TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.973:WHO IS WHO TRONG CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI-TIỀN TỆ MỸ -TRUNG?

Nếu như Trung Quốc tẩy chay hàng hóa Mỹ như đã làm với hàng hóa Nhật Bản, các thương hiệu như Nike, General Motors, Ford và Tiffany sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Ở chiều ngược lại, Mỹ có thể ra lệnh cấm vận và gây áp lực lên một số công ty điện tử của Trung Quốc như Lenovo và ZTE.

 

Trong bối cảnh tân Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức bước vào Nhà Trắng và có nhiều tuyên bố chống lại Trung Quốc, giới phân tích đang vẽ ra danh sách người thắng và kẻ thua trong trường hợp căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới leo thang.

Ở thời điểm này, ông Trump vẫn chưa đưa ra bất cứ kế hoạch cụ thể nào về vấn đề này. Tuy nhiên có một điều chắc chắn, đó là Trung Quốc sẽ phản ứng mạnh mẽ đối với bất kỳ động thái nào đi theo chủ nghĩa bảo hộ. Có thể nhận ra điều này nếu nhìn vào cuộc chiến thương mại Nhật – Trung năm 2012.

Theo ngân hàng Credit Suisse, nếu như Trung Quốc tẩy chay hàng hóa Mỹ như đã làm với hàng hóa Nhật Bản, các thương hiệu như Nike, General Motors, Ford và Tiffany sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Ở chiều ngược lại, Mỹ có thể ra lệnh cấm vận và gây áp lực lên một số công ty điện tử của Trung Quốc như Lenovo và ZTE. Nhưng trong kịch bản này thì các nhà sản xuất trong nước ở cả Trung Quốc và Mỹ sẽ là người hưởng lợi.

Hao Hong, chuyên gia phân tích tại Bocom International Holdings, cho biết hầu hết những người mà ông nói chuyện đều nghĩ rằng chiến tranh thương mại là một “chú thiên nga đen” trên thị trường, tức là hiện tượng kinh tế mà nhà đầu tư không thể nào dự đoán về hậu quả và do hiện tượng này bắt đầu từ những thay đổi trong chính sách.

Tuy nhiên, Hong nhận định khả năng xảy ra một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là khá lớn. Trump từng tuyên bố sẽ áp thuế 45% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc (dù sau đó đã bác bỏ). Sau lễ nhậm chức của ông hôm 20/1, tờ Thời báo hoàn cầu của Trung Quốc ngay lập tức có bài viết nhận định bài phát biểu của Trump báo hiệu “khả năng cao” sẽ có sự va chạm trong mối quan hệ thương mại giữa hai nước.

Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Nguồn: Bloomberg.

Theo Reto Hess, trưởng nhóm nghiên cứu chứng khoán tại Credit Suisse, về phía Trung Quốc các công ty xuất khẩu hàng điện tử gia dụng, dệt may và đồ gia dụng sẽ là những “nạn nhân” lớn nhất nếu xung đột nóng lên. Nguyên nhân là bởi họ có một phần không nhỏ doanh thu đến từ các khách hàng Mỹ.

Ví dụ, những công ty như GoerTek (chuyên về công nghệ không dây) và công ty dệt may Regina Miracle International Holdings có hơn 70% doanh thu đến từ thị trường Mỹ. Xét theo góc độ này đây sẽ là 2 công ty bị ảnh hưởng nhiều nhất trên TTCK Trung Quốc, theo Morgan Stanley.

Những công ty Trung Quốc chịu ảnh hưởng từ thị trường Mỹ nhiều nhất. Nguồn: Bloomberg.

Ở chiều ngược lại, các nhà sản xuất chip của Mỹ như Ambrella Inc. và Texas Instruments Inc. đứng đầu nhóm những cổ phiếu bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi có hầu hết doanh thu đến từ thị trường Trung Quốc.

Và những công ty Mỹ chịu ảnh hưởng từ thị trường Trung Quốc nhiều nhất. Nguồn: Bloomberg.

Nếu người tiêu dùng Trung Quốc tẩy chay các thương hiệu Mỹ (giống như đã làm với hàng hóa Nhật Bản năm 2012), các nhà sản xuất nội địa như công ty ô tô BYD và nhà sản xuất đồ thể thao Anta sẽ hưởng lợi.

Các thương hiệu nước ngoài ở Trung Quốc cũng sẽ có thêm thị phần vì trở thành một lựa chọn thay thế. “Người tiêu dùng Trung Quốc có thể quyết định mua một chiếc xe hơi của Đức thay vì Mỹ, hoặc mua áo phông của Adidas thay vì Nike”.

Theo Jonathan Garner, chuyên gia đến từ ngân hàng Morgan Stanley, nhìn chung thì phía Mỹ sẽ thiệt hại nhiều hơn nếu một cuộc chiến thương mại nổ ra. Trong khi gần 10% các công ty trên sàn chứng khoán Mỹ có ít nhất 10% tổng doanh thu đến từ thị trường Trung Quốc, tỷ lệ ở Trung Quốc là chưa đến 2%.

Trong trường hợp hai bên thương lượng được một thỏa thuận hợp lý thay vì đối đầu với nhau, Garner nhận định bên hưởng lợi nhiều nhất là các công ty năng lượng, giải trí, công nghệ và du lịch của Trung Quốc. Nhóm công ty Mỹ hưởng lợi là viễn thông và các nhà sản xuất chip.

Tuy nhiên kịch bản tích cực có ít khả năng xảy ra hơn vì Trump đã đưa ra nhiều lời cảnh báo. “Khó có thể xảy ra trường hợp nội các của ông Trump không có bất cứ động thái nào. Nếu căng thẳng bắt đầu leo thang, gần như chắc chắn các cổ phiếu có liên quan sẽ bị bán tháo”, David Cui – chiến lược gia của ngân hàng Bank of America – nhận định.

CASE STUDY N0.971:NHÀ ĐẦU TƯ vs BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐÃ KIỂM TOÁN

1-Tuy đã được kiểm toán độc lập,nhưng thực tế cho thấy báo cáo kiểm toán (BCKT) vẫn có những kẽ hở che mắt nhà đầu tư.

Vậy nhà đầu tư biết tin vào ai, làm thế nào để đánh giá được đúng thực trạng và chỉ ra được nguyên nhân tại sao chất lượng BCTC đã được kiểm toán vẫn tồn tại quá nhiều vấn đề, gây thiệt hại cho nhà đầu tư, gây mất niềm tin của thị trường, tác động xấu đến môi trường đầu tư khiến nhà đầu tư nước ngoài đang rút dần vốn khỏi Việt Nam, cả vốn trực tiếp và gián tiếp…là câu hỏi cần lời giải đáp.

2-Các nguyên nhân:

+Từ phía doanh nghiệp lập BCTC:

Yếu tố đầu tiên dẫn đến việc sửa số liệu trên BCTC là do cổ đông lớn đồng thời là người điều hành “lộng quyền” che dấu và bưng bít thông tin. Điều này xuất phát từ tình trạng quản trị công ty yếu kém cộng với hệ thống giám sát lỏng lẻo trong đó vai trò của Ban kiểm soát không đáng kể. Để làm được điều này, ban lãnh đạo cần có sự “giúp sức” từ kế toán công ty (năng lực yếu và đạo đức chưa cao); thiếu vai trò của kiểm toán nội bộ hoặc nếu có thì trực thuộc Ban điều hành, năng lực kiểm toán nội bộ kém. Các công ty ở dạng này sẽ có thói quen điều chỉnh số liệu BCTC, với tư duy mình làm không ai biết hoặc mình không làm thì người khác cũng làm.

+Từ góc độ kiểm toán:

Có nhiều lí do dẫn đến sai sót trong báo cáo kiểm toán.

-Lý do khách quan có thể dẫn đến từ việc năng lực chuyên môn của một số kiểm toán viên bị giới hạn; Kiểm toán viên không được trang bị kỹ năng phát hiện gian lận; Hệ thống chuẩn mực kiểm toán chưa cập nhật; Công nghệ yếu kém, chưa ứng dụng hỗ trợ nâng cao năng lực kiểm toán viên; Phương pháp kiểm toán dựa nhiều vào thủ tục, tính xét đoán chuyên môn và thận trọng nghề nghiệp không cao…

-Ngoài ra, lý do chủ quan có thể bắt nguồn từ gian lận ở cấp lãnh đạo công ty kiểm toán, sức ép quá lớn từ “kinh doanh” và cạnh tranh cùng với yếu kém trong cơ chế quản trị công ty khiến tính độc lập rất thấp, kiểm toán dễ “chiều” theo ý khách hàng. Sức ép quá lớn từ công việc khiến chính các kiểm toán viên không đủ thời gian, nguồn lực để đưa ra xét đoán chuyên môn phù hợp.

