TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.904: NGHIỆP VỤ “LÁCH” THUẾ

1-Công ty A nhập khẩu 1 triệu USD hàng hóa về bán ở Việt Nam được 3,2 triệu USD doanh thu (giả sử không có các loại thuế khác trừ thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí của công ty là 0,2 triệu USD cho thương vụ này cho dễ hiểu), thì :

+Lợi nhuận (Thu nhập chịu thuế TNDN) của công ty là 2 triệu USD.

+Công ty A phải đóng thuế thu nhập, thí dụ 25%, là 0,5 triệu USD và

+Còn mất phí, thuế khác khi chuyển lợi nhận sau thuế về hội sở (ở nước X chẳng hạn).

2- Để lách thuế, Công ty A (hay công ty mẹ của A) có thể lập một công ty B tại một thiên đường thuế:

+Công ty B làm hồ sơ nhập khẩu (1 triệu USD) và bán cho Công ty A với hóa đơn 3,1 triệu USD;

+Tại Việt Nam, Công ty A bán được 3,2 triệu như (1) và như thế bị lỗ 100 ngàn USD và không phải đóng xu thuế nào ở Việt Nam (trong khi nó ẵm trọn 2 triệu USD lợi nhuận ở thiên đường thuế và vẫn còn dư 100 ngàn để cho Công ty A vay bù lỗ).

 

KL:

 

+ Hoạt động kiểu này khá phổ biến vì mọi hóa đơn chứng từ đều hợp lệ!

 

+ Hoạt động như thế vẫn đúng pháp luật.

+ Những người giàu cũng có thể sử dụng thiên đường thuế để tận dụng quy định thuận lợi ở đó để làm nhiều việc khác:Thí dụ để lưu giữ của cải (tài sản hữu hình hoặc thường là tài sản tài chính, quyền sở hữu các công ty chẳng hạn) nhằm “tối ưu hóa” chi phí thuế hay chi phí giao dịch của mình (khi chuyển cho người khác hay cho con cháu dưới dạng thừa kế).

CASE STUDY N0.903:”TÀI SẢN KHÔNG SINH LỜI “ VS BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP

1- Tỷ lệ thực nợ xấu có khả năng ở mức hai con số với số tuyệt đối có thể gây kinh ngạc bất cứ bạn đọc nào.

 

Hơn 70% tài sản thế chấp cho các khoản nợ đã bán cho VAMC là bằng bất động sản, mà VAMC đã mua 245.000 tỉ đồng nợ xấu, thử hỏi giá trị tài sản thế chấp không sinh lời của hệ thống hiện bao nhiêu?

2-“Lỗ hổng” tài sản không sinh lời cũng nghiêm trọng không kém nợ xấu hay lãi dự thu.

3-Những tưởng bốn “đại gia” quốc doanh và nửa quốc doanh bán nợ cho VAMC nhiều nhất, hóa ra không phải. + Đứng đầu danh sách bán nợ cho VAMC, theo nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước, là một ngân hàng cổ phần ở TPHCM sau khi nhận sáp nhập một ngân hàng khác với con số hơn 14.000 tỉ đồng tính đến cuối năm 2015.

+ Số nợ bán cho VAMC chắc chắn sẽ không dừng lại ở mức đó bởi ngân hàng này đang có khoản phải thu, các khoản lãi và phí phải thu tới 42.000 tỉ đồng theo báo cáo tài chính quí 4-2015 công bố trên trang web của Hose.

4-Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và trên tổng tài sản của không ít ngân hàng rõ ràng đang ở mức đáng lo ngại.

5- Nợ xấu và lãi dự thu (các khoản phải thu, các khoản phí và lãi phải thu) là hai yếu tố như a xít đang ăn mòn lợi nhuận, đồng thời làm gia tăng chi phí huy động vốn, đẩy lãi suất cho vay mà hậu quả cuối cùng không chỉ ngân hàng, mà cả doanh nghiệp và nền kinh tế phải gánh chịu.

 

6- Ngoài hai yếu tố có thể nhìn rõ ấy, các tổ chức tín dụng còn đang phải đối mặt với một yếu tố thứ ba: tài sản không sinh lời trong tổng tài sản.

+ Tài sản không sinh lời bao gồm nhiều khoản mục:

– Trước hết đó là trái phiếu đặc biệt của VAMC. Khi bán nợ xấu cho VAMC (thường theo giá gốc), các ngân hàng nhận trái phiếu của VAMC và hàng năm phải trích lập dự phòng 20% tổng giá trị trái phiếu. Trên sổ sách, nợ xấu của ngân hàng giảm xuống sau khi bán cho VAMC, nhưng về bản chất nó vẫn còn nguyên đó. Nếu không được thu hồi, xử lý bằng cách phát mãi tài sản thế chấp, nó là thứ tài sản không sinh lời lớn của nhiều ngân hàng.

-Về nguyên tắc, các ngân hàng có thể được tái cấp vốn bằng trái phiếu VAMC, nhưng đến nay, sau gần ba năm VAMC mua nợ, chỉ duy nhất một ngân hàng được tái cấp vốn 5.000 tỉ đồng vì lý do đặc biệt.

-Bán nợ cho VAMC càng nhiều, nhận về trái phiếu VAMC càng nhiều, tài sản không sinh lời của ngân hàng càng lớn.


