TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY NO.981 : Đại công ty FLC, dòng tiền ảo và sự minh bạch

http://interactive.tinnhanhchungkhoan.vn/2017/thang-6/cuoi-tuan-2.html

Ông Trịnh Văn Quyết Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn FLC
-5,267 tỷ đồng
Chi tiết
Cổ phiếu FLC: từ 7,230 đ 7,020 đ
Tương ứng giảm: -2,9 %
Số cổ phiếu nắm giữ: 114.187.150

Cổ phiếu ROS: từ 123.500 đ 105.400 đ
Tương ứng giảm: -14,66 %
Số cổ phiếu nắm giữ: 289.558.755

Tổng tài sản: 31.391 tỷ đồng

Bà Lê Thị Ngọc Diệp Vợ của ông Trịnh Văn Quyết
-366 tỷ đồng
Chi tiết
Cổ phiếu ROS: từ 123.500 đ 105.400 đ
Tương ứng giảm: -14,66 %
Số cổ phiếu nắm giữ: 20.200.000

Tổng tài sản: 2.129 tỷ đồng

Cổ phiếu của Công ty Cổ phần (CTCP) Xây dựng FLC Faros (HOSE: ROS) hôm nay giao dịch mở cửa ngay vài phút đầu sụt giá hết biên độ là giảm -6,98%. Nếu ở thị trường khác có lẽ mã ROS này giảm đến 40% là chuyện bình thường, hoặc nếu ở Thượng Hải là đóng cửa phá sản rồi. Hãy nhớ rằng, đối với đại gia FLC này như tôi nói là sẽ không có bất cứ một xu lẻ nào của những người Việt định cư ở Mỹ mua sản phẩm của tay mơ Trịnh Văn Quyết này. Dù họ có đẩy giá chứng khoán tăng bằng cách ngăn chặn giá rơi chốt hai đầu theo trò đầu cơ bắt chước các “Hedge Fund” của Mỹ là lập ra hai công ty như CTCP Tập Đoàn FLC (HOSE: FLC), và CTCP Xây dựng FLC Faros.

Đó là FLC đầu tư đóng chốt hai đầu là khi mã ROS này giảm thì mã FLC kia tăng để hạn chế các khoản lỗ tối đa và chiêu dụ người yếu tay nghề, mà chơi trò lừa đảo này cao thâm hơn cả “Hedge Fund”, nó chỉ là trò trẻ con thôi, chả qua được mắt ai cả. vì các “Hedge Fund”, họ đầu tư theo lời ăn lỗ chịu là bằng bộ não và dòng tiền lớn chứ không đầu tư bằng dòng tiền ảo như FLC này.

Công ty FLC này của Trịnh Văn Quyết đi lên thực tế là không cần vốn liếng mà là lấy đất chùa, đất của người dân, của quốc gia với các dự án bỏ 1 đồng lời 100 đồng, hay cả 1000 đồng là lấy đất của người dân là tài sản quốc gia làm lời cho một nhóm người nào đó rất bí ẩn, kể cả phá rừng phòng hộ xây biệt thự nghỉ dưỡng,…

Đó là họ cần phải có sự lựa chọn khó khăn là cần minh bạch thị trường

Việc Tập đoàn FLC do ông Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch HĐQT vừa có quyết định thành lập Công ty TNHH Hàng không Tre Việt để tiến tới lấn sân sang lĩnh vực hàng không thì đúng là chuyện hài của thế kỷ, vì đầu tư vào hàng không thường là rất tốn kém về vốn tự có và thường là phải do đối tác cấp máy bay như Boeing Co (NYSE: BA), hay Airbus SE (EPA: AIR) cùng chính phủ quốc gia đó bão lãnh, còn thuê may bay thương mại thì rất khó ai đảm bảo cả. Vì đầu tư vào hàng không cần vốn hóa lớn, minh bạch và chi phí bảo hiểm lớn,.. đó là vốn liếng ban đầu của công ty này có mười mấy tỷ VND và phải đổi tên nhiều lần, và chỉ nổi lên gần đây khi giá cổ phiếu thổi lên hơn 1000% chỉ có thời gian rất ngắn vì đầu tư vào các dự án đất rất mờ ảo là “đất vàng”, đất của quốc gia, thậm chí là đất của trụ sở Thành ủy, HĐND, UBND TP Hạ Long mà Tập đoàn FLC xin chủ trương xây dựng một tổ hợp tháp đôi 45-50 tầng tại vị trí đất vàng mà không muốn bỏ tiền ra mua mà đặt điều kiện xây trước chia tiền sau, đó là chỉ có ai có thế lực rất lớn mới liều lĩnh chống lưng cho FLC này làm chuyện đó.

Đối với hồ sơ mà tỷ phú giấy Trịnh Văn Quyết đã thành công khi chiêu dụ được khối nhà đầu tư ở VN mất tiền. Đó là Trịnh Văn Quyết thông qua hai công ty CTCP Xây dựng FLC Faros (HOSE: ROS), và CTCP Tập Đoàn FLC (HOSE: FLC) là họ tắt theo kinh nghiệm đầu tư (đầu cơ) của các ‘Hedge Fund” Mỹ. Hay còn gọi là quỹ đầu tư đối trọng. Đó là họ đầu tư đóng chốt hai đầu là xưa kia mã cổ phiếu FLC, và ROS có hiện tượng tăng giảm bất thường là bất kể khi nào mã ROS giảm thì mã FLC kia tăng, và ngược lại mã FLC kia giảm thì mã ROS tăng.

Trong 2 phiên giao dịch liền vừa qua cổ phiếu của Trịnh Văn Quyết bị đánh sập là vì 2 mã ROS, FLC này bị lộ điểm yếu là cả hai mã này sụt giá cùng lúc là hết còn được đóng chốt hai đầu. Đó là mã ROS này giảm 13,95%, mã FLC giảm 3,34%. Thực tế mã ROS này kể từ khi niêm yết chứng khoán thì giá của nó tăng được 743,2%, tức là vỏn vẹn chỉ có trên dưới 12 tháng thôi. Nếu một nhà đầu tư giàu kinh nghiệm thì họ chả bao giờ đầu tư vào mã ROS này cả, vì hiệu suất giá quá khứ của nó tăng quá mạnh.

Chuyện khó tin nữa là đa số các tín đồ đầu tư chứng khoán ở VN theo trường phái đầu tư ngắn hạn là ưa phân tích kỹ thuật, là họ hay tập trung phân tích kỹ thuật vào cổ phiếu mã ROS này trước đây mà tôi kết luật là nó không bao giờ đúng trong phân tích kỹ thuật của mã ROS này cả. Cho nên họ thua lỗ là chuyện không thể trách ai mà là Trịnh Văn Quyết quá cao tay nên đừng dại dội mà chạy theo nó là mất vốn oan.

Tôi thì hay mỉa mai là đầu tư chứng khoán đâu phải nhất thiết cứ phải lao theo cái mã ROS kia làm gì để bị mất vốn oan. Cái trò trẻ con này đúng là nó vẫn có giá trị ở VN, vì cái thị trường cổ phiếu này chỉ cân vài nhóm lợi ích móc nối với các các nhà cái và kết thân với những kẻ tay chân nằm vùng là người nhà của UBCK Nhà nước là tha hồ thao túng giá cả.

Hãy nhớ rằng, cái TTCK VN đừng tưởng khôn hơn mấy tay đầu tư Mỹ, đó là mọi giao dịch hay thiết kế và phân tích kỹ thuật về chứng khoán hay các vấn đề liên quan đến giao dịch gọi là tài chính, chứng khoán, phái sinh hay các tài sản cơ bản nó đều qua tay thiết kế của những cáo già tài chính Wall Street cả.

Thậm chí là cả Chỉ số MSCI nó là viết tắt của Morgan Stanley Capital International (Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley tạo ra), đây là các chỉ số thị trường toàn cầu đầu tiên, được tạo ra vào năm 1968. Ta xem Chỉ số MSCI nó như là chỉ số được sử dụng như là cơ sở cho các quỹ giao dịch trao đổi như ETF.
VN hiện nay vẫn tiếp tục nằm ở chỉ số ẩn chứa nhiều rủi ro, kém phát triển ít hấp dẫn khách đầu tư là “Chỉ số MSCI Frontier Markets Index”. Nó bao gồm các nước: Kenya, Kuwait, Argentina, Bahrain, Bangladesh, Botswana, Bulgaria, Croatia, Estonia, Jordan, Kazakhstan, Lebanon, Lithuania, Mauritius, Morocco, Nigeria, Oman, Pakistan, Palestine, Romania, Serbia, Slovenia, Sri Lanka, Ukraine, Tunisia, và Việt Nam. Đối với hồ sơ các thị trường mới nổi, qua Chỉ số MSCI Emerging Market, để theo dõi hiệu suất của thị trường chứng khoán của các nước, nó bao gồm các nước đang phát triển: Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, Brazil, Chile, Trung Quốc, Colombia, Cộng hòa Séc, Ai Cập, Hy Lạp, Hungary, Ấn Độ, Indonesia, Peru, Philippines, Ba Lan, Qatar, Nga, Nam Phi, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, United Arab Emirates, và Đài Loan (Trung Quốc đặt được nửa chân vào thị trường này, và chỉ chờ thủ tục nới cổ phiếu hạng A/B trên thị trường Thượng Hải là được vào).