-Giá phí kiểm toán ngày càng thấp do cạnh tranh và thiếu lành mạnh của thị trường kiểm toán dẫn đến mức đầu tư cho một cuộc kiểm toán ngày càng thấp.

+Từ góc độ nhà đầu tư

-Thông thường, cổ đông không kiểm soát được vấn đề lựa chọn công ty kiểm toán mà ủy quyền cho HĐQT, HĐQT lại chỉ đạo Giám đốc, và rồi đến kế toán trưởng chọn công ty kiểm toán. Điều này giảm tính độc lập và hiệu lực của kiểm toán.

-Thứ hai, nhận thức của cổ đông và nhà đầu tư chưa cao đối với chất lượng BCTC. Năng lực đọc BCTC của nhà đầu tư chưa cao, ngay cả phân biệt các dạng ý kiến kiểm toán khác nhau cũng chưa rành. Điều này dẫn đến việc lãnh đạo công ty có thể thay đổi số liệu trên báo cáo tài chính để đánh lạc hướng thông tin.

+Từ góc độ hệ thống

-Hệ thống chuẩn mực kế toán của Việt Nam hiện tại chưa hoàn chỉnh, thiếu hụt nhiều chuẩn mực quan trọng, tạo nhiều cơ hội để gian lận báo cáo tài chính. Ví dụ, chưa có chuẩn mực “Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu” dẫn đến dùng ESOP như một công cụ thay đổi lợi nhuận.

-Cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số không đủ mạnh, dẫn tới BCTC bị các cổ đông lớn kiểm soát. Chế tài đối với gian lận BCTC quá thấp. Đây cũng là động cơ lớn để gian lận gia tăng.

-Năng lực của các cơ quan tạo lập thị trường bị giới hạn.

-Cơ chế giám sát hoạt động kiểm toán chưa đủ mạnh, mang tính hình thức và thủ tục, có thể tạo sức ép vô hình cho kiểm toán “thủ tục hoá” hoạt động kiểm toán dẫn tới tính xét đoán chuyên môn yếu.

Cơ chế giám sát việc công bố thông tin còn yếu.

+Từ góc độ truyền thông tài chính

-Truyền thông đôi lúc không dám đối mặt với thực tế và sự thật.

– Cần phải có khảo sát và đánh giá toàn diện các vấn đề về chất lượng BCTC, làm căn cứ để đưa ra các giải pháp thiết thực nâng cao chất lượng thông tin tài chính trên thị trường.

CASE STUDY N0.970 :Thế lực nào điều khiển VN-Index?

1-    Vốn hóa thị trường đang đạt 74 tỷ USD;

2-     Về cơ bản sẽ có 3 lực lượng chính tham gia trên thị trường chứng khoán là:

   + khối ngoại : hiện sở hữu 17 tỷ USD (chiếm 23%),

  + nhà nước: hiện sở 29 tỷ USD (chiếm 39%).

  + Phần còn lại là khối nội, lực lượng đông đảo và “hung hăng” nhất với khoảng 1,6 triệu tài khoản giao dịch, chiếm 38% vốn hóa.

2-Nhà đầu tư nước ngoài dù chỉ chiếm sở hữu khoảng gần ¼ thị trường, lại luôn là đối tượng được quan tâm nhiều nhất. Mỗi đợt di chuyển của dòng vốn ngoại lại làm cho thị trường bị biến động thấy rõ.

+ Có thể chia khối ngoại ra thành nhiều thành phần:

-Hoạt động tích cực và hay phát biểu trên diễn đàn là các quỹ đầu tư nước ngoài có văn phòng tại Việt Nam:

 Nhóm này có thể đang nắm giữ khoảng 4 tỷ USD tài sản chứng khoán (có một phần là private equity) ;

 Những cái tên tiêu biểu gồm có Vina Capital, Dragon Capital, VietnamHolding, cùng hàng chục cái tên lớn nhỏ khác.

Chiến lược của họ thường là đầu tư và nắm giữ dài hạn, với tâm thế luôn tin vào triển vọng sáng sủa của Việt Nam.

-Một thành phần khác thích gây bất ngờ và hoạt động tích cực hơn của khối ngoại là các sản phẩm quỹ được phát hành bởi các tổ chức quốc tế. Đó có thể là chứng chỉ quỹ mở do JP Morgan AM phát hành, ETF do Van Eck quản lý, hay P Notes. Với khả năng vào – ra nhanh bất thường và khó lường, điều duy nhất có thể lôi kéo dòng vốn này là thị trường Việt Nam phải chứng minh khả năng tăng trưởng xuất sắc.

-Cuối cùng, lực lượng nhiều tiền nhưng kín tiếng nhất, là những nhà đầu tư chiến lược trong các doanh nghiệp Blue Chips. Thường thì họ sẽ ít giao dịch, và thường mang hộ chiếu Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Thái Lan.

3-Khối nội đông đảo, nhưng cũng là thành phần phức tạp nhất trên thị trường. Trong khi các nhà đầu tư chuyên nghiệp, bao gồm các quỹ đầu tư, tự doanh các công ty chứng khoán đang quản lý khoảng 7 tỷ đô trên thị trường, bao gồm cả danh mục ủy thác và quỹ đầu tư, lực lượng còn lại là các nhà đầu tư cá nhân và các sở hữu chéo chằng chịt tại rất nhiều công ty.

Gọi là phức tạp, bởi vì trong khi các quỹ có chiến lược đầu tư bài bản, phần còn lại là sự đan xen của rất nhiều chiến thuật, cảm xúc, mô hình và kỳ vọng khác nhau. “Đám đông bầy đàn” là từ chúng ta hay dùng để miêu tả thành phần này, và đám đông này có thể hưng phấn ngay phiên hôm trước và trở nên hoảng loạn ngay phiên hôm sau.

4-Và cuối cùng, đối tượng ít hoạt động nhưng thỉnh thoảng cũng gây xáo trộn thị trường là sở hữu nhà nước.

+ Trong khi SCIC (nắm khoảng 4,4 tỷ đô) và

+ Petro Vietnam (nắm khoảng 5,9 tỷ đô) đang tìm cách bán bớt;

+ Ngân hàng nhà nước (sở hữu 9 tỷ đô tại 3 ngân hàng VCB, CTG và BID) lâu nay không có tuyên bố gì.

+ Các bộ ngành nắm danh mục lớn như Bộ tài chính, Bộ công thương có lẽ cũng phải chờ ý kiến từ Chính Phủ.

Và như vậy, chúng ta có thể vẽ bức tranh tương đối chi tiết về các đối tượng tham gia trên thị trường chứng khoán sau đây:

KL: Trở lại với câu hỏi đầu tiên:”Thế lực nào điều khiển Index?”

+ Nếu nhìn đồ thị trên, chính những nhà đầu tư cá nhân có thể nắm quyền tự quyết. Tuy nhiên, chưa bao giờ đám đông này có thể đồng thuận quá lâu.

+ Trong khi đó, ở một vài thời điểm nhất định của quá khứ, Index đã bị méo mó bởi hoạt động mạnh của 1 nhóm nhà đầu tư nào đó. Biểu hiện rõ nhất là thời kỳ ETF xuất hiện, liên tục mua vào các cổ phiếu lớn khiến chỉ số không thể hiện đúng bản chất thị trường. Nhưng thời kỳ đó đã qua, với việc niêm yết nhiều cổ phiếu lớn có thể chi phối Index cùng với sự tăng quy mô vốn hóa, sẽ rất khó để một lực lượng điều khiển chỉ số trong một giai đoạn kéo dài.

CASE STUDY N0.968: LƯỚT SÓNG NỘI BỘ ĐỂ TẠO THANH KHOẢN ẢO !

CDO –Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế và Phát triển đô thị: Cổ phiếu “vẽ chart” từng có P/E 38 lần

Những nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật hẳn nhìn đồ thị diễn biến giá của CDO “đẹp như vẽ”. Còn với nhà đầu tư theo cơ bản nhìn nhận cũng phải thán phục, quá trình tăng vốn liên tục mà lợi nhuận không tăng, đã đưa hệ số P/E có những thời điểm lên tới 38 lần, trong khi đó, trung bình của thị trường chỉ ở mức 15 lần.

