TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.963:PHƯƠNG PHÁP “DỰNG SỔ” (“BOOK BUILDING”) TRONG IPO

1-TỔNG QUAN:

Theo phương pháp này, một ngân hàng đầu tư (công ty chứng khoán) sẽ đứng ra dựng hồ sơ, quảng bá và đo nhu cầu thị trường đối với đợt phát hành thông qua việc dựng sổ nhu cầu mua của các nhà đầu tư (tổ chức và cá nhân) ở các mức giá khác nhau (nằm trên mức giá sàn được xác định trước).

Thông qua đó, ngân hàng đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp chốt một mức giá phát hành thống nhất cho đợt phát hành đó, đảm bảo sự thành công của đợt phát hành đồng thời mang lại hiệu quả tài chính tốt nhất cho doanh nghiệp.

Vì vậy bản chất của book building là một phương pháp giúp chủ thể phát hành xác định mức giá hiệu quả nhất cho đợt phát hành được thành công.

2-Phương pháp này có điểm khác biệt thế nào so với phương pháp đấu giá (Hà Lan) đang được áp dụng phổ biến trong hoạt động chào bán, phát hành tại HOSE và HNX?

– Có một số khác biệt giữa phương pháp phát hành dựng sổ và phương pháp đấu giá truyền thống.

Đối với phương pháp dựng sổ, doanh nghiệp và nhà tư vấn hướng tới sự thành công của đợt phát hành. Nhà tư vấn (ngân hàng đầu tư) đo nhu cầu thị trường và điều chỉnh đợt phát hành một cách linh hoạt, trong khi đối với phương pháp đấu giá, việc đo lường nhu cầu thị trường rất hạn chế nên có thể bị thất bại.

Đối với phương pháp dựng sổ, giá chốt phát hành sẽ là một mức giá duy nhất cho các nhà đầu tư. Việc phân bổ chứng khoán thường do ngân hàng đầu tư (công ty chứng khoán) quyết định dựa trên sổ đăng ký.

Trong khi đó, phương pháp đấu giá kiểu Hà Lan, các mức giá trúng sẽ lựa chọn từ cao xuống thấp, nghĩa là sẽ có nhiều mức giá trúng khác nhau. Phương pháp đấu giá kiểu Hà Lan có xu hướng quan tâm nhiều hơn và hướng tới việc tối đa hóa số tiền thu được của đợt phát hành.

Trong thực tế tại một số quốc gia phát triển, việc dựng sổ khi IPO thường giúp nhà đầu tư tham gia thị trường sơ cấp có được một cái giá khá “dễ chịu” và họ có khả năng có lãi khi cổ phiếu chào sàn sau đó. Việc này làm tăng sức hấp dẫn của phương pháp dựng sổ đối với các nhà đầu tư.

3-Liệu phương pháp này có thể được áp dụng phổ biến hơn so với đấu giá theo truyền thống? Liệu có giúp hoạt động thoái vốn và cổ phần hóa nhanh hơn?

– Mỗi phương pháp phát hành đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định. Ưu điểm của phương pháp đấu giá kiểu Hà Lan là dễ thực hiện, có thể tối đa hóa số tiền thu được từ đợt phát hành.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tạo ra nhiều mức giá cho các nhà đầu tư khác nhau trong cùng một đợt phát hành, dẫn đến sự e dè và thận trọng khi tham gia.

Hơn nữa, chủ thể phát hành khó đo lường được mức độ thành công của đợt phát hành, dẫn đến những trường hợp ế đấu giá như chúng ta đã chứng kiến.

Nếu áp dụng phương pháp dựng sổ, kết hợp với việc ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán thực hiện bảo lãnh phát hành thì xác xuất thành công đối với IPO hoặc thoái vốn sẽ cao hơn.

Việc đẩy nhanh hoạt động thoái vốn Nhà nước và cổ phần hóa tại Việt Nam không thực sự phụ thuộc vào việc áp dụng phương pháp nào, mà phụ thuộc vào ý chí của người đứng đầu doanh nghiệp, của bộ ngành chủ quản. Nếu họ muốn làm nhanh như Bộ Giao Thông đã làm trong năm qua thì họ có thể làm tốt.

Tuy nhiên, như tôi đã nói, việc áp dụng phương pháp dựng sổ kèm theo bảo lãnh phát hành sẽ đảm bảo tính thành công cao hơn của đợt phát hành/ thoái vốn, mặc dù có thể không nhất thiết tối đa hóa số tiền thu được từ đợt phát hành.

Phương pháp đấu giá Hà Lan nhưng áp dụng cùng một mức giá cho các nhà đầu tư trúng giá. Đó là mức giá trúng thấp nhất.

Việc này sẽ làm giảm tính thận trọng của nhà đầu tư tham gia và làm tăng xác xuất thành công của đợt đấu giá, mặc dù có thể không tối đa hóa số tiền thu được

4-Diện mạo của hoạt động tư vấn, ngân hàng đầu tư tại Việt Nam nếu áp dụng book building?

– Việc áp dụng phương pháp dựng sổ hiện nay đã được các công ty chứng khoán áp dụng cho các đợt phát hành riêng lẻ.

Tuy nhiên, việc áp dụng cho các đợt phát hành đại chúng là chưa khả thi do hồ sơ phát hành trình lên cơ quan chức năng phải quy định mức giá phát hành ngay, mà thông tin này chỉ có được sau khi việc dựng sổ được hoàn tất.

Tôi không nghĩ hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của các công ty chứng khoán có sự tăng trưởng mạnh ngay lập tức sau khi áp dụng book building. Việc này cần thời gian để các doanh nghiệp và các nhà đầu tư làm quen.

Hơn nữa, việc dựng sổ chỉ thành công nếu áp dụng cùng bảo lãnh phát hành mà hiện tại các công ty chứng khoán Việt Nam thường có quy mô vốn nhỏ nên khá e ngại với bảo lãnh phát hành theo phương pháp chắc chắn.

Những đợt IPO lớn của các doanh nghiệp nhà nước sẽ cần các ngân hàng đầu tư quốc tế tham gia và lôi kéo các nhà đầu tư quốc tế vào cuộc để hấp thụ hết số chứng khoán chào bán.

Việc áp dụng phương pháp book building vào thị trường Việt Nam là cần thiết, chỉ là vấn đề thời gian và là tiền đề để các công ty chứng khoán cạnh tranh nhau một cách bình đẳng và thể hiện khả năng tư vấn của mình.

Tất nhiên, những công ty chứng khoán có vốn lớn, tiềm năng tài chính và có đội ngũ nhân sự giỏi sẽ thành công trong cuộc đua này.

CASE STUDY N0.962:CỔ PHIẾU BẤT ĐỘNG SẢN:KÊNH ĐÂU TƯ HẤP DẪN ??LẤY NOVALAND LÀM VÍ DỤ SO SÁNH VỚI 10 DOANH NGHIỆP BĐS ĐANG NIÊM YẾT

1-TỔNG QUAN:

  • Mặc dù đã trở thành công ty đại chúng nhưng hiện có rất ít thông tin về tình hình hoạt động và tình hình tài chính của Novaland được công khai.
  • Một số thông tin về “sức khỏe” của doanh nghiệp này vừa được hé mở khi Novaland vừa mới công bố báo cáo tài chính năm 2015; tuy vậy vẫn thiếu phần thuyết minh chi tiết.

+ Theo đó, doanh thu hợp nhất năm 2015 của Novaland đạt xấp xỉ 6.700 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 442 tỷ đồng – tăng trưởng mạnh so với kết quả của năm 2014 đạt 2.800 tỷ doanh thu và 96 tỷ đồng LNST.

+Tại thời điểm 31/12/2015, tổng tài sản của Novaland đạt xấp xỉ 26.600 tỷ đồng, tăng gần 10.500 tỷ so với một năm trước đó. Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ lần lượt là 6.095 tỷ và 3.683 tỷ đồng (vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký niêm yết là 5.963 tỷ đồng).