Nếu chính phủ VN hay thấp hơn là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (VN) hay tate Security Commission of Vietnam – SSC muốn được nâng đỡ cao hơn qua chỉ số MSCI Emerging Market thì phải qua cửa ải mà Morgan Stanley bỏ phiếu bình chọn chấp thuận, nên đừng hồ đồ đồ mà qua mắt tôi, cái tên ROS, FLC chỉ là hạng cò con.

Kết luận của tôi là cái UBCK NN hay SSC nên theo dõi hồ sơ mã ROS, FLC này, nếu không thì cứ ngồi yên ở chỉ số MSCI Frontier Markets Index kia, và đừng gân cổ cái lý với ai cả, và cũng đừng điên cuồng đánh sập FB của tôi làm gì cho mất thời gian.

Đó là họ cần phải có sự lựa chọn khó khăn là cần minh bạch thị trường thì quốc tế mới nâng đỡ VN là đưa VN vào thị trường mới nổi nhanh hơn để nền kinh tế huy động vốn dễ dàng qua kênh chứng khoán, đừng để mấy hạt sạn chỉ biết kinh doanh bất động sản vốn ít nợ nhiều đòn bẩy tài chính lớn, không thể xuất khẩu thu về ngoại tệ nâng đỡ cho tỷ giá hối đoái đồng bạc VND có giá mà cản trở VN phát triển, đó là điều đáng tiếc, là về dài nền kinh tế VN vẫn phải dựa vào quá lớn hệ thống tài chính ngân hàng thì sẽ mãi mãi là nước nghèo, vay nợ cao,…

 PS: Trịnh Văn Quyết này phần lớn sở hữu hầu hết cổ phiếu FLC vậy mà giá nó vẫn rơi như vậy thì đúng là khó tin, vì nếu kiểm soát hết cổ phần như vậy họ dễ dàng ngăn chặn giá rơi bằng việc kiểm soát giá cả đó là rất dễ.

CASE STUDY N0.980 : CHỦ NGHĨA TƯ BẢN THÂN HỮU LÀ GÌ?

1-Khái niệm :

Chủ nghĩa tư bản thân hữu là thuật ngữ được dùng để mô tả một nền kinh tế mà trong đó thành quả kinh doanh phụ thuộc vào các mối quan hệ thân thiết giữa các doanh nhân và các quan chức chính quyền. Nó được biểu hiện bằng cách cư xử thiên vị của chính quyền cho các doanh nghiệp thân hữu trong việc cung cấp tài chính, giấy phép, các khoản miễn giảm thuế và các hình thức can thiệp khác.

2-Biểu hiện”

Trước hết, xây dựng mối quan hệ với các quan chức là rất quan trọng để có thể làm ăn dễ dàng. Rất nhiều doanh nghiệp coi đây không chỉ là một sự cần thiết, mà còn là một cách đầu tư sinh lợi dễ dàng và hiệu quả. Dự án đầu tư vào các quan chức bắt đầu từ việc tài trợ cho chuyện chạy chức, chạy quyền. Theo dư luận, một số doanh nghiệp thậm chí còn trực tiếp đứng ra vận động và mua phiếu cho không ít các quan chức. Đây là mối quan hệ hai chiều: các doanh nghiệp có thể xin phép được tài trợ, mà các quan chức cũng có thể kêu gọi tài trợ. Nói thẳng ra hay không nói thẳng ra thì cả hai bên đều hiểu cam kết bất thành văn ở đây: “Bọn em giúp anh lên thì sau này anh hỗ trợ cho bọn em”; “Các chú giúp anh lên, thì sau này anh tạo điều kiện cho các chú”. Nhiều nơi sự việc nghiêm trọng đến mức nếu không được các doanh nghiệp ủng hộ thì ít ai có thể chiến thắng được các đối thủ cạnh tranh. Đây, có lẽ, đang là cách phổ biến nhất hình thành lên hệ thống các doanh nghiệp sân sau, doanh nghiệp thân hữu.

Một cách khác để xây dựng quan hệ với các quan chức là chăm lo hết lòng cho các thủ trưởng và vợ con của họ. Được coi là dự án đầu tư, nên các doanh nghiệp rất chịu khó và rất tinh tế ở đây. Họ tìm hiểu không chỉ gu thời trang, món khoái khẩu của các ông anh, bà chị, các cậu ấm, cô chiêu, mà còn tất tần tật về ngày sinh nhật, ngày giỗ chạp, về lễ kỷ niệm ngày cưới, ngày khánh thành nhà… Không cần phải gợi ý, chỉ cần có cơ hội hoặc chỉ cần đoán ra ông anh, bà chị thích gì là họ khuân đến nhà ngay hoặc tìm cách đáp ứng ngay. Sự tận tụy được đáp lại bằng mối quan hệ thân hữu. Không chỉ người dân, mà nhiều khi các quan chức cấp dưới gặp được thủ trưởng còn khó. Thế nhưng cậu em/cô em bên doanh nghiệp X, Y Z… gọi điện là anh bắt máy liền; mời đến là anh đến liền.

Quan hệ thân hữu còn được hình thành lên theo một cách tự nhiên hơn. Đó là hiện tượng người nhà của các quan chức đứng ra thành lập doanh nghiệp. Khi có cha, anh làm quan to, thì vợ con, em út lập tức đứng ra thành lập doanh nghiệp. Họ kinh doanh rất nhàn hạ và giàu có lên một cách nhanh chóng nhờ mối quan hệ thân hữu không cần phải đầu tư mà vẫn có sẵn của mình. Những doanh nghiệp kiểu này chẳng cần vốn, mà cũng chẳng cần có kiến thức, kỹ năng kinh doanh, họ chỉ cần đón lõng và cắt phần trăm đối với tất cả các dự án mà người nhà của họ có quyền quyết định.

3-Hệ lụy :

Tuy nhiên, cách làm ăn dựa vào quan hệ thân hữu đang để lại những hậu quả hết sức nặng nề cho đất nước.

Trước hết, nó làm cho môi trường kinh doanh bị hủy hoại nghiêm trọng. Thế nhưng cải cách hành chính sẽ làm được gì, nếu muốn làm ăn dễ dàng cứ phải đầu tư cho quan hệ? Không có quan hệ, có vẻ như mọi cơ hội đều đóng lại đối với các doanh nghiệp hoặc chi phí kinh doanh của họ bị đội lên đến mức không sớm thì muộn họ cũng sẽ bị phá sản. Ở một số địa phương, việc gia nhập thị trường là gần như là không thể đối với các doanh nghiệp không nằm trong nhóm thân hữu hoặc ở địa phương khác đến. Các doanh nghiệp không hiểu điều này sẽ được các cơ quan công quyền hoặc thậm chí xã hội đen “dạy dỗ” đến nơi đến chốn ngay.

Thứ hai, cạnh tranh lành mạnh như là một động lực thúc đẩy phát triển hoàn toàn bị triệt tiêu. Chất lượng cao ư? Giá rẻ ư? Chẳng quan trọng! Quan trọng là phải có quan hệ thân hữu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản giải thích tại sao các doanh nghiệp ở Việt Nam ít đầu tư vào khoa học-công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh. Hệ quả tiếp theo là năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế cũng rất thấp.

Thứ ba, bất công và bất bình xã hội đang bị tích tụ lại ngày một nhiều hơn. Nếu mọi cơ hội đều do nhóm thân hữu tận hưởng hết, thì cái gì sẽ còn lại cho những người dân? Không ai không nhìn thấy nhiều doanh nghiệp đang giàu lên nhanh chóng nhờ được hưởng chênh lệch địa tô, được ưu tiên, ưu đãi trong việc tiếp cận các nguồn lực của đất nước, tiếp cận hợp đồng, tiếp cận thương quyền; các quan chức cũng giàu lên nhanh chóng nhờ được doanh nghiệp lại quả và cung phụng.

Thứ tư, chủ nghĩa tư bản thân hữu dẫn đến tham nhũng. Tham nhũng là gì nếu chẳng phải là lạm dụng quyền lực công vì lợi ích tư. Nhiều quan chức đã sử dụng quyền lực được nhân dân trao cho để ưu tiên, ưu đãi cho nhóm thân hữu và hưởng lợi từ sự lại quả của nhóm này. Chính vì vậy, chủ nghĩa tư bản thân hữu tràn lan cũng đang làm cho tham nhũng xảy ra tràn lan.