Diễn biến giao dịch của CDO trong thời gian gần đây

Sau một thời gian dài đi ngang quanh vùng 32.000-33.000 đồng/ cổ phiếu , CDO bất ngờ tăng mạnh trong phiên giao dịch cổ phiếu phát hành thêm về tài khoản nhà đầu tư. Và chạm mức cao nhất từ khi niêm yết tại 37.200 đồng/cổ phiếu vào ngày 30/11/2016. Nhưng niềm vui ấy chỉ kéo dài ngắn ngủi bởi ngay sau đó, không có nguyên do gì CDO bắt đầu chuỗi phiên giảm sàn mà không hề có thanh khoản.

Cho tới cuối tuần qua, CDO bất ngờ xuất hiện lực cầu vào “giải cứu”, nhưng dường như đây lại là cái bẫy đối với nhà đầu tư thích “đánh bạc”. Tổng khối lượng bắt đáy lên tới hơn 3,8 triệu cổ phiếu, tương ứng 25,8 tỷ đồng của thị trường đổ vào đây. Khi kết thúc phiên khối lượng dư bán sàn vẫn lên tới 4,3 triệu cổ phiếu.

23 phiên giảm sàn liên tiếp đã lấy đi 80% thị giá của CDO, trước thời điểm giảm mạnh giá của cổ phiếu này vẫn giao dịch ở mức 35.000 đồng/cổ phiếu, nhưng khi kết thúc tuần vừa qua, cổ phiếu này chỉ còn giá 6.780 đồng. Tuy vậy, đã giảm có lẽ chưa dừng ở đây!

Chủ tịch 9x cùng nhiều cổ đông nội bộ rất chịu lướt sóng

Ông Vũ Đình Nhân là cổ đông sáng lập, đồng thời hiện đang là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của CDO cũng chỉ sinh năm 1990.

Cụ thể, ông Nhân giữ chức vụ Giám đốc của CDO từ năm 2012, tức lúc đó ông mới 22 tuổi. Từ năm 2012-2014, ông chuyển sang giữ chức Giám đốc Công ty TNHH xây dựng và phát triển đô thị. Từ năm 2014, ông này quay trở lại kiêm nhiệm 2 vị trí cao nhất trong CDO đến nay.

Thời điểm bắt đầu niêm yết, ông Nhân nắm giữ 2,6 triệu cổ phiếu CDO, tương đương 13% vốn điều lệ. Sau khi lên sàn được 6 tháng vị này đã bán ra một nửa số cổ phiếu trên. Hiện tại ông cùng người nhà cũng chỉ nắm giữ gần 2,9 triệu cổ phiếu.

Ngoài ra, các thành viên hội đồng quản trị cũng liên tục đăng ký mua bán. Đáng chú ý, trước thời điểm cổ phiếu CDO lao dốc mạnh, nhiều thành viên trong ban lãnh đạo cũng bán ra cổ phiếu CDO. Đơn cử như ông Nguyễn Đức Tuấn, là bố của Thành viên ban Kiểm sát (ông Nguyễn Tuấn Anh) đã bán thành công 256.000 cổ phiếu CDO, với giá thời điểm bấy giờ ở mức trên 33.000 đồng/cổ phiếu.

Giao dịch của cổ đông lớn và cổ đông nội bộ và người liên quan trong thời gian gần đây

Ngoài ra, bà Vũ Thị Mai Anh là thành viên HĐQT cũng đã bán thành công 278.000 cổ phiếu CDO vào đầu tháng 11/2016.

Gần đây nhất, mẹ ông Vũ Đình Nhân và ông Nguyễn Quang Minh (kế toán trưởng) bắt đầu đăng ký mua vào với khối lượng lớn.

Kết quả kinh doanh đột biến nhờ mảng khách sạn

Nhìn lại hoạt động kinh doanh của CDO 3 năm trước khi lên sàn, mặc dù doanh thu và lợi nhuận vẫn tăng trưởng đều nhưng con số về giá trị tuyệt đối vẫn ở mức rất thấp. Cụ thể, doanh thu trong năm 2014 là 80 tỷ đồng, trong đó, 72 tỷ đồng từ bán hàng hóa và 8 tỷ đồng từ dịch vụ. Lợi nhuận sau thuế của CDO năm 2014 cũng chỉ đạt gần 6 tỷ đồng, tăng đáng kể so với con số gần 2 tỷ đồng năm 2013.

Song, có một sự kiện đáng chú ý diễn ra trong năm này là CDO đã ký hợp đồng thuê 30 năm mặt bằng khách sạn Candle, tại số 287-301 Đội Cấn, Hà Nội. Mặt bằng thuê có tổng diện tích là 5.228m2, bao gồm 72 phòng khách sạn, nhà hàng, café. Với giá thuê mặt bằng là 10 tỷ đồng/năm, phí quản lý và dịch vụ 115.308 đồng/m2 từ Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Tổng hợp Hai Bà Trưng.

Việc ký kết này đã làm tiền đề để CDO đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2015 với tổng doanh thu là 181 tỷ đồng, gấp 3 lần năm 2014. Trong đó, doanh thu từ bán hàng hóa (phần lớn đến từ kinh doanh vật liệu xây dựng, nguyên vật liệu nến) đạt gần 56 tỷ đồng và còn lại thu từ dịch vụ (tư vấn thiết kế các công trình xây dựng và đặc biệt là mảng kinh doanh nhà hàng, khách sạn) chiếm 125,6 tỷ đồng.

Nhưng một điểm dưới góc độ của cổ đông phải hết sức lưu ý, là giá trị bán hàng cho bên liên quan chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2015, Công ty TNHH Xây dựng và Phát triển Đô thị nơi ông Vũ Đình Nghĩa (bố của chủ tịch HĐQT làm chủ) đã mua vào hơn 73 tỷ đồng giá trị bán hàng của CDO.

Cùng với đó, công nợ từ công ty này cũng là lớn nhất, khi con số đầu năm các khoản phải thu từ các bên liên quan chỉ là 1,7 tỷ đồng thì tới cuối năm 2015 con số này đã lên tới 32 tỷ đồng. Trong đó, phải thu từ Công ty TNHH Xây dựng và Phát triển Đô thị lên tới 25 tỷ đồng.

Tới 9 tháng năm 2016, công ty đạt 136,8 tỷ đồng doanh thu và thu lợi nhuận gần 28 tỷ đồng. Như vậy, EPS không điều chỉnh 9 tháng đầu năm là gần 1.400 nghìn đồng/cổ phiếu. Ngay cả khi giảm sàn 23 phiên liên tiếp CDO vẫn có giá 6.780 đồng, P/E của 4 quý gần nhất cũng lên tới gần 7 lần.

Sau thời điểm giá cổ phiếu công ty giảm sàn liên tục, ban lãnh đạo công ty vẫn khẳng định hoạt động kinh doanh và các hoạt động đầu tư của công ty vẫn đang tiến triển rất tốt. Lợi nhuận dự kiến cả năm 2016 của công ty đạt mức 47 tỷ đồng.

CASE STUDY NO.967 :BÓI VỀ KÊNH ĐẦU TƯ NĂM 2017

Câu hỏi mới :

Em năm nay sắp 35 tuổi ,1 vợ 2 con ,có bằng Th.S quản trị kinh doanh của Austalia,có 8 năm làm thuê cho doanh nghiệp FDI, và theo học Lớp CEO của Thầy cách đây 6 năm và hiện theo học Online Training của 4C ADVIOSRS ,và thường nghe Thầy nhắc câu “Tứ thập nhi bất hoặc” (“ 40 tuổi không được mắc sai lầm lớn” nếu không sẽ không còn kịp để sửa chữa !),vậy sắp qua 2017 xin phép được hỏi  Thầy 3 câu hỏi :

1-Em định xin nghỉ việc để cùng vài người bạn khởi nghiệp (Start-Up),thì theo Thầy 2017 có là thời điểm thích hợp không?

2-Để Start-up thì điều kiện CẦN & ĐỦ là những gì (Em chỉ có 500 triệu tích cóp được và không thuộc diện 5C ,tức không có lý lịch, người chống lưng! Hihi….)?

3-Nếu Thầy nói không nên Start-up thì em nên chọn kênh đầu tư nào với số vốn nói trên và chắc không ngân hàng nào dám cho em vay “tín chấp”?

