 14 tỷ USD trái phiếu Kho bạc Mỹ, trong khi Trung Quốc còn hơn 1.200 tỷ USD trái phiếu Kho bạc Mỹ nhưng bán ra không đáng kể, chỉ gần 12 tỷ. (Mỹ là con nợ của thế giới chừng hơn 20 ngàn tỷ USD)
Lưu ý là, Mỹ phát hành trái phiếu kho bạc không phải là để lấy tiều lưu hành trong nội địa mà chủ yếu là đầu tư (hơn 60% ra nước ngoài). Do đó thực chất 1.200 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ của Trung Quốc là tiền Mỹ vay Trung Quốc để đầu tư tại Trung Quốc.
Trung Quốc cho Mỹ vay (tức mua trái phiếu) vừa có lãi (rất không đáng kể), vừa thu thuế, nhưng đặc biệt chủ yếu là tăng trưởng và đáp ứng công ăn việc làm cho dân. Trong khi Mỹ chỉ có công nghệ cao, đi vay tiền Trung Quốc, tận dụng nguồn dân công giá rẻ, nên lời kếch sù, lợi đơn lợi kép…
Mặt khác, chính Mỹ hay đúng ra là Kho bạc Mỹ FED là người in ra đồng tiền cho vay đó, cho nên, FED chỉ cần bằng vài thao tác nhỏ để làm yếu đồng dollar hay tăng lãi suất thì giá trị trái phiếu bị giảm. Đây là cách ăn giảm nợ rất nhanh của Mỹ.
Trung Quốc biết Mỹ sẽ giảm nợ như từng làm với Nhật, nhưng vì mục tiêu tăng trưởng nên vẫn phải “cố đấm ăn xôi”, chưa thể buông Mỹ ra được, và bất luận thế nào thì vẫn phải buộc mua trái phiếu Mỹ tức là vẫn cho Mỹ vay tiền.
Trong cuộc chiến thương mại vừa mới nổ ra giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ việc áp thuế của Mỹ với các mặt hàng Trung Quốc mà đã có dấu hiệu Trump làm yếu đồng dollar và tăng lãi suất – là nguy cơ đe dọa đến trái phiếu của Trung Quốc sẽ không cánh mà bay…
Vậy tại sao, Trung Quốc không mạnh tay bán tháo trái phiếu kho bạc Mỹ như Nga để sử dụng đầu tư vào quốc gia khác, lĩnh vực khác, đồng tiền khác?
Thị trường tài chính toàn cầu gần đây nóng lên trước thông tin Trung Quốc có thể giảm dần việc mua trái phiếu Mỹ. Hệ quả là lãi suất đồng USD có thể tăng nhanh hơn và tác động tiêu cực lên các thị trường tài sản.
Thặng dư thương mại khổng lồ trong những năm qua đã giúp Trung Quốc có cơ hội tích trữ lượng ngoại tệ khổng lồ, từ đó ngày càng tăng đầu tư nắm giữ trái phiếu của Mỹ, do đồng USD được đánh giá là an toàn nhất.
Theo số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản – hai chủ nợ lớn nhất của Mỹ – dù đã cắt giảm lượng nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ trong thời gian gần đây nhưng hiện vẫn lần lượt nắm hơn 1,2 nghìn tỷ USD và 1,1 nghìn tỷ USD. Bên cạnh đó, Hồng Kông nắm 192 tỷ USD, Đài Loan là 182 tỷ USD còn Singapore là 130 tỷ USD.
Trung Quốc “trả đũa” Mỹ
Song, gần đây, các quan chức cao cấp thuộc chính phủ Bắc Kinh đang xem xét kế hoạch làm chậm lại hoặc ngừng mua trái phiếu Kho bạc Mỹ. Những động thái này đang gây rúng động thị trường tài chính toàn cầu.