+ Tổng các khoản nợ phải trả tại thời điểm cuối năm 2015 đạt gần 20.500 tỷ đồng với khoản mục lớn nhất là “Người mua trả tiền trước ngắn hạn”, đạt hơn 8.100 tỷ đồng; tổng các khoản vay và nợ thuê tài chính đạt gần 8.000 tỷ còn lại là các khoản phải trả khác.

+Về cơ cấu tài sản, chiếm hơn 1/3 tài sản là các khoản phải thu (phải thu ngắn hạn 6.000 tỷ và phải thu dài hạn 3.300 tỷ); Hàng tồn kho đạt gần 7.200 tỷ đồng. Lượng tiền mặt của Novaland tại thời điểm cuối năm 2015 khá dồi dào với gần 3.900 tỷ đồng tiền, tương đương tiền cùng hơn 800 tỷ đồng đầu tư ngắn hạn.

+ Theo thông tin trong một bài viết gần đây trên Vnexpress, trong 9 tháng đầu năm 2016, Novaland đạt 7.176 tỷ đồng doanh thu – gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái nhờ bán và ghi nhận doanh thu từ các dự án đã bàn giao trong năm 2015. Lãi sau thuế 1.561 tỷ đồng, đạt 94,6% kế hoạch năm. Tổng tài sản tại thời điểm cuối tháng 9 đạt 32.480 tỷ đồng.

2-KẾ HOẠCH LÊN SÀN HOSE:

  • Cách đây ít ngày, CTCP Tập đoàn đầu tư Địa ốc No Va (NovalandGroup) đã chính thức trở thành công ty đại chúng và nộp hồ sơ niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Nhằm chuẩn bị cho việc niêm yết, Novaland đã tiến hành chốt danh sách cổ đông vào ngày 12/12. Trước thời điểm chốt danh sách, cổ phiếu Novaland được giao dịch trên thị trường OTC với mức giá đạt xấp xỉ 60.000 đồng/cp. Tại mức giá này, vốn hóa của Novaland đạt gần 36.000 tỷ đồng (~ 1,6 tỷ USD).

Theo DealStreetAsia, Ngay trước khi nộp hồ sơ niêm yết, Novaland đã phát hành riêng lẻ khoảng 10% cổ phần cho 18 nhà đầu tư, thu về 120 triệu USD, tương ứng mức định giá vào khoảng 1,2 tỷ USD.

Một khi chính thức niêm yết, Novaland sẽ trở thành một trong những công ty có vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán đồng thời là doanh nghiệp bất động sản lớn thứ 2 chỉ sau Vingroup.

Hiện Vingroup có vốn hóa thị trường đạt xấp xỉ 111.000 tỷ đồng (4,9 tỷ USD) với tổng tài sản thời điểm cuối quý 3 lên đến hơn 173.000 tỷ đồng.

 

CASE STUDY 960:HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN KHU VỰC (RCEP) VS TPP CÓ NHỮNG ĐIỂM GIỐNG & KHÁC THEN CHỐT NÀO? VÀ VN CÓ THỂ MONG ĐỢI GÌ TỪ RCEPT KHI TPP THẤT BẠI?

RCEP (Regional Comprehensive Economic Partnership) được gọi là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực.

+RCEP là một hiệp định thương mại tự do với 10 nước thành viên ASEAN và 6 nước mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand)

+ RCEP được dự đoán là một hiệp định thế kỷ, quy định các hoạt động thương mại của toàn vùng ASEAN.

+Thành viên của RCEP và TPP

+ Cả hai hiệp định có quy mô gần như tương đương.

+ Nhiều chuyên gia phân tích rằng RCEP là hiệp định đối đầu trực tiếp với TPP. Việc đối đầu này có thể nhìn thấy qua việc TPP có Mỹ mà không có Trung Quốc, và RCEP có Trung Quốc mà không có Mỹ.

+ 7 nước có mặt trong cả 2 hiệp định là Việt Nam, Brunei, Malaysia, Australia, New Zealand, Nhật và Singapore.

+Theo những thông tin được công bố tại thời điểm hiện tại, RCEP sẽ đưa ra những quy định về thương mại hàng hoá & dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế & kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, luật pháp và các mảng khác có liên quan.

+Điểm khác biệt lớn nhất của TPP và RCEP là việc áp đặt tiêu chuẩn hoạt động thương mại.

+ Không như TPP được coi là một hiệp định thế hệ mới yêu cầu sự đồng nhất chặt chẽ giữa các nước thành viên và có “chất lương cao”, RCEP đặt ra các tiêu chuẩn thấp hơn và chấp thuận việc các nước thành viên đặt các rào cản không đồng nhất. 

+RCEP chú trọng hơn vào việc phát triển đồng nhất nền kinh tế của khu vực ASEAN, kết hợp giữa tầm nhìn khu vực ASEAN + 3 của Trung Quốc và ASEAN + 6 của Nhật Bản để kết nối giữa những quốc gia đã sẵn có thoả thuận sẵn với nhau. Trong khi đó, TPP, với tầm nhìn của Mỹ, lại muốn tạo ra một sân chơi mới của thế kỷ 21, một sân chơi không có Trung Quốc. 

+Ấn Độ không đủ điều kiện để trở thành một thành viên của TPP nên RCEP là cuộc chơi khu vực chính của Ấn Độ, tương tự như vậy với Trung Quốc, mặc dù có những khó khăn khi chấp nhận các nguyên tắc cơ bản của TTP so tới RCEP 

+RCEP được bắt đầu đàm phán từ năm 2012 và luôn được diễn ra bí mật – chưa có bất kì tài liệu nào được phát hành chính thức. Chỉ mới có 1 văn bản được tổ chức KEI rò rỉ về đàm phán giữa Nhật và Hàn Quốc về Sở hữu trí tuệ với nhiều điều khoản gây tranh cãi.

CASE STUDY N0.959:”TRIỀU ĐẠI DONALD TRUMP” VS “CHỦ NGHĨA DÂN TÚY”

Dear All,

HIỆN TƯỢNG BREXIT,RỒI DUTERTE TẠI PHILIPIN,NHẤT LÀ SỰ KIỆN DONALD TRUMP THẮNG CỬ ĐANG ĐẶT RA CÂU HỎI:CÓ PHẢI CHỦ NGHĨA DÂN TÚY ĐANG THẮNG THẾ?VẬY “CHỦ NGHĨA DÂN TÚY” (“POPULISM”) NÊN HIỂU SAO CHO CHUẨN?

1-Định nghĩa của Bách Khoa Toàn Thư mở (Wikipedia)

Chủ nghĩa dân túy hay chủ nghĩa đại chúng có thể xem là một hệ tư tưởngtriết học chính trị hay một dạng luận điểm của tư tưởng chính trị xã hội trong đó so sánh “nhân dân” với tầng lớp “tinh hoa”, bảo vệ nguyện vọng và quyền lợi cho nhân dân, kêu gọi sự thay đổi hệ thống chính trị và xã hội. Từ điển Cambridge định nghĩa chủ nghĩa dân túy là “những tư tưởng và hoạt động chính trị với mục đích đại diện cho nguyện vọng và nhu cầu của người dân bình thường”.

2-Sơ lược lịch sử :

2.1-Ở Nga

Đây là trào lưu tư tưởng xã hội theo chủ nghĩa không tưởng[cần dẫn nguồn]mang tính nông dân của tầng lớp thanh niên trí thức Nga, xuất hiện ở Ngacuối thế kỉ 19. Những người sáng lập là Ghecxen (A. I. Gercen), Checnưsepxki (N. G. Chernyshevskij). Trong những năm 1870, những nhà tư tưởng tiêu biểu nhất của CNDT là Bakunin (M. A. Bakunin), Laprôp (P. L. Lavrov), Mikhailôpxki (N. K. Mikhajlovskij).