Trả lời :

Trước hết Thầy sorry là Thầy trình bày lại các câu hỏi cho rõ ràng nhằm tránh hiểu lầm và cũng để các ACE khác cùng tham gia thảo luận ;

Dưới đây là câu trả lời của Thầy:

1-Thầy trả lời câu hỏi 2 trước:

Trong môi trường kinh doanh Việt Nam (Thầy nhấn mạnh điều này và em nên coi lại các bài giảng của Thầy “Đối phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh Việt Nam”) thì muốn khởi nghiệp (tức thành lập doanh nghiệp hay “cơ sơ kinh doanh” dưới bất kỳ loại hình nào Luật DN 2014 cho phép) THÀNH CÔNG thì phải có:

a/Điều kiện “CẦN” để bắt đầu:

+ Vốn tự có ;

+ Có nghề ,chứ không chỉ bằng cấp này nọ; (FYI : “Nghề” gồm kiến thức chuyên sâu về 1 lĩnh vực nào đó + Kỹ năng mềm mà “nghề” đó đòi hỏi + Kinh nghiệm ít nhất vài năm + Quan hệ khách hàng);

b/Điều kiện “ ĐỦ”để SỐNG SÓT trên CHIẾN TRƯỜNG:

+ Có thị trường tiêu thụ ổn định/chắc chắn trong 1-2 năm đầu;

+ Có người /đối tác hỗ trợ để huy động vốn OPM;

2-Thầy trả lời câu hỏi 1:

Trong tình huống cụ thể của em thì theo Thầy năm 2017 em và các bạn KHÔNG NÊN start-up và hãy đợi đến cuối 2017 hoặc đầu 2018 hãy tính tiếp.

3- Thầy trả lời câu hỏi 3:

Trong tình huống cụ thể của em thì theo Thầy năm 2017 em nên chia thành 2 giỏ:

a/ Tìm 1 cố vấn đầu tư uy tín và lập Danh mục cổ phiếu theo 3 tiêu chí Thầy đã nói trong mail trước;

PS: Danh mục chỉ nên gồm nhiều nhất là 5 cổ phiếu với tổng vốn bỏ vào giỏ này tối đa chiếm 70% số tiền em hiện có;

b/Số tiền còn lại thì mua USD.

PS: Giả định là lương của em + vợ (nếu cũng đi làm thuê) đủ cho mọi chi phí của gia đình em hàng tháng;

Chúc em và gai đình cùng các ACE trong maillist có một năm mới 2017 “SỨC KHỎE + VUI VẺ + MONEY”!

 

Câu hỏi mới : “Tại sao Thầy lại xếp “cổ phiếu” lên hàng đầu trong các “Kênh đầu tư”?

Trả lời: Vì kênh cổ phiếu (mà truyền thông xứ ta gộp chung là “Chứng khoán” !) CÙNG LÚC đáp ứng 3 TIÊU CHÍ ĐỂ LỰA CHỌN “KÊNH ĐẦU TƯ” Ở ĐÂY LÀ “3 IN 1” ;

FYI: NGƯỜI TRUNG HOA TỪ THỜI LÃ BẤT VY ĐÃ THUỘC LÒNG CÂU “THẦN CHÚ” SAU ĐÂY :CHỚ CÓ BÁO GIỜ BƯỚC VÀO 1 CĂN NHÀ LẠ NẾU CHƯA BIẾT CỬA THOÁT HIỂM NẰM Ở ĐÂU !

Hi ACE trong Chương trình ONLINE TRAINING,

Dù đã là 31/12 nhưng vẫn có người lo lắng đến chuyện money making thì Thầy rất vui,nên cũng tranh thủ giờ nghỉ trưa trả lời câu hỏi :“Theo Thầy thì thị trường BĐS Việt Nam nói chung trong năm tới xấu hay tốt” như sau:

1-“Tốt” hay “Xấu” còn tùy vào tương quan CUNG-CẦU:

1.1-Lượng cung sẽ tăng vì 3 lý do:

+ “Đất nhiều ” + “Lao động nhiều /rẻ “ vẫn luôn là “lợi thế so sánh” của xứ ta từ xưa đến nay,chưa có sự thay đổi nào đáng kể,cho nên lĩnh vực BĐS + ngành nghề thâm dụng lao động là “hạp với sở trường sở đoản “nhất của các doanh nghiệp Việt!Hay nói dễ hiểu hơn: Khi có vốn người Việt ưu tiên trước hết là bỏ vào 2 lĩnh vực này;

+”Thu từ đất “ vẫn và sẽ còn là nguồn thu vô cùng lớn trong cơ cấu ngân sách nhà nước & DNNN ,nhất là trong bối cảnh thu từ xk tài nguyên (dầu thô,than,etc…) + thuế XNK nói chung ngày càng giảm,cho nên NHNN có muốn siết tín dụng vào BĐS cũng không dễ!

+ Núi nợ xấu (gần 25 tỷ USD) mà trong đó có tới gần 90% tài sản bảo đảm (TSBĐ) là BĐS (và gần 40% trong số TSBĐ này liên quan đến các đại án ngân hàng) không thể không xả, dù theo cách & tỷ lệ & giá nào chăng nữa!

1.2-Sức mua/Túi tiền/Khả năng chi trả (Tôi không muốn dùng từ “Cầu” or “Nhu cầu” vì rất dễ hiểu lầm) khó có thể tăng CÙNG NHỊP ĐỘ với “Gia biến của lượng cung “ vì 2 NHÓM lý do sau:

1.2.1-Sức mua trong nước:

+GDP tăng chậm lại khi dân số liên tục tăng,thì thương số GDP/đầu người khó tăng!

+GDP là “doanh thu”, trong khi chi phí/giá thành không giảm,thậm chí còn tăng thêm trong nhiều ngành do năng suất lao động không tăng,chi phí “lưu thông phân phối”+ tiên lương cơ bản liên tục tăng, thì hiệu số “R-C”,tức “Thu nhập trước thuế/Pretax –Income,sẽ giảm tương đối: Kết quả là “Thu nhập quốc gia khả dụng /National Disposal Income/NDI sẽ giảm hoặc không tăng;

Khi NDI/đầu người sẽ giảm hoặc không tăng thì tổng sức mua của toàn xã hội cũng tương tự !

FYI: “Thu nhập quốc gia khả dụng” là gì ? Xin dẫn 1 ví dụ cho dễ hiểu:ACE có tài khoản cá nhân /ATM,sau mỗi lần rút tiền thì nhận được tín nhắn :Số dư thực tế là 100 triệu và số dư khả dụng là 70 triệu,có nghĩa là ACE chỉ được xài có 70 triệu,30 triệu còn lại “Nợ phải trả” của ACE!

Quốc gia cũng vậy!

1.2.1-Sức mua từ bên ngoài:

+ Chính sách lãi suất của Fed dưới thời D.Trump không thể giảm, còn sẽ tăng bao nhiêu thì chưa biết chắc!

+ Chính sách thương mại của D.Trump:Giải quyết việc làm cho dân Mỹ bằng chính sách bảo hộ (tăng thuế + TPP,NAFTA,etc….)?

+ Kiều hối khó tăng ?

+ FDI thực giải ngân (Hiện có gần 100 tỷ USD vốn FDI là ảo!);

+ FII khó tăng;

2-Cho nên:

1-Tỷ lệ hấp thụ khó tăng,nếu không nói là giảm (Dĩ nhiên có sự phân hóa theo từng phân khúc thị trường, nhưng những phân khúc liên quan tới externalities sẽ chịu tác động nhiều nhất.

2-Giá (Quy về USD) chỉ có thể giảm hoặc hy vọng nhất là đứng yên;

3-Nguy cơ “vỡ trận” (Giảm giá cũng không bán được,kéo theo phá sản của chủ dự án và/hoặc NĐT thứ cấp ) cao hay thấp? KHÁ CAO.

4-Nguy cơ “bong bóng” (Giá bị thổi cao quá nhiều so với giá trị thật của thị trường ): THẤP.

