TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.899:LẠI BÀN VỀ NỢ XẤU.

1-Đơn giản thôi:

+ Nợ xấu ngân hàng là thứ hàng hóa đang xuống giá khủng khiếp.

+ 70% nợ xấu là tài sản thế chấp bằng bất động sản, mà thị giá bất động sản vẫn đang trong tình trạng tụt dần.

+ Chưa kể mảnh đất, căn nhà, xưởng máy… có giá trị, thí dụ 1 tỉ đồng, có ngân hàng khi định giá đã “thổi lên” tới 1,5 tỉ đồng thậm chí 2-3 tỉ đồng, rồi cho vay hơn 1 tỉ đồng.

+ Giờ bán mảnh đất, căn nhà ấy với giá thị trường tức thấp hơn số tiền đã cho vay, đương nhiên ngân hàng phải hạch toán lỗ, mất vốn.

+ Không chỉ một khoản nợ xấu, không chỉ một ngân hàng, hàng ngàn khoản nợ xấu, mười mấy ngân hàng ở trong tình trạng đó.

2- Nếu VAMC bán nợ xấu theo cách đấu giá, theo giá thị trường, thì “bộ mặt” thật nợ xấu “lòi” ra hết. 

3-Bề nổi nợ xấu 7,75%:+ Những số liệu mà NHNN công bố trên trang web được tập hợp từ báo cáo của các tổ chức tín dụng và hãy tìm hiểu những con số này.

+ Như trên đã nói, nợ ở VAMC là nợ xấu và số còn lại là 222.220 tỉ đồng, so với tổng dư nợ toàn hệ thống là hơn 4,58 triệu tỉ đồng, tỷ lệ nợ xấu nằm ở VAMC chiếm 4,85% tổng dư nợ.

+ Cộng thêm 2,9% nợ xấu còn nằm ở các ngân hàng;

KL: Số nợ xấu có thể cân đong đo đếm được là 7,75%.

4-LDR:

+ Đến cuối tháng 1-2016, tỷ lệ cấp tín dụng trên nguồn vốn huy động của cả hệ thống là 89,31%.

+ Cũng theo NHNN, dư nợ đối với nền kinh tế đến cuối tháng 11-2015 là hơn 4,58 triệu tỉ đồng;

+ Trong khi tổng tiền gửi của cả dân cư và tổ chức kinh tế là hơn 4,95 triệu tỉ đồng;

 

+ Điểm nhấn ở chỗ tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) bình quân của các ngân hàng quốc doanh và nửa quốc doanh (kể cả ba ngân hàng được NHNN mua với giá 0 đồng) cao chưa từng thấy 99,11%.

+ Điều này có nghĩa ngân hàng huy động được bao nhiêu, cho vay bấy nhiêu, cho vay hết mọi đồng, không có dự trữ bắt buộc, khả năng chi trả, dự phòng thanh khoản. Hoặc NHNN đã cho phép các ngân hàng quốc doanh được “đặc biệt” hưởng tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0%; hoặc các tổ chức tín dụng này đi vay liên ngân hàng, vay nước ngoài, vay NHNN qua tái cấp vốn… để cho vay lại.

KL: Cho dù ứng dụng cách thức gì để có tiền cho vay, thì tỷ lệ bình quân 99,11% vẫn quá nguy hiểm.

5- Các “ông lớn” quốc doanh cho vay nhiều, tăng trưởng tín dụng cao, để làm gì?

+ Để hạ tỷ lệ nợ xấu xuống.

+ Ngoài ra không loại trừ khả năng đảo nợ, để trên bảng cân đối tài chính, nợ xấu không cao.

KL: Còn nhớ giữa năm ngoái, NHNN đã chỉ đạo và phân bổ chỉ tiêu cho từng tổ chức tín dụng bán nợ xấu cho VAMC, để làm sao cuối năm 2015, nợ xấu toàn ngành phải dưới 3% tổng dư nợ.

CASE STUDY N0.897:DÙNG CÔNG THỨC “3M” CỦA 4C “SOI” HIỆN TƯỢNG “DOANH THU TĂNG MẠNH,NHƯNG LỢI NHUẬN GIẢM SÂU” CỦA VINGROUP (MÃ “VIC”)

Tập đoàn Vingroup (VIC) vừa công bố Báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất đã được kiểm toán năm 2015, theo đó doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 34.05,96 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.215,77 tỷ đồng giảm rất mạnh so với 3.158,58 tỷ đồng năm 2014, lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) giảm sâu so với ba năm trở lại đây xuống còn 636 đồng/cổ phiếu (năm 2014 đạt 1.895 đồng/cổ phiếu).

