TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.920: CHUYỆN GÌ SẼ XẢY RA TỪ NAY ĐẾN KHI ANH CHÍNH THỨC “CHIA TAY” VỚI EU

FYR:ACE THAM KHẢO LẠI CS N0.919 TẠI ĐÂY: https://www.mr-doom.com/chuyen-muc/nghien-cuu-tinh-huong-kinh-doanh-97.aspx

1-Theo kế hoạch vào ngày hôm nay ( 28/6) tới đây:

+ Nghị viện châu Âu tổ chức phiên họp toàn thể đặc biệt tại Brussels, Bỉ.

+ Tại đây, thủ tướng Anh – David Cameron sẽ kích hoạt điều khoản 50 của Hiệp ước Lisbon bằng một lá thư, hoặc một bài diễn văn tại phiên họp, qua đó, chính thức khởi động tiến trình đàm phán kéo dài 2 năm về việc ra đi của nước Anh.

2-Ngày 02/9 Anh sẽ có Thủ tướng mới;

+ Đại hội đảng Bảo thủ sẽ chọn ra một thủ tướng mới, thay thế cho ông David Cameron;

 

+ Nhà lãnh đạo mới của Anh được dự đoán sẽ ngay lập tức phải đối mặt với áp lực rất lớn từ Scotland, nơi đa số người dân muốn ở lại EU và đang đề cập tới một cuộc trưng cầu dân ý đòi độc lập.

“Nguyên tắc của chúng tôi trong trường hợp này là bảo vệ quyền lợi của Scotland. Tôi không bắt đầu từ vấn đề độc lập, nhưng nếu độc lập là cách duy nhất để bảo vệ quyền lợi của Scotland thì đó cũng sẽ là một lựa chọn cần xem xét”, bà Nicola Sturgeon – Bộ trưởng Thứ nhất Scotland cho biết.

3-Tiếp theo,Anh sẽ tiến hành đàm phán lại rất nhiều các thỏa thuận liên quan tới EU, bao gồm:

+ Hạn ngạch đánh bắt cá;

+ Quy tắc dịch vụ tài chính;

+ Tiêu chuẩn y tế và an toàn.

4- Tuy nhiên, tâm lý bất mãn đối với Anh ở châu Âu, đặc biệt là tại Pháp, Đức, Hà Lan – những nước tổ chức bầu cử trong năm 2017 sẽ làm mọi việc trở nên khó khăn hơn.
5-Tiếp nữa, Anh cũng sẽ phải tự đàm phán các hiệp định thương mại riêng với phần còn lại của thế giới, với tư cách quốc gia không là thành viên của EU,kể cả FTA với Việt Nam ;

CASE STUDY N0.919: BREXIT vs ĐIỀU 50 HIỆP ƯỚC LISBON

1-Điều luật 50 trong Hiệp ước Lisbon của EU:

+ Khổ đầu tiên của Điều 50 viết: “Mọi thành viên có thể tự quyết định rút khỏi Liên minh theo trình tự quy định bởi hiến pháp của mình”, và đây thực tế là lần đầu tiên EU phải đối mặt với một kế hoạch “ly hôn” thế này.

+ Điều khoản này nêu lên quá ít chi tiết về cách thức tiến hành quá trình rời bỏ liên minh của một thành viên; 

+Điều 50 Hiệp ước Lisbon cũng quy định:

 “một nước thành viên muốn rời khối phải thông báo cho Hội đồng châu Âu (gồm 28 lãnh đạo của các nước thành viên, hiện do Chủ tịch Donald Tusk đứng đầu) về ý định của mình”.

+ Tuy nhiên, nội dung này lại không quy định thời điểm một nước thành viên phải ra thông báo chính thức, và đây đã trở thành “chướng ngại vật đầu tiên” sau khi có kết quả của cuộc trưng cầu ý dân hôm 23.6.

2- Dù sao đi nữa:

+ Cũng không có ràng buộc pháp lý nào về việc Thủ tướng Anh phải làm điều này. Về mặt lý thuyết, ông Cameron hoàn toàn có quyền bỏ qua kết quả trưng cầu và kêu gọi một cuộc bỏ phiếu mới trong Quốc hội, vốn chiếm đa số bởi các nghị sĩ ủng hộ EU.

+ Nhưng cho đến nay, mọi diễn biến đang cho thấy ông Cameron dường như không đi theo hướng giải quyết này.

+ Ngày 24.6, Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố sẽ từ chức vào tháng 10 tới và chính phủ mới của nước Anh sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán rời bỏ. Ông Cameron nói: “Tôi cho rằng điều nên làm là để tân thủ tướng đưa ra quyết định về thời điểm tiến hành Điều 50 và khởi động tiến trình pháp lý để Anh chính thức rời EU”.

+ Điều 50 chưa từng được sử dụng trong suốt lịch sử EU và được viết ra tại thời điểm mà việc một thành viên nào đó rời bỏ liên minh có vẻ như là điều “không tưởng”.

+ Trung tâm của sự chú ý hiện nay là cuộc tranh cãi giữa London và các thành viên còn lại của khối về thời điểm và cách thức mà nước Anh sẽ rời bỏ liên minh.

+ Cũng theo Điều 50 Hiệp ước Lisbon về EU, việc Anh tuyên bố về kế hoạch rời EU sẽ chính thức khởi động tiến trình đàm phán kéo dài 2 năm để hai bên xây dựng một thỏa thuận cho việc chia tách này.

+ Sau đó, “các hiệp ước sẽ dần mất hiệu lực với quốc gia yêu cầu được ra khỏi liên minh”, hay nói đơn giản, là “Brexit” sẽ chính thức bắt đầu.

+ Về lý thuyết, tiến trình đàm phán có thể sẽ được kéo dài nếu cần thiết, nhưng chỉ với điều kiện là cả Anh và 27 nước thành viên còn lại cùng đạt đồng thuận.

+“Brexit” cũng cần 27 quốc gia thành viên còn lại của EU thông qua thỏa thuận rút khỏi liên minh của Anh với “đa số đủ”, và sau đó Nghị viện châu Âu cũng bỏ phiếu để thông qua với đa số cần thiết

+ Điều 50 Hiệp ước Lisbon cũng nhấn mạnh một nước từng là thành viên EU có thể tìm cách tái gia nhập liên minh, theo các quy định của Điều 49.

+ Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc quá trình xét duyệt tư cách thành viên sẽ bắt đầu từ con số 0, tương tự cách mà các nước thành viên như Thổ Nhĩ Kỳ, Serbia và Albania từng làm. 

3-Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo EU cho rằng việc thông báo về kế hoạch rời bỏ này nên diễn ra “càng sớm càng tốt” để giảm thiểu các bất ổn do việc Anh rời bỏ EU gây ra.

+ Các nhà lãnh đạo EU cũng cho rằng, Thủ tướng Cameron nên làm điều này ngay trong hội nghị thượng đỉnh EU từ 28-29.6 tới.

+Tuy nhiên, có một điều rõ ràng theo quy định của Điều 50 là chỉ có nước thành viên đang có ý định rời khối mới có quyền quyết định thời điểm ra tuyên bố chính thức, và bởi vậy Brussels không được phép gây áp lực cho Anh trong việc này. Ông Jean-Claude Piris, hiện đang làm việc tại Viện Delors ở Brussels cho rằng “hoàn toàn bình thường và dễ hiểu” khi Thủ tướng Cameron muốn chờ tới khi người kế nhiệm chính thức tiếp quản công việc và để đảm bảo EU “không bức tử nước Anh”.

4-Chuyên gia pháp lý David Allen Green của tờ The Financial Times cho rằng, những gì xảy ra sau cuộc trưng cầu kỳ này sẽ là vấn đề mang tính chính trị nhiều hơn là pháp lý. Chính phủ Anh có nhiều lựa chọn:

+ Thứ nhất, hoàn toàn bỏ qua kết quả trưng cầu.

+ Thứ hai, để cho Quốc hội bỏ phiếu nội bộ quyết định.

+ Thứ ba,  đàm phán lại với EU để lấy các điều khoản có lợi cho nước Anh và tiến hành trưng cầu dân ý lần thứ hai.

 

KL: Dù sao đi nữa, việc các nước EU tiến hành trưng cầu nhiều lần liên tiếp cho đến khi nhận được kết quả “đúng” cũng đã từng diễn ra không ít lần.

http://cafef.vn/4-cach-de-nuoc-anh-o-lai-eu-20160626092545683.chn

4 cách để nước Anh ở lại EU

Mặc dù cuộc trưng cầu dân ý đã kết thúc, nhưng theo luật điều đó không buộc người Anh phải rời EU ngay lập tức. 4 cách sau đây sẽ giúp 16,1 triệu cử tri Anh – những người mong muốn Anh ở lại EU có thể chuyển bai thành thắng.

1-Lờ đi cuộc trưng cầu dân ý;

 

2. Yêu cầu chính phủ thay đổi luật bỏ phiếu, tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý thứ 2;

 

3. Tổ chức Tổng tuyển cử;

4. Dùng đàm phán để cải thiện tình hình;

CASE STUDY N0.918: BREXIT

Gần 52% người dân Anh đã bỏ phiếu chọn Brexit, nhưng thực ra chính phủ Anh hoàn toàn có quyền bỏ qua kết quả này và không làm gì cả.

Theo nhận định từ báo The Guardian, câu trả lời đơn giản nhất về tính hiệu lực pháp lý của cuộc trưng cầu dân ý là “không có”. Theo luật Anh, Quốc hội giữ chủ quyền tối cao, và các cuộc trưng cầu thường không mang tính ràng buộc về luật pháp.

Năm 2011, khi nước Anh trưng cầu dân ý về việc áp dụng hình thức bầu cử mới, đã có một điều luật ghi rõ rằng chính phủ phải sửa lại luật dựa theo kết quả của trưng cầu. Tuy nhiên, với cuộc trưng cầu dân ý về việc rời EU (còn gọi là Brexit) kỳ này lại không có một luật nào quy định như vậy cả.

Hồi năm 1975, nước Anh cũng từng tổ chức trưng cầu dân ý về việc có nên ở lại trong EEC (tiền thân của EU) hay không và đại đa số người dân chọn “ở lại”. Khi đó, nghị sĩ Enoch Powell, vốn ủng hộ việc rời EEC, đã tuyên bố rằng kết quả trưng cầu dân ý chỉ mang tính tạm thời vì không có tính ràng buộc pháp lý với Quốc hội.

Giờ đây, sau khi gần 52% người dân Anh đã chọn Brexit, Thủ tướng David Cameron có quyền vận dụng điều luật 50 trong Hiệp ước Lisbon của EU: “Bất kỳ một quốc gia thành viên nào cũng có thể quyết định rời EU dựa theo các quy định của hiến pháp nước đó”. Trước đó, ông Cameron đã nói ông sẽ phải ngay lập tức vận dụng điều luật này sau khi có kết quả trưng cầu, nhưng theo Guardian bình luận thì đó có thể chỉ là một cách để thuyết phục người dân chọn việc ở lại EU.

Dù sao đi nữa, cũng không có ràng buộc pháp lý nào về việc Thủ tướng Anh phải làm điều này. Về mặt lý thuyết, ông Cameron hoàn toàn có quyền bỏ qua kết quả trưng cầu và kêu gọi một cuộc bỏ phiếu mới trong Quốc hội, vốn chiếm đa số bởi các nghị sĩ ủng hộ EU. Một nhóm các nghị sĩ ủng hộ EU đã chuẩn bị trước cho một kế hoạch như vậy, theo những nguồn tin của BBC. Đây sẽ là một nghịch lý đầy thú vị, vì một trong những luận điểm được những người ủng hộ Brexit đưa ra là họ muốn bảo vệ chủ quyền của Quốc hội Anh khỏi những cơ quan lập pháp của EU.

Đó là mới nói chuyện pháp lý trong nội bộ nước Anh, còn nếu xét tới EU thì mọi chuyện sẽ phức tạp hơn nhiều nữa. Nước Anh sẽ phải tiến hành đàm phán với EU về các điều khoản của Brexit, và những điều khoản này cần phải được chấp nhận bởi cả Hội đồng Châu Âu và Nghị viện Châu Âu. Cho tới lúc đó, nước Anh vẫn sẽ tiếp tục là thành viên EU. Giáo sư Damian Chalmers ở Đại học Kinh tế London (LSE) bình luận: “Đây là một quá trình khó khăn, vì nó sẽ phải đi qua các khâu lập pháp của EU, nơi mà mỗi nước đều có động cơ chính trị riêng”.

Những người ủng hộ Brexit cho rằng quá trình này sẽ không dài quá 2 năm, vốn là thời gian tối đa để thực hiện đàm phán. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia luật đều tin rằng thời gian cần thiết sẽ dài hơn 2 năm rất nhiều, và phía EU có quyền kéo dài thời hạn 2 năm nếu cả hai bên cùng đồng ý.

Theo bình luận từ chuyên gia pháp lý David Allen Green của tờ The Financial Times, những gì xảy ra sau cuộc trưng cầu kỳ này sẽ là vấn đề mang tính chính trị nhiều hơn là pháp lý. Chính phủ Anh có nhiều lựa chọn: hoàn toàn bỏ qua kết quả trưng cầu; để cho Quốc hội bỏ phiếu nội bộ quyết định; đàm phán lại với EU để lấy các điều khoản có lợi cho nước Anh và tiến hành trưng cầu dân ý lần thứ nhì. Dù sao đi nữa, việc các nước EU tiến hành trưng cầu nhiều lần liên tiếp cho đến khi nhận được kết quả “đúng” cũng đã từng diễn ra không ít lần.

CASE STUDY N0.917: BREXIT & VIỆT NAM

1-Kịch bản người Anh dứt áo ra đi khỏi EU (Brexit) là đám mây đen lởn vởn nhiều tuần nay trên thị trường tài chính và chứng khoán toàn cầu. Theo các chuyên gia kinh tế, sự kiện này cũng có ảnh hưởng nhất định tới kinh tế Việt Nam sẽ có những tác động xấu đến Việt Nam cả về thương mại và đầu tư.

2-Xét về quan hệ thương mại:

+Tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Anh liên tục tăng trong những năm qua.

+ Dù không phải con số quá lớn, nhưng trong quan hệ thương mại Việt – Anh nhiều năm trở lại đây, chúng ta luôn duy trì mức xuất siêu vào nước này.

+ Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Anh đạt tăng trưởng kép (CAGR) gần 17% trong giai đoạn 2008-15, đạt mức kỷ lục 4,65 tỷ USD trong năm 2015, tương đương 15% giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực EU.   

+Tính riêng 5 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã duy trì thặng dư thương mại với Anh ở mức 3,9 tỷ USD trong năm 2015 và 1,7 tỷ USD 

http://static.bizlive.vn/uploaded/manhnguyen/2016_06_22/chart2_nvgg_snef.jpg?width=670

+Dù tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, xuất khẩu sang Anh chỉ chiếm 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2015.

+Gần 47% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh là điện thoại, máy tính, các linh kiện và thiết bị điện tử khác. Xuất khẩu của nhóm sản phẩm này phụ thuộc vào sự thành công (hay thất bại) của các dòng sản phẩm/mẫu mã mới của các nhà sản xuất như Samsung, Sony, Toshiba, Foxconn… hơn là các thỏa thuận thương mại ở mức quốc gia giữa Việt Nam với Anh như một phần của EU hay trên cơ sở độc lập. 

http://static.bizlive.vn/uploaded/manhnguyen/2016_06_22/chart1_pcas.jpg?width=670

+ Các mặt hàng xuất khẩu lớn tiếp theo đó là hàng dệt may, giày dép và các sản phẩm gỗ nói chung, về bản chất có độ đàn hồi tốt hơn, hay nói một cách khác là ít bị ảnh hưởng hơn. 

+ Nhập khẩu từ Anh chỉ chiếm khoảng 4% tổng nhập khẩu vào Việt Nam. Hầu hết các mặt hàng có thể được thay thế tương đối dễ dàng nếu bất cứ điều gì xảy ra đối với các nguồn cung cấp.

+ Điều khiến e ngại, đó là triển vọng Hiệp định thương mại FTA giữa EU và Việt Nam.

– Do hiệp định này chưa được phê chuẩn bởi Nghị viện Châu Âu, đàm phán có thể phải bắt đầu lại một cách riêng rẽ giữa Việt Nam với Anh và Việt Nam với EU. 

+ Hiện Việt Nam đang hoàn tất hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, Anh rút ra khỏi EU thì chắc chắn sẽ không theo những quy định về thương mại tự do như trong hiệp định nữa.

+ Nếu muốn, chúng ta sẽ phải mất rất nhiều thời gian đàm phán riêng với quốc gia này.

3-Vấn đề ảnh hưởng lớn thứ hai là có lẽ là tỷ giá, ít nhất là biến động trong ngắn hạn

+Nếu Anh rời khỏi EU, Brexit có thể khiến đồng bảng Anh xuống giá, dẫn đến những bất ổn trên thị trường tài chính – tiền tệ thế giới.

+Đồng bảng Anh mất giá thì hàng hóa xuất khẩu vào Việt Nam sẽ kém cạnh tranh hơn:

– Lo ngại lớn nhất đó là các doanh nghiệp đang có lượng xuất khẩu lớn vào Anh hoặc đang nhắm chủ yếu vào thị trường này.

– Họ sẽ bị ảnh hưởng. Những doanh nghiệp này cần phải có những tính toán về vấn đề tỷ giá”;

– Đồng thời, đồng bảng Anh mất giá đi, kinh tế Anh có chao đảo thì các công ty Anh đầu tư vào Việt Nam sẽ có những thay đổi.

-Về mặt lý thuyết là như vậy, còn ảnh hưởng ít hay nhiều sẽ phụ thuộc vào thực tế dòng vốn FDI từ Anh đổ vào Việt Nam nhiều hay ít. Thực tế con số FDI này không nhiều lắm, nên tác động sẽ không phải là lớn;

4-Lĩnh cực đầu tư gián tiếp (PFI):

+ Brexit tác động đáng kể tới thị trường thế giới.

+ Dòng tiền sẽ chuyển dịch khỏi các thị trường rủi ro và TTCK Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ, do đó nhiều khả năng nhà đầu tư nước ngoài sẽ bán ròng trên TTCK Việt Nam trong thời gian tới nếu Brexit trên xảy ra. 

CASE STUDY N0.916 : ANH & EU

1. Đầu tư

EU là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chính của Anh. Theo nghiên cứu của Quốc hội Anh, năm 2014, các quốc gia EU khác đầu tư 708 tỷ USD vào Anh, chiếm gần nửa vốn đầu tư nước ngoài vào quốc gia này.

2. Thương mại

+Giao thương với EU đóng vai trò rất quan trọng với kinh tế Anh, khi 45% xuất khẩu của Anh – tương đương 329 USD – là cho thị trường EU.

+ Đổi lại, khoảng 53% nhập khẩu của Anh – tương đương 413 USD – cũng là từ khối này.

+ Theo số liệu của Viện Nghiên cứu châu Âu, hoạt động xuất khẩu ra EU đã tạo ra khoảng 3,4 triệu việc làm cho Anh.

3. Nhập cư

+Nhập cư đang là tâm điểm của dư luận thế giới.

+ Là thành viên EU cũng đồng nghĩa Anh không được phép hạn chế số người nhập cư từ khối này.

+ Theo ước tính, Anh hiện có khoảng 3 triệu dân nhập cư thuộc EU, chiếm hai phần ba lực lượng lao động.

+ Trong khi đó, số người quốc tịch Anh đang sinh sống tại các nước EU khác là 1,3 triệu, theo số liệu của Liên hợp quốc.

4. Các quy định

+Những người ủng hộ rời EU khẳng định các quy định của EU khiến các doanh nghiệp Anh phải chịu một khoản chi phí khổng lồ.

+Một nghiên cứu năm 2015 bởi nhóm chuyên gia Open Europe chỉ ra rằng 100 trong số các quy định cồng kềnh nhất của EU “ngốn” mất của Anh 47 tỷ USD mỗi năm.

+ Dù vậy, họ cũng cho rằng rời đi cũng sẽ chẳng giúp giảm chi phí được mấy, khi mà Anh vẫn phải tuân thủ những quy định này nếu muốn tiếp tục tự do giao thương với EU.

5. Đóng góp ngân sách

+Anh là quốc gia đóng góp ròng cho quỹ chung EU, tức là khoản họ đóng vào nhiều hơn khoản được EU chi cho. Năm ngoái, khoản góp ròng của nước này là 8,5 tỷ bảng (12 tỷ USD).

+Dù quy mô quỹ chung chỉ bằng 1% GDP toàn khối, việc Anh chi nhiều hơn được nhận cũng đủ khiến những người ủng hộ ra đi bất mãn.

CASE STUDY NO.913:RỦI RO LẠM PHÁT VÀ CHỌN KÊNH ĐẦU TƯ

1-TRONG KHI BỘI CHI NGÂN SÁCH KHÔNG NGỪNG TĂNG “CỘNG HƯỞNG” VỚI “HẾT DƯ ĐỊA TĂNG GDP BẰNG CÁCH”:

(I) TĂNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN,NHẤT LÀ DẦU MỎ;

(II) TĂNG KHAI THÁC ĐẤT (TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ THUẾ , PHÍ,LỆ PHÍ LIÊN QUAN);

(III) LAO ĐỘNG RẺ (CÁC NHÀ ĐẦU TƯ FDI MỸ ;EU;MỘT PHẦN KOREA SẼ CHUYỂN QUA CÁC LĨNH VỰC CẦN NHIỀU VỐN VÀ CÔNG NGHỆ CAO,CHỨ KHÔNG ĐI VÀO LĨNH VỰC “THÂM DỤNG LAO ĐÔNG VÀ “BÓC LỘT MÔI TRƯỜNG”,NHẤT LÀ SAU TPP);

(IV)TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG;

(V)  “XỬ LÝ” KHỐI DNNN (CỔ PHẦN HÓA;THOÁI VỐN;GIẢM ICOR,KỂ CẢ BẰNG BIỆN PHÁP “HÀNH CHÍNH” LÀ GOM VỀ 1 ĐẦU MỐI NHẰM BỎ “BỘ CHỦ QUẢN”);

2-THÌ CHỈ CÒN 3 OPTIONS ĐỂ TĂNG GDP:

(I)KIỀU HỐI ? (MÀ KHÔNG KÍCH HOẠT LẠM PHÁT VÌ CHÍNH NGUỒN NGOẠI TỆ NÀY ĐÃ ”HẤP THỤ” HẦU HẾT ,CHỨ KHÔNG HẾT 100%, SỐ TIỀN MỚI ĐƯỢC “NHÀ MÁY IN TIỀN” SẢN XUẤT RA THEO CHỈ THỊ!?)

(II)NỚI ROOM CHO KHỐI NGOẠI ,KỂ CẢ TRONG LĨNH VỰC KHÁ NHẠY CẢM LÀ NGÂN HÀNG + BÁN LẺ (NHẰM THU HÚT THÊM ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI FPI/FOREIGN PORFOLIO INVESTMENT);

(III) BƠM TIỀN (“QE” = NỚI LỎNG ĐỊNH LƯỢNG) TỪ  2 NGUỒN :

A/ DỰ TRỮ NGOẠI TỆ /VÀNG (IF ANY) ? AND/OR

B/ TĂNG CÔNG SUẤT NHÀ MÁY IN TIỀN QUỐC GIA?

 

 

3-KL:RỦI RO LẠM PHÁT VÔ CÙNG LỚN,ĐẶC BIỆT TỪ EXTERNALITIES, NẾU :

(I)BƠM TIỀN (“QE”=NỚI LỎNG ĐỊNH LƯỢNG) NHẰM ĐẠT “THÀNH TÍCH CHÍNH TRỊ” (GDP PHẢI ĐẠT 7%/NĂM?!) AND/OR “CỨU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG” (MUA 0 ĐỒNG THAY VÌ CHO NH PHÁ SẢN AND/OR DN CỨU DNNN (TRÌ HOÃN CỔ PHẦN HÓA/THOÁI VỐN (“KINH TẾ NHÀ NƯỚC LÀ CHỦ ĐẠO”!?) AND/OR CỨU CẢ DN DÂN DOANH ,VD: HAG SẼ LÀ TIỀN LỆ XẤU (IF )? ( VÌ ĐANG CHỦ TRƯƠNG LẤY CẢI CÁCH KHU VỰC DÂN DOANH LÀM HẠT NHÂN CHO THỂ CHẾ KINH TẾ MỚI THÌ CHẲNG LẼ THẤY HAG SẮP …CHÌM MÀ KHÔNG CHÌA BÀN TAY “CỨU HỘ/RESCUE ”??) ;ETC…

(II)GIÁ DẦU TĂNG (ĐẨY GIÁ XĂNG + CÁC DẪN PHẨM TỪ DẦU MỎ ( FYI: VIỆT NAM “NHẬP RÒNG” VỚI TỐC ĐỘ TĂNG RẤT CAO: Tiêu thụ dầu của Việt Nam đang tăng nhanh nhất khu vực, vượt cả Trung Quốc/ http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/anz-tieu-thu-dau-cua-viet-nam-dang-tang-nhanh-nhat-khu-vuc-vuot-ca-trung-quoc-20150203161956322.chn; Trong dài hạn, Việt Nam sẽ phải nhập siêu dầu mỏ/ http://fica.vn/dong-chay-von/vi-mo/anz-trong-dai-han-viet-nam-se-phai-nhap-sieu-dau-mo-26420.html
(III)NGUỒN KIỀU HỐI GIẢM DO KINH TẾ TOÀN CẦU SUY THOÁI AND/OR CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT % KHI GỬI USD;(FYI: ÁP LỰC CỰC LỚN BUỘC NHNN PHẢI “ĐIỀU CHỈNH CÓ LỘ TRÌNH”:TRẢ VÀNG + USD VỀ CHO THỊ TRƯỜNG ĐIỀU TIẾT THAY VÌ NHNN TIẾP TỤC “ÁP ĐẶT MỆNH LỆNH HÀNH CHÍNH”!)