Giới tài chính lo lắng lạm phát ở Mỹ đang tăng trở lại có thể đẩy lãi suất thị trường đi lên khiến giá của những khoản đầu tư trong giai đoạn lãi suất thấp trước đây sụt giảm. Thống kê cho thấy lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đã lên mức cao kỷ lục trong 11 tháng qua, trong khi giới phân tích cho rằng xu hướng đi lên của thị trường trái phiếu trong suốt 35 năm dường như sắp kết thúc.
Trong khi đó, ngay tại nước Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang nước này cũng đang giảm số lượng trái phiếu đang nắm giữ qua chương trình thu hẹp bảng cân đối kế toán vốn đã được mở rộng suốt thời gian qua, dù chính phủ Mỹ chuẩn bị tăng lượng phát hành để bù đắp cho lỗ hổng ngân sách tạo ra bởi các khoản cắt giảm thuế hồi tháng 12/2017.
Có khả năng Trung Quốc cũng đang muốn trả đũa Mỹ sau những phát ngôn về tranh chấp thương mại với Trung Quốc của ông Trump thời gian qua, cũng như những lệnh trừng phạt thương mại từ phía Mỹ. Mới đây, nhà đầu tư trái phiếu nổi tiếng Bill Gross cho biết ông đã bán trái phiếu chính phủ Mỹ bởi lo ngại về những rủi ro từ phía Trung Quốc.
Không chỉ Trung Quốc, mà nhiều ngân hàng trung ương (NHTƯ) khác những năm gần đây cũng tích cực đa dạng dự trữ ngoại hối khi sự biến động của đồng USD ngày càng khó lường hơn.
Trong khi đó, giá vàng hiện đang ở mức tương đối thấp và triển vọng tăng giá là khá cao trong thời gian tới, nên không lạ gì nếu các NHTƯ cũng như các quỹ đầu tư muốn tăng đầu tư vàng cũng như những đồng ngoại tệ khác đang được định giá thấp, đồng thời giảm bớt đồng USD trong kho dự trữ ngoại hối và danh mục đầu tư của mình.
Một báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phát hành vào tháng 12/2017 cũng cho thấy các NHTƯ ngày càng thêm nhiều đồng tiền khác ngoài USD vào dự trữ ngoại hối. NHTƯ Pháp gần đây cũng cho biết đã chuyển một số dự trữ sang đồng CNY, trong khi NHTƯ Đức cũng cho biết họ đang chuyển một số dự trữ của mình sang đồng tiền Trung Quốc.
Việc không dễ dàng
Nếu Trung Quốc ngừng đầu tư vào trái phiếu Mỹ thì như đã nói lợi suất trái phiếu tăng lên, khi đó những thị trường có tính đầu cơ như chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng mạnh và các bong bóng tài sản cũng sẽ sớm vỡ. Khi chi phí vay tăng lên thì giới đầu tư sẽ hạn chế đi vay và do đó khó có thể bơm thêm vốn vào các thị trường tài sản.
Dù vậy, trước mắt Trung Quốc cũng sẽ không dễ dàng gì sớm thoát khỏi các khoản đầu tư vào Mỹ. Nếu bán ra trái phiếu Mỹ hoặc chỉ đơn giản là ngừng mua vào, thì giá triếu phiếu Mỹ sẽ giảm, đồng USD chịu áp lực suy yếu cũng đồng nghĩa với kho dự trữ ngoại hối của Trung Quốc sẽ sụt giảm giá trị, khi mà phần lớn tài sản trong dự trữ ngoại hối của nước này vẫn phụ thuộc vào các khoản đầu tư theo đồng bạc xanh.
Ngoài ra, bởi vì Trung Quốc vẫn phải quản lý tỷ giá đồng CNY, họ không thể nhanh chóng thay đổi một thành phần lớn trong dự trữ ngoại hối của mình. Cụ thể nếu như Trung Quốc giảm lượng USD nắm giữ, đồng USD có thể tiếp tục suy yếu, đồng nghĩa với việc đồng nhân dân tệ có thể tăng giá, nhất là khi thời gian qua nhiều NHTƯ và các quỹ đầu tư đã tăng nắm giữ đồng nhân dân tệ. Đồng nhân dân tệ đã tăng giá đến 1,5% chỉ trong tháng đầu năm nay, sau khi đã tăng hơn 7% trong năm 2017.