Tuy các chỉ số về lợi nhuận và EPS giảm mạnh nhưng doanh thu lại tăng hơn 22% so với năm 2014 và tăng mạnh so với các năm trước.

Đầu tư mạnh mẽ hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích và bán lẻ

Soi xét BCTC năm 2015, yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự sụt giảm lợi nhuận của công ty mẹ là giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp, chiếm hơn 22.338,33 tỷ đồng tăng gần 30% so với năm 2014. Trong đó, giá vốn hàng bán tại siêu thị, cửa hàng tiện ích và các cửa hàng bán lẻ tăng đột biến từ 396,76 triệu đồng cuối năm 2014 tới gần 3.763 tỷ đồng tính đến ngày 31/12/2015.

Sau nhiều năm rất thành công trong việc cung cấp mặt bằng bán lẻ, với hệ thống các trung tâm thương mại có quy mô mang thương hiệu Vincom, Vingroup đã nhảy vào thị trường bán lẻ đầy tiềm năng của Việt Nam.

Vingroup đã đổi tên công ty Ocean Retail thành Công ty cổ phần Siêu thị VinMart sau khi mua lại 70% cổ phần từ Ocean Group vào tháng 10/2014 và phát triển với hai thương hiệu mới là VinMart và Vinmart+.

Theo đó, Vingroup lên kế hoạch xây dựng hệ thống phân phối bán lẻ gồm 100 siêu thị và chuỗi 1.000 cửa hàng tiện ích trên toàn quốc trong 3 năm tới. Hệ thống VinMart sẽ là các siêu thị từ 3.000 đến 15.000m2 và chuỗi Vinmart+ gồm các cửa hàng tiện ích từ 150 đến 300m2.

Ngay sau đó, để thực hiện kế hoạch của mình, VinMart đã mua toàn bộ hệ thống chuỗi siêu thị Vinatexmart với 39 cửa hàng trên 19 tỉnh thành trong cả nước của Công ty TNHH MTV Thương mại và Thời trang Việt Nam thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Chưa kể đến các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) khác, giá vốn mà Vingroup đã phải chi ra là rất nhiều cho việc đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng bán lẻ của Vinmart.

Vào tháng 10/2015, hệ thống siêu thị 20 năm tuổi Maximax đã bất ngờ được chuyển nhượng cho Vingroup từ Công ty Cổ phần đầu tư An Phong, đơn vị sở hữu Maximax với tổng số tiền khoảng 1.835 tỷ đồng (Vingroup đã trả trước 1.002 tỷ đồng năm 2015).

Động thái bất ngờ của Vingroup khi mua lại Maximark là một phần trong chiến lược mở rộng vào thị trường bán lẻ, tăng nguồn cung diện tích cho thuê mặt bằng bán lẻ vốn là điểm mạnh của tập đoàn này trong nhiều năm qua.

Với quyết tâm “vẽ lại” thị trường bán lẻ Việt Nam, không khó để lý giải việc tăng đột biến giá vốn bán hàng vào lĩnh vực này, khiến lợi nhuận của Tập đoàn này giảm sụt mạnh.

Bên cạnh đó, giá vốn cung cấp dịch vụ khách sạn, du lịch… cùng giá vốn cung cấp dịch vụ xây dựng và các dịch vụ liên quan cũng tăng mạnh so với năm 2014, tổng cả hai tăng gần 1.500 tỷ đồng.

Đáng chú ý là giá vốn bất động sản chuyển nhượng, mảng chủ lực của Tập đoàn này,  giảm hơn 1.100 tỷ đồng so với năm 2014.

Tăng mua bán và sáp nhập (M&A), tăng chi phí quản lý và bán hàng

Năm 2015 có thể coi là năm thành công về mặt chi phí tài chính của Vingroup khi chi phí lãi vay đã giảm hơn 311 tỷ đồng so với năm ngoái, tuy nhiên chi phí bán hàng tăng hơn 2.200 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gần 1.700 tỷ đồng đã đánh tụt lợi nhuận của Vingroup.

Việc tăng chi phí quản lý và chi phí bán hàng trong BCTC hợp nhất phần nào chịu tác động M&A của Vingroup, mặc dù các thương vụ M&A hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận cho những năm tiếp theo.