1-HỆ QUY CHIẾU :

1.1-“TĂNG TRƯỞNG” (GROWTH) KHÁC “PHÁT TRIỂN”(DEVELOPMENT);

1.2-“ĐẦU TƯ” LUÔN ĐƯỢC HIỂU NHƯ ĐÃ ĐỊNH NGHĨA TRONG CÁC BÀI TRƯỚC ( TRONG TIẾNG ANH LUÔN ĐƯỢC VIẾT DƯỚI THỂ SỐ NHIỀU (INVESTMENTS),TỨC “ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP” ;

(THAM KHẢO TẠI : https://www.mr-doom.com/category/diem-tin-kinh-te/vietnams-dilemmas/dilemma-5-dao-tao-day-cach-lam-giau/);

1.3-CÁC THUẬT NGỮ/ĐỊNH NGHĨA KHÁC LIÊN QUAN: XIN HIỂU THEO NỘI HÀM/NGỤ Ý CỦA ẨN SỸ ĐẠI NGU TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY;

2-BỐI CẢNH 2016 CỦA “QUẺ BÓI”:

2.1-CÁC NGUỒN LỰC TĂNG TRƯỞNG THEO CHIỀU RỘNG TRONG NƯỚC: ĐÃ TỚI TRẦN ( TIẾNG ANH GỌI LÀ “TIPPING POINT “,CÒN TÔI TẠM DỊCH LÀ “NỘI KIỆT”);

2.2-CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI NHƯ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU + NGUỒN TIỀN (FDI+ FII + KIỀU HỐI + DU LỊCH QUỐC TẾ + ODA (GỌI CHUNG LÀ “EXTERNALITIES/NGOẠI ỨNG”):CŨNG ĐÃ SUY GIẢM ĐÁNG KỂ ( “NGOẠI KIỆT”);

3-NHỮNG BIẾN SỐ CÓ TÍNH CHẤT “THIÊN NGA ĐEN” TRONG 2017+2018:

3.1-NĂM ĐẦU NHIỆM KỲ CỦA TT DONALD TRUMP:TÍNH BẤT ĐỊNH VÔ CÙNG CAO ! (TÔI KHÔNG NHẬN ĐỊNH “TỐT” HAY “XẤU” NHÉ: VÌ CÙNG 1 THAY ĐỔI TRONG CHÍNH SÁCH CỦA TT DONALD TRUMP CÓ THỂ LÀ “PHÚC “ VỚI NƯỚC/NGƯỜI NÀY,NHƯNG LẠI CÓ THỂ BIẾN THÀNH “HỌA” VỚI NƯỚC/NGƯỜI KHÁC !)

3.2-BẦU CỬ TẠI ĐỨC;

3.3- BẦU CỬ TT TẠI NGA;

3.4-CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI ĐẢNG CS TQ NĂM 2018;

3.5-“THẾ CỤC TUNG HOÀNH “GIỮA 3 NƯỚC MỸ + NGA + TQ ,NHẤT LÀ MỸ + NGA TẠI TRUNG ĐÔNG;

(ACE NÊN THAM KHẢO CUỐN “THẾ CỤC QUỶ CỐC TỬ” CỦA HÀN XUYÊN TỬ MÀ TÔI ĐÃ GIỚI THIỆU TẠI ĐÂY: http://www.tusachcuaban.com/2015/11/chien-quoc-tung-hoanh-the-cuc-quy-coc-tu.html );

PS:CÁC SỰ CỐ “BLACK SWANS” CÓ THỂ KÍCH HOẠT CÁI MÀ TÔI ĐÃ “BÓI” TỪ 2013 : ”KHỦNG HOẢNG 3 IN 1”: BỘI THỰC CUNG TRONG MỌI NGÀNH /LĨNH VỰC + HOT MONEY RÚT CHẠY KHỎI CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI KIỂU 1997-1998 TẠI ĐÔNG NAM Á + KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008 TẠI MỸ (PHIÊN BẢN 2017-2018): CHO NÊN TÔI ĐẶC BIỆT NHẤN MẠNH TIÊU CHÍ THỨ 3 TRONG CÁC TIÊU CHÍ “CHỌN KÊNH ĐẦU TƯ” DƯỚI ĐÂY !

4-VẬY KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2017 (VÀ 2018 :VÌ BAO GIỜ CŨNG CÓ “ĐỘ TRỄ”) SẼ NHƯ THẾ NÀO?

4.1-SẼ KHÓ KHĂN HƠN ! (VỚI HÀM Ý : GIỮ ĐƯỢC TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP NHƯ 2016 MÀ KHÔNG KHÔNG PHẢI TRẢ GIÁ QUÁ ĐẮT CHO 1 SỰ “ĐÁNH ĐỔI” NHƯ LẠM PHÁT/PHÁ GIÁ VNĐ? TẬN DIỆT MÔI TRƯỜNG? TẬN KHAI TÀI NGUYÊN? ETC….);

4.2-CHỌN “KÊNH ĐẦU TƯ “ NÀO ?

4.2.1- ĐỂ TRÁNH HIỂU LẦM ,XIN NHẮC LẠI VÀI KHÁI NIỆM/ĐỊNH NGHĨA /TIÊU CHÍ:

-”ĐẦU TƯ” Ở ĐÂY LÀ ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP ,TỨC KHÔNG BAO GỒM VIỆC BỎ VỐN TỰ CÓ OR HUY ĐỘNG TIỀN/VỐN CỦA NGƯỜI KHÁC (“OPM”) ĐỂ TỰ SẢN XUẤT – KINH DOANH;

-”ĐẦU TƯ” Ở ĐÂY LÀ TRUNG OR DÀI HẠN THEO TIÊU CHÍ VIỆT NAM (ÍT NHẤT LÀ 6 THÁNG TRỞ LÊN 😉

-TIÊU CHÍ ĐỂ LỰA CHỌN “KÊNH ĐẦU TƯ” Ở ĐÂY LÀ “3 IN 1” :

+ BẢO TỒN VỐN BAN ĐÂU (ĐÃ QUY ĐỔI VỀ BẢN VỊ USD ,TỨC ĐÃ TÍNH ĐỦ YẾU TỐ  TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI) ;

+ CÓ KHOẢN LÃI RÒNG LỚN HƠN MỨC LÃI SUẤT THỰC DƯƠNG (TỨC ĐÃ TÍNH ĐỦ YẾU TỐ LẠM PHÁT) CỦA TIỀN GỬI NGÂN HÀNG (CÙNG KỲ HẠN GỐC VÀ LÃI NHẬN MỘT LẦN KHI ĐÁO HẠN );VD: LÃI GỬI NH LÀ 7%/NĂM /KỲ HẠN 1 NĂM THÌ LÃI KỲ VỌNG KHI MUA CỔ PHIẾU PHẢI ĐẠT ÍT NHẤT 15%/NĂM;

+ KHẢ NĂNG RÚT VỐN DỄ DÀNG (NHẰM CẮT LỖ NHANH NHẤT KHI CÓ SỰ CỐ “THIÊN NGA ĐEN”: ĐÂY CHÍNH LÀ 1 TỬ HUYỆT CỦA KÊNH BĐS!)

4.2.2-THỨ TỰ ƯU TIÊN:

4.2.2.1-CỔ PHIẾU :

-NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG VÀ ÍT BỊ PHỤ THUỘC VÀO EXTERNALITIES;

-NGÀNH NGÂN HÀNG TƯ NHÂN CÓ ROOM NƯỚC NGOÀI LỚN ;

4.2.2.2-BĐS DÂN CƯ (TỨC KHÔNG PHẢI BĐS CÔNG NGHIỆP/THƯƠNG MẠI/VĂN PHÒNG);

4.2.2.3-VÀNG;

4.2.2.4-BẤT ĐỘNG SẢN DÂN CƯ/ĐẤT NỀN ĂN THEO CÁC DỰ ÁN CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÃ CÓ QUY HOẠCH CHI TIẾT + ĐÃ CÓ VỐN + ĐÃ CÓ CHỦ ĐẦU TƯ RÕ RÀNG;

4.3-ACE NÀO KHÔNG CÓ NHU CẦU OR KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG (KIẾN THỨC + KỸ NĂNG + KINH NGHIỆM) ĐẦU TƯ THÌ CÓ THỂ CHỌN (THEO THỨ TỰ) GIẢI PHÁP BẢO TỒN VỐN & LÃI CHÚT ĐỈNH:

-MUA NGOẠI TỆ,NHẤT LÀ USD;

-GỬI NGÂN HÀNG;

4.4-ACE NÀO CÓ NGUỒN VỐN TỰ CÓ LỚN & KHÔNG CHỊU ÁP LỰC LIÊN QUAN TỚI “THOÁT VỐN NHANH” TRONG THỜI HẠN TỪ 5-10 NĂM TRỞ LÊN THÌ CÓ THỂ CHỌN BĐS NGHỈ DƯỠNG VEN BIỂN/ĐẢO/ĐẶC KHU KINH TẾ ;

CUỐI CÙNG,NHÂN DỊP 2017 SẮP ĐẾN (THEO GIỜ VIỆT NAM) ẨN SỸ ĐẠI NGU THAY MẶT 4C ADVIORS THÂN CHÚC TẤT CẢ ACE SẼ CÓ 1 NĂM MỚI ĐẦY THỬ THÁCH GIỮA “THÀNH OR BẠI” !

CASE STUDY N0.966:CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA D.TRUMP CÓ MÂU THUẪN VỚI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA Fed ?

1-TÓM TẮT :

+ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA Fed : Điều chỉnh lãi suất tối đa chỉ 0,75% trong năm 2017 (với bước lãi suất cơ bản chỉ là 0,25%/lần) ;

+ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA D.TRUMP : Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao nhất bằng 4 cách :

  • Giảm thuế doanh nghiệp từ mức 35% hiện nay xuống còn 15%, đồng thời giảm thuế thu nhập liên bang từ mức 39,6% về 33%;
  • Tăng đầu tư công;
  • Kích thích tiêu dùng trong nước;
  • Tạo việc làm trong nước ,kể cả bằng cách hạn chế đầu tư ra nước ngoài + Hạn chế nhập cư bất hợp pháp;

2-LIỆU CHÍNH SÁCH CỦA D.TRUMP CÓ PHÁ VỠ CHÍNH SÁCH CỦA Fed ?

Việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) mới đây tăng lãi suất đồng USD lên thêm 0,25%, từ mức 0,25-0,5% lên mức 0,5-0,75%, đã khiến không ít người thất vọng – đặc biệt là với những nhà kinh tế có cái nhìn hoài nghi và không tin tưởng đối với khả năng điều hành của tân tổng thống sẽ nhậm chức vào giữa tháng 1.2017 tới: Donald Trump.

Việc tăng lãi suất chỉ ở mức tối thiểu (0,25%) có thể là một bước đi thận trọng của FED trong bối cảnh kinh tế Mỹ vừa mới hồi phục mạnh mẽ trở lại, nhưng dường như nó chưa được thiết kế để đề phòng trường hợp một cú sốc kinh tế có thể xảy ra sau khi Donald Trump nhậm chức tổng thống (dù Chủ tịch FED Janet Yellen đã để ngỏ khả năng sẽ tăng lãi suất thêm 0,75% vào 3 đợt trong năm 2017 tới nếu cần thiết). Nếu Trump thực hiện đầy đủ những gì đã cam kết trong chính sách kinh tế của mình khi tranh cử, mà trọng tâm là thúc đẩy tăng trưởng thông qua việc giảm thuế và tăng chi tiêu công, thì kế hoạch lãi suất thận trọng của FED nhiều khả năng sẽ bị phá vỡ.

Không khó để nhận ra một thực tế, đó là: mọi điểm cơ bản trong chính sách kinh tế của Donald Trump đều tương phản mạnh mẽ với chính sách tiền tệ thận trọng của FED trong vài năm vừa qua. Giữ vai trò độc lập đối với chính phủ Mỹ, FED đảm trách cùng lúc một loạt các vấn đề liên quan đến tiền tệ trong nền kinh tế Mỹ: duy trì tốc độ tăng trưởng cao cùng lúc với kiềm chế các nguy cơ có thể xảy ra do tăng trưởng nóng.

Dù duy trì chính sách tiền tệ lãi suất thấp (0%) từ năm 2007 để giúp thúc đẩy hồi phục kinh tế Mỹ sau khủng hoảng, nhưng mỗi khi nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng nóng FED đều nhanh chóng tăng lãi suất để kiềm chế. Lần đầu tiên là vào tháng 12.2015, khi lãi suất tăng 0,25%, và lần tăng 0,25% cách đây vài ngày là lần thứ hai. Nói cách khác, đưa ra các chính sách và biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao nhất có thể là việc của chính phủ Mỹ, còn việc duy trì chính sách tiền tệ để đảm bảo ổn định cho nền kinh tế là của FED. Nhưng chính sách kinh tế mà Tổng thống vừa đắc cử Donald Trump đề xuất đang có nguy cơ phá vỡ điều này.

Trước hết là các cam kết về thuế. Điểm trọng tâm trong chính sách kinh tế của ông Trump là giảm thuế để thúc đẩy tăng trưởng, bao gồm giảm thuế doanh nghiệp từ mức 35% hiện nay xuống còn 15%, đồng thời giảm thuế thu nhập liên bang từ mức 39,6% về 33%. Giảm thuế doanh nghiệp và thu nhập dĩ nhiên sẽ có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khi doanh nghiệp sẽ có điều kiện để tăng đầu tư nhiều hơn còn người dân thì tăng chi tiêu mua sắm; nhưng nó có mặt trái là làm hụt thu ngân sách và tăng nợ quốc gia.

Để bù đắp các khoản hụt thu ngân sách do giảm thuế mạnh mà ông Trump đã đề xuất, chính phủ Mỹ có thể sẽ phải vay nợ khoảng 2.000 tỉ USD mỗi năm để đảm bảo ngân sách duy trì các hoạt động kinh tế – xã hội khác. Điều này tương phản mạnh mẽ với chính sách tiền tệ ổn định của FED, vì nó thúc đẩy lạm phát cao hơn và giảm tỷ giá của đồng USD do cung tiền trong nền kinh tế tăng vọt.

Điểm nhấn thứ hai là chính sách thúc đẩy tăng trưởng dựa trên tăng chi tiêu công. Các cố vấn của Donald Trump nhấn mạnh việc tăng chi tiêu công, mà cụ thể là tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, có thể sẽ giúp kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh tương tự như những gì chính sách Kinh tế mới (New Deal) mà Tổng thống Roosevelt đã làm được trong những năm 30 của thế kỷ trước để giúp Mỹ hồi phục sau Đại khủng hoảng. Ngoài việc tạo ra nhiều việc làm và thúc đẩy tăng trưởng (thông qua cải thiện hạ tầng giao thông), thì nó cũng giúp cải thiện bộ mặt nước Mỹ. Một trong những câu nói ưa thích của Donald Trump trong quá trình tranh cử là: “Chúng ta đang trở thành một nước thuộc thế giới thứ ba, nếu như nhìn vào sự yếu kém và xuống cấp tồi tệ của hệ thống hạ tầng, từ những con đường cao tốc cho đến sân bay”.

Theo thống kê của Viện quản lý hành chính các công trình công cộng Mỹ, thì nhu cầu xây dựng và bảo trì hạ tầng giao thông của nước này hiện nay là rất lớn, bao gồm khoảng 78.000 cây cầu, 650.000 dặm đường bộ, 700 dặm đường băng sân bay, 13.000 công viên và sân chơi, 125.000 các công trình dân sự và quân sự, 40.000 trường học. Để thực hiện được việc xây dựng số lượng hạ tầng đồ sộ này, theo các cố vấn kinh tế Wilbur Ross và Peter Navarro của ông Trump thì chi phí có thể lên tới hàng ngàn tỉ USD. Số tiền này một phần đến từ các nhà đầu tư tư nhân, nhưng phần lớn sẽ đến từ ngân sách chi tiêu công của chính phủ Mỹ.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng đồ sộ này của Donald Trump sẽ rất có khả năng được Quốc hội Mỹ thông qua, vì ngoài việc đảng Cộng hòa đang nắm cả Lưỡng viện thì ngay cả các nghị sĩ của đảng Dân chủ cũng ủng hộ ý tưởng gia tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng vốn cũng là điểm nhấn trong chính sách tranh cử của bà Hillary Clinton vì nó giúp phát triển kinh tế.

Cũng giống như đề xuất giảm thuế, việc tăng chi tiêu công cho cơ sở hạ tầng cũng gây sức ép mạnh mẽ lên chính sách tiền tệ ổn định của FED. Về bản chất đó đều là gia tăng cung tiền trong nền kinh tế, trong khi ở việc giảm thuế nó mang tính gián tiếp thì trong việc tăng chi tiêu công nó mang tính trực tiếp. Nó sẽ dẫn đến nguy cơ gia tăng lạm phát và các hệ lụy khác do nền kinh tế tăng trưởng quá nóng.

Bản thân ông Trump cũng không giấu diếm mục tiêu muốn kinh tế Mỹ tăng trưởng từ 3,5-4%/năm trong nhiệm kỳ của mình, tức là gấp đôi mức tăng trưởng hiện nay (khoảng trên dưới 2% trong năm 2016). Đó là một mục tiêu tham vọng, nhưng ẩn chứa đầy rủi ro mà người phải gánh chịu trước hết là FED. Mức điều chỉnh lãi suất tối đa chỉ 0,75% trong năm 2017 (với bước lãi suất cơ bản chỉ là 0,25%/lần) có vẻ như đang quá mong manh và yếu ớt để kìm hãm những chương trình thúc đẩy tăng trưởng đầy tham vọng của Donald Trump.

3- TÁC ĐỘNG CỦA MỸ ĐỐI VỚI KINH TẾ VIỆT NAM CẦN NHÌN DƯỚI GỐC ĐỘ :

– Mỹ chiếm tới gần 60% tổng lượng kiều hối hàng năm về Việt Nam;

– Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và duy nhất Việt Nam thường xuyên xuất siêu;

– Mỹ nằm trong Top 10 (Thứ 8) những quốc gia FDI vào Việt Nam chính thức (Tức chưa kể nguồn vốn Mỹ,nhưng đứng tên quốc gia khác);

CASE STUDY N0.965:CASINO VN CÓ NGUY CƠ BỘI THỰC KHÔNG:YẾU TỐ “CƠ CẤU SỠ HỮU CÔ ĐẶC”?

FYI:http://www.thesaigontimes.vn/154921/Thi-gia-co-phieu-dang-thiet-lap-mat-bang-moi.html

1-Sắp đón thêm 12 doanh nghiệp lớn lên sàn:

Trong thời gian ngắn tới, TTCK sẽ có 12 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cổ phần hóa lên niêm yết như: Petrolimex, PV Oil, Habeco, Vietnam Airlines… Với dữ liệu về giá giao dịch trên thị trường OTC hiện nay, tổng giá trị vốn hóa 12 doanh nghiệp này, theo ước tính của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), là khoảng 260.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nhiều tên tuổi lớn lĩnh vực tư nhân dự kiến cũng sẽ niêm yết trong năm 2017 như Vietjet Air, Masan Consumer, Novaland…, ước tính có tổng quy mô vốn hóa xấp xỉ 100.000 tỷ đồng.

Với diễn tiến trên, năm 2017, thị trường dự kiến có thêm ít nhất 360.000 tỷ đồng vốn hóa (có thể còn tăng nữa nếu cổ phiếu doanh nghiệp sau niêm yết tăng giá, như đã thấy với trường hợp cổ phiếu SAB của Sabeco), tương đương tăng thêm 20% về quy mô vốn hóa so với hiện nay. Đó là chưa kể đến hàng loạt doanh nghiệp vốn hóa nhỏ hơn đã có kế hoạch niêm yết và các doanh nghiệp đang niêm yết đã lên phương án phát hành năm 2017.

Bên cạnh thị trường niêm yết, sàn UPCoM cũng sẽ có số lượng doanh nghiệp đưa cổ phiếu lên đăng ký giao dịch tăng lên nhanh chóng.

Trao đổi với Đầu tư Chứng khoán, ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hội đồng thành viên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, trung bình từ nay đến cuối năm 2016, mỗi ngày có khoảng 4 doanh nghiệp mới lên UPCoM. Trước đó, trong vòng 9 tháng gần nhất, vốn hóa thị trường này đã tăng gấp 4 lần từ mức 61.000 tỷ đồng quý I/2016 lên 254.000 tỷ đồng vào 30/11/2016.

Bên cạnh đó, chủ trương của Chính phủ là đẩy mạnh thoái vốn tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước thuộc nhóm ngành nghề không cần sở hữu chi phối. Tính riêng từ 9 tháng đầu năm 2016, SCIC đã bán 1.442 tỷ đồng vốn nhà nước tại 54 doanh nghiệp, thu về 3.818 tỷ đồng; chưa tính các thương vụ thoái vốn lớn khác tại các doanh nghiệp, tổng công ty lớn do các bộ, ngành, địa phương quản lý.

Tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2016-2020 ngày 6/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo rất quyết liệt liên quan đến thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, cho thấy quyết tâm của Chính phủ trong việc tái cấu trúc các doanh nghiệp nhóm này.

Một số doanh nghiệp được thị trường chờ đợi như: Vinamilk, Dược Hậu Giang, Habeco, Sabeco, các doanh nghiệp thuộc họ dầu khí… sẽ thoái vốn trong năm tới. Nếu thoái vốn theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, sẽ tạo ra lượng cung hàng hóa không nhỏ trên TTCK. 

2-Dự báo sức mua: Yếu tố “cơ cấu sở hữu cô đặc”:

Trước dự báo về việc TTCK sẽ bùng nổ về cung hàng hóa, cả do yếu tố niêm yết mới, thoái vốn cổ phần và phát hành mới, liệu nhà đầu tư có bội thực, liệu mất cân đối cung cầu có khiến giá cổ phiếu rơi sâu? Với nhóm DNNN sau cổ phần hóa lên niêm yết, mặc dù quy mô vốn rất lớn, nhưng lượng cung hàng hóa lại rất khiêm tốn. Ví dụ, Sabeco đã lên niêm yết ngày 6/12/2016, với khối lượng cổ phiếu hơn 641 triệu đơn vị, quy mô vốn hóa đến thời điểm này là gần 127.000 tỷ đồng, chỉ thấp hơn Vinamilk (hơn 185.000 tỷ đồng), nhưng cổ phiếu SAB có thanh khoản rất thấp, chủ yếu là do cơ cấu sở hữu cô đặc của Sabeco (Bộ Công thương sở hữu 89,59%).

Tại nhiều doanh nghiệp lớn khác sẽ niêm yết cũng có tình trạng sở hữu cô đặc như vậy. Với 92% vốn điều lệ các DNNN sau cổ phần hóa vẫn do Nhà nước nắm giữ (theo công bố tại Hội nghị ngày 6/12/2016), đưa hàng lên sàn, quy mô vốn hóa sẽ tăng, nhưng nguồn cung thực tế rất thấp, khó có thể làm lệch cán cân cung cầu trên thị trường.

Nhìn ở góc độ tích cực, Chủ tịch HNX cho rằng, mức tác động của lượng hàng hóa niêm yết năm tới đến nhà đầu tư sẽ không lớn, bởi thay đổi chủ yếu nằm ở việc đưa hàng hóa từ sàn OTC lên sàn niêm yết tập trung, chứ không phải là chào bán mới ra thị trường.

Nhận định từ các công ty chứng khoán lớn cho rằng, nguồn cung đa dạng là yếu tố rất quan trọng tăng sức hút dòng vốn nước ngoài. Năm 2016, con số khoảng 6 tỷ USD vốn ngoại chảy vào Việt Nam thông qua con đường M&A cho thấy, vốn ngoại ngày càng ưa thích cách đầu tư chiến lược vào doanh nghiệp Việt.

Câu chuyện Sabeco, Habeco, Vietnam Airlines, hay một số doanh nghiệp khối tư nhân khác cho thấy, các doanh nghiệp có tên tuổi, quy mô lớn đang và sẽ là đích đến của các nhà đầu tư chiến lược. Khi có thêm nhiều hàng hóa chất lượng tốt, dòng tiền thông minh sẽ tự chảy vào thị trường. 

CASE STUDY N0.964:CASINO VN :5 NĂM VUI –BUỒN,KHÔN-DẠI !

1-Suốt 5 năm qua, thị trường vẫn không vơi đi phần khốc liệt! Nếu chỉ nhìn vào thành tích tăng của VN-Index và HNX-Index, người “ngoại đạo” có thể lầm tưởng NĐT hẳn đã có một khoảng thời gian an nhàn, gặt hái nhiều thành quả và không khỏi ngạc nhiên khi được biết một thực tế: thị trường đã trải qua không ít thăng trầm, NĐT nhiều phen “bầm dập đến trầy vây, tróc vẩy”. Đó là những phiên tháo chạy kinh hoàng, “rơi guốc dép” hồi tháng 8 năm 2012 khi bầu Kiên bị bắt, rồi vụ giàn khoan HD981 hồi tháng 5 năm 2014, hay như cuối tháng 8 năm 2015 khi mà thị trường tài chính thế giới chao đảo do những phiên sụt giảm sốc trên TTCK Trung Quốc… Trong mỗi đợt biến động như thế, bảng điện tử hầu như trắng bên mua, vốn hóa thị trường “bay hơi” hàng tỷ USD chỉ trong một phiên. Ngoài ra, NĐT cũng phải kinh qua nhiều tình huống thị trường hoảng loạn bởi những tin đồn thất thiệt…

2-Một thực tế khác, không phải NĐT nào cũng “ăn nên, làm ra”, thậm chí có thể vẫn có người trắng tay. Hãy xem sự phân hóa sâu sắc trong diễn biến giá của các cổ phiếu.

+Trước hết đó là nhóm cổ phiếu được mệnh danh “vàng ròng”, mang lại kết quả xuất sắc cho những NĐT trung thành, với xu hướng chủ đạo là giá tăng mạnh dù đôi lúc xuất hiện nhịp điều chỉnh nhẹ. Với những ai đã mua từ 5 năm trước và nắm giữ đến thời điểm này đều có được mức siêu lợi nhuận khi giá (đã hiệu chỉnh cổ tức, phát hành tăng vốn…) tăng khoảng 5-7 lần như VNMNSCNTP… hay khoảng 10 lần như HPGCTDHSG… thậm chí tăng tới khoảng 20-30 lần như các mã TLGCVTPTBDNP… Những NĐT có kỹ năng phân tích kỹ thuật và kinh nghiệm giao dịch, tận dụng cơ hội “lướt” những nhịp điều chỉnh thì hiệu quả đầu tư còn cao hơn nữa.

Tuy nhiên, số lượng những mã cổ phiếu như thế không nhiều và thanh khoản thường ở mức thấp. Ngay như VNM, mã cổ phiếu mà bất kỳ NĐT nào cũng biết, với khối lượng niêm yết hàng tỷ đơn vị, từ tháng 5/2015 trở về trước, khối lượng khớp lệnh cả một tháng cũng chỉ đạt trung bình khoảng 1-1.2 triệu đơn vị. Điều đó nói lên rằng, không nhiều NĐT có được “cơ duyên”với những “mỏ vàng” này?

+ Ở một thái cực khác là nhóm “tương đối đông” các mã cổ phiếu mà một số NĐT gọi vui “cổ phiếu lởm”, xu hướng chủ đạo là giảm giá xen kẽ một vài đợt phục hồi ngắn và yếu. Đặc biệt, nhiều mã trong nhóm này đều “kiên trì” giảm giá suốt từ cuối năm 2014 khi NHNN ban hành Thông tư 36 theo đó tổng dư nợ cấp tín dụng đầu tư, kinh doanh cổ phiếu không được vượt quá 5% vốn điều lệ, vốn được cấp của các NHTM (có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%), một sự sụt giảm đáng kể từ mức 20% theo quy định cũ và có hiệu lực ngay từ ngày 1/2/2015. Nếu so với mức giá 2 năm trước, đa số giảm từ 50-70% khiến cho nhiều mã đang trở lại vùng giá của 5 năm trước, thậm chí có những mã đang ở vùng giá thấp nhất từ khi niêm yết như TSCKLFLCMHARKHBMCGHAIITQ….

Hầu hết các mã trong nhóm cổ phiếu “lởm” được vay ký quỹ và có thanh khoản cao,  thường xuyên khớp lệnh 5-7 triệu đơn vị và thậm chí có thời điểm đạt 20-30 triệu đơn vị/phiên. Đối với một số mã cổ phiếu trong nhóm này, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn chìm sâu trong khó khăn, có doanh nghiệp vẫn đang luẩn quẩn tái cấu trúc toàn diện. Việc phát hành tăng vốn, tăng cường năng lực tài chính gặp không ít khó khăn do giá cổ phiếu giảm sâu dưới mệnh giá khiến doanh nghiệp phải phân phối lượng lớn cổ phiếu “ế” cho NĐT “đặc biệt”. Việc phát hành như thế thườngkhiến cho diễn biến giao dịch và giá cổ phiếu càng trở nên trầm trọng hơn. Đây có lẽ là đối tượng giao dịch của nhiều NĐT bám sàn? Những ai thường lạm dụng đòn bẩy tài chính có thể gặp rủi ro đầu tư kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ nặng. Những ca thán thường gặp trên các diễn đàn ít nhiều liên quan đến các mã cổ phiếu này.

+ Giữa hai thái cực trên là một dải rộng nhiều tình huống trải nghiệm khác nhau với những mã cổ phiếu không thực sự “nổi bật”, ít nhất là trong mắt phần đông NĐT bám sàn hay trên các diễn đàn về chứng khoán. Điểm chung của những mã cổ phiếu này là diễn biến giá tương đối ôn hòa với những nhịp tăng, giảm không quá kịch tính; giao dịch thường chậm, khối lượng khớp lệnh mỗi phiên thường không quá 0.3% khối lượng niêm yết; hiếm khi có sự tăng/giảm nóng với bước nhảy lớn về giá trong ngắn hạn nhưng sau 5 năm “tích tiểu thành đại” cũng có được mức sinh lời khá, nhiều mã đạt mức tăng tương đương với các chỉ số chính; hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khá bình yên, không có những sự kiện “đốt nóng dư luận”; ban lãnh đạo tập trung vào công việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanhthay vì lướt sóng cổ phiếu của chính doanh nghiệp mình hay đánh bóng tên tuổi cá nhân… Những mã cổ phiếu này có lẽ là đối tượng của những NĐT không quá mạo hiểm.

+ Bức tranh thị trường hẳn sẽ bị khuyết nếu không đề cập đến nhóm cổ phiếu được NĐT gán mác “tàng hình”, “ve sầu thoát xác” do không biết ai là chủ thực sự của doanh nghiệp, không có cổ đông lớn hoặc cổ đông lớn thoái hết vốn ngay sau khi cổ phiếu được niêm yết và giao dịch, ban lãnh đạo không sở hữu cổ phần nào hoặc nếu có cũng chỉ là con số tượng trưng, trước và sau khi niêm yết doanh nghiệp đều trải qua những đợt phát hành tăng vốn ảo thần tốc… Đây thực sự là một nỗi kinh hoàng cho những NĐT không may “có cơ duyên” để rồi bị sa lầy ở những mã cổ phiếu đó nếu không quyết liệt cắt lỗ. Thậm chí NĐT muốn cắt lỗ cũng không thể bán được do khối lượng lớn đặt bán giá sàn liên tiếp nhiều phiên trong khi không có ai mua. Kể từ khi niêm yết, giá của những “thây ma” này cứ miệt mài giảm cho dù hoạt động sản xuất kinh doanh có vẻ vẫn bình thường, doanh nghiệp vẫn đáp ứng những yêu cầu công bố thông tin, các báo cáo tài chính được kiểm toán và không có ý kiến ngoại trừ… Một ngày “đẹp trời”, ai đó phát giác ra sự thật đằng sau những tấm bình phong hoàn hảo đó khiến mọi hoạt động bị đảo lộn, hoạt động sản xuất kinh doanh ngưng trệ không có doanh thu và lợi nhuận, không đáp ứng được yêu cầu công bố thông tin, báo cáo tài chính bỗng dưng lộ những “hố đen”… Cổ phiếu bị hủy niêm yết và NĐT thì trắng tay. Một số doanh nghiệp bị hủy niêm yết có vốn điều lệ lên tới 500 tỷ đồng khiến cho một lượng lớn NĐT bỗng dưng bị mất trắng tài sản.

Không dễ nhận biết những cổ phiếu “tàng hình”? Ngay như các cơ quan quản lý thị trường, những tổ chức tư vấn niêm yết cũng không đủ tinh tường gạn lọc, vì thế những “hạt sạn” đó vẫn được niêm yết và giao dịch. Không những thế, trong một số bản cáo bạch, tổ chức tư vấn còn đưa ra nhận định triển vọng lạc quan kèm theo mức giá chào sàn khá cao. Với những tổ chức chuyên nghiệp còn như thế, NĐT cá nhân đặc biệt những người mới chập chững tham gia thị trường sao tránh khỏi bị sập bẫy?

Phân tích, đánh giá, lựa chọn cổ phiếu là công việc nhọc nhằn, thách thức rất lớn, cơ bản quyết định thành bại trong đầu tư. Điều đó cũng không là ngoại lệ ngay cả với những NĐT “cơ động”, thường xuyên “di chuyển” giữa các dòng cổ phiếu khác nhau. Một số mã cổ phiếu trong nhóm “vàng ròng”, hoạt động chốt lời gần đây diễn ra khá mạnh, khiến nhiều NĐT mua từ thời điểm cuối quý 3 phải chịu không ít áp lực. Hay những cổ phiếu cùng xu hướng các chỉ số chính, sẽ là thuận lợi nếu các chỉ số chính triển khai xu hướng tăng, nhưng khi VN-Index và HNX-Index bước vào sóng điều chỉnh, NĐT hẳn cũng phải trải qua quãng thời gian không mấy vui nếu không sáng suốt tạm đứng ngoài chờ qua nhịp điều chỉnh đó.

Sự khắc nghiệt, nét đặc trưng của TTCK bất kể là thị trường đã phát triển lâu đời hay non trẻ, tôi luyện bản lĩnh các thành viên và cũng đòi hỏi họ phải có bản lĩnh để có thể trụ được trên thị trường dù đó là NĐT, tổ chức phát hành hay bất cứ ai mà công việc có liên quan đến thị trường. Thiết lập và vận hành thị trường sao cho càng ít NĐT “bỗng dưng trắng tay”, NĐT đối mặt càng ít “rủi ro chiến bại” thì thị trường mới có thể phát triển bền vững, đóng góp thiết thực cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước./.