Đặc trưng của chủ nghĩa dân túy này là tư tưởng dân chủ nông dân, mơ ước chủ nghĩa xã hội với hi vọng bỏ qua chủ nghĩa tư bản, cho rằng có thể tiến lên chủ nghĩa xã hội bằng hình thức công xã nông thôn, cho giai cấp nông dân (do trí thức lãnh đạo) là động lực chính của cách mạng. Những năm 70, 80 thế kỉ 19, chủ nghĩa dân túy có vai trò tích cực chống Nga hoàng. Nhưng về sau, CNDT đã trở thành một trở ngại cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác(Marx) vào nước Nga.

2.2-Ở Mỹ

+ Chủ nghĩa dân túy ở Mỹ có một lịch sử rất phức tạp:Tom Watson là một trường hợp khá ngạo ngược. Cuối đời khi ông leo lên đến chức Thượng nghị sĩ, ông ta khơi gợi sự thù địch của những người Tin lành da trắng chống lại dân da đen, dân Công giáo và Do Thái. Nhưng lúc đầu với tư cách là thủ lĩnh của Đảng Nhân dân (People’s Party), ông kêu gọi dân nghèo da trắng và da đen hợp sức nhau để chấm dứt một hệ thống mà ông cho là do tiền bạc sai khiến.

Chủ nghĩa dân túy có một đặc điểm là sự thay đổi như chong chóng của nó. Nó có thể dẫn tới cải cách, hay là phản động, có thể là một kiểu lý tưởng, mà cũng có thể muốn đổ vấy tội lỗi cho ai đó. Chủ nghĩa dân túy nở rộ vào thời kỳ của Watson, thời kỳ có vẻ thịnh vượng nhưng lại tiềm ẩn những vấn đề xã hội lớn

+ Hơn một thế kỷ sau, cháu chắt của những di dân đó trong mùa hè năm 2015 lại đang tung hô Donald Trump khi ông ta lên án những thế hệ di dân mới nhất với những lời lẽ y như năm xưa.

Và cũng giống như thời kỳ chúng ta đang sống đây, ai cũng cho mình là cột trụ của nước Mỹ cả, thời Watson là những nhà sản xuất, còn bây giờ là giai cấp trung lưu, những người này cảm thấy là mình đang bị cho ra rìa, mà họ sống cũng đâu tới nỗi nào. Bernie Sanders thì lôi cuối giới có học ở thành thị, trong khi Trump thì rất hấp dẫn dưới con mắt của dân làm ăn tỉnh lẻ. Họ là những người cảm thấy quyền của mình bị xâm hại, họ cứ tơ tưởng tới một nước Mỹ quá khứ mà họ cho là tốt đẹp hơn hiện nay, và nước Mỹ đó lại đang bị đe dọa nữa.

+ Chủ nghĩa dân túy không phải là một ý thức hệ, mà là một luận điệu, hay một lập trường. Những người dân túy hay nói về cái thiện chống cái ác, và họ đáp trả những câu hỏi phức tạp bằng những câu trả lời đơn giản. (Ví dụ ông Trump nói như thế này: “Thương mại à? Chúng tôi sẽ khắc phục thôi! Bảo hiểm y tế à? Chúng tôi cũng sẽ giải quyết!”).

+Quan điểm dân túy nghi ngờ sự thương lượng và thỏa hiệp bình thường vốn tạo thành cơ chế quản trị dân chủ.

Chủ nghĩa dân túy cũng hay có kiểu thuyết âm mưu, hay là nói rằng tận thế tới nơi rồi vậy. Chẳng hạn như họ thuyết phục mọi người tin mình là thuộc nhóm đa số tuyệt vời đang bị những bọn xấu nào đó xâm hại, ví dụ như là bọn Mễ, bọn Do Thái, bọn tỉ phú, hay là các nhà chính trị.

+ Nhưng quan trọng nhất là chủ nghĩa dân túy tìm kiếm và kích động tiếng nói của dân chúng. Cả những người ủng hộ Sanders lẫn Trump đều tán thưởng sự dám nói của hai ông này về những gì họ cảm nhận thấy nhưng các chính trị gia lại không dám nói ra. Một người ủng hộ ông Bernie nói với đài ABC News: “Có thể là tôi không hoàn toàn đồng ý với Bernie nhưng ông ấy có các giá trị và ông sẽ trung thành với những giá trị ấy, và ông ấy sẽ không lừa dối chúng tôi”. Còn luận điệu của ông Trump thì rất thẳng thắn đến mức lỗ mãng và làm cho những người ủng hộ ông cảm thấy sự chân thành.

+ Cùng một thời khắc chính trị, hai hiện tượng Trump và Bernie có vẻ giống nhau. Cả hai đều không phải là những cá nhân trung thành với đảng phái. Sự hấp dẫn của họ đến từ mối quan hệ trực tiếp của họ với ủng hộ viên chứ không thông qua một định chế nào. Cả hai đều chống những hiệp định thương mại với nước ngoài, chỉ trích tình hình thất nghiệp không chính thức, bực bội với tầng lớp chính khách, với việc các chính khách xin những đồng tiền bẩn để tiếp tục nắm quyền. Ông Trump tố cáo những lỗ hổng thuế khóa mà bọn đầu tư có thể trục lợi. Đây là một luận điểm thường thấy ở những người thiên tả. Ông nói với hãng truyền hình CBS là “những tay đầu tư mạo hiểm là bọn giết người mà không bị trừng phạt, chúng tung giấy tờ chạy lòng vòng, còn tiền bạc thì chạy vào túi chúng nó”.

Nhưng sự khác nhau giữa Sanders và Trump là rất lớn ngoài chuyện khác nhau về kiểu cách cá nhân, hay là khuynh hướng chính trị.

Ông Sanders, là một người mà trong phần lớn sự nghiệp đứng ngoài chính quyền, lại tin tưởng mạnh mẽ vào chính trị. Ông cho rằng chính trị là nơi đối kháng nhau của các giai cấp (về chuyện này ông còn cứng hơn cả bà Elizabeth Warren, ông rất không ưa những người giàu có), nhưng ông tin là sự đối kháng đó có thể giải quyết được bằng bầu cử và lập pháp. Cái mà ông gọi là cuộc cách mạng chính trị chính là một cuộc cải cách, có thể là rộng khắp nhưng đáng làm. Ông đề nghị đánh thuế các giao dịch tài chính, chia nhỏ các ngân hàng quá lớn, nhưng ông không đề nghị quốc hữu hóa nhà băng. Ý tưởng của ông có thể làm những nhà tài phiệt phố Wall lo sợ, nhưng các quan điểm đó có thể được biện giải một cách thuyết phục và duy lý.

Còn ông Trump (dù ông ấy thực sự tin vào cái gì đi nữa) lại đang chơi trò chống chính trị. Mà chuyện chống chính trị cũng chẳng xa lạ gì trong lịch sử nước Mỹ. Các ông George Wallace, Ross Perot đều như thế cả. Ngay cả các vị được bầu làm tổng thống như Jimmy Carter, Ronald Reagan, Barack Obama đều từng thắng cử với chuyện chỉ trích hoặc vượt lên cái kiểu đáng ghét của chính khách và chính phủ. Ông Trump thì nói đến chuyện đó theo kiểu mị dân. Ông làm cho người ta thấy là trong vốn từ vựng của ông, không có từ nào dơ bẩn hơn từ “chính trị gia”. Ông kích động đám công chúng của ông, làm họ ghét hơn nữa chuyện giải quyết các vấn đề bằng biện pháp chính trị.

Từ chuyện Trung Quốc, chuyện Nhà nước Hồi giáo, chuyện di dân, chuyện thất nghiệp, chuyện các nhà tài phiệt, … ông nói với họ là đơn giản thôi, hãy để ông giải quyết hết. Nào là ông sẽ xây một bức tường, rồi ông sẽ trục xuất 11 triệu người, ông sẽ sửa Tu chính án số 14 (về quyền công dân và sự bảo vệ bình đẳng trước pháp luật), ông sẽ tạo việc làm, ông sẽ giết bọn khủng bố. Ngoài ông ra chẳng có cái gì khác, ông là một nhà lãnh đạo có thể kéo đất nước khỏi sự tuột dốc bằng chính cá nhân của ông thôi. Hồi nói chuyện ở Mobile, bang Alabama, ông dừng lại một chút để hỏi là liệu có cần một chính phủ đại diện hay không. Sau nhiều lần dẫn đầu các cuộc thăm dò, ông nói với cử tọa 30 ngàn người là “Tại sao lại cần bầu cử? Chúng ta không cần bầu cử”. Khi ông nhíu mày rồi trề môi ra, ông tỏ ra là một diễn viên (showman) đang giả bộ làm một lãnh đạo chuyên quyền (strongman).