Danh sách các công ty mà Vingroup đã M&A đa dạng trong các lĩnh vực như Bất động sản, vận tải… trong đó có những cái tên như Công ty Triển lãm Giảng Võ, Bất động sản Ánh sao, Ngôi sao xanh, Metropolis Hà Nội, VinatexMart, Vin Tây…

Trong đó, việc trở thành cổ đông chiến lược của Công ty Triển lãm Việt Nam (VEF) với 83,32% cổ phần đang nắm giữ đã mang lại thành công ngay lập tức cho Tập đoàn, giá trị cổ phiếu của VEF đã tăng gấp 6 lần tính đến thời điểm 31/03/2016. Trước đó Vingroup đã thu về hàng trăm tỷ từ việc bán hơn 10 triệu cổ phiếu VEF trong tháng 01/2016, lợi nhuận dự kiến sẽ được hoạch toán vào Quý I/2016.

Ghi nhận trên BCTC hợp nhất năm 2015 còn có khoản tiền phạt mà công ty phải gánh lên tới 838,917 tỷ đồng, tăng gần 700 tỷ đồng so với năm 2014, cũng là một trong những yếu tố nữa tác động làm giảm lợi nhuận chung của Tâp đoàn.

Quy mô ngày càng phình to và khi mà hàng tồn kho nhiều cùng với các thương vụ M&A chưa mang lại giá trị ngay đã tạo ra nghịch lý về doanh thu và lợi nhuận của Vingroup. Và xét ở góc độ dài hạn, nhà đầu tư có quyền hi vọng vào mức doanh thu, lợi nhuận và lợi tức tốt hơn cho Tập đoàn này trong tương lai.

CASE STUDY N0.896: CÁC KHOẢN NGOẠI BẢNG (OFF-BALANCE SHEET) LÀ GÌ & RỦI RO ĐI KÈM

1-Các khoản ngoại bảng là gì?

+ Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán hiểu nôm na là các cam kết thanh toán, trả nợ, cấp tín dụng…hay các hợp đồng phái sinh tỷ giá của ngân hàng với khách hàng trong tương lai.

+ Vì đây chỉ là các “cam kết” chứ không phải đã thực hiện ngay nên chúng không được ghi nhận ở nội bảng (balance sheet) mà chỉ có thể đưa ra ngoại bảng (off-balance sheet).

+ Tại các ngân hàng thương mại, các chỉ tiêu ngoại bảng được chia làm nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và các cam kết giao dịch hối đoái.

+ Trong đó, các cam kết giao dịch hối đoái tuy vẫn có rủi ro nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng cam kết ngoại bảng.

+ Do vậy, tác giả cho rằng rủi ro tiềm tàng của ngân hàng chủ yếu đến từ các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn, cụ thể là cam kết bảo lãnh vay vốn (vay thấu chi), cam kết trong nghiệp vụ L/C và cam kết bảo lãnh khác (bảo lãnh thanh toán, thực hiện hợp đồng, dự thầu…).

2-Thực trạng tại các ngân hàng thương mại hiện nay ra sao?

+ Theo báo cáo tài chính năm 2015, nghĩa vụ nợ tiềm ẩn của các NHTM top đầu lên tới 360.932 tỷ đồng, tỷ lệ nợ tiềm ẩn/dư nợ tín dụng là 16%. Điều này có nghĩa rằng, khi rủi ro xảy ra, các NHTM sẽ phải thanh toán 1 khoản nợ không hề nhỏ.

+ Bảng số liệu tổng hợp cho thấy, phần lớn nghĩa vụ nợ tiềm ẩn là các cam kết trong nghiệp vụ L/C (chiếm xấp xỉ 40%) và cam kết bảo lãnh khác (chiếm gần 59%).

+ Cam kết bảo lãnh vay vốn chỉ chiểm tỷ trọng nhỏ trong nghĩa vụ nợ tiềm ẩn của các ngân hàng thương mại. Trong các nghiệp vụ, mặc dù L/C vẫn có thể coi là nghiệp vụ bảo lãnh, tuy nhiên, hình thức này là bảo lãnh qua thư tín dụng và có độ rủi ro thấp hơn so với các cam kết bảo lãnh khác.

+ BID là ngân hàng có nghĩa vụ nợ tiềm ẩn lớn nhất trong nhóm 9 ngân hàng so sánh với 134.570 tỷ đồng. Theo đó, phí bảo lãnh của BIDV cũng lớn nhất trong nhóm, đạt 1.282 tỷ đồng.

+ Tiếp theo là MB với 70.423 tỷ đồng, trong đó, các cam kết trong nghiệp vụ L/C chiếm 51,9%, cam kết bảo lãnh vay vốn chiếm 0,2% và các cam kết bảo lãnh khác chiếm 47,9%. Tổng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn của MB chiếm đến 58,5% dư nợ tín dụng (cao nhất trong nhóm ngân hàng so sánh).

+ ACB và STB dường như đang cho thấy mức độ “an toàn” nhất khi nợ tiềm ẩn chủ yếu bao gồm các cam kết L/C (chiếm trên 62%) và tỷ lệ nợ tiềm ẩn/dư nợ cho vay khách hàng chỉ chiếm lần lượt 4,5% và 5,7%.