Nếu đồng CNY tăng giá, hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc dĩ nhiên sẽ suy yếu và ảnh hưởng đến cán cân thương mại của nước này. Những năm gần đây nước này đã cố gắng giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu và kích thích tiêu dùng nội địa với lợi thế dân số gần 1,4 tỷ, tuy nhiên tăng trưởng kinh tế của nước này hiện vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào hoạt động xuất khẩu. Do đó, bất kỳ sự suy yếu nào trong cán cân thương mại cũng sẽ tác động tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế của nước này.
Đối với những quốc gia khác, đặc biệt là các thị trường đang phát triển hoặc mới nổi, nếu lãi suất đồng USD tăng lên thì dòng vốn rẻ đang rót vào các thị trường này có thể bị rút ra nhanh chóng và tác động tiêu cực lên các thị trường tài sản của các nước này, cũng như làm gia tăng áp lực lên tỷ giá.
3-Tại sao Madman không sợ Poker Xi & Tsar Putin bán thao TPCP ?
Donald Trump: Mình in được tiền mà, làm sao vỡ nợ được?
Trong một cuộc phỏng vấn, Bộ trưởng Tài chính Mnuchin khẳng định: “Nếu Trung Quốc quyết định không muốn giữ chúng, sẽ có những người khác mua. Và rõ ràng rằng, điều đó sẽ rất tốn kém để họ làm như vậy”. Ông Mnuchin cũng cho biết thêm Trung Quốc đang xem xét kinh tế theo cách mà Mỹ đang làm và chính vì vậy không có gì khiến ông phải lo lắng.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh có nhiều đồn rằng thay vì trả đũa Mỹ bằng biện pháp thuế quan tương tự cho gói thuế quan trị giá 200 triệu USD của Mỹ, Trung Quốc có thể tấn công Mỹ theo cách khác, đó là bán lượng trái phiếu chính phủ Mỹ trị giá 1.170 tỷ USD mà nước này đang nắm giữ.
Tuy nhiên, với một đại gia giàu kinh nghiệm trong việc tạo ra các DN khống và bất động sản, Trump có cách riêng của mình. Chỉ có điều nếu làm theo cách này, nền kinh tế sẽ chìm sâu vào khủng hoảng, và danh tiếng hùng cường của nước Mỹ cũng trở thành… tai tiếng.
“Tôi sẽ tiếp tục vay tiền, đến khi nền kinh tế sụp đổ, chúng ta sẽ bắt tay vào thương lượng”, Trump trả lời CNBC.
Có thể Trump đang nói đùa, có thể ông thật sự nghĩ vậy. Nhưng dù thế nào, đây là kế hoạch bất khả thi. Trái phiếu Mỹ được xem là một trong những nơi cất tài sản an toàn nhất thế giới (nếu không muốn nói là nó có mức độ an toàn số 1). Nếu làm theo cách của ông Trump, không thể hiểu nền kinh tế Mỹ sẽ bị tổn hại đến mức nào.
“Ông Trump chẳng hiểu mình đang nói gì”, Michael Strain, một chuyên gia kinh tế người Mỹ nhận định. “Những điều ông ta nói cũng giống như việc nước Mỹ có thể xây một bức tường và bắt Mexico trả tiền”.
Dưới đây là những gì Trump phát biểu để làm rõ ý tưởng ‘ngớ ngẩn’ của mình.
Đó là nước Mỹ sẽ trả cho các chủ nợ bất cứ thứ gì ít hơn toàn bộ số tiền mình đang nợ. Hiểu đơn giản, nước Mỹ sẽ mua lại các khoản nợ trái phiếu từ các chủ nợ như Trung Quốc hay Nhật Bản với giá rẻ hơn.