+Trong lịch sử nước Mỹ chẳng có mấy người dân túy mà giành được quyền lực ; Thể chế dân chủ của chúng ta không hợp với chuyện đó. Nhưng có các ví dụ về việc những người dân túy tuy thất bại trên con đường dẫn đến dinh tổng thống, nhưng họ giúp mở rộng phạm vi tranh luận, qua đó rốt cuộc có thể dẫn đến các cải tổ quan trọng (như trường hợp Robert M. La Follette, Sr.);

+ Dù họ ít khi đắc cử tổng thống, nhưng họ có thể họ làm trong sạch hơn hoặc làm ô nhiễm hơn bầu không khí chính trị như trường hợp của Tom Watson.

CASE STUDY N0.958: Cổ phiếu Faros: Gã khổng lồ có đôi chân đất sét?

Theo kế hoạch, CTCP Xây dựng Faros (mã chứng khoán: ROS) sẽ triệu tập ĐHĐCĐ bất thường trong tháng 11 này để thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ.

Nội dung và phương án tăng vốn vẫn chưa được chính thức công bố, tuy nhiên nếu việc này được Đại hội đồng cổ đông thông qua, “thần đồng” ROS sẽ có lần tăng vốn thứ 6 trong thời gian ngắn ngủi kể từ năm 2014, để biến một “cậu bé” vô danh thành một gã khổng lồ.

 
 

Quá trình lớn nhanh như thổi của Faros diễn ra như sau: Ngày 01/03/2011: Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư Hạ tầng Vĩnh Hà (tiền thân của Faros) được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0105167581 với số vốn điều lệ ban đầu là 1,5 tỷ đồng; Ngày 24/04/2014: Tăng vốn điều lệ lên 225 tỷ đồng thông qua việc phát hành hơn 22,35 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu; Ngày 13/05/2015: Đổi tên thành Công ty Cổ phần Xây dựng Faros; Ngày 04/06/2015: Tăng vốn điều lệ lên 1.125 tỷ đồng; Ngày 16/12/2015: Tăng vốn điều lệ lên 3.037 tỷ đồng; Ngày 27/01/2016: Tăng vốn điều lệ lên 3.500 tỷ đồng; Ngày 21/03/2016: Tăng vốn điều lệ lên 4.300 tỷ đồng thông qua phát hành riêng lẻ 80 triệu cổ phiếu.

 

Lịch sử phát hành cổ phiếu để tăng vốn của Faros.

Theo bản cáo bạch của công ty, ROS chỉ có 2 cổ đông lớn là ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch HĐQT tập đoàn FLC) sở hữu gần 180 triệu cổ phiếu (41,79%) và Công ty TNHH MTV FLC Land sở hữu gần 22,5 triệu cổ phiếu (5,23%). Mới đây, trong tháng 9/2016, cổ đông lớn Trịnh Văn Quyết đã mua vào 99.850.005 cổ phiếu ROS để tăng tỷ lệ sở hữu từ 41,79% lên thành 65,01%, giao dịch được thực hiện chỉ trong vòng 4 ngày từ ngày 22/09 – 26/09/2016. Như vậy, tổng số cổ phiếu ROS đang được ông Quyết nắm giữ là 279.558.755 cổ phần.

 

Cơ cấu sở hữu đối với cổ đông lớn của Faros.

Chính thức giao dịch trên sàn HOSE từ ngày 01/09/2016 với giá tham chiếu 10.500 đồng/cổ phiếu, ROS cũng có bước chạy thần tốc về giá hệt như việc tăng vốn của công ty này. Sau chuỗi ngày tăng giá không ngơi nghỉ, ROS đạt đỉnh 120.000 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 15/11, tăng 1.042% so với thời điểm mới lên sàn. Cùng với việc liên tục mua vào cổ phiếu, mức tăng này đã giúp ông Trịnh Văn Quyết trở thành người giàu nhất (trên giấy) của sàn chứng khoán Việt Nam với khối tài sản 33.547 tỷ đồng chỉ riêng đối với việc nắm giữ cổ phiếu ROS.

 

Biểu đồ giá của cổ phiếu ROS kể từ ngày lên sàn.

Trên các diễn đàn về chứng khoán, nhiều nhà đầu tư nhận định đây không được coi là mức tăng giá của một cổ phiếu trên thị trường xác định bởi cầu và cung mà có lẽ nó được tạo ra bởi những giao dịch thỏa thuận không dùng tiền mặt. Thay vào đó, các giao dịch này cho phép thanh toán bù trừ, do vậy danh hiệu giàu nhất sàn chứng khoán của ông Quyết có thể trở nên “ảo” hơn trong mắt các nhà đầu tư.

Vấn đề là không ai biết trước tương lại giá cổ phiếu ROS sẽ ra sao, do vậy các nhà đầu tư mua bán cổ phiếu ROS trên sàn vẫn tranh thủ lướt sóng kiếm lời trong một tâm trạng kích thích tột độ.

Điểm lại kết quả kinh doanh của ROS trong quý 3/2016, Công ty đạt doanh thu thuần 432,3 tỷ đồng, tăng 75% so với cùng kỳ năm 2015, lợi nhuận ròng ghi nhận 78,7 tỷ đồng, tăng trưởng 59%. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2016, ROS đạt doanh thu thuần 1.504,8 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước và tương đương 46% kế hoạch cả năm. Theo đó, lãi trước thuế 9 tháng cũng tăng gấp 3 lần ghi nhận 290 tỷ đồng và 60% chỉ tiêu năm đề ra.

 

Kết quả kinh doanh của Faros trong 3 năm qua.

Điểm lại giao dịch trong vòng 1 tháng qua, ROS đã tăng giá 102%, khối lượng giao dịch bình quân 1,69 triệu cổ phiếu/ngày. Tuy nhiên, so với những bluechip khác, thanh khoản của ROS không phải là cao khi bình quân giao dịch là 1,69 triệu cổ phiếu/ngày. Khối lượng giao dịch cao nhất cũng chỉ 3,12 triệu cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 27/10, trong khi phiên 17/10 chỉ có 666.140 cổ phiếu được chuyển nhượng thành công.

CASE STUDY N0. 957 :Nỗi buồn mang tên nợ nần của bầu Đức

PS: HY VỌNG PHẠM NHẬT VƯỢNG + TRẦN VĂN QUYẾT ĐỌC KỸ BÀI NÀY !

FYR: Vietnamese Tycoon Gets Caught Up in Nation’s Debt Boom

http://www.viet-studies.net/kinhte/kinhte.htm

 

Một thập kỷ trước, Đoàn Nguyên Đức nổi lên là một trong những ông trùm kinh doanh bất động sản ở Việt Nam. Nhưng giờ đây, vị này đang phải đối mặt với khoản nợ nần lên tới 1,2 tỷ USD vì biến động giá thị trường.

Làn da rám nắng, thân hình chắc nịch với bộ ria mét dày, bầu Đức là đại gia Việt đầu tiên mua máy bay riêng. Ông sở hữu đồn điền cao su rộng lớn, trải dài ở khu vực biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia, trang trại bò và cả nhà máy gỗ cũng như những công trình bất động sản.

Một buổi sáng năm 2009, khi dùng phở cùng phóng viên tại TP HCM, ông nói mình đang để mắt tới 20% cổ phần của câu lạc bộ bóng đá Anh Arsenal. Thương vụ đó không bao giờ được hoàn tất, còn hoạt động của Hoàng Anh Gia Lai bước sang một thời kỳ khác: xem xét những kế hoạch để cứu vãn những công ty con đang ngập trong nợ.

Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng vấn đề của HAGL không khác nhiều so với những doanh nghiệp quốc nội khác, và là hậu quả từ sự bùng nổ nợ doanh nghiệp trong những năm gần đây.

Tái cơ cấu nợ cho các doanh nghiệp rất khó khăn, nhưng nhiều người kỳ vọng cách xử lý của bầu Đức và những chủ nợ của ông cho vấn đề khủng hoảng nợ tại HAGL nếu thành công có thể sẽ là một chỉ báo cho bước ngoặt tăng trưởng đột phá tiếp theo của nền kinh tế.

Xây dựng công ty vào những năm 1990, từ một xưởng đồ gỗ, đến nay, bầu Đức đã nắm trong tay một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam, với tổng tài sản 2,27 tỷ USD (tính đến cuối tháng 6/2016), doanh thu 163 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2015.

“Rất nhiều đơn vị từng muốn trở thành chủ nợ của HAGL. Hoạt động kinh doanh của công ty trước đây rất ổn và ông Đức có mối quan hệ tốt với các ngân hàng. Ông ấy từng giống như một ngôi sao”, ông Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hiện là cố vấn kinh tế cho Chính phủ chia sẻ.

“Nhưng giờ đây HAGL đầu tư đa ngành, với tốc độ chuyển dịch quá nhanh khiến người ta không biết đâu mới là ngành kinh doanh cốt lõi của tập đoàn”

Giá cổ phiếu của công ty bầu Đức đã giảm khoảng 60% trong năm nay. Để cứu vãn tập đoàn, ông Đức đã bán đi nhiều tài sản, nhưng quyết giữ trang trại bò cùng học viện bóng đá, nơi ông gửi gắm kỳ vọng về một lứa cầu thủ chuyên nghiệp của riêng mình.

Vào tháng 9, bầu Đức lần đầu tiên nói về dự định bán một phần trong số 80.000 ha cao su tại Lào cho đối tác nước ngoài để thu về tối thiểu 8.000 tỷ đồng giải quyết nợ trong năm 2017. Trong khi đó, các chủ nợ của HAGL từng tổ chức cuộc họp kín bàn về vấn đề hỗ trợ cho tập đoàn này vượt qua giai đoạn khó khăn, tái cơ cấu các khoản nợ.

Hiện HAGL đang có khoản nợ trị giá 324 triệu USD với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ông Cấn Văn Lực, cố vấn đặc biệt của BIDV, cho biết sẽ là rất khó khăn để tất cả các bên có sự đồng thuận về một kế hoạch “giải cứu nợ” cho công ty của bầu Đức.

“Nhưng nếu chúng ta có thể làm điều đó, nó có thể tạo ra một khuôn khổ mới cho việc giải quyết tất cả các vấn đề nợ đang tồn tại trong nhiều công ty tư nhân của Việt Nam”, ông Lực nói.

CASE STUDY N0.956:NHỮNG ƯU & NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH DÂN CHỦ KIỂU HOA KỲ

I- Các ưu điểm chính có thể được liệt kê vắn tắc như sau:

 

  1. Kinh tế phát triển:

 

Tuy lợi tức đổ đầu người không phải đứng đầu thế giới, nhưng với dân số lớn, Hoa Kỳ nghiễm nhiên là cường quốc số một về kinh tế, quân sự, chính trị và ngay cả văn hóa.

 

Theo Wikipedia thì theo ước tính năm 2016, dân số Hoa Kỳ trên 300 triệu, nominal GDP $18,558 tỷ Mỹ Kim (nhất thế giới) và lợi tức đổ đầu người $57,220 Mỹ Kim (thứ 6 trên thế giới). Nếu tính theo tiêu chuẩn GDP (PPP) thì Hoa Kỳ thứ nhì thế giới sau Trung Quốc và thứ 10 trên thế giới tính theo lợi tức đổ đầu người.

 

Dĩ nhiên Trung Quốc với dân số 1.376 tỷ người và lợi tức đổ đầu người là $8,239 nominal (thứ 72 trên thế giới) và $15,095 PPP (thứ 83 trên thế giới) còn thua rất xa trên bình diện kinh tế.

 

Để so sánh rộng hơn, chúng ta thấy rằng, cũng theo Wikipedia, nominal GDP đổ đầu người các quốc gia như sau (ước tính hoặc 2015 hoặc 2016):

 

Úc $51,642 (thứ 9)

Canada $40,409 (thứ 15)

Pháp $37,675 (thứ 20)

Anh $43,771 (thứ 13)

Đức $41,267 (thứ 20)

Nhật Bản $32,480 (thứ 35)

Nam Hàn $25,989 (không thấy sắp hạng)

Đài Loan $21,571 (thứ 39)

Nga Sô $7,742 (thứ 72) tuy nhiên theo tiêu chuẩn PPP thì $25,185 (thứ 53)

Việt Nam $2,321 (không thấy sắp hạng)

 

  1. Có tam quyền phân lập đúng nghĩa:

 

Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên trên thế giới đã hiến định hóa trong một bản hiến pháp thành văn (written constitution) quan điểm tam quyền phân lập của tư tưởng gia chính trị Pháp Montesquieu trong cuốn sách lừng danh của ông là Vạn Pháp Tinh Lý (Spirit of Laws). Một cách tóm tắc, quyền lực quốc gia không thể gồm trong tay một cá nhân hay một định chế duy nhất, mà phải phân chia làm 3 phần (Hành Pháp. Lập Pháp và Tư Pháp) và giao cho 3 định chế độc lập và khác nhau hành xử.

 

Nhờ quan điểm tam quyền phân lập này mà chế độ chính trị Hoa Kỳ tránh được độc tài và từ đó, tư pháp của Hoa Kỳ, qua một Tối Cao Pháp Viện chí công vô tư, đã khai triển và phát huy tột bực quan điểm pháp trị, vốn là trọng tâm của quan điểm tam quyền phân lập.

 

  1. Có phân quyền hàng dọc:

 

Tam quyền phân lập có thể hiểu như chế độ phân quyền hang ngang (lateral separation of powers) vì Hành Pháp, Lập Pháp và Tư Pháp là những vế quyền lực hàng ngang bằng nhau. Trong khi đó, phân quyền, như được khắc ghi trong hiến pháp, giữa chính quyền liên bang và các chính quyền tiểu bang, có thể được xem là phân quyền hàng dọc (vertical separation of powers). Hàng dọc không những vì đẳng cấp của liên bang hay trung ương, trên nguyên tắc, cao hơn tiểu bang. Mà vì theo tinh thần của luật hiến pháp, nếu có sự xung đột giữa một điều luật của liên bang và tiểu bang, thì điều luật của tiểu bang sẽ phải nhường bước, đến mực độ của sự sai biệt.

 

Tuy nhiên một cách tổng quát, sự phân quyền minh bạch và thành văn. Chính quyền liên bang không thể vi phạm quyền hạn của các tiểu bang và như thế sự độc tài sẽ bị kềm chế hoặc giảm thiểu.

 

  1. Có Quyền của công dân cá thể:

 

Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, ưu điểm quan trọng nhất của nền dân chủ Hoa Kỳ nằm nơi sự hiến định hóa các quyền công dân cá thể, qua các điều khoảng sau đây:

 

Một ước chương về các quyền (Bill of rights) hiến định hóa năm 1789 bỡi James Madison (vị tổng thống thứ 4), quy định các quyền sau đây qua 10 điều tu chính (amendment) hiến pháp:

 

  1. Quyền tự do ngôn luận, báo chí, tôn giáo và yêu cầu chính quyền (petition)
  2. Quyền giữ và mang vũ khí
  3. Quyền không cho quân đội cư ngụ trong nhà
  4. Quyền được bảo vệ không cho phép lục soát hoặc tịch thu vô lý
  5. Quyền được xét xử theo trình tự luật pháp
  6. Quyền được xét xử bỡi một bồi thẩm đoàn, nhanh chóng, công khai và được luật sư đại diện
  7. Quyền được xét xử bỡi bồi thẩm đoàn trong các tranh tụng dân sự
  8. Được bảo vệ tránh những đòi hỏi quá đáng về tiền tại ngoại hầu tra và những hình phạt tàn nhẫn và bất thường
  9. Sự bảo vệ những quyền không ghi trong hiến pháp
  10. Sự bảo vệ quyền của các tiểu bang và của nhân dân

 

Tiếp theo Ước chương về các quyền này các điều tu chính 14 (quyền công dân- 1868), 15 (quyền đầu phiếu- 1870), 19 (quyền đầu phiếu của phụ nữ- 1920) và 26 (tuổi được đầu phiếu- 1971) được thông qua.