+ Điểm đáng chú ý từ bảng biểu trên là tỷ lệ phí bảo lãnh/nợ tiềm ẩn chỉ chiểm 1 tỷ lệ rất nhỏ, từ 0,6-3,5%. Điều này có nghĩa là rủi ro tiềm ẩn lớn nhưng mức độ lợi nhuận lại không tỷ lệ thuận với rủi ro.

+ Trước đây, vụ việc bên nhận bảo lãnh không thanh toán tiền khiến Ngân hàng Agribank phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên được bảo lãnh là Công ty TNHH Cao Trường Sơn số tiền 38,5 tỷ đồng. Hay như vụ lùm xùm giữa SeABank và Công ty Tài chính Vinaconex – Viettel (VVF) về thương vụ bảo lãnh thanh toán trị giá 150 tỷ đồng cho Công ty cổ phần Tập đoàn Vina Megastar đối với lượng trái phiếu công ty này bán cho VVF đã gây ra nhiều tranh cãi giữa các bên liên quan. Các ví dụ trên là hồi chuông cảnh báo đối với các khoản nợ tiềm ẩn ở các ngân hàng thương mại Việt Nam.

3-Các khoản ngoại bảng cần được chú trọng hơn

+ Theo TT02/2013-NHNN quy định đối với các cam kết ngoại bảng, các ngân hàng thương mại chỉ thực hiện phân loại nợ để quản lý, giám sát chất lượng tín dụng, không thực hiện trích lập dự phòng rủi ro. Ngân hàng chỉ phải trích lập dự phòng khi rủi ro xảy ra. Điều này càng làm gia tăng các rủi ro tiềm ẩn trong tương lai và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, lợi nhuận của các ngân hàng.

+ Đối với nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán hay bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ khác, khi hoàn cảnh kinh doanh khó khăn có thể đẩy nhiều doanh nghiệp đến việc vi phạm thỏa thuận. Lúc này ngân hàng sẽ phải đứng ra thực hiện nghĩa vụ với bên được bảo lãnh và các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn sẽ trở nghĩa vụ nợ thực sự. Thêm vào đó, nguy cơ trở thành nợ xấu đối với các khoản nợ này cũng rất cao.

+ Mặc dù các khoản bảo lãnh có thể yêu cầu tỷ lệ ký quỹ nhất định để giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả, đối với những doanh nghiệp lớn, uy tín thì ít ngân hàng yêu cầu ký quỹ hoặc ký quỹ 1 tỷ lệ rất nhỏ vì dòng tiền gửi của những doanh nghiệp này mở ở tài khoản ngân hàng lớn hơn nhiều so với hạn mức cam kết bảo lãnh.

CASE STUDY N0. 895: “ĐẶC KHU KINH TẾ/SPECIAL ECONOMIC ZONE “ LÀ GÌ: LẤY THƯỢNG HẢI LÀM VÍ DỤ

(PS:1- TỪ 1986 TÔI ĐÃ THỰC HIỆN MỘT CUỘC “ĐIỂN CỨU” VỂ MÔ HÌNH NÀY RỒI SAU ĐÓ TẠI SÀI GÒN RA ĐỜI “KHU CHẾ XUẤT TÂN THUẬN”,RỒI KHÔNG SAO NHÂN RỘNG RA CÁC ĐỊA PHƯƠNG KHÁC?! 2-TRÊN  WEBSITE CỦA 4C ADVISORS TỪ LÂU ĐÃ CÓ HẲN 1 CHỦ ĐỀ VỚI TÊN GỌI “CANH BẠC N0.6 ….”: https://www.mr-doom.com/blogs/canh-bac-no06-co-so-ha-tang-dac-khu-kinh-te-cong-nghiep-phu-tro-hien-thuc-or-ao-tuong–49.aspx )

1-Đặc khu kinh tế (special economic zone – SEZ) là khái niệm chỉ :

+ “Một khu vực trong một quốc gia mà sẽ tuân theo các quy định kinh tế khác với cả nước”.

+ Thông thường, những quy định này có xu hướng nghiêng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). + Hoạt động kinh doanh trong một SEZ cũng có nghĩa công ty đó sẽ nhận được các ưu đãi về thuế, nhập khẩu, thủ tục hải quan và nhiều quy định kiểm soát khác.

2-Theo Economist, đến giữa năm 2015:

+ Cứ 4 quốc gia trên thế giới thì lại có 3 thành lập ít nhất một đặc khu kinh tế.