Đây rõ ràng là ý tưởng ảnh hưởng nghiêm trọng tới niềm tin vào tín dụng và tài chính của nước Mỹ.
“Tất cả sẽ hiểu rằng nước Mỹ đã vỡ nợ”, Maya MacGuineas, chủ tịch Ủy ban Ngân sách Liên bang nói.
Rõ ràng là một tư tưởng “bậy bạ” với một cường quốc như Hoa Kỳ. Thế là vào thứ hai vừa qua, ông Trump đã phải trả lời CNN rằng, ông đã bị hiểu nhầm. Nhưng cách ông trả lời cũng thật khôi hài.
“Nước Mỹ không bao giờ lo vỡ nợ, bởi vì chúng ta có thể in được tiền”, ông trả lời CNN.
Trump cho biết, điều ông thực sự muốn đó là Chính phủ sẽ tìm cách mua lại trái phiếu của mình với giá rẻ hơn. Đây là cách làm rât phổ biến với các công ty phát hành “trái phiếu rác”.
Tuy nhiên, với nước Mỹ, đây đúng là một chiến lược thảm họa.
Đầu tiên, các doanh nghiệp thường mua lại nợ của mình khi họ đang gặp rắc rối. Nó được xem như tín hiệu “báo động đỏ”. Các nhà đầu tư sẽ phải chấp nhận thu về ít tiền hơn hoặc là mất tất cả. Nếu nước Mỹ cũng phải làm như vậy, nó đồng nghĩa với tình trạng kinh tế đất nước đang trong cơn khủng hoảng.
Thứ hai, đây sẽ là tín hiệu cảnh báo nhà đầu tư Mỹ và toàn thế giới về rủi ro kinh tế. Kho bạc lại chơi chiêu trên thị trường trái phiếu. Điều này sẽ gây mất uy tín trầm trọng, và đẩy lãi vay tại Mỹ lên cao trong nhiều năm vì nhà đầu tư sẽ đòi lãi suất cao hơn nhằm phòng tránh rủi ro. Một số cường quốc thậm chí có thể trả đũa thông qua cấm vận thương mại hoặc các chiến lược kinh tế nguy hiểm khác.
Thứ ba, nếu ông Trump mua lại trái phiếu với giá rẻ hơn, nó không chỉ tổn hại đến các chủ nợ lớn của Mỹ như Trung Quốc hay Nhật Bản. Hành động này cũng sẽ làm tổn hại đến hàng triệu người Mỹ đang nắm giữ trái phiếu nước này thông qua các khoản hưu trí và tiết kiệm.
Thứ tư, quan trọng hơn, đó là Chính phủ liên bang làm gì có tiền để mua lại nợ. Chính phủ hiện đã nợ tới 19 nghìn tỉ USD. Như vậy, kế hoạch của Trump đó là Kho bạc sẽ phải vay các khoản nợ mới để mua lại nợ cũ.
Khả dĩ hơn, Cục dự trữ Liên bang FED (ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ) sẽ phải mua lại khỏa nợ. Điều này sẽ gây ra lạm phát (hoặc siêu lạm phát), giá cả các loại thực phẩm và hàng hóa sẽ tăng phi mã.
Và tại nước Mỹ, chính phủ không kiểm soát FED, vì vậy chúng ta không thể chắc chắn rằng ông Trump có thể thuyết phục được FED làm theo kế hoạch này.
“Sự liều lĩnh của ông Trump không hề có giới hạn”, Greg Valliere, 1 chuyên gia tài chính nhận định.
Khỏi phải nói, phố Wall không thể đồng tình với kế hoạch ngớ ngẩn và đầy mạo hiểm này. Các chuyên gia cho rằng, nếu kế hoạch của ông Trump được thực thi, thảm họa cho nền kinh tế Mỹ còn lớn hơn cả cuộc Đại Suy Thoái mang lại.