-Trên báo cáo tài chính của nhiều ngân hàng, gần đây xuất hiện mục “tài sản có khác”. Theo một kiểm toán viên giàu kinh nghiệm, trong “tài sản có khác” thường có các khoản repo, ủy thác đầu tư, các khoản phải thu, tài sản cấn trừ nợ nhưng chưa sang tên cho ngân hàng…

-Nghiệp vụ repo hay ủy thác đầu tư thực chất cũng là cho vay. Nhiều khoản ủy thác đầu tư đã không đòi được, còn repo thì đáo hạn khách hàng có thể “bỏ của chạy lấy người” nếu giá trị tài sản đảm bảo trở nên thấp hơn giá trị khoản vay.

– Gian nan không kém là tài sản cấn trừ nợ cho ngân hàng, nhưng chưa sang tên cho ngân hàng. Thí dụ ông A thế chấp căn nhà (hoặc xe cộ, máy móc) vay 1 tỉ đồng, nay ông không trả được gốc và lãi, ông cấn trừ căn nhà hoặc xe hoặc máy móc cho ngân hàng, nhưng căn nhà, xe, máy móc ông A vẫn còn đứng tên. Thủ tục sang tên đâu có nhanh gọn, chưa kể còn phải định giá.

-Một tổ chức tín dụng có trụ sở ở quận 11, TPHCM, trước khi sáp nhập vào một ngân hàng to khác, trên báo cáo tài chính những năm trước chỉ ra có tới hàng chục dự án bất động sản cấn trừ nợ nhưng chưa sang tên cho ngân hàng. Số tài sản này đã cấn trừ nợ cho hàng ngàn tỉ đồng vay đến nay vẫn chưa sang tên được cho ngân hàng.

-Một thứ tài sản không sinh lời phổ biến khác là tài sản đảm bảo bằng bất động sản. Thị trường bất động sản chưa phục hồi như cách đây 5-7 năm, nhiều dự án vẫn còn đắp chiếu, khách hàng không trả được nợ và bất chấp đã được đảo, gia hạn không chỉ một lần, nợ vẫn có nguy cơ trở thành nợ xấu.

6-Đối với ngân hàng đã đề cập ở trên, chỉ riêng nợ bán cho VAMC cộng các khoản phải thu, các khoản lãi và phí phải thu đã 56.000 tỉ đồng. Nếu tính các tài sản không sinh lời khác, thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đâu còn ở mức 2-3%?

7-Hệ lụy của tài sản không sinh lời trước mắt là gì?

+ Đó là thu nhập lãi thuần của ngân hàng tụt giảm, trích lập dự phòng rủi ro cao, đồng thời phải liên tục huy động vốn ở mức cao để bù đắp cho các tài sản không sinh lời.

+ Điều này kéo dài sẽ dẫn đến việc vi phạm các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, nhất là hệ số an toàn vốn.

+ Ngoài ra, nó không thể không tác động đến chất lượng tài sản chung của ngân hàng, vốn được săm soi kỹ càng bởi các tổ chức định giá và xếp hạng tín nhiệm trong nước và quốc tế.

+ Nói cách khác, nó là một trong những nhân tố cấu thành uy tín ở các mức độ khác nhau của một tổ chức tín dụng và khả năng tồn tại của tổ chức tín dụng đó.

CASE STUDY N0.902:TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG

1-Tỷ lệ trích lập và công thức tính số tiền dự phòng rủi ro.

– Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tỷ lệ thuận với các nhóm nợ, theo đó, đối với các nhóm nợ 1, 2, 3, 4, 5 tỷ lệ trích lập tương ứng là 0 %, 5%, 20%, 50% và 100%. Tỷ lệ trích lập này được áp dụng đối với các nhóm nợ được phân loại theo cả phương pháp định lượng và định tính.

– Số tiền dự phòng cụ thể các tổ chức tín dụng phải trích lập được tính theo công thức sau:

R = max {0, (A – C)} x r

Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích

A: Số dư nợ gốc của khoản nợ

C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Như vậy, với quy định nêu trên, việc xác định số tiền dự phòng cụ thể không chỉ phụ thuộc vào số nợ gốc của khoản nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng mà còn phụ thuộc vào giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, không phải mọi giá trị của tài sản bảo đảm sẽ được sử dụng để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể, mà chỉ những tài sản đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

– Tổ chức tín dụng có quyền phát mại tài sản bảo đảm theo hợp đồng bảo đảm khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết;

– Thời gian tiến hành phát mại tài sản bảo đảm theo dự kiến của tổ chức tín dụng là không quá một (01) năm đối với tài sản bảo đảm không phải là bất động sản và không quá hai (02) năm đối với tài sản bảo đảm là bất động sản, kể từ khi bắt đầu tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm. 

Trường hợp tài sản bảo đảm không đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên hoặc không phát mại được, giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm đó (C) phải coi là bằng không (0).

– Bên cạnh việc trích lập tỷ lệ dự phòng cụ thể, các tổ chức tín dụng còn phải thực hiện trích lập và duy trì sự phòng chung bằng 0,75 % tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

2-Sử dụng dự phòng.

+ Khi xảy ra các trường hợp sau đây, tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng:

– Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích.