+ Toàn cầu hiện có hơn 4.300 SEZ và được dự báo còn tăng.

3- Trung Quốc :

+Phát triển đặc khu kinh tế từ đầu thập niên 80.

+ Khi đó, chiến lược cải tổ theo định hướng thị trường được áp dụng cho một số SEZ, như Thâm Quyến.

+ Theo số liệu của World Bank, đến năm 2014, Trung Quốc có 6 đặc khu kinh tế.

+ Các SEZ tại đây khá đa dạng về quy mô và chức năng. Một số thiết kế theo vị trí địa lý, để thực hiện các chính sách hỗ trợ kinh tế đặc biệt. Số khác là các khu thương mại tự do, khu công nghiệp, khu phát triển công nghệ nhằm hỗ trợ việc thử nghiệm và sáng tạo trong nhiều lĩnh vực.

+ Các SEZ đóng góp khá lớn vào sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Do họ được thử nghiệm các biện pháp cải tổ, đóng vai trò là chất xúc tác để phân phối hiệu quả nguồn lực trong nước và quốc tế. Vài năm gần đây, SEZ đóng góp tới 22% GDP Trung Quốc, 45% tổng FDI và 60% xuất khẩu. SEZ được dự báo tạo thêm 30 triệu việc làm cho nước này, tăng thu nhập của nông dân tham gia hoạt động có liên quan lên thêm 30%, tăng tốc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và đô thị hóa.

 

4-Khu vực Thương mại tự do Thượng Hải (Shanghai FTZ) :

+Được thành lập tháng 9/2013 với diện tích 28,78 km2, bao gồm 4 đặc khu kinh tế hiện có ở quận Pudong. Đó là Khu Thương mại Tự do Waigaoqiao, Khu Logistics Thương mại Tự do Waigaoqiao, Khu Cảng biển Thương mại tự do Yangshan và Cảng Hàng không thương mại Tự do Pudong. Thượng Hải hiện là trung tâm tài chính của nền kinh tế lớn nhì thế giới.

+ Sau này, diện tích của Shanghai FTZ được mở rộng lên 120,72 km2, bổ sung thêm Khu Tài chính Lujiazui Financial, Khu chế xuất Jinqiao, Khu công nghệ cao Zhangjiang và Khu phát triển Expo. Việc này nhằm tăng quy mô khu vực thực hiện cải tổ thử nghiệm.

+ Đây là mô hình thương mại tự do đầu tiên (ngoài Hong Kong) tại Trung Quốc. Shanghai FTZ được kỳ vọng giúp thành phố này trở thành một trung tâm tài chính quốc tế chính thức trước năm 2020, Diplomat cho biết.

+ Thủ tướng Lý Khắc Cường là người ủng hộ mạnh mẽ kế hoạch trên. Ông muốn khu vực này trở thành minh chứng cho khả năng Trung Quốc có thể nâng cấp cấu trúc kinh tế.

+ Shanghai FTZ sẽ tập trung cải tổ thủ tục hành chính (đặc biệt là hải quan), đẩy mạnh logistics, vận tải và các dịch vụ chuyên nghiệp, như giáo dục và luật.  

 

+ Shanghai FTZ là nơi thử nghiệm các chính sách tài chính của Trung Quốc trước khi được áp dụng rộng rãi. Thời hạn thông thường là 3 năm.

 

+ Theo đó, 18 lĩnh vực dịch vụ bị hạn chế đầu tư nước ngoài sẽ được mở cửa tại đây.

 

+ Các công ty trình diễn nghệ thuật và tổ chức y tế nước ngoài được cấp phép hoạt động. Việc các công ty ngoại sản xuất máy chơi game cầm tay, vốn bị cấm tại Trung Quốc, cũng được hợp pháp hóa tại Shanghai FTZ.

+ Khu vực này còn cho phép người nước ngoài lập công ty quản lý tài năng, nhưng phải liên doanh với đối tác trong nước.

+Các công ty ngoại cũng sẽ được cung cấp một số dịch vụ Internet tại Shanghai FTZ và tham gia vào 7 dịch vụ giá trị gia tăng trong ngành viễn thông. Trong 7 ngành này, có 5 là cho phép 100% vốn ngoại.

+ Đến cuối năm 2015, Cơ quan quản lý ngoại hối Trung Quốc cũng chấp thuận cho các công ty phi tài chính tại Shanghai FTZ tự do chuyển đổi tiền mặt huy động từ nước ngoài ra NDT. Việc này sẽ giúp họ tiết kiệm chi phí thanh toán và quản lý tiền mặt.