Cuối cùng, cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản thân hữu là rất quan trọng đối với sự tồn vong của chế độ. Chính chủ nghĩa tư bản thân hữu đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 làm cho xã hội ở Thái Lan bị mất ổn định nghiêm trọng, còn chính quyền ở In-đô-nê-xia thì bị sụp đổ: cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản thân hữu có rất nhiều khó khăn, nhưng không phải là không có những thuận lợi. Khó khăn là vì không có lực lượng đối lập thì cơ chế giám sát từ bên ngoài là rất yếu, nhưng thuận lợi là vì khi đã quyết tâm thì không có một thế lực nào khác có đủ sức mạnh ngăn cản. Vấn đề là chế độ có thật sự quyết tâm chống lại chủ nghĩa tư bản thân hữu vì sự tồn vong của chính mình hay không.

CASE STUDY N0.979 : CÁC QUỐC GIA DÂN CHỦ PHƯƠNG TÂY ĐANG ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG THÁCH THỨC LỚN NHẤT TRONG NHIỀU THẬP KỶ

Trên khắp thế giới, giới chuyên gia nói rằng các quốc gia dân chủ đang phải đối mặt với thử thách lớn nhất trong nhiều năm khi người dân đang dần mất lòng tin vào chính quyền và thất vọng với giới tinh hoa chính trị.

Từ sự kiện Brexit đến cuộc bầu cử ở Mỹ, những hoạt động dân chủ bị ảnh hưởng bởi chia rẽ chính trị, đem lại những chiến thắng không thuyết phục, và dẫn đến việc kết quả gây ra nhiều tranh cãi.

“Danh tiếng của các nền dân chủ lớn nhất thế giới đang bị vấy bẩn”, Arch Puddington, nhà nghiên cứu chế độ Dân chủ tại Freedom House, nói với CNN.

Có lẽ nguyên nhân lớn nhất dẫn đến những hỗn loạn chính trị trong những năm gần đây là do người dân khinh thường phiên bản dân chủ đề ra bởi các nhà lãnh đạo thể chế phương Tây. Bị những đảng chính trị dòng chính bỏ qua và chán ghét cảnh kinh tế trì trệ, thậm chí trong một số trường hợp, sợ hãi ảnh hưởng của nhập cư, cử tri “xả giận” vào các cuộc bầu cử.

Cú sốc đầu tiên là vào tháng 6 năm ngoái khi người Anh bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu EU. 5 tháng sau đó, Mỹ làm cả thế giới choáng váng khi chọn ông Donald Trump làm tổng thống. Nhưng nếu Brexit và Trump xoay hướng chính trường theo chủ nghĩa dân túy, ông Puddington tin rằng gốc rễ vấn đề nằm ở cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Chính việc EU không đủ khả năng tự kéo mình ra khỏi “hố” kinh tế và thất bại trong việc giải quyết khủng hoảng di cư đã đóng góp cho sự trỗi dậy của các đảng chống thể chế trên khắp lục địa. Ông Puddington cho rằng những vấn đề này không có câu trả lời duy nhất. Tại một số quốc gia, câu trả lời chính là các chính trị gia cực hữu.

Tại Pháp, bà Marine Le Pen, lãnh đạo đảng Mặt trận Tổ quốc, đang lên kế hoạch tập trung vào quan điểm chống EU, chống nhập cư trong cuộc đua giành ghế tổng thống Pháp. Bà hy vọng sẽ kêu gọi được những người tin rằng họ bị bỏ lại phía sau trong tiến trình toàn cầu hóa.

Nếu thắng cử, bà Le Pen hứa sẽ hạn chế nhập cư, tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc Pháp rời EU, và bảo vệ Pháp khỏi xu hướng “chủ nghĩa đa văn hóa Anglo-Saxon” và chủ nghĩa tự do chính trị, mặc dù bà sẽ phải đối mặt với những rào cản lớn của nghị viện và hiến pháp. Dù kế hoạch này tốt hay xấu, ít nhất bà cũng lọt vào vòng 2 cuộc bầu cử, và có cơ hội chiến thắng.

Kết quả vòng 1 bầu cử Pháp diễn ra ngày 23/4 bác bỏ hoàn toàn nền chính trị truyền thống ở Pháp. Đây là lần đầu tiên ứng viên của 2 đảng chính trị lớn cánh tả và cánh hữu nước này không được vào vòng 2, kể từ khi nền cộng hòa thứ V được thành lập năm 1958.

 “Làn sóng chống thể chế đang lan khắp châu Âu”, Sophie Gaston, Giám đốc Dự án Quốc tế và Các Vấn đề Đối ngoại tại Demos, nói với CNN. “Vì vậy có mối liên hệ giữa nhập cư và chủ nghĩa dân túy cực hữu”, ông nhận xét.

Không chỉ ở Pháp, tại Ba Lan, Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ, người dân cũng ủng hộ chính phủ dân túy, những người ngày càng trở nên độc tài trong những năm gần đây.

Sau sự kiện Brexit hay bầu cử Mỹ, các quốc gia bị chia rẽ rõ rệt. Trong cuộc trưng cầu dân ý để Anh rời EU, phe bầu rời đi chiến thắng chỉ với 52%. Kết quả không thuyết phục này dẫn đến việc người dân biểu tình phản đối và quốc hội nước này phải thương lượng nội bộ dài hạn. Cuối cùng, thủ tướng Anh khi đó là ông David Cameron phải xin từ chức vì không thể thuyết phục được nước này ở lại EU.

Tương tự, ở Mỹ ông Trump kém bà Hillary Clinton hơn 2,9 triệu phiếu phổ thông nhưng lại thắng ở vòng phiếu bầu đại cử tri. Vì vậy, người Mỹ cũng không chấp nhận kết quả này và nhiều cuộc biểu tình cũng từng nổ ra để phản đối. Hay tại Thổ Nhĩ Kỳ, tổng thống Recep Tayyip Erdogan cũng chỉ giành được chiến thắng rất sít sao 51%, kém hơn nhiều dự đoán của ông.

Cả 3 sự kiện trên đều khiến dân chúng giận dữ, kêu gọi chính quyền hủy kết quả và đổ tội cho “tin giả mạo”, các hành động không trung thực và chơi xấu.

CASE STUDY N0.978 : “Điều kỳ diệu kinh tế” ở châu Á đã kết thúc ?

Đối mặt với những bất ổn về kinh tế, chính trị và an ninh, châu Á ngày nay nhiều khả năng sẽ trở thành khu vực nảy sinh bất ổn, xung đột, thay vì tự do và thịnh vượng như từng được kỳ vọng.

Theo nhận định của Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI), tại thời điểm Nhật Bản nổi lên thành một thế lực kinh tế trong những năm 1970, nhiều chuyên gia đã dự báo về sự xuất hiện của “Thế kỷ châu Á”. Thế nhưng sự trỗi dậy ấn tượng này chưa được thể hiện trong các vấn đề quốc tế và dường như sẽ không thành hiện thực.

Khi vai trò của châu Á ngày một lớn trên trường quốc tế, người ta lại càng thấy được những hạn chế của nó. Khu vực này hiện bị chia rẽ sâu sắc, bị đe dọa bởi tình trạng đình trệ kinh tế, bất ổn chính trị, nhiều điểm nóng có thể kích hoạt các cuộc chiến tranh mới.

Từ Nhật Bản cho tới Ấn Độ, các nước châu Á đang phải vật lộn để duy trì tăng trưởng, cân bằng kinh tế, chống suy thoái. Những lo ngại hiện hữu gồm có phát triển không đồng đều, bong bóng tài sản, thách thức về lao động và sự kiểm soát của nhà nước đối với các thị trường.

Mối nguy lớn nhất có lẽ là đà giảm tốc của kinh tế Trung Quốc. Khi sàn giao dịch mở cửa hôm 12/6/2015, giá trị vốn hóa thị trường trên sàn chứng khoán Thượng Hải đã tăng tới 100% so với thời điểm mùa Hè năm 2014. Từ đây bong bóng xuất hiện. Lo ngại về kinh tế suy yếu, phá giá tiền tệ cùng với trái bom nợ thiếu bền vững trị giá tới 30.000 tỷ USD khiến các thị trường tại Trung Quốc rơi tự do.

Trong vài tuần, thế giới bắt đầu đặt câu hỏi liệu có phải thời kỳ hoàng kim của Trung Quốc đã chấm dứt? Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy quốc gia đông dân nhất thế giới có thể bước vào thời kỳ trì trệ kéo dài, được đánh dấu bởi làn sóng rút vốn khỏi Đại lục, ở mức 725 tỷ USD trong năm 2016. Lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải đề ra các chương trình cải cách thực chất để duy trì tăng trưởng dù chỉ ở mức khiêm tốn trong những năm tới đây.

Các nền kinh tế phát triển khác ở châu Á cũng gặp phải những vấn đề riêng. Nhật Bản tiếp tục loay hoay tìm cách thoát khỏi tình trạng kinh tế đình trệ trong suốt 25 năm qua. Đa phần người dân Nhật Bản có mức sống cao, nhưng việc duy trì các gói kích thích kinh tế kéo dài hàng thập kỷ cũng như quá chú trọng vào xuất khẩu đã khiến Nhật Bản thậm chí không thể đạt mục tiêu tăng trưởng hàng năm là 1%.