– Các khoản nợ thuộc nhóm 5. Riêng các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, tổ chức tín dụng được sử dụng dự phòng (nếu có) để xử lý rủi ro tín dụng.

+Tổ chức tín dụng thực hiện việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng một quý một lần. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo những nguyên tắc sau:

– Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản nợ đó.

– Phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: Tổ chức tín dụng phải khẩn trương tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm theo thoả thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.

– Trường hợp phát mại tài sản không đủ bù đắp cho rủi ro tín dụng của khoản nợ thì được sử dụng dự phòng chung để xử lý đủ.

+ Việc tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng không phải là xoá nợ cho khách hàng. Tổ chức tín dụng và cá nhân có liên quan không được phép thông báo dưới mọi hình thức cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro tín dụng.

+ Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng phải chuyển các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để.

+ Sau năm (05) năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng được xuất toán các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng ra khỏi ngoại bảng. Riêng đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước, việc xuất toán chỉ được phép thực hiện khi có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh đã sử dụng mọi biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ và phải được Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

+ Với các quy định nói trên, ngân hàng nhà nước đã đặt ra những yêu cầu buộc các tổ chức tín dụng phải thực hiện để đảm bảo an toàn trong quá tình hoạt động, hạn chế rủi ro từ khách hàng vay, xuất phát từ vai trò quan trọng đặc biệt của hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân. Cũng với quy định này, buộc các tổ chức tín dụng phải đặt ra những yêu cầu trong việc phát triển cơ cấu tổ chức và nhân sự để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hoạt động cho vay và tài sản sử dụng để thế chấp các khoản vay, giảm gánh nặng về dự phòng rủi ro.

CASE STUDY N0.901:MARGIN:TRÒ CHƠI ĐẦY RỦI RO TRÊN TTCK VN!(LẤY CỔ PHIẾU HNG LÀM VÍ DỤ)

1-Thực tế, 99,99% các giao dịch margin là dành cho NĐT lướt song;

2- Đơn cử, trường hợp cổ phiếu HNG:

+ Lên sàn niêm yết với giá tham chiếu 28.000 đồng/CP, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, giá cổ phiếu này liên tục sụt giảm:

 

-Phiên ngày 04/05/2106 cả 2 HAG & HNG đều nằm sàn;

 

-Lúc 10:24 ngày 05/05/2016 : HNG giảm còn 7.700đ,tức còn 27,5% giá trị so với mức giá khi lên sàn!

+ Cổ phiếu HNG nhanh chóng mất đi phần lớn giá trị khi DN vướng vào nghi án “nợ” của công ty mẹ HAG, cùng “uẩn khúc” trong câu chuyện phát hành 59 triệu cổ phiếu riêng lẻ hồi tháng 1/2016 cho nhà đầu tư chiến lược, mà người mua lỗ đến cả ngàn tỷ đồng.

+ Bên cạnh đó, doanh thu và lợi nhuận của HNG trong 2 năm 2014 – 2015 đều ghi nhận con số dương không nhỏ, nhưng phân tích dòng tiền của HNG lại cho thấy thâm hụt lớn. Cụ thể, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh âm 559 tỷ đồng trong năm 2014 và âm hơn 2.000 tỷ đồng trong 2015.

+ Yếu tố làm thâm hụt dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của HNG xuất phát từ tăng hàng tồn kho và trả tiền lãi vay.

        Nói về hàng tồn kho, HNG đang tích tụ hàng tồn kho lớn, tính ra tiền thì cũng tăng gần 4 lần trong 2 năm gần đây, lên 2.962 tỷ đồng vào cuối năm 2015, chủ yếu đến từ nuôi bò. Để bù đắp phần hao hụt tiền và giải quyết nhu cầu đầu tư lớn, HNG đã nhận về một khoản kỷ lục hơn 13.000 tỷ đồng từ vay nợ trong năm 2015.

        Những con số trên cho rằng, doanh thu hay lãi ròng tăng trưởng sẽ không có nhiều ý nghĩa đối với HNG, nếu khả năng tạo tiền mặt của doanh nghiệp này có vấn đề. Dòng tiền âm liên tiếp đồng nghĩa với việc “máu trong cơ thể” của HNG đang bị rút kiệt, mặc dù báo cáo lãi “khủng”.

3- HNG niêm yết vào ngày 20/7/2015, nhưng phải đến 2/2/2016, tức là chậm hơn chục ngày, cổ phiếu này mới được thông báo đưa vào diện được cấp margin.

+ Điều này cho thấy, HOSE bối rối trong việc liệu có nên đưa HNG vào diện được cấp margin hay không.

+ Kiểu quản lý margin theo lối hành chính vô tình trói chân chính UBCK và các Sở giao dịch với các cổ phiếu có tình trạng tương tự như HNG, bởi khi đã được cấp phép margin, một biến động nhỏ cũng gây ra tác động lớn;

 

+ Theo các CTCK, cấp margin hay cho vay margin là vấn đề của công ty, họ sẽ tự chủ và tự chịu trách nhiệm về sức khỏe tài chính của mình.

 

KL:

 

+Vậy các CTCK cho vay margin bằng 2 cổ phiếu này sẽ ứng xử ra sao?