+Chương trình Đối tác Nội địa đạt tiêu chuẩn (QDLP) cũng được thực hiện từ năm 2013, cho phép các hãng quản lý tài sản nước ngoài trong Shanghai FTZ bán các sản phẩm đầu tư ngoại trực tiếp cho khách hàng giàu có Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ khoảng vài công ty được phép tham gia mỗi đợt với số tiền huy động bị hạn chế, Financial Times cho biết. Trước khi có chương trình này, nhà đầu tư Trung Quốc không được đổ tiền vào thị trường chứng khoán nước ngoài, trừ phi tham gia chương trình Nhà đầu tư Tổ chức Nội địa Đạt tiêu chuẩn (QDII).

+ Theo số liệu trên website, đến hết năm 2014, Shanghai FTZ đã có hơn 23.000 công ty đăng ký hoạt động. Trong đó, hơn 14.000 là đăng ký mới và hơn 2.300 là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Tổng doanh thu các công ty này năm 2014 là 16.000 tỷ NDT (2.600 tỷ USD), tăng 11% so với một năm trước. Doanh số bán sản phẩm tăng 11,5% lên 13.800 tỷ NDT.

+Lợi nhuận của các công ty vận tải và logistics tăng 15% lên 118 tỷ NDT.

+Tổng kim ngạch ngoại thương cũng tăng hơn 8% lên 762,3 tỷ NDT.

5- Nhưng: Một số chính sách đã được áp dụng trên toàn quốc sau khi thử nghiệm tại đây. Dù vậy, Shanghai FTZ bị đánh giá là đưa ra nhiều kế hoạch từ rất lâu nhưng vẫn chưa được thực hiện, hoặc có tiến triển rất chậm.

+ Ví dụ, từ năm 2013, Trung Quốc đã công bố kế hoạch cho phép NDT được chuyển đổi hoàn toàn trong Shanghai FTZ. Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp tại đây đã phải thất vọng vì quy trình thực hiện chậm chạp. Những đột phá được trông đợi như cho phép các công ty phát hành trái phiếu niêm yết bằng NDT, hay các ngân hàng đầu tư và hãng môi giới 100% vốn nước ngoài được tự do tiếp cận thị trường vốn Trung Quốc vẫn chưa được thực hiện.

+ Trong một khảo sát được thực hiện tháng 3/2015 bởi Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải:

 

– 45% doanh nghiệp tham gia cho biết họ thiếu thông tin đáng tin cậy về Shanghai FTZ.

-75% nhận xét khu vực này không mang lại lợi ích nhìn thấy được cho doanh nghiệp của mình.

CASE STUDY N0.894:ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH HAY BĐS:LẤY PDR LÀM VÍ DỤ MINH HỌA

1-Ngày 15/06/2015, HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển BĐS Phát Đạt (HOSE: PDR) có quyết định số 13/2015/QĐ-HĐQT về việc :

+     PDR nhận chuyển nhượng 99,5% vốn điều lệ của Công ty TNHH Luyện cán thép Hiệp Phát có trụ sở tại: 238 Phạm Văn Đồng, tổ dân phố Thuận Phát, phường Cam Thuận, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

+ Đồng thời với đó, PDR sẽ góp thêm bằng tiền mặt để tăng vốn điều lệ của Hiệp Phát từ 5 tỷ đồng lên 1.700 tỷ đồng.

+ PDR đã hạch toán thương vụ trên vào bảng cân đối kế toán của mình. Cụ thể, theo BCTC riêng đã kiểm toán 2015, số dư danh mục ‘Đầu tư vào công ty con’ tăng từ 0 đồng đầu năm lên 1.822,5 tỷ đồng. Trong đó đầu tư vào Hiệp Phát là 1.691,5 tỷ đồng, tương ứng với 99,5% quyền kiểm soát của PDR tại Hiệp Phát. 0,5% còn lại thuộc sở hữu của cổ đông không kiểm soát Nguyễn Anh Tuấn.

 

+ Tuy nhiên điều lạ lùng là PDR chưa bỏ ra 1 đồng nào trong thương vụ này, mà toàn bộ gần 1,7 nghìn tỷ trên đều được liệt vào danh mục ‘Phải trả ngắn hạn’ đối với chính Hiệp Phát.

2- Cụ thể, trong danh mục ‘Phải trả ngắn hạn khác’, PDR còn nợ Hiệp Phát 1.686,525 tỷ đồng, nợ cổ đông Nguyễn Anh Tuấn (kể trên) 4,475 tỷ đồng, nợ cổ đông Nguyễn Văn Phát 0,5 tỷ đồng. Tổng của 3 con số trên đúng bằng 1.691,5 tỷ đồng!