Các công ty, tập đoàn lớn của Nhật Bản từng thống trị thế giới nay phải vật lộn với thị phần suy giảm, hoạt động kém hiệu quả, thiếu cải tiến. Chương trình cải cách kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe không giúp thay đổi văn hóa kinh doanh ngại rủi ro của các công ty hay xóa bỏ những rào cản không cần thiết để khởi động cải tiến và khởi nghiệp.

Một nguy cơ nữa liên quan đến nhân chủng học. Suy giảm dân số chính thức diễn ra ở Nhật Bản vào năm 2011, do tỷ lệ sinh giảm trong hàng thập kỷ. Bộ Y tế nước này cùng nhiều chuyên gia lo ngại dân số Nhật Bản (127 triệu người theo thống kê tại thời điểm năm 2014) có thể sẽ giảm 1/3 vào năm 2060.

Thất bại trong việc nâng mức sinh đẻ dẫn tới hệ quả Nhật Bản là nước có tỷ lệ dân số già lớn nhất thế giới, với 33% dân số trên độ tuổi 60 vào năm 2015. Quốc gia này hiện có tới hơn 58.000 người thọ trên 100 tuổi và không một xã hội phát triển nào lại phải đối mặt với thách thức lớn đến vậy như Nhật Bản.

Vấn đề dân số của Nhật Bản ngày nay sẽ là câu chuyện của Hàn Quốc, Đặc khu Hành chính Hong Kong, Vùng lãnh thổ Đài Loan và Singapore nay mai. Ví dụ như ở Hàn Quốc, dự báo kịch bản tồi tệ nhất sẽ là quy mô dân số tụt xuống 10 triệu người vào năm 2036 so với mức 50 triệu người hiện nay, do tỷ lệ sinh thấp, trung bình 1,19 trẻ/bà mẹ.

Dân số giảm sẽ khiến các nước này gặp khó trong việc duy trì nguồn lực lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh, buộc phải cải cách thiết chế xã hội khi đối mặt với tình trạng già hóa dân số.

Với Trung Quốc, vấn đề nhân chủng học bắt nguồn từ chính sách một con được thực thi từ năm 1979. Từ năm 2012-2014, lực lượng lao động Trung Quốc giảm 9,5 triệu người, cùng với đó là xu thế di dân lao động ra các trung tâm sản xuất ở vùng duyên hải.

Dân số Trung Quốc sẽ bắt đầu suy giảm từ năm 2030, dù Bắc Kinh đã nới lỏng một số quy định về sinh con vào năm 2015. Nó đặt ra những áp lực không nhỏ trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội cho người già.

Đối lập với xu thế già hóa, bùng nổ dân số có thể xảy ra ở Ấn Độ và Indonesia. Hầu hết các nước Nam Á và Đông Nam Á phải đối mặt với nguy cơ gia tăng dân số, với Ấn Độ được dự báo sẽ vượt Trung Quốc trở thành nước đông dân nhất thế giới vào năm 2022.

Dân số trẻ đồng nghĩa với các áp lực về giáo dục, việc làm, cơ sở hạ tầng, nâng cao mức sống. Hầu hết các nước nghèo đều thất bại trong việc chuyển nguồn lực lao động dồi dào thành tài sản kinh tế để hướng tới thịnh vượng bền vững.

CASE STUDY N0. 977 : Mười điều cần biết khi đầu tư chứng khoán

Đối với những người vừa mới bước chân vào thị trường chứng khoán hay những ai đã dày dạn kinh nghiệm trên thương trường, thua lỗ nhiều khi là điều không thể tránh khỏi. Không hề có một công thức nào chính xác cho việc đầu tư chứng khoán.

Một đặc điểm không thể nhầm lẫn của con người là sự đan xen của hy vọng và lo sợ.

Trong đầu cơ, khi diễn biến của thị trường không như mong muốn của bạn, bạn sẽ hy vọng rằng tất cả mọi ngày đều là ngày cuối cùng, và bạn sẽ thua lỗ nhiều hơn nếu bạn làm theo những gì bạn hy vọng là sẽ mang lại lợi nhuận.

Và khi thị trường biến động đúng theo kỳ vọng của bạn, bạn sẽ lo sợ rằng ngày mai mình sẽ mất hết lợi nhuận và bạn quyết định bỏ cuộc quá sớm.

Nỗi lo sợ khiến cho bạn không thể kiếm lợi nhiều như bạn có thể làm được.

Một nhà đầu tư thành công là người biết dung hoà hai bản năng gốc rễ này. Người đó phải biết cách kiềm chế sự “bốc đồng” của mình.

Thay vì hi vọng, anh ta sẽ phải lo lắng hay thay vì lo sợ, anh ta phải có hi vọng. Người đầu tư phải lo rằng những mất mát của mình sẽ lớn hơn và cũng phải hy vọng rằng lợi nhuận của mình có thể tăng lên rất cao.

 Việc đầu cơ chứng khoán theo cách thông thường mà mọi người vẫn làm là một điều hoàn toàn sai lầm.

 Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số “mẹo” mà chúng tôi giới thiệu dưới đây để có thể thành công trong các giao dịch.

  1. Nên nhớ rằng không có chứng khoán nào là quá cao để bạn không thể mua được hay quá thấp để bán. Tuy nhiên, sau giao dịch đầu tiên, bạn đừng nên nghĩ đến giao dịch tiếp nếu giao dịch trước đó không mang lại lợi nhuận cho bạn.
  2. Nếu một chứng khoán nào đó đang biến động khó lường, hãy suy nghĩ thật kỹ và đừng “manh động” vì khi bạn không thể nhận biết chính xác điều gì đang xảy ra thì bạn không thể biết được chứng khoán đó sẽ theo chiều hướng biến động như thế nào. Không xác định được thì không chẩn đoán được. Và nếu không chẩn đoán được thì sẽ không thể nào có được lợi nhuận.
  3. Hãy luôn sẵn sàng bán đi những chứng khoán có nguy cơ lỗ và giữ lại những chứng khoán hứa hẹn mang lại lợi nhuận cho bạn.
  4. Nguyên tắc để thành công trong đầu cơ chứng khoán thường dựa trên giả định rằng trong tương lai, người ta sẽ tiếp tục mắc sai lầm mà họ đã mắc phải trong quá khứ.
  5. Đừng phủ nhận sự thật. Không nên tìm mọi cách để lấy lại lợi nhuận. Hãy từ bỏ khi còn kịp và khi chưa bị thua lỗ quá nhiều.
  6. Đừng bao giờ mua một chứng khoán khi nó đang từ mức giá cao giảm nhanh xuống mức thấp.
  7. Thị trường chứng khoán chỉ có một chiều hướng; và nó không phải là theo chiều hướng giá lên hay giá xuống mà là “giá hợp lý”.
  8. Đừng bao giờ hành động theo các lời khuyên.
  9. Kẻ thù chủ yếu của các nhà đầu cơ chính là việc bản thân họ luôn có xu hướng cảm thấy nhàm chán rất nhanh.
  10. Bạn phải tin tưởng vào bản thân mình và những quyết định của mình nếu bạn muốn kiếm lời từ trò chơi trí tuệ và may rủi này.

CASE STUDY N0. 976 : ROS VS ETF

Giao dịch bất thường của cổ phiếu ROS trong ngày tái cơ cấu của quỹ FTSE cuối tuần qua đã thu hút chú ý của toàn thị trường. Hàng loạt câu hỏi được đặt ra sẽ gợi mở khả năng biến động giá trong những ngày tới.

Dấu vết của “đội lái”

Giá cổ phiếu ROS biến động rất bất thường trong một thời gian dài và nghi vấn “đội lái” kéo giá lên đã được đặt ra từ lâu. Phiên giao dịch cuối tuần qua đã xuất hiện những trạng thái lệnh cực kỳ bất thường mà rất có thể là dấu vết của “đội lái”.

Trong suốt quá trình tăng giá của ROS, điều dễ nhận thấy nhất là thanh khoản cực lớn, có phiên lên tới hơn 960 tỷ đồng như ngày 16/3 vừa qua. Thêm nữa, giao dịch hàng ngày của ROS luôn có một khối lượng cổ phiếu cực lớn đặt mua theo kiểu đỡ giá. Lượng mua tổng hợp trong 3 bước giá có khi tới cả triệu cổ, với thị giá khoảng 160.000 -170.000 đồng thì đó đã là một lượng tiền khổng lồ.

Câu hỏi lớn nhất đối với khối lượng đỡ giá này, là liệu sức mua đó xuất phát từ số rất đông các nhà đầu tư bình thường, hay chỉ xuất phát từ một số tài khoản rất lớn? Việc tập trung tiền mua tới cả ngàn tỷ vào một cổ phiếu là điều chưa từng có trên thị trường chứng khoán.

Đối với nhà đầu tư bình thường quan sát giao dịch, sẽ không thể biết được liệu có bao nhiêu người đang đổ tiền vào mua ROS và có bao nhiêu “đội lái” đang đỡ giá ROS. Tuy nhiên, những dấu vết đã bộc lộ một chút vào phiên giao dịch cuối tuần trước.