 

+Vậy các ngân hàng cho HAG + HNG vay thế chấp bằng 2 cổ phiếu này sẽ ứng xử ra sao nếu giả thiết lúc cho vay các bên “định giá” “tài sản đảm bảo”  là 14.000 đ, bằng 50% mức giá lúc lên sàn (28.000 đ)??

+ Vậy các trái chủ HAG + HNG của 2 cổ phiếu này sẽ ứng xử ra sao?

CASE STUDY N0.900:ĐẠO LUẬT GLASS-STEAGALL: Đánh đổi tự do để tồn tại?

1-Khủng hoảng 2008:

+Trong 6 tháng , 3 trong 5 ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ đã bị xóa sổ.

+ Việc 2 ngân hàng đầu tư độc lập còn lại là Morgan Stanley và Goldman Sachs vừa chuyển đổi mô hình hoạt động sang tập đoàn ngân hàng tổng hợp (bank holding company) đã kết thúc một giai đoạn lịch sử hoàng kim của Phố Wall với mô hình ngân hàng đầu tư độc lập (financial holding company).
2-Mô hình ngân hàng đầu tư vs Ngân hàng thương mai/bán lẻ:
+ Người viết cho rằng động lực chính của việc chuyển đổi mô hình hoạt động xuất phát từ bản năng sinh tồn của các ngân hàng đầu tư trong hoàn cảnh hiện tại khi các khoản lợi nhuận ngày càng giảm sút, việc huy động vốn mới rất khó khăn và chi phí tăng cao.
+Ngân hàng thương mại với ưu thế về nguồn vốn dài hạn, ổn định, chi phí thấp sẽ giúp ngân hàng đầu tư có đủ sức kháng cự chống lại một trong những cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong lịch sử tài chính.

+ Mô hình mà Morgan Stanley và Goldman Sachs đã chọn chính là mô hình tập đoàn ngân hàng tổng hợp (universal bank) với sự kết hợp giữa hoạt động ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại.
+ Mô hình mới này có những thuận lợi và thách thức nhất định.
+ Đây không phải là một mô hình mới mà đã được hầu hết các tập đoàn ngân hàng thương mại lớn trên thế giới áp dụng trong thập kỷ qua nhằm tạo ra những “siêu thị tài chính” cung cấp cho khách hàng tổng thể các loại sản phẩm đầu tư đa dạng trên thị trường vốn cũng như dịch vụ ngân hàng thương mại.
+ Mô hình ngân hàng tổng hợp đã có từ lâu trong lịch sử ngành tài chính. Sau cuộc Đại khủng hoảng năm 1929, mô hình này đã bị cấm bởi đạo luật Glass-Steagall ra đời năm 1933, nhằm tách bạch hoạt động ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại.
+ Chỉ đến năm 1999, dưới sức ép của các ngân hàng thương mại nhằm mở rộng phạm vi họat động, đạo luật Glass-Steagall mới bị thay thế bởi đạo luật Glamm-Leach-Bliley, nhằm cho phép sự tái hợp giữa ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại, hình thành nên các tập đoàn ngân hàng tổng hợp.
+ Các tên tuổi như Citi Group, JP Morgan, Deutsche Bank, UBS, Credit Suisse, Barclays đều đã áp dụng mô hình này. Citi Group là ngân hàng đi đầu trong cuộc cách mạng này với việc sáp nhập với Travellers là một tập đoàn chuyên về bảo hiểm, môi giới chứng khoán và ngân hàng đầu tư (Salomon Smith Barney). Cuộc hôn nhân này được thực hiện năm 1998 gây nhiều tranh cãi pháp lý song đã mở đường cho việc thay thế đạo luật Glass-Steagall vào năm 1999. Các tập đoàn ngân hàng tổng hợp ngày nay đều có tiền thân là hoạt động ngân hàng thương mại rồi vươn ra hoạt động ngân hàng đầu tư thông qua tăng trưởng cơ học (mua bán, sáp nhập) hoặc tăng trưởng sinh học (tự xây dựng).
+ Với việc Morgan Stanley và Goldman Sachs chuyển đổi sang mô hình ngân hàng tổng hợp, lịch sử được chứng kiến việc thực hiện mô hình “cũ” theo một cách thức “mới”: ngân hàng đầu tư lấn sân sang ngân hàng thương mại.
+ Trong thực tế, không phải bây giờ các ngân hàng đầu tư mới bắt đầu xây dựng hoạt động ngân hàng thương mại. Goldman Sachs đã thành lập ngân hàng thương mại Goldman Sachs Bank USA va Goldman Sachs Bank Europe nhưng với quy mô nhỏ (tiền gửi huy động 20 tỷ USD).
+Với mô hình mới, Goldman sẽ mở rộng quy mô mảng ngân hàng thương mại với tổng tài sản dự kiến 150 tỷ USD. Goldman Sachs sẽ trở thành ngân hàng tổng hợp lớn thứ 4 của Mỹ.
+Morgan Stanley cũng đã có hoạt động ngân hàng thương mại (với số tiền gửi huy động được 36 tỷ USD) và sẽ tiếp tục mở rộng mảng kinh doanh này. Việc bán 20% cổ phần cho Mitshubishi UFJ Financial thể hiện cam kết mạnh mẽ của Morgan Stanley theo mô hình mới.
+Với việc chuyển đổi sang mô hình mới, Phố Wall giờ đây đã thuộc về tay FED. Cuộc tranh giành quyền lực ảnh hưởng của FED và Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đối với Phố Wall vốn dai dẳng lâu nay, đã đến hồi kết thúc.
3-Thuận lợi:
+ Mô hình mới mang lại một số thuận lợi mà quan trọng nhất là nguồn vốn.
+
Ngân hàng đầu tư thực chất là một công ty tài chính với hoạt động kinh doanh rủi ro trên thị trường vốn, do đó không được phép nhận tiền gửi của khách hàng. Nguồn vốn của ngân hàng đầu tư chủ yếu là vốn cổ đông, vốn vay ngân hàng và phát hành trái phiếu.
+ Ngoài ra, một nguồn vốn quan trọng khác của ngân hàng đầu tư được hình thành qua nghiệp vụ repo, tức là đi vay có bảo đảm bằng các chứng khoán. Việc kết hợp đi vay và cho vay thông qua “repo” và “reverse repo” hình thành nên hoạt động “khớp sổ” (match-book), cho phép ngân hàng đầu tư xây dựng quy mô bảng cân đối một cách dễ dàng, do đó tạo ra một hệ số đòn bẩy rất cao (20-30 lần).
+ Nhược điểm của các nguồn vốn này thường mang tính chất ngắn hạn, không ổn định và chi phí cao. Trong khi đó ngân hàng thương mại lại có đặc ân huy động tiền gửi của khách hàng hình thành nên một nguồn vốn ổn định và rẻ. Hơn nữa, do ngân hàng tổng hợp có mức độ rủi ro thấp hơn so với ngân hàng đầu tư, việc huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu của ngân hàng tổng hợp cũng rẻ hơn.
+ Ngoài ưu thế về vốn, mô hình ngân hàng tổng hợp còn có một số lợi thế khác:

– Thứ nhất, lợi thế về khách hàng và sản phẩm. Việc tận dụng mạng lưới khách hàng và sản phẩm đa dạng hơn cho phép ngân hàng đầu tư bán chéo sản phẩm cho các khách hàng nhằm đa dạng hóa các nguồn thu nhập. Trong giai đoạn khó khăn nguồn thu nhập ổn định của mảng ngân hàng thương mại sẽ đóng vai trò chính, trong khi mảng ngân hàng đầu tư sẽ có thể mang lại các khoản lợi nhuận lớn cho ngân hàng khi nền kinh tế tăng trưởng trở lại.
-Thứ hai, việc chuyển đổi mô hình sang ngân hàng tổng hợp cho phép ngân hàng tránh được một số quy định nghặt nghèo của chuẩn mực kế toán của Mỹ, do đó một số tài sản không cần hạch toán theo giá trị hợp lý (fair value accounting). Điều này sẽ giảm bớt một số khoản dự phòng giảm giá một cách hợp lệ.
– Cuối cùng, việc chuyển đổi mô hình còn cho phép ngân hàng đầu tư tiếp cận các dịch vụ cứu trợ của Cục Dự trữ Liên bang (FED). Việc cứu trợ này gồm nhiều hình thức khác nhau như tiếp cận dịch vụ cho vay thông qua chiết khấu tài sản đảm bảo (discount window) nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản; cứu trợ với tư cách là người cho vay cuối cùng (last resort lender); và các chương trình cứu trợ khác.
4-Thách thức:
+Để tận dụng được những thuận lợi theo mô hình mới,
các ngân hàng đầu tư phải chịu những hy sinh nhất định, mà sự hy sinh lớn nhất là sự tự do. Chính vì vậy, có thể ví đây là một cuộc “đánh đổi tự do để tồn tại”.
+ Nếu như trước đây, các ngân hàng đầu tư có thể tự đưa ra các quyết định kinh doanh rủi ro, sử dụng đòn bẩy tài chính cao nhằm tạo ra các khoản lợi nhuận khổng lồ (dưới sự giám sát của SEC) thì giờ đây họ chấp nhận sự giám sát chặt chẽ của FED, SEC và cơ quan bảo hiểm tiền gửi, trong đó, FED sẽ có vai trò là cơ quan giám sát tổng hợp.
+Các ngân hàng tổng hợp sẽ phải thành lập ra các công ty con chuyên về hoạt động ngân hàng thương mại và các hoạt động này phải tuân thủ các quy định chặt chẽ về an toàn cũng như cơ chế báo cáo. Việc tuân thủ các yêu cầu giám sát của cả FED, SEC và cơ quan bảo hiểm tiền gửi sẽ phát sinh chi phí và đòi hỏi hệ thống thông tin quản lý tiên tiến. Việc đầu tư cho con người và công nghệ thông tin có vai trò quan trọng.
+ Các quy định về an toàn vốn theo Hiệp định Basel II áp dụng cho ngân hàng thương mại có mức độ ngặt nghèo hơn nhiều so với ngân hàng đầu tư. Điều này sẽ hạn chế các hoạt động rủi ro và sử dụng đòn bẩy tài chính quá trớn. Hệ số đòn bẩy tài chính chắc chắn sẽ phải giảm từ mức 25-30 lần hiện tại xuống dưới 20 lần. Ngoài ra việc trích lập các quỹ như tiền gửi bắt buộc, tiền gửi thanh toán, bảo hiểm tiền gửi đối với mảng ngân hàng thương mại sẽ sẽ là những chi phí tài chính đi kèm.
+Việc thay đổi mô hình hoạt động có thể sẽ làm thay đổi văn hóa doanh nghiệp truyền thống của các ngân hàng đầu tư. Các nhân viên sẽ phải thay đổi quan điểm và thái độ của họ đối với rủi ro và phải suy nghĩ kỹ hơn trước từng quyết định kinh doanh rủi ro cao.
+Hơn nữa, do tính chất hoạt động của ngân hàng thương mại đòi hỏi nguồn nhân lực lớn, thu nhập bình quân đầu người chắc chắn sẽ giảm xuống. Các nhân viên đầu tư (dealer) vốn ham thích mạo hiểm rủi ro sẽ cảm thấy khó chịu trong một môi trường mới và thu nhập giảm sút.
+Do đó, rất có thể sẽ diễn ra một làn sóng chất xám chảy sang các quỹ đầu cơ (hedge funds) hay các công ty đầu tư vốn tư nhân (private equity firms).
5-Tính bền vững của mô hình:
+ Với những gì đang diễn ra của một cuộc khủng hoảng tài chính khốc liệt, việc chuyển đổi mô hình hoạt động sang ngân hàng tổng hợp đang được coi là một giải pháp phù hợp.
+Về mặt pháp lý, đạo luật Glamm-Leach-Bliley (1999) đã cho phép việc hình thành ngân hàng tổng hợp và đây chỉ là một sự vận dụng sự cho phép này trong hoàn cảnh mới. Tuy nhiên để kết luận tính bền vững của mô hình này có lẽ sẽ cần sự thử nghiệm qua thời gian. Lịch sử cho thấy mỗi mô hình chỉ phù hợp cho từng giai đoạn lịch sử nhất định phù hợp với từng trình độ phát triển.
+Mô hình ngân hàng tổng hợp không phải là một mô hình hoàn hảo. Chính các nhược điểm của mô hình này làm cho hậu quả cuộc Đại khủng hoảng 1929 thêm trầm trọng và là lý do đạo luật Glass-Steagall (1933) ra đời nhằm tách bạch hoạt động ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại.