+ Liệt vào danh mục ‘Phải trả ngắn hạn’ có nghĩa rằng các khoản nợ trên sẽ phải được thanh toán bằng tiền mặt trong vòng 1 năm. Tuy nhiên so với tình hình tài chính hiện tại của PDR thì dường như đây là nhiệm vụ…bất khả thi.

3-Giải pháp huy động vốn:

+Tài sản ngắn hạn (trừ hàng tồn kho) của PDR tính tới ngày 31/12/2015 đang ở mức 710 tỷ đồng, trong đó có 31,5 tỷ tiền mặt và tiền gửingân hàng, chỉ bằng non nửa nợ phải trả ngắn hạn (1.534 tỷ đồng).

+ Vay thêm vốn cũng là một khả năng PDR có thể tính tới, tuy nhiên với tỉ lệ nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu đang ở mức đáng báo động 3,1 (năm 2010 là 1,12), so với 0,57 của FLC, 2,89 của VIC hay ‘bết bát’ như VCG vẫn còn cân bằng được ở mức 2,02.

+Thì e rằng khó có tổ chức tín dụng nào đủ dũng cảm để đổ vốn vào PDR trong thời điểm hiện tại, khi biết rằng ngân hàng duy nhất đang hợp tác với PDR là Ngân hàng TMCP Đông Á (Vốn đang trong diện kiểm soát đặc biệt của NHNN).

+Trong ĐHCĐ của PDR được tiến hành sáng 25/03/2016, HĐQT công ty đã nhất trí với mục tiêu lợi nhuận 300 tỷ đồng trong năm 2016. Như vậy với tính toán của chủ tịch Nguyễn Văn Đạt cùng ban lãnh đạo công ty, thì khả quan nhất, PDR sẽ chỉ có thêm chừng này tiền để tiến hành tăng vốn. Đó là chưa kể tới khoản nợ 408 tỷ tới hạn trả của PDR ở Đông Á cũng sẽ là áp lực không nhỏ đối với công ty BĐS này trong năm tài chính 2016.

+Ngoài ra, PDR có thể tính tới phát hành thêm cổ phiếu, cách đã giúp họ tăng hơn 650 tỷ đồng vốn điều lệ – tương đương hơn 65 triệu cổ phiếu phát hành trong năm 2015.

+ Tuy nhiên ngoại trừ chủ tịch Nguyễn Văn Đạt (mua ròng 46,6 triệu cp, nâng TLSH từ 58,99% lên 61,16%) và con trai là ông Nguyễn Tấn Danh (mua ròng 2,8 triệu cp, nâng TLSH từ 0% lên 1,38%), thì hầu như các cổ đông lớn còn lại đều giảm tỉ lệ sở hữu cổ phần PDR trong năm ngoái. Trong đó, đáng chú ý, 2 quỹ đầu tư Vietnam Enterprise Investments Limited và Amersham Industries Limited đều ngừng ‘ôm’ cổ phiếu PDR, giảm TLSH xuống còn 4,22% và 1,75% so với lần lượt 5,99% và 2,46% hồi đầu năm ngoái.

+ Nói vậy để thấy rất khó để PDR có thể tiến hành thêm một đợt phát hành cổ phiếu trong năm nay. Và trên thực tế, trong nghị quyết kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2016 vừa được công bố cuối tuần trước, HĐQT công ty cũng không có bất cứ kế hoạch phát hành thêm vốn nào từ giờ tới cuối năm.

Vậy PDR sẽ lấy tiền từ đâu để đổ vào Hiệp Phát?

CASE STUDY N0.893: ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH HAY BĐS:LẤY EVN FC & NOVALAND LÀM VÍ DỤ MINH HỌA

1-Mới đây, Công ty Tài chính CP Điện lực (EVN Finance) đã công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2015. EVN Finance đã tỏ ra khá mạnh tay khi đầu tư mua cổ phiếu của các công ty bất động sản.

 

2- Trong khi báo cáo tài chính thuyết minh không được doanh nghiệp (DN) công bố, báo cáo của kiểm toán độc lập đã lưu ý một loạt vấn đề tại báo cáo tài chính của DN này.

+ Hiện EVN Finance dẫn đầu về quy mô vốn điều lệ trong khối các công ty tài chính, đạt 2.500 tỷ đồng và tổng tài sản đạt 19.321 tỷ đồng, tính đến hết năm 2015.

+Cụ thể, ngày 31/12/2015, Công ty có gần 3.878 tỷ đồng (tăng 2,3% so với năm trước) tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác, trong đó tiền gửi chiếm gần 2.668 tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng tăng hơn 14,5% (tương ứng 1.098 tỷ đồng), đạt 8.694 tỷ đồng, song dự phòng rủi ro cho vay thực tế giảm từ 184 tỷ đồng xuống 122 tỷ đồng. Báo cáo của EVN Finance không thuyết minh cụ thể phân loại chất lượng nợ nên chưa rõ tình trạng nợ xấu đang ở mức độ nào.