Truy vết qua lịch sử diễn biến trên bảng điện với ROS ngày 17/3/2017 có nhiều bất thường: Trong suốt cả phiên giao dịch, trạng thái lệnh mua của ROS diễn ra bình thường như mọi ngày, luôn có khối lượng rất lớn chặn đỡ. Cụ thể, đến 14h15’, tại 3 bước giá mua cao nhất sẵn có của ROS là 173.600 đồng, 173.500 đồng và 173.400 đồng, vẫn có khối lượng chặn mua tương ứng: 417.788 cổ phiếu, 305.710 cổ phiếu và 424.900 cổ phiếu. (Xem bảng 1).

Tại thời điểm đó (14h15’), tổng khối lượng giao dịch được ghi nhận là 2.415.570 cổ phiếu và nhà đầu tư nước ngoài đã mua 51.820 cổ phiếu.

Đến 14h19, ROS xuất hiện hiện tượng hủy lệnh mua cực nhanh ở tất cả các bước giá. Thay đổi rõ nhất chính là ở 3 bước giá nói trên. Chỉ trong vài phút, tất cả các bước giá chỉ còn sót lại vài ngàn cổ phiếu đặt mua, mặc dù trước đó vẫn bày ra hàng trăm ngàn cổ phiếu (Xem bảng 2).

Khối lượng giao dịch thành công trước và sau khi hủy lệnh chỉ được ghi nhận tăng thêm hơn 54.000 cổ phiếu. Số liệu giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài vẫn giữ nguyên. Như vậy, lệnh mua ROS đã được hủy đồng loạt chứ không phải được giao dịch.

Chưa hết, chỉ 1 phút sau đó, ROS còn bị hủy lệnh mua toàn bộ, tới tận giá sàn và chỉ còn rớt lại vài trăm cổ. Trong khi đó khối lượng giao dịch vẫn không tăng lên. Như vậy lệnh mua ROS được hủy ở tất cả các bước giá (Xem bảng 3).

Điều gì có thể rút ra sau sự thay đổi bất thường nói trên? Nếu là các lệnh mua bình thường từ số đông các nhà đầu tư bình thường, sẽ không thể có hiện tượng hủy lệnh đồng loạt quá nhanh như vậy vì mỗi người có quyết định khác nhau. Hơn nữa, đó là lúc ROS vẫn đang giao dịch bình thường, không có hiện tượng bán tháo gì để khiến nhà đầu tư hoảng hốt phải hủy lệnh nhanh như vậy.

Việc hủy được cùng lúc một khối lượng rất lớn ở tất cả các bước giá là dấu vết thường thấy của “đội lái”, khi các thao tác lệnh được chỉ đạo thống nhất, thậm chí là được điều khiển chung vì chỉ cần có mật khẩu giao dịch là có thể ngồi bất cứ đâu để điều khiển tài khoản của bất cứ ai.

Cuối cùng, việc hủy lệnh làm lộ ra những lệnh mua rất nhỏ còn sót lại, có lẽ là của các nhà đầu tư cá nhân, từ vài chục cổ đến vài trăm cổ. Như thế rất có khả năng chỉ số ít nhà đầu tư bình thường lao vào ROS và lâu nay thanh khoản được tạo ra không hoành tráng một cách thực chất.

 

 

 

 

Hơn 9,73 triệu bán ATC của ai?

Việc ROS được đẩy giá lên liên tục nhằm lọt vào các quỹ ETF đi đến kết quả cuối cùng. Phiên cuối tuần qua các quỹ mua bán cực mạnh và ROS được quan tâm nhất vì kết quả của việc bán ra sẽ như thế nào?

Theo kết quả giao dịch thì nhà đầu tư nước ngoài mua tổng cộng 3.120.480 cổ phiếu ROS trong ngày 17/3/2017. Trong đó, lúc 14h49 xuất hiện 2 lệnh giao dịch thỏa thuận của ROS tại giá sàn 160.100 đồng. Lệnh thứ nhất 1,3 triệu cổ phiếu, lệnh thứ hai 1,4 triệu cổ phiếu. Tổng cộng có 2,7 triệu ROS được giao dịch thỏa thuận và 420.480 ROS được khớp trực tiếp.

Điều bí ẩn nhất là quỹ FTSE đã mua ROS từ ai, là của “đội lái” đánh lên để bán, hay đã có “đội” khác hớt tay trên? Người rõ nhất chắc chắn là công ty chứng khoán đã thực hiện hai lệnh thỏa thuận trên. Chỉ có điều không có thông tin nào tiết lộ về việc này và càng khiến thị trường đồn đoán nhiều hơn.

Một thực tế trên bảng điện là trong giây đầu tiên của đợt khớp lệnh đóng cửa xuất hiện khối lượng bán ATC tới 8.643.800 cổ phiếu. Sau 1 phút, lượng bán ATC tăng lên 8.802.250 cổ phiếu. Lệnh mua xuất hiện chậm hơn và chỉ có chặn đỡ giá sàn cộng với vài lệnh che.

Đến trước khi đóng cửa, ROS có tổng cộng 9.731.490 cổ phiếu bán giá ATC và 158.930 cổ phiếu bán giá sàn. (Xem bảng 4 ở trên)

Nếu quen với thông lệ mua của các quỹ ETF là sử dụng lệnh ATC thì việc tranh bán bằng ATC cũng là điều hợp lý. Bán bằng ATC là cách bán quyết liệt nhất. Vậy hơn 9,73 triệu cổ bán ATC nói trên là của ai? Liệu đó có phải là toàn bộ khối lượng của những người đầu cơ đã mua từ trước để chờ bán cho quỹ FTSE?

Khối lượng trôi nổi của ROS là điều bí ẩn nhất từ trước tới nay. Trong suốt quá trình tăng giá, nhiều phiên ROS tăng giảm mạnh trong ngày và khối lượng duy trì ở mức rất cao. Việc “đội lái” tạo thanh khoản là điều hoàn toàn có thể xảy ra như đã nói ở trên, nhưng cũng có thể một phần các giao dịch do các nhà đầu tư khác thực hiện. Nói đơn giản, nếu đã xuất hiện một thương vụ thỏa thuận thì hoàn toàn có thể tích trữ được một lượng cổ phiếu phù hợp. 

Hiện tại chỉ có thể biết rằng việc tung ra bán 9,73 triệu cổ phiếu là hành động cướp lệnh vì lệnh ATC cũng ưu tiên thời gian. Khối lượng đó có thể bao gồm cả khối lượng “đội lái” muốn xả cũng như các nhà đầu cơ khác. Nói cách khác, đó là tổng khối lượng muốn chạy ngày hôm đó, lớn hơn nhiều so với khả năng mua của quỹ FTSE.

Các giao dịch thỏa thuận với quỹ ETF trước đây cũng đã thực hiện nhiều lần. Bản chất của giao dịch thỏa thuận là các đối tác dàn xếp trước giao dịch và chỉ vào hệ thống đúng thời điểm. Liệu có bao nhiêu phần trăm khả năng là đại diện giao dịch của quỹ ETF bỏ thời gian trực tiếp tìm kiếm đối tác, hay nhận “chào hàng” từ một đối tác vô danh nào đó trên thị trường? Khả năng lớn hơn là quỹ thông qua các đại diện công ty chứng khoán làm trung gian tìm kiếm đối tác, hoặc dễ nhất là dàn xếp với trực tiếp các công ty chứng khoán: Công ty có nhiệm vụ tìm hàng, quỹ có nghĩa vụ mua. Trước đây các thương vụ ETF mua vào những cổ phiếu thanh khoản rất kém như MSN cũng đã được thực hiện như vậy.

Cũng cần lưu ý rằng giá giao dịch thỏa thuận chỉ cần nằm trong biên độ dao động của ngày hôm đó mà thôi. Việc giao dịch thỏa thuận của ROS được thực hiện sau giờ đóng cửa, tức là đã chốt giá cuối cùng đóng cửa, thì không nhất thiết phải đè giá để thỏa thuận giá sàn.

Câu hỏi lớn nhất đối với ROS ngày 17/3 là liệu “đội lái” có biết rằng quỹ FTSE sẽ mua ROS qua hình thức thỏa thuận hay không? Đa số nhà đầu cơ thông thường ít tính đến khả năng này. Nếu chính “đội lái” thỏa thuận bán cho ETF thì thương vụ có thể xem là thành công.

Ngược lại, nếu thỏa thuận là của “đội” khác hớt tay trên và 9,73 triệu cổ tranh nhau bán ATC hôm đó dù chỉ một phần là hàng của “đội lái” cướp lệnh để bán cho ETF thì thương vụ đã thất bại. Mặc dù về bản chất vẫn là ROS được bán cho quỹ ngoại, nhưng có thể là mức giá không như mong muốn hay đối tượng thực sự muốn bán đã không thực hiện được ý đồ. Điều này xảy ra thì tổn thất là quá lớn vì vừa không bán được, vừa chịu phí tổn đẩy giá lên, vừa bộc lộ quá nhiều dấu vết. Đặc biệt là làm lộ việc thao túng khối lượng mua sẽ khiến các nhà đầu cơ nhìn thấy bản chất của cung cầu và sợ hãi.