 

Kết quả là tuy hiến pháp và luật lệ Hoa Kỳ, từ liên bang đến tiểu bang vô cùng phức tạp, bao gồm hằng ngàn định chế từ chính trị đến quân sự, từ nhà nước đến xã hội dân sự, từ tài chánh đến tôn giáo, nhưng con người cá thể vẫn luôn là trọng tâm của quốc gia. Từ đó đưa đến sự phát huy con người cá thể, tạo nên xã hội phồn vinh và những tư tưởng khai phóng cho nhân loại.

 

Tuy nhiên, nền chính trị Hoa Kỳ hiện nay có phải là một trật tự chính trị hoàn hảo hay không?

 

Câu trả lời là không và tôi xin nêu ra những khuyết điểm sau đây.

 

II –CÁC NHƯỢC ĐIỂM :

 

  1. Electoral college thay vì trực tiếp đầu phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống:

 

Khuyết điểm dễ nhận diện nhất là chế độ bầu cử tổng thống qua electoral college thay vì trực tiếp đầu phiếu. Có nghĩa là, khi bầu cử thì mỗi tiểu bang chọn lưa những electors (đại diện cử tri) cho ứng cử viên thắng cử. Số electors trong mỗi tiểu bang, một cách tổng quát, tương đương với tổng số dân biểu (congressmen and women) và thượng nghị sĩ (senators) tiểu bang đó có trong quốc hội. Trừ tại các tiểu bang Maine và Nebraska, thì các tiểu bang khác theo thể thức bầu cử “winner takes all” tức ứng cử viên thắng cử sẽ dành trọn số electors trong tiểu bang.

 

Toàn thể Hoa Kỳ có 538 electors tức 435 dân biểu, 100 thương nghị sĩ và 3 electors từ District of Columbia bao gồm Washington DC là thủ đô liên bang. Ứng cử viên nào đạt được 270 electors sẽ đắc cử. Một điều đáng ghi nhớ là các electors này tuyên thệ bầu cho ứng cử viên đắc cử, nhưng luật lệ thay đổi tùy tiểu bang. Nhiều tiểu bang quy định tội hình luật nếu các electors không bầu phiếu cho ứng cử viên thắng cử trong tiểu bang. Có tiểu bang thì không. Những electors không bầu theo quy định được gọi là faithless electors. Những faithless electors này rất hiếm hoi. Trong lịch sử Hpa Kỳ đến nay chỉ có 157 người. Lần cuối cùng năm 2004 tại tiểu bang Minnesota.

 

Dĩ nhiên, có nhiều trường hợp xảy ra khi người đắc cử tổng thống chiếm đa số electors nhưng lại là thiểu số cử tri toàn quốc, như cuộc tranh cử giữa George W Bush và Al Gore năm 2000. Bush thắng 271 eletoral votes. Gore 266 (vì một elector tại District of Columbia không bỏ phiếu). Tuy nhiên Gore được số phiếu cử tri toàn quốc cao hơn khoảng 540,000 phiếu.

 

Nguồn gốc của electoral college và các electors phát xuất từ giới điền chủ Hoa Kỳ từ thủa lập quốc, trước khi cuộc chiến tranh dành độc lập khỏi Đế Quốc Anh. Họ là một giai cấp giàu có và trí thức, lãnh đạo cuộc chiến và muốn bảo vệ quyền lợi vị kỷ của mình.

 

Ngày nay, rõ ràng hệ thống bầu cử này không còn lý do tồn tại. Nền dân chủ Hoa Kỳ sẽ vững mạnh và hợp lý hơn nếu được cải tổ đặt căn bản trên đa số tuyệt đối (absolute majority) phiếu trực tiếp của người dân.

 

Hiện giờ, trên lý thuyết (và chưa bao giờ xảy ra trên thực tế), một liên danh ứng cử tổng thống Hoa Kỳ có thể chiếm đa số electors trong một cuộc bầu cử. Nhưng khi các electors bỏ phiếu thì họ có thể bầu cho liên danh ứng cử kia và lúc đó, nền dân chủ Hoa Kỳ sẽ trải qua một khủng hoảng lớn.

 

  1. Sự sai biệt giàu nghèo trong xã hội quá xa:

 

Khi so với Úc và các quốc gia Tây Âu thì Hoa Kỳ thua hẳn trên phương diện này. Theo http://fortune.com/2015/09/30/america-wealth-inequality thì trong 55 quốc gia họ nghiên cứu, Hoa Kỳ đứng đầu về sự bất công giữa giàu và nghèo. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia ít ỏi, kinh tế phát triển mà không có bảo đảm y tế hoàn vũ (universal medicare) như các cường quốc dân chủ khác, cho đến khi ObamaCare xuất hiện. Nhưng ObamaCare cũng chỉ là vá víu và không thể gọi là có tính hoàn vũ như tại Úc và các nước Tây Phương được.

 

Những phúc lợi xã hội tại Hoa Kỳ cũng thấp khi so sánh với các nền dân chủ cùng một trình độ phát triển khác trên thế giới.

 

Trên bình diện này, cuộc chạy đua giành chức vụ ứng cử viên đảng Dân Chủ giữa Hillary Clinton và TNS Bernie Sanders đem lại nhiều chỉ dẫn quan trọng cho xã hội Hoa Kỳ trong tương lai, mặc dầu ông thua cuộc sít sao và phải nhường ghế ứng cử viên cho Hillary Clinton. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, Sanders đại diện cho một trào lưu đang đi lên, không những trong đảng Dân Chủ mà trong xã hội Hoa Kỳ nói chung. Đó là các lý tưởng có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa (đúng nghĩa, không phải xã hội chủ nghĩa theo kiểu Mác Xít) như công bằng xã hội, đa văn hóa bao gồm các sắc tộc da đen, Hispanics, tăng cường trợ cấp xã hội cho người nghèo, đại học miễn phí, bảo đảm y tế hoàn vũ etc…

 

Tuy Sanders thất bại trong chiến dịch trở thành ứng cử viên tổng thống năm 2016, nhưng những bảng giá trị ông đại diện sẽ sống còn trong tương lai và sẽ ảnh hưởng mạnh đến xã hội Hoa Kỳ trong tương lai.

 

  1. Hoa Kỳ không phải là một chế độ chính trị đa đảng chân chính:

 

Tuy quyền tự do thành lập đảng phái tại Hoa Kỳ phổ thông và nhiều đảng phái được thành lập. Tuy nhiên chính trường Hoa Kỳ từ lâu đã bị lưỡng đảng ngự trị và ở cấp bậc liên bang, không có đảng phái (và rất hiếm hoi có ứng cử viên độc lập) đắc cử vào Hành Pháp và Lập Pháp. Có thể nói rằng, Hoa Kỳ là một chế độ chính trị lưỡng đảng toàn diện ở cấp liên bang.

 

Ở các cấp địa phương và tiểu bang, thỉnh thoảng có các ứng viên các nhóm hoặc đảng phái nhỏ hơn đắc cử vào các chức vụ hành pháp, lập pháp, và tư pháp (vì tại Hoa Kỳ thỉnh thoảng vẫn có bầu cử các quan tòa) etc…Nhưng lưỡng đảng Dân Chủ và Cộng Hòa vẫn ngự trị gần như tuyệt đối, trong các quốc hội tiểu bang và các chức vụ thống đốc tiểu bang. Hậu quả là nền dân chủ Hoa Kỳ thiếu sự sinh động và sáng tạo, từ các đáy tầng (grassroot) của xã hội như tại Úc và các quốc gia dân chủ tiến bộ khác.

 

Khi lưỡng đảng độc chiếm môi trường chính trị, thì các phe nhóm lợi ích lộng hành. Hoa Kỳ là một quốc gia tài nguyên vô tận. Các nhóm lợi ích, từ nhà nước như FBI, CIA, Ngũ Giác Đài …đến xã hội dân sự như các cơ quan tài phiệt, tôn giáo (nhất là các nhóm truyền giáo cực đoan Evengelicals), kỹ nghệ vũ khí, Wall Street… chỉ cần vận dụng, ảnh hưởng hoặc xâm nhập một trong 2 đảng, hoặc cả 2, là có thể thống trị xã hội Hoa Kỳ.

 

Điều nàu hoàn toàn không thể xảy ra hoặc sẽ rất khó xảy ra trong một nền dân chủ đa nguyên, đa đảng chân chính.

 

III- Đâu là nguyên nhân của những khuyết điểm nêu trên của nền dân chủ Hoa Kỳ?

 

Nguyên nhân dĩ nhiên bao quát và rất đa diện. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, có 2 nguyên nhân quan trọng nhất liên hệ đến luật bầu cử các đại diện chính trị trong chính quyền:

 

  1. Quyền tuyệt đối quyết định đi bầu phiếu hay không bầu phiếu:

 

Có thể gọi đây là quyền tự do bầu cử tuyệt đối tại Hoa Kỳ. Một công dân Hoa Kỳ có quyền đi bầu, hay không đi bầu. Dĩ nhiên trên nguyên tắc điều này phát huy quan điểm dân chủ.

 

Tuy nhiên trên thực tế, đây là một quyền tự do vô cùng bất công và phản động (reactionary). Lý do là vì, trong một nền dân chủ, người nghèo, người ít học, người da màu, người bị áp bức, luôn có khuynh hướng lười biếng, hoặc bận rộn không đi bầu. Hậu quả là họ không đủ người đại diện tại các trung tâm quyền lực. Những sắc luật, những chính sách quốc gia không phản ảnh quyền lợi giai cấp của họ. Từ đó phát sanh và củng cố bất công xã hội.

 

Lập luận rằng “không chịu đi bầu thì đáng đời” không phải là một lập luận khả tín. Con người phần lớn là sản phẩn của hoàn cảnh và xã hội. Chúng ta có trách nhiệm tạo ra hoàn cảnh công bằng cho mọi con người cá thể. Chính vì thế các quốc gia dân chủ tiền tiến thường có luật cưỡng bách bầu cử (compulsory voting), như Úc Đại Lợi và bất công xã hội giảm thiểu mạnh so với Hoa Kỳ.

 

  1. Luật bầu cử căn cứ trên đa số tương đối và khái niệm “winner takes all” đưa đến tình trạng nhị nguyên lưỡng đảng thay vì một chế độ đa nguyên đúng nghĩ tại cấp liên bang:

 

Phần lớn các cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ căn cứ trên đa số tương đối (relative majority) và khái niệm “winner takes all”. Hai ý niệm này, khi kết hợp với nhau, là nguyên nhân lớn lao của những khuyết điểm trong nền dân chủ gạo cội này.

 

Trước hết đa số tương đối xảy ra khi trong các ứng cử viên, người thứ nhất được 33% phiếu, người thứ nhì 30%, người thứ ba 20% và người thứ tư 17% thì người thứ nhất với 33%, chiếu theo nguyên tắc “winner takes all” sẽ được tuyên bố thắng cử toàn điện.

 

Trong khi đó, nếu áp dụng nguyên tắc đa số tuyệt đối (absolute majority) thì người thắng phải đạt đến ít nhất hơn 50% số phiếu mới có thể thắng cử. Nhiều quốc gia như tại Pháp chẳng hạn, nếu ứng cử viên tổng thống chưa đạt được đa số tuyệt đối vòng bầu cử đầu, thì 2 ứng cử viên nhiều phiếu nhất phải được bầu lại vòng 2, hầu có đa số tuyệt đối.

 

Trong cuộc bầu cử quốc hội tại nhiều quốc gia dân chủ tiến bộ, phương thức bầu cử đại diện theo tỷ lệ (proportional representation) được áp dụng. Theo phương pháp này, một chính đảng hay nhóm có 5% số phiếu sẽ có 5% dân biểu trong quốc hội. Nếu có 30% sẽ có 30% dân biểu và nếu có đa số sẽ nắm quyền đa số trong quốc hội.

 

Trong cuốn “Dự Thảo Hiến Pháp Việt Nam trên quan điểm Dân Chủ Hiến Định, Pháp Trị và Đa Nguyên” tôi đã rút những ưu và khuyết điểm các nền dân chủ trên thế giới và đề nghị một dự thảo hiến pháp cho Việt Nam trên những nền tảng này.

 

Một cách tổng quát, nền dân chủ Hoa Kỳ không cần tu chính hiến pháp, mà chỉ cần thay đổi luật bầu cử, sẽ trở nên tiến bộ và công bằng hơn.

 

Tuy nhiên chế độ lưỡng đảng là một định chế thoái hóa, bảo thủ và vô cùng khó khăn thay đổi. Đó là lý do tại sao tôi chủ trương rằng, một hiến pháp tương lai của Việt Nam phải bao gồm ngay từ khởi thủy, những ý niệm khai phóng nhất nhân loại đương đại, hầu tránh những thế lực bảo thủ tương tự Hoa Kỳ trong tương lai.

CASE STUDY N0.955: Quyền lực của Tổng thống Mỹ theo Hiến pháp

1-Mỗi nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ kéo dài 4 năm, và theo điều bổ sung sửa đổi Hiến pháp được thông qua ngày 27/2/1951, mỗi Tổng thống chỉ có thể được đảm nhiệm chức vụ này không quá hai nhiệm kỳ, hoặc quá một lần nếu đã có hơn nửa nhiệm kỳ thay thế hoặc làm quyền tổng thống;

(FYI: Trên thực tế trước khi có quy định này, trong lịch sử Mỹ chỉ có một người đắc cử Tổng thống 3 nhiệm kỳ liền là Franklin Roosevelt làm Tổng thống 12 năm liên tiếp từ 1933 đến 1945;)

2-Tổng thống đảm nhiệm hai chức năng:

+Vừa là người đứng đầu Nhà nước (giống như Vua hay Tổng thống của nhiều nước khác – gọi là Nguyên thủ quốc gia)

+Vừa là người đứng đầu ngành hành pháp (giống như Thủ tướng của các nước khác).

+ Trong vai trò là người đứng đầu Nhà nước, Tổng thống Mỹ đại diện cho nước Mỹ ở cả trong lẫn ngoài nước. Với tư cách này, Tổng thống phải thực hiện hàng loạt nhiệm vụ lễ tân, như tiếp nhận thư ủy nhiệm của đại sứ các nước khác, chủ trì các bữa tiệc khánh tiết, khai mạc một số hoạt động văn hoá nghệ thuật và thể thao quan trọng.

+Trong vai trò là người đứng đầu ngành hành pháp, Tổng thống Mỹ cũng đồng thời là Tổng tư lệnh các lực lượng lục quân, không quân, hải quân và lực lượng dự bị ở một số bang, có quyền điều hành Lực lượng quốc phòng của mỗi tiểu bang.

3-Về mặt hành pháp:

 +Theo Hiến pháp Mỹ, mục I, điều II, quyền hành pháp sẽ được trao cho Tổng thống;

+ Tổng thống là người đứng đầu Chính phủ. Hiến pháp tuy không xác định rõ chức năng hành pháp của Tổng thống bao gồm những gì, nhưng cũng chỉ ra một số nhiệm vụ cụ thể của Tổng thống như: Ký kết các hiệp định; Bổ nhiệm Đại sứ, Bộ trưởng, cố vấn, Thẩm phán Toà án Tối cao và các quan chức cao cấp khác của chính quyền liên bang; Thông báo về tình hình liên bang cho hai viện của Quốc hội và kiến nghị về một số dự luật.

+Tổng thống cũng có quyền đề ra các điều lệ, quy định và chỉ thị gọi là Mệnh lệnh hành pháp (Executive order), có hiệu lực giống như luật của các cơ quan Liên bang mà không cần phải thông qua Quốc hội.

4-Về mặt lập pháp:

+ Tổng thống có quyền phủ quyết bất cứ đạo luật nào từ Quốc hội, trừ khi có hơn 2/3 số nghị sĩ trong mỗi viện bác bỏ phủ quyết.

+Bên cạnh quyền phủ quyết, Tổng thống còn có trách nhiệm kiến nghị về một số dự luật để Quốc hội xem xét. Kiến nghị về dự luật của Tổng thống thường được thể hiện trong thông điệp liên bang đầu năm, trong dự thảo ngân sách và trong những kiến nghị cụ thể. 

5-Về mặt tư pháp:

+ Tổng thống có quyền bổ nhiệm các quan toà Liên bang, kể cả các thẩm phán trong các Toà án tối cao, nhưng phải được Thượng nghị viện chấp thuận. Tổng thống có quyền huỷ bỏ bản án hoặc ân xá cho bất cứ ai phạm luật Liên bang.

+Tổng thống còn được coi là nhà lãnh đạo tượng trưng cho chính đảng của mình. Các chương trình, các sáng kiến mà Tổng thống đưa ra thường phản ánh quan điểm của đảng mà ông là thành viên.

+Tổng thống được coi là tiêu điểm của nền chính trị Mỹ. Tổng thống có quyền lực rất lớn trong lĩnh vực đối ngoại và quân sự, nhưng thường không mạnh trong các quyết sách về đối nội, vì còn phải tùy thuộc vào Quốc hội. Tổng thống thường chỉ đạt được những mục tiêu về chính sách đối nội khi ông ta thuyết phục được Quốc hội và các chính đảng rằng lợi ích của họ trong trường hợp này là tương đồng.

+Nếu Tổng thống, Phó Tổng thống phạm tội phản quốc, tội nhận hối lộ, hay các tội nghiêm trọng khác, Hạ nghị viện là cơ quan có quyền luận tội Tổng thống và Phó Tổng thống (và cả các viên chức cấp cao khác). Thượng nghị viện là cơ quan có quyền xét xử Tổng thống và Phó Tổng thống.

Trong lịch sử nước Mỹ, đã có 2 Tổng thống bị luận tội, nhưng đều vượt qua được, đó là Tổng thống Andrew Johnson và Tổng thống Bill Clinton. Ngoài ra, còn có Tổng thống Richard M. Nixon đã từ chức trước khi bị luận tội vì vụ bê bối Watergate.

6-Lương và tiêu chuẩn chế độ của Tổng thống Mỹ:

+Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống sẽ nhận được một khoản tiền lương cho công việc, khoản này sẽ không tăng và cũng không giảm trong suốt nhiệm kỳ.

+Trong lần họp đầu tiên, Quốc hội Mỹ đã quyết định trả lương cho Tổng thống Geoger Washington mỗi năm 25.000 USD, đây là một số tiền khá lớn vào thời điểm đó. Nhưng ông Washington đã từ chối số tiền lương này vì ông là một người rất giàu có.

+ Hiện nay, lương của Tổng thống Mỹ là 400.000 USD/năm (chưa đóng thuế, tương đương khoảng gần 6,5 tỷ VNĐ); cùng với 1 tài khoản chi tiêu 50.000 USD/năm, một tài khoản 100.000 USD không tính thuế dành cho du hành và 19.000 USD cho giải trí. Việc tăng lương tổng thống gần đây nhất đã được Quốc hội Hoa Kỳ và Tổng thống Bill Clinton chấp thuận vào năm 1999 và có hiệu lực vào năm 2001.

+ Ngoài lương bổng, Tổng thống Mỹ còn được các tiêu chuẩn chế độ khác như:

Tòa Bạch Ốc (Nhà Trắng) ở Washington, D.C. phục vụ trong vai trò là nơi cư ngụ dành cho tổng thống; ông được quyền sử dụng toàn bộ nhân viên và cơ sở của tòa nhà này trong đó gồm có các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giải trí, giúp việc nhà, và an ninh. Cơ sở Hỗ trợ Hải quân Thurmont, nổi tiếng với biệt danh Trại David, là một trại quân sự nằm trên núi trong Quận Frederick, Maryland được dùng làm nơi nghĩ ngơi miền quê cũng như được dùng để bảo vệ tổng thống và khách mời của ông khi có mức báo động cao. Blair House, nằm gần Tòa Cựu Văn phòng Hành chính ở Khu phức hợp Nhà Trắng và Công viên Lafayette, là một tòa nhà phức hợp gồm có bốn ngôi nhà phố dính liền nhau có tổng diện tích sàn rộng hơn 6.500 m2 và phục vụ trong vai trò của một nhà khách chính thức của tổng thống và nó cũng là nơi cư ngụ thứ hai của tổng thống khi cần thiết.
Trong lúc đi công du theo đường hàng không, Tổng thống có văn phòng trên một số máy bay Boeing 747 được thiết kế đặc biệt dành cho mình (hiện có 2 chiếc). Chỉ riêng Tổng thống được dùng tín hiệu “Không lực Một” (Air Force One), nghĩa là khi Tổng thống có mặt trên chiếc máy bay nào trong số các máy bay chuyên dụng của lực lượng không quân đang chở Tổng thống, thì chiếc máy bay đó sẽ được gọi là “Không lực Một”. Tín hiệu này dùng để các trạm kiểm soát lưu không phân biệt chiếc máy bay của Tổng thống với các máy bay khác.

Khi Tổng thống dùng trực thăng (Tổng thống thường dùng trực thăng của hải quân), chiếc trực thăng này sẽ được gọi là “Hải quân Một” (Marine One, cũng còn gọi là Thuỷ quân Lục chiến Một).

Khi Tổng thống đi đường bộ, Tổng thống có một chiếc Limousine Cadillac bọc thép, cả cửa kính và bánh xe đều chống đạn, với hệ thống điều hoà không khí đặc biệt để đề phòng trường hợp bị tấn công bằng vũ khí sinh học hoặc hoá học.

Sở Mật vụ Hoa Kỳ có nhiệm vụ bảo vệ tổng thống đương nhiệm và gia đình của ông. Như một phần của công việc bảo vệ họ, tổng thống, đệ nhất phu nhân, con cái và thân nhân gần khác của họ, các yếu nhân khác hay những địa điểm khác đều có mật danh do Sở Mật vụ Hoa Kỳ đặt. Lúc đầu việc sử dụng những mật danh như thế là vì mục đích an ninh và có lịch sử trở về thời kỳ mà việc liên lạc điện tử có yếu tố nhạy cảm chưa được mã hóa; ngày nay, các mật danh này chỉ phục vụ vì mục đích ngắn ngọn, rõ ràng và theo truyền thống.

Sau khi rời chức vụ, Tổng thống cùng gia đình được Cơ quan Mật vụ bảo vệ tối đa thêm 10 năm nữa (kể từ thời Tổng thống G.Bush). Trước đó, tất cả các cựu Tổng thống và gia đình của họ đều được bảo vệ cho tới khi Tổng thống qua đời; đồng thời được Cục quản lý Văn thư và Hồ sơ Quốc gia cấp kinh phí đề thành lập Thư viện Tổng thống.

Bắt đầu vào năm 1959, tất cả các cựu Tổng thống còn sống được nhận tiền lương hưu, một văn phòng làm việc và một ban nhân sự. Tiền lương hưu của các cựu Tổng thống đã được tăng nhiều lần với sự chấp thuận của Quốc hội./.