+Hoạt động đầu tư chứng khoán của EVN Finance cũng diễn ra khá sôi động. Thực tế đầu tư chứng khoán của EVN Finance, bao gồm cả chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư, đã giảm từ mức 4.324 tỷ đồng, xuống 4.309 tỷ đồng trong khi dự phòng rủi ro tăng lên. Điều này có thể cho thấy chất lượng chứng khoán đầu tư của EVN Finance đi xuống khiến Công ty phải trích lập dự phòng nhiều hơn.

Đầu tư lớn vào chứng khoán, nhưng Công ty đã bị lỗ hơn 11 tỷ đồng từ mua bán chứng khoán kinh doanh, trong khi đó, chứng khoán đầu tư chỉ lãi vỏn vẹn… 817 triệu đồng.

+ Hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng bất ngờ bị lỗ hơn 12,8 tỷ đồng trong khi năm trước lãi gần 5,5 tỷ đồng.

+ Được biết, EVN Finance tiến hành đầu tư lượng lớn cổ phiếu của các công ty kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản. Thương vụ thứ nhất là cuối năm 2014, EVN Finance mua lại 19,95 triệu cổ phiếu OCH (tỷ lệ 9,975% vốn điều lệ) của Công ty CP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương thuộc Tập đoàn Ocean Group. Khi đó, Ocean Group đang gặp khủng hoảng trầm trọng sau khi hàng loạt lãnh đạo lâm vào vòng lao lý. Dù chưa hoàn thành chuyển nhượng cổ phiếu OCH, song EVN Finance đã ứng trước 240 tỷ đồng cho Ocean Group, tương ứng giá mua 12.000 đồng/CP. Đến ngày 17/7/2015, giao dịch chuyển nhượng này mới hoàn thành. EVN Finance đã bị lỗ bao nhiêu trong thương vụ này bởi cổ phiếu OCH liên tục mất giá từ mức 25.000 đồng/CP xuống còn 6.000 đồng/CP trong năm 2015?

+ Thương vụ thứ hai đầy khó hiểu khi EVN Finance quyết định chi ra 342 tỷ đồng mua cổ phiếu của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland Group) theo Nghị quyết số 28/NQ-HĐQT-TCĐL. Theo đó, tháng 8/2015, EVN Finance quyết định mua 5,7 triệu cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi Novaland (kỳ hạn 2 năm, cổ tức ưu đãi 3.000 đồng/CP, giá mua 60.000 đồng/CP, tỷ lệ chuyển đổi 1:3). Hết thời hạn này, nếu Novaland không mua lại toàn bộ cổ phần này, EVN Finance sẽ sở hữu tối đa tới 17,1 triệu cổ phiếu phổ thông của Novaland Group. Khoản đầu tư này hiệu quả đến đâu vẫn đang là dấu hỏi khi Novaland có vốn điều lệ 3.600 tỷ đồng, tổng tài sản 23.000 tỷ đồng nhưng không công bố công khai các thông tin tài chính, hiệu quả kinh doanh. 

 

3-Dù báo lãi cao, nhưng câu hỏi đặt ra là lãi có thực chất hay không trong khi các khoản phải thu hơn 1.211 tỷ đồng, lãi và phí phải thu 1.402 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh có nguy cơ “đổi chiều” nếu tính đầy đủ các khoản dự phòng rủi ro. Phải chăng đây là nguyên nhân khiến Công ty này không công bố báo cáo tài chính đầy đủ.

CASE STUDY N0. 892:MÔ HÌNH THƯỢNG HẢI

1-THƯỢNG HẢI NGÀY NAY:

+Thượng Hải được đánh giá là một thành phố hiện đại, phát triển hơn hẳn so với Hong Kong.

+Với dân số 24 triệu người, Thượng Hải được mô tả là “Paris ở phương Đông”.

+ Chính quyền thành phố đặt mục tiêu đưa Thượng Hải trở thành trung tâm kinh tế – tài chính và trung tâm giao thông quốc tế vào năm 2020.

+GDP cao nhất Trung Quốc

Kể từ năm 1992, tăng trưởng của Thượng Hải luôn đạt 2 con số, chỉ trừ 2 năm khủng hoảng tài chính thế giới 2008 và 2009. Năm 2013, GDP Thượng Hải chạm mức 2.160 tỷ nhân dân tệ (332,4 tỷ USD), cao nhất Trung Quốc. GDP bình quân