CASE STUDY N0.975: ĐẠO LUẬT DODD-FRANK vs DONALD TRUMP

FYR: http://ndh.vn/chu-tich-fed-janet-yellen-vach-tran-vu-tong-thong-trump-huy-bo-dao-luat-dodd-frank-20170215045451521p145c151.news

  1. Lý do ra đời Đạo luật

Đạo luật Dodd-Frank ra đời bắt nguồn từ sự nhận thức lại của chính giới Mỹ về vai trò nhà nước và từ thực tiễn kinh tế – tài chính của nước Mỹ trong suốt 3 thập kỷ trước đó. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khởi nguồn ở Mỹ từ năm 2007 đã bộc lộ những điểm yếu của hệ thống tài chính Mỹ nói riêng và cơ chế kinh tế thị trường của Mỹ nói chung. Đặc biệt là sự thái quá của cơ chế thị trường tự do, thiếu giám sát của Chính phủ, kích thích xu hướng chạy theo các hoạt động rủi ro cao vì mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn, trong khi hệ thống các quy định cũng như hệ thống giám sát tài chính chưa theo kịp sự phát triển của các định chế tài chính và sản phẩm dịch vụ tài chính phức tạp, công cụ phái sinh. Bên cạnh những giải pháp tình thế, như hỗ trợ thanh khoản, bảo lãnh các khoản vay nhằm giải tỏa tình trạng đóng băng tín dụng, thực hiện các gói cứu trợ đối với hệ thống tài chính ngân hàng, tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi tạm thời, Chính phủ của Tổng thống Barack Obama cũng đã nhận thức được sự cần thiết phải đưa ra giải pháp dài hạn, mang tính tái cấu trúc và thay đổi tổng thể hệ thống tài chính Mỹ nhằm ngăn chặn hữu hiệu và vững chắc các nguy cơ khủng hoảng tương tự trong tương lai. Và Đạo luật Dodd-Frank là một phần của bước chuyển này, theo đó Chính phủ sẽ được can dự sâu hơn vào ngành tài chính.

  1. Những điểm mới nổi bật của Đạo Luật

Như tên gọi của mình, Đạo luật đã đề cập và điều chỉnh đến hầu hết các vấn đề trọng yếu của thị trường tài chính tại Mỹ, bao gồm cấu trúc hệ thống giám sát, mối quan hệ của các cơ quan giám sát, các trung gian tài chính, sản phẩm dịch vụ và bảo vệ người gửi tiền, người sử dụng dịch vụ… với các nội dung đáng chú ý như sau:

Thứ nhất, thành lập mới Văn phòng bảo vệ tài chính tiêu dùng (CFPB) và tăng cường vai trò của Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC) nhằm tăng cường bảo vệ người tiêu dùng

CFPB được thành lập với nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng khỏi các sản phẩm tài chính không công bằng hoặc mang tính lừa đảo. Cơ quan này cũng đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ và rõ ràng liên quan đến các khoản tín dụng cũng như các sản phẩm tài chính liên quan đến tổ chức phát hành thẻ tín dụng, mua bán tài sản thế chấp. CFPB có quyền hoạt động độc lập và phối hợp với các cơ quan quản lý khác trong việc kiểm tra ngân hàng.

Bên cạnh việc thành lập CFPB, Đạo luật cũng tăng thêm quyền hạn cho Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC), cụ thể:

  • Tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi tối đa lến 250.000 USD đối với mỗi người gửi tiền so với mức cũ trước đây là 100.000 USD (dù đã được tạm thời tăng lên đến 250.000 USD đối với mỗi người gửi tiền được áp dụng lần đầu từ ngày 3/10/2008 đến ngày 31/12/2010 như một phần của gói cứu trợ kinh tế 700 tỷ USD. Ngày 20/5/2009, Quốc hội Mỹ đã chấp thuận kéo dài quy định này đến ngày 31/12/2013). Người gửi tiền tin tưởng và yên tâm rằng tiền của họ là an toàn tuyệt đối miễn là số dư tiền gửi trong giới hạn bảo hiểm. Điều này, trên thực tế sẽ đồng nghĩa với việc giảm thiểu nguy cơ các hoạt động rút vốn, tiền gửi “vượt khung” 100.000 USD khỏi các ngân hàng, tăng tính ổn định về tiền gửi và khả năng thanh khoản của các ngân hàng Mỹ.
  • Mở rộng thẩm quyền của FDIC trong việc xử lý các công ty tài chính có khả năng tác động đến ổn định hệ thống (bao gồm công ty sở hữu ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng như các công ty môi giới và kinh doanh chứng khoán, các quĩ phòng ngừa rủi ro)
  • FDIC được tiếp cận với hạn mức tín dụng đặc biệt từ Bộ Tài chính Mỹ; đồng thời bỏ quy định giới hạn Quỹ bảo hiểm tiền gửi ở mức tối đa 1,5% số dư tiền gửi được bảo hiểm.
  • Phí bảo hiểm tiền gửi được tính trên tổng tài sản (trừ đi vốn hữu hình) thay vì tổng số dư tiền gửi như trước đây. Đây được coi là biện pháp mang tính thị trường nhằm hạn chế các tổ chức tài chính có quy mô tài sản quá lớn, đồng thời tăng tốc độ tích lũy quỹ bảo hiểm tiền gửi
  • Tăng cường vai trò giám sát của FDIC

Việc thành lập mới Văn phòng bảo vệ tài chính tiêu dùng và tăng thẩm quyền của FDIC thể hiện quyết tâm của nhà làm luật Mỹ trong việc bảo vệ người tiêu dùng sản phẩm dịch vụ tài chính nói chung và người gửi tiền nói riêng. Hai cơ quan được kỳ vọng sẽ phối hợp, hỗ trợ nhau và nâng cao hiệu quả hoạt động chung.

Thứ hai, thành lập Hội đồng giám sát ổn định tài chính (FSOC) nhằm tăng cường giám sát và giải quyết vấn đề rủi ro hệ thống đối với khu vực tài chính – ngân hàng.

Nhiệm vụ của Hội đồng là xác định và xử lý những rủi ro mang tính hệ thống từ đó đảm bảo ổn định tổng thể hệ thống tài chính của nước Mỹ. Hội đồng này sẽ do Bộ trưởng Tài chính đứng đầu, có 9 thành viên đến từ các cơ quan quản lý tài chính liên bang, trong đó có FDIC. Đạo luật quy định các hoạt động và cán bộ của Cơ quan giám sát Tiết kiệm (OTS) sẽ chuyển giao một phần cho Cơ quan kiểm soát tiền tệ (OCC) và một phần cho FDIC, theo đó, FDIC sẽ tiếp nhận thêm nhiệm vụ giám sát các tổ chức tiết kiệm cấp bang của OTS.

Đạo luật yêu cầu Hội đồng giám sát bình ổn tài chính hợp tác cùng với FED trong việc yêu cầu các ngân hàng “có nhiều khả năng phá sản” áp dụng các giới hạn nghiêm ngặt về vốn và đòn bẩy; hướng dẫn Chính phủ tổ chức các cuộc kiểm toán bất thường và liên tục đối với các chương trình tín dụng của FED; và thành lập “Quy tắc Volcker” để giới hạn các hoạt động giao dịch độc quyền của các ngân hàng lớn. Đồng thời, Đạo luật phân chia trách nhiệm giám sát rõ ràng:

  • Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC): giám sát các ngân hàng và tổ chức tiết kiệm cấp bang, tập đoàn ngân hàng tổng hợp cấp bang có tổng tài sản dưới 50 tỷ USD.
  • Cơ quan kiểm soát tiền tệ (OCC): giám sát các ngân hàng cấp quốc gia và tổ chức tiết kiệm liên bang, công ty sở hữu 2 đối tượng trên có tổng tài sản dưới 50 tỷ USD.
  • Cục Dự trữ liên bang (FED): giám sát các tập đoàn ngân hàng tổng hợp với tổng tài sản trên 50 tỷ USD.

Thứ ba, Đạo luật đưa ra quy định các ngân hàng lớn phải rút dần vốn ra khỏi các quỹ đầu cơ, quỹ tư nhân và chỉ được nắm giữ tối đa 3% số cổ phiếu của các quỹ này. Các thể chế tài chính sẽ phải tái cơ cấu nhằm giảm bớt các ngân hàng có quy mô khổng lồ như Lehman. Đạo luật sẽ áp dụng các khoản phí và hạn chế mới đối với các ngân hàng lớn trong nước, đặt ra các giới hạn đối với thị trường phái sinh trị giá 450.000 tỷ USD, cũng như bảo vệ người tiêu dùng trước các tài sản thế chấp và thẻ tín dụng. Biện pháp này sẽ giảm thiểu tác động xấu đến nền kinh tế nếu các thể chế tài chính sụp đổ.