+ Một số nhược điểm bao gồm:
– Rủi ro và sự an toàn của ngân hàng thương mại: các ngân hàng tham gia vào bảo lãnh phát hành và đầu tư chứng khoán có thể dẫn đến rủi ro cho các khách hàng gửi tiền và Chính phủ phải đứng ra cứu vớt. Hơn nữa sự sụp đổ của các ngân hàng thương mại có thể làm mất niềm tin của dân chúng vào hệ thống ngân hàng và dẫn tới đổ vỡ hệ thống tài chính;
– Mâu thuẫn lợi ích dẫn đến lạm dụng: việc cung cấp cả dịch vụ ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư có thể dẫn tới mâu thuẫn lợi ích. Ví dụ ngân hàng có thể chấp nhận cho vay các khoản vay dưới chuẩn cho các doanh nghiệp trong tình trạng khó khăn hay chuẩn bị phá sản chỉ vì ngân hàng đang nắm giữ chứng khoán nhằm cứu giá. Ví dụ khác, ngân hàng có thể ép các khách hàng tín dụng của mình đầu tư vào các chứng khoán mà bản thân ngân hàng muốn bán ra trong quá trình đầu tư hay phân phối phát hành chứng khoán.
– Sự cạnh tranh không công bằng: ngân hàng thương mại được trợ cấp một phần bảo hiểm tiền gửi do đó được phép huy động vốn nhà rỗi trong dân rẻ hơn thông qua các khoản tiết kiệm. Do đó nếu cho phép kinh doanh ngân hàng đầu tư, họ có thể cạnh tranh tốt hơn các đối thủ ngân hàng đầu tư khác không có hoạt động ngân hàng thương mại;
– Sự tập trung quyền lực: việc kết hợp ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư sẽ tạo nên một quyền lực lớn của các ngân hàng thương mại và dẫn đến việc họ thôn tính các ngân hàng đầu tư. Việc này sẽ dẫn đến độc quyền cạnh tranh và hoạt động không hiệu quả, ảnh hưởng quyền lợi khách hàng.
+Các nhược điểm nêu trên không phải là không có cơ sở. Ngay đầu năm 2008, Citi Group đã chịu khoản tổn thất nặng nề từ hoạt động ngân hàng đầu tư và điều này đã đe dọa sự an toàn của mảng ngân hàng thương mại.
+Hơn nữa, một câu hỏi đặt ra là bản thân các ngân hàng đầu tư có thực sự muốn chuyển đổi hay đây chỉ là một giải pháp tình thế. Lịch sử cho thấy khi chu kỳ kinh tế bùng nổ tăng trưởng, một số ngân hàng đầu tư sẵn sàng tự tách mình ra khỏi hoạt động ngân hàng thương mại nhằm tìm lại sự tự do. Sự “chân thành” của việc chuyển đổi lần này chỉ có thể được trả lời theo năm tháng.

CASE STUDY N0.899:PHÁC HỌA BỨC TRANH SỨC KHỎE HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

http://cafef.vn/cac-ngan-hang-viet-dung-bet-asean-ve-loi-nhuan-2016041008225126.chn

Các ngân hàng Việt đứng bét ASEAN về lợi nhuận

 

 

1-Hệ thống này gồm:

+ 7 ngân hàng thương mại (NHTM) thuộc sở hữu Nhà nước;

+ 28 NHTM cổ phần tư nhân;

+ 55 ngân hàng liên doanh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

2-Hiện vốn điều lệ của hệ thống các tổ chức tín dụng đạt 449.473 tỷ đồng. Trong đó:

+ Vốn của khối NHTM Nhà nước là 144.999 tỷ đồng;

+ Nhóm ngân hàng cổ phần là 186.147 tỷ.

3- Cụ thể NHNN đang sở hữu :

+77,11% vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank);

+ 64,46% vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank);

+ 95,28% vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV);

+ 100% vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank);

+ 100% vốn tại Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (OceanBank);

+100% vốn tại Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GPBank);

+100% vốn tại Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng (CBBank).

CASE STUDY N0.898:SỨC KHỎE CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM :LỢI NHUẬN THEO KIỂU “ ĐẾM CUA TRONG LỖ”!

1-Một doanh nhân đã từng nhiều năm kinh doanh ngân hàng kể: năm ngoái một nhóm nhà đầu tư có tiền tươi thóc thật, có ý định bỏ vốn vào một tổ chức tín dụng, đến tham khảo ý kiến của ông. Ông trả lời đại ý trong số những vấn đề:

 

+ Cần khảo sát kỹ lưỡng không phải chỉ có nợ xấu, mà còn phải xem xét thấu đáo các khoản phải thu, đặc biệt là lãi và phí phải thu.

+ Nhóm nhà đầu tư kia sau khảo sát đã tá hỏa và từ bỏ ý định trở thành cổ đông ngân hàng bởi những khoản lãi và phí phải thu mà họ tìm hiểu được quá lớn, khiến cho tình hình tài chính của tổ chức tín dụng nọ trở nên nặng nề.

2-Báo cáo tài chính của một số ngân hàng chỉ ra năm 2015 mức độ biến động của các khoản phải thu, các khoản lãi và phí phải thu rất lớn, tăng giảm hàng ngàn tỉ đồng, thậm chí hàng chục ngàn tỉ đồng.

+ Chỉ riêng tại một tổ chức tín dụng cổ phần ở TPHCM, con số trên lên tới 42.000 tỉ đồng, trong đó lãi và phí phải thu hơn 25.000 tỉ đồng.

+ Vậy bản chất của các khoản phải thu này là gì và vì sao nó quan trọng đối với các ngân hàng cũng như doanh nghiệp?

CASE STUDY N0.897: BỨC TRANH THỰC VỀ SỨC KHỎE DNNN

PS: 185 TỶ USD : DƯ ĐỂ TRÃ HẾT 70% TỔNG NỢ XẤU  + CÒN ĐỦ ĐỂ TRẢ “DƯỠNG LIÊM + “VỀ HƯU 1 CỤC” CHO CÁC CỔ ĐÔNG TƯƠNG LAI!

1-DNNN nắm tới 130 tỷ USD, gồm:

+Tổng vốn Nhà nước ở trong các doanh nghiệp nhà nước có giá trị khoảng 55 tỷ USD

+Tổng giá trị tài sản của các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ là khoảng 130 tỷ USD.

2-Nợ phải thu khó đòi tăng…

+ Tính đến đầu năm 2015, cả nước còn tổng cộng 781 DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn.

+ Trong đó, có 8 tập đoàn kinh tế, 85 tổng công ty, 26 công ty TNHH MTV hoạt động theo mô hình mẹ – con,;

+ 277 công ty TNHH MTV hoạt động độc lập cung ứng dịch vụ, sản phẩm công ích và

+ 385 công ty TNHH MTV độc lập hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại đang nắm giữ tổng tài sản trị giá 3.105.453 tỷ đồng, tăng 10% so với thời điểm đầu năm 2014; tài sản cố định chiếm 43% tổng tài sản.

+ Các DN này hiện có vốn chủ sở hữu là 1.233.723 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm 2014, nhưng tổng doanh thu chỉ đạt 1.709.780 tỷ đồng, tức là chỉ tăng 1% so với cách đó 1 năm.

+ Đáng lưu ý là 26 công ty hoạt động theo mô hình mẹ – con có doanh thu giảm tới 21% và khối DN hoạt động độc lập có doanh thu giảm 1%.

+ Hai khối DN này chiếm tới 11% tổng doanh thu của khu vực DNNN.

+Theo số liệu giám sát của Bộ Tài chính, lợi nhuận trước thuế của 781 DNNN năm 2014 chỉ đạt 187.699 tỷ đồng, giảm 1% so với năm trước. Trong đó, 8 tập đoàn kinh tế đạt lợi nhuận trước thuế chỉ có 130.671 tỷ đồng, chiếm tới 70% tổng mức lợi nhuận của toàn bộ khu vực DNNN, nhưng lại bị giảm 2%.

+ Mặc dù đang nắm giữ số vốn lên tới hàng triệu tỷ đồng, nhưng số liệu của Bộ Tài chính cho biết, toàn bộ 781 DNNN năm 2014 chỉ đóng góp vào ngân sách nhà nước 278.212 tỷ đồng, giảm 1% so với năm trước.

+ Số liệu giám sát tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của riêng khu vực tập đoàn, tổng công ty và công ty mẹ – con vừa được Bộ Tài chính công bố cho biết:

– nợ phải thu của của tập đoàn, tổng công ty năm 2014 là 293.617 tỷ đồng, tăng 11%, trong đó nợ phải thu khó đòi là 13.570 tỷ đồng, tăng 18,6% và chiếm 4,6% tổng số nợ phải thu.

+ Trong đó, riêng PVN có số nợ lên tới 3.113 tỷ đồng, VNPT có số nợ là 1.807 tỷ đồng. Viettel, Vicem, Vincomin, Vinafood 2, Vinafood 1, Vietnam Airlines và Mobifone có số nợ lần lượt là 616 tỷ đồng, 613 tỷ đồng, 608 tỷ đồng, 544 tỷ đồng, 544 tỷ đồng, 391 tỷ đồng và 344 tỷ đồng.

Tình trạng nợ nần của công ty mẹ của các tập đoàn, tổng công ty cũng không đỡ “bết bát” hơn khi mà kết thúc năm 2014 khu vực DN này có số nợ phải thu lên tới 293.617 tỷ đồng, tăng 2%. Trong đó, công ty mẹ – con có số nợ phải thu lên tới 293.617 tỷ đồng, tăng tới 19,4%. Những “gương mặt” điển hình về nợ nần khó đòi của công ty mẹ được Bộ Tài chính “điểm mặt, chỉ tên” gồm: VNPT (2.249 tỷ đồng), Vinafood 2 (702 tỷ đồng), Vicem (487 tỷ đồng), PVN (459 tỷ đồng), Mobifone (345 tỷ đồng), Vinafood 1 (304 tỷ đồng)…

Do nợ nần tăng nên các “quả đấm thép của nền kinh tế” đã phải trích 12.032 tỷ đồng để dự phòng nợ phải thu khó đòi nhằm xử lý các khoản nợ. 

3-Nợ phải trả cũng “đồng hành”

+ Theo Bộ Tài chính, một số DNNN mặc dù có số nợ phải thu khó đòi không lớn, nhưng tỷ lệ nợ phải thu khó đòi/tổng nợ phải thu cao “ngất ngưởng” đã cho thấy tình hình tài chính vô cùng khó khăn như Công ty mẹ của Tổng công ty Vật tư nông nghiệp có tỷ lệ nợ phải thu khó đòi/tổng nợ là gần 39%; Công ty mẹ của Tổng công ty Truyền hình cáp Việt Nam có tỷ lệ nợ phải thu khó đòi/tổng nợ là trên 33%…

+ Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Đinh Tiến Dũng cho biết, nợ phải thu khó đòi và tỷ lệ nợ phải thu/tổng tài sản của DNNN năm 2014 tăng tập trung chủ yếu ở ngành xây dựng, nông nghiệp cho thấy sự phục hồi của thị trường bất động sản chưa rõ nét, khả năng tiêu thụ bất động sản còn chậm. Còn đối với sản phẩm nông nghiệp, nguyên nhân là khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp thấp, sản xuất mang tính thời vụ. Đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thời gian thanh toán khi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của DN bị kéo dài, làm tăng nợ phải thu và rủi ro nợ khó đòi.

+ Trong khi nợ phải thu tăng thì nợ phải trả cũng “đồng hành”. Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, riêng khu vực tập đoàn, tổng công ty năm 2014 có tổng số nợ phải trả là 1.567.063 tỷ đồng, tăng 8% so với 1 năm trước đó. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân của toàn bộ tập đoàn, tổng công ty là 1,41 lần (thấp hơn quy định là 1,5 lần), nhưng có tới 28 đơn vị có hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần, trong đó có 23 công ty mẹ.

+ Bức tranh toàn cảnh của DNNN như nêu trên rõ ràng là không sáng sủa. Tuy nhiên, trong bức tranh này, cũng có một vài điểm sáng nhờ quá trình tái cơ cấu. Bộ Tài chính cho biết, nhiều đơn vị những năm trước đây “lỗ đầm đìa”, thì nhờ hoạt động tái cơ cấu, năm 2014 đã hoạt động có hiệu quả và bù đắp được lỗ lũy kế của các năm trước như Tổng công ty Cà phê đạt lợi nhuận 80 tỷ đồng, VTC đạt 77 tỷ đồng, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn đạt 70 tỷ đồng, Tổng công ty Chè đạt 1,5 tỷ đồng.

+ Mặc dù vậy, số tiền lãi của một vài DN kể trên còn quá nhỏ nhoi so với số lỗ của các DNNN trong năm 2014. Cụ thể:

 

Chỉ tính riêng lỗ phát sinh của 10 tập đoàn, tổng công ty trong năm 2014 đã là 4.901 tỷ đồng;

– Còn lỗ lũy kế của 19 tập đoàn, tổng công ty tính đến đầu năm 2015 lên tới con số 24.451 tỷ đồng.