Tóm lại, Đạo luật đề ra những cách thức mới để giám sát rủi ro trong hệ thống tài chính, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc đóng cửa các công ty tài chính lớn bị thua lỗ, đề ra những luật lệ mới cho việc kinh doanh các sản phẩm chứng khoán phái sinh phức tạp – đầu mối gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 và thành lập một cơ quan mới bảo vệ người tiêu dùng tài chính. Đạo luật cũng áp đặt những hạn chế mới lên các ngân hàng lớn, có liên hệ chặt chẽ với nhau, đòi hỏi ngân hàng khi cho vay phải có chứng cớ cho thấy người vay có khả năng thanh toán, nghĩa là người vay tiền phải chứng minh mình có thu nhập ổn định và đủ để thanh toán lãi và vốn vay hàng tháng, nói như Tổng thống Obama thì  “Mục đích của chúng tôi không phải là trừng phạt các ngân hàng, mà để bảo vệ nền kinh tế và người dân Mỹ khỏi những rối loạn mà chúng ta đã chứng kiến trong mấy năm qua”.

  1. Tác động của Đạo luật đối với nền kinh tế – tài chính của Mỹ và thế giới

Tác động tích cực của Đạo luật là sẽ chấm dứt tình trạng xảy ra những vụ “mờ ám” đã đẩy hệ thống tài chính Hoa Kỳ vào tình trạng khủng hoảng năm 2008, làm rối loạn nền kinh tế Mỹ và gây thiệt hại cho người dân đóng thuế. Các nghị sỹ ủng hộ Đạo luật thì cho rằng họ đã thành công trong việc bảo vệ quyền lợi của cử tri, và ca ngợi Đạo luật là sự phản ứng có hiệu quả đối với tình trạng lạm dụng trên thị trường tài chính, sự yếu kém trong điều hành và phán đoán sai lầm của người tiêu dùng – những yếu tố đã đẩy nước Mỹ vào cuộc suy thoái kinh tế. Thông qua việc triển khai các tiêu chuẩn an toàn chặt chẽ hơn, trong đó có các yêu cầu về vốn, chất lượng tín dụng, tỷ lệ đòn bẩy, thanh khoản và quản trị ngân hàng, nâng cao chất lượng chung của cả hệ thống tài chính, các ý kiến ủng hộ Đạo luật hy vọng qua đó duy trì lòng tin của người tiêu dùng và người gửi tiền, ngăn ngừa hoảng loạn và đảm bảo quá trình phát triển bền vững của hoạt động tài chính ngân hàng. Theo Tổng thống Obama, Đạo luật sẽ gia tăng trách nhiệm của các định chế tài chính, nhưng không làm tê liệt thị trường tự do, thậm chí không chỉ có lợi cho người tiêu dùng, mà còn có tác động tích cực đối với nền kinh tế và giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định khôn ngoan hơn, chấm dứt việc dùng tiền nộp thuế của người dân để tung ra các gói cứu trợ.

Người tiêu dùng và các nhà đầu tư Mỹ là những người được chia sẻ lợi ích nhiều nhất từ Đạo luật này. Tổ chức người tiêu dùng cho rằng, Đạo luật này có thể bảo hộ người tiêu dùng tránh được các vụ lừa đảo khi vay tín dụng nhà ở và thẻ tín dụng v.v, song Tổ chức người tiêu dùng đồng thời nêu rõ, việc thiết lập cơ quan mới này sẽ khiến việc xem xét các khoản vay tín dụng càng nghiêm khắc hơn, cũng có nghĩa là người dân gặp khó khăn nhiều hơn trong việc xin vay tín dụng, phạm vi lựa chọn bị giảm, nhưng giá thành thì lại tăng cao, đặc biệt là cộng đồng thu nhập thấp càng thiệt thòi hơn. Chủ tịch đảng Cộng hòa Thượng Nghị sỹ Mắc-cô-nen cho rằng, kết quả của cuộc cải cách này sẽ khiến vấn đề thất nghiệp càng thêm trầm trọng.

Tuy nhiên, những người phản đối thì cho rằng Quốc hội đã thất bại trong việc phản ánh và bảo vệ nguyện vọng của cử tri Mỹ, vì Đạo luật mới gia tăng quyền hạn của Chính phủ đối với hoạt động của các công ty tài chính tư nhân, vi phạm nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường và sẽ gây ra những hệ quả không mong muốn. Họ cho rằng, Đạo luật này như là một gánh nặng đối với các ngân hàng cỡ nhỏ và những doanh nghiệp dựa vào chúng, sẽ khiến người tiêu dùng tốn kém và cản trở tăng trưởng việc làm. Thượng nghị sĩ Judd Gregg (Đảng Cộng hòa) cáo buộc Đạo luật “đặt ra những lớp quy định mới chồng lên những lớp quy định cũ và không cần thiết đối với các định chế tài chính, chắc chắn sẽ gây cản trở cho việc tiếp cận tín dụng của các gia đình và doanh nghiệp Mỹ”. Nghị sĩ Richard Shelby (Đảng Cộng hòa), cho rằng: “quyết định của Thượng viện Mỹ hôm nay sẽ tác động đến cuộc sống của người Mỹ trong nhiều thập niên sắp tới. Sự phán xét phải do thị trường đưa ra”… Hơn nữa, họ còn chỉ trích rằng trong tình hình chưa có đủ việc làm và tỉ lệ thất nghiệp vẫn còn cao như hiện nay, thì những can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế của Nhà nước sẽ khiến nhiều hoạt động và việc làm trong lĩnh vực tài chính chuyển ra nước ngoài, ảnh hưởng tiêu cực đối với lợi nhuận của các ngân hàng, nhiều doanh nghiệp và người tiêu thụ không vay được vốn ngân hàng, làm tổn hại cho việc sản xuất của kinh tế nước Mỹ. Về nguyên tắc, hướng quy định khắc nghiệt hơn của Đạo luật có thể buộc các tổ chức tài chính phải dành nhiều nguồn lực hơn để tuân thủ và do đó thị trường tài chính sẽ khó có thể phát triển nhanh, mạnh như trước đây và có thể làm giảm tỷ suất lợi nhuận trung bình ngành.

Hơn nữa, sự phản đối còn biện giải rằng việc áp dụng Đạo luật này sẽ ít nhiều làm tổn thương nguyên tắc kinh doanh tự do vốn được sùng bái như một công cụ làm tăng thịnh vượng nền kinh tế Mỹ suốt mấy thập kỷ qua; cũng như làm tăng nghĩa vụ tài chính, chi phí và hạn chế quyền lợi, trong đó có quyền tự do kinh doanh khó giới hạn và lợi nhuận của các tổ chức tài chính – ngân hàng Mỹ; Những tổ chức “chứng khoán hóa” các khoản vay sẽ phải giữ lại nhiều rủi ro hơn; Cái gọi là quy tắc Volcker sẽ hạn chế giao dịch tự doanh và đầu tư vào các quỹ đầu cơ và quỹ vốn cổ phần của ngân hàng; Thị trường công cụ phái sinh sẽ không còn được để mặc cho tự hoạt động nữa…

Đạo luật Dodd-Frank có thể tác động đến đời sống tài chính thế giới theo 2 hướng: Một mặt, Đạo luật truyền đi các thông điệp cần thiết từ đó làm thay đổi nhận thức và tạo ra làn sóng mới việc hoàn thiện cơ sở luật pháp trong mỗi nước và quốc tế, cũng như thành lập thêm các định chế cần thiết, tăng cường các hoạt động và công cụ hữu hiệu nhằm hỗ trợ giám sát tài chính Nhà nước và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động của các thị trường tài chính quốc gia và quốc tế; từ đó góp phần giữ gìn sự ổn định chung các hoạt động tài chính quốc gia và quốc tế trong tương lai. Mặt khác, Đạo luật có thể kéo theo sự thu hẹp nhất đinh về quy mô các hoạt động đầu tư và tín dụng, nhất là đầu tư mang tính đầu cơ và mạo hiểm, từ đó làm thu hẹp quy mô và cường độ nóng của các thị trường tài chính khu vực và quốc tế. Khi các quy định chặt chẽ hơn được áp dụng đối với các ngân hàng, có thể nhà đầu tư sẽ phải cân nhắc nhiều hơn trước khi rót vốn vào bất kỳ thị trường nào; các ngân hàng có thể  hạn chế cho vay vì sợ bị trách nhiệm, hoặc cho vay với lãi suất cao hơn, lệ phí nặng hơn. 

Riêng đối với Việt Nam, Mỹ đã, đang và sẽ tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam. Năm 2009, mặc dù đang chịu tác động nặng nề bởi khủng hoảng tài chính, nhưng Mỹ vẫn là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất. Đây cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Có thể, trong thời gian tới, khả năng vốn đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam sẽ trở nên khó khăn hơn ít nhiều. Tuy nhiên, rất khó có thể định lượng mức độ ảnh hưởng này bởi dòng vốn đầu tư chảy vào mỗi quốc gia còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác như tiềm năng nội tại, lợi thế so sánh và chính sách ưu đãi … Việt Nam đã nhận thức được, và thông qua việc Mỹ áp dụng Đạo luật Dodd – Frank, càng cũng cố hơn nhận thức của mình về yêu cầu giám sát tài chính, bảo đảm an toàn hệ thống tài chính – ngân hàng quốc gia, nên đã và đang có nhiều động thái càn thiết và đúng hướng theo tinh thần này. Chẳng hạn, việc thực hiện các chỉ thị của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, điều tiết gói kích cầu và mới đây là thực hiện Thông tư 13 của NHNN về tăng cường yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Về tổng thể và dài hạn, việc liên tục đánh giá và cải cách cơ sở pháp lý điều chỉnh hệ thống tài chính là việc làm cần thiết nhằm ngăn ngừa khủng hoảng trong tương lai. Trong đó, cần xác định hướng phát triển tổng thể của hệ thống tài chính, xác định chức năng nhiệm vụ của các cơ quan có chức năng giám sát, ổn định tài chính. Các bộ luật điều chỉnh từng lĩnh vực cụ thể như Luật Ngân sách, Luật Ngân hàng nhà nước, Luật tổ chức tín dụng, Luật bảo hiểm tiền gửi, Luật giám sát an toàn, Luật kinh doanh chứng khoán cần được xây dựng bám sát vào định hướng chung nói trên, đồng thời nên hình thành khái niệm Mạng an toàn tài chính quốc gia và quy định rõ ràng mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có liên quan. Đây là giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo tính đồng bộ của cơ sở pháp lý và đời sống lâu dài của các văn bản Luật. Trong thời gian tới, cần tiếp tục các hoạt động này, đặc biệt là việc tăng cường năng lực và hiệu lưc của hệ thống các định chế, các quy tắc và các hoạt động giám sát an toàn tài chính các cấp và bảo vệ người gửi tiền tiết kiệm, kể cả việc tăng mức bảo hiểm tiền gửi để bảo vệ lợi ích người gửi tiền và giữ ổn định lượng tiền gửi trong các ngân hàng, đồng thời tăng các hoạt động thông tin, tuyên truyền và kiểm soát nhằm giảm thiểu các khoản đầu tư có tính đầu cơ cao, ngắn hạn, dễ gây các hiệu ứng tiêu cực trên thị trường tài chính trong nước.

CASE STUDY N0.974: CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA TT DONALD TRUMP LIỆU CÓ KHẢ THI?

1. Một trong những quan điểm cơ bản và quan trọng nhất mà Trump được phần lớn người dân có thu nhập thấp hoặc người thấp nghiệp tại Mỹ ủng họ là muốn tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người Mỹ.

+ Vậy để làm được điều này Trump thực hiện những chính sách sau đây:

– Tăng thuế đánh hàng hóa sản xuất từ các quốc gia chủ yếu như Mexico và Trung quốc nhằm bảo hộ sản xuất trong nước.

– Giảm thuế doanh nghiệp trong nước.

– Hạn chế nhập cư, đặc biệt trục xuất những thành phần nhập cư lao động bất hợp pháp tại Mỹ.

2- Mục tiêu kéo việc làm về cho người Mỹ sẽ vấp phải những hạn chết sau đây:

– Nếu các doanh nghiệp sử dụng nhân công Mỹ và mở nhà máy tại Mỹ thì chi phí tạo ra sản phẩm sẽ khá cao và khó cạnh tranh với các nước đang phát triển như Mexico và Trung Quốc và các nước đang phát triển khác. Việc Mỹ đánh thuế cao các quốc gia khác sẽ làm cho các quốc gia này áp thuế cao trở lại đối với hàng sản xuất từ Mỹ. Và đương nhiên không chỉ có các nước chủ yếu như là Trung Quốc, Mexico bị áp thuế cao, Mỹ cũng buộc phải áp thuế cao với các sản phẩm tiêu dùng từ các nước đang phát triển khác ví dụ như Việt Nam, vì nếu không hàng Trung Quốc dán mác Việt Nam sẽ tràn vào Mỹ. Các công ty Mỹ thường là công ty mang tính toàn cầu, họ sản xuất không chỉ bán sản phẩm cho người Mỹ mà toàn bộ người tiêu dùng trên thế giới. Khi giá hàng hóa bán ra bởi các sản phẩm của Mỹ cao hơn các nước khác như vậy khả năng cạnh tranh của hàng hóa Mỹ thấp hơn nhiều các nước khác trên thế giới. Những hàng hóa tiêu dùng đơn giản thì rõ ràng không cạnh tranh được với sản phẩm như của Trung Quốc và Mexico. Còn những hàng hóa cần kỹ thuật và chất lượng cao thì hàng Mỹ lại không cạnh tranh được với Châu Âu, Nhật, Hàn Quốc bởi các quốc gia phát triển còn lại họ vẫn dùng lợi thế của toàn cầu hóa để giảm giá thành sản phẩm . Ví dụ đơn giản là Samsung dùng nhân côn g tại Việt Nam. Nếu Iphone mà sử dụng phần lớn nhân công Mỹ thì tính cạnh tranh của Iphone sẽ kém đi hơn nhiều so với Samsung.

– Việc hạn chế dân nhập cư cũng làm cho chi phí sản xuất của Mỹ tăng cao. Phần lớn những dân lao động bất hợp pháp là làm việc với mức lương thấp trả tiền mặt, môi trường và điều kiện lao động khắc nghiệt. Nếu người Mỹ làm những công việc như vậy lương phải trả khá cao và doanh nghiệp phải trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ theo quy định. Ngay kể cả những ngành cần lao động kỹ thuật cao như công nghệ thông tin thì người Ấn Độ cũng sang Mỹ làm việc rất nhiều để giảm chi phí lao động cho các công ty Mỹ và nhiều lĩnh vực người Mỹ vẫn thiếu hụt lao động trầm trọng cần dân nhập cư.

– Giới doanh nhân tư bản là người tính toán chi phí từng xu. Nên họ luôn có xu hướng cắt giảm chi phí nếu có thể. Thường các công ty mở tại những quốc gia phát triển có chi phí đắt về nhân cộng, các vấn đề thuế má, môi trường… thì buộc họ sẽ áp dụng công nghệ vào sản xuất. Và việc đó sẽ không làm tăng thêm việc tuyển dụng nhiều nhân công. Khi mở nhà máy tại các nước nghèo thì chi phí sử dụng lao động đơn giản sẽ tiết kiệm hơn so với áp dụng công nghệ cao nên họ thuê nhiều lao động. Nhưng ngược lại tại Mỹ thì họ sẽ thích sử dụng robot hơn là tuyển dụng người.

– Nhiệm kỳ của Trump cũng chỉ 4 năm. Nên việc quyết định mở một nhà máy tại Mỹ hay tại nước ngoài sẽ buộc các doanh nghiệp tính toán kỹ lưỡng. Họ không dại gì quyết định mang nhà máy về Mỹ luôn vì điều này quá rủi ro. Chi phí xây dựng triển khai một nhà máy rất tốn kém. Có chăng những chính sách hiện tại của Mỹ có thể làm chậm tiến độ của một số công ty muốn chuyển nhà máy từ Mỹ sang các nước thứ ba hoặc hỗ trợ thêm một số nhà máy tại Mỹ nhưng có chí nhánh toàn cầu mở rộng tuyển dụng hơn tại chi nhánh ở Mỹ và tuyển dụng ít hơn tại các công ty trực thuộc tại nước ngoài.

– Việc các sản phẩm đều tăng giá tại Mỹ. Các sản phẩm trong nước sản xuất ra thì chi phí cao, các sản phẩm nhập khẩu bị đánh thuế thì giá cũng cao. Sẽ đẩy chi phí tại Mỹ tăng cao và người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm chi tiêu, mua sắm. Điều này lại hạn chế phát triển sản xuất trong nước.

– Khi mở nhà máy tại các nước nghèo thì chi phí sử dụng lao động đơn giản sẽ tiết kiệm hơn so với áp dụng công nghệ cao nên họ thuê nhiều lao động. Nhưng ngược lại tại Mỹ thì họ sẽ thích sử dụng robot hơn là tuyển dụng người. Càng ngày càng tự động hóa, tin học hóa quá nhanh, những công việc tay chân bình thường sẽ giảm bớt dần và những người không có trình độ kỹ thuật sẽ bị mất job, ở ngoài rìa thị trường lao động ! Ngay cả những jobs chuyên môn như bác sĩ, phiên dịch, viết báo, … cũng bị các robots cạnh tranh !

– Chính sách thuế giảm của Trump dự kiến làm tốn kém 9.500 tỷ USD cho ngân sách liên bang, trong khi chính sách của bà Clinton thì dự kiến mang lại thu thêm cho liên bang 200-500 triệu USD. Trong khi đó Trump còn tăng cường mạnh chi phí quốc phòng, chi phí cho an ninh trong nước để tìm kiếm và trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, tăng chi phí chống khủng bố trong nước và quốc tế. Chi phí cho xây dựng bức tường ngăn giữa Mỹ và Mexico. Trong khi việc mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp trong nước chưa rõ ràng. Không rõ Trump sẽ lấy nguồn bù đắp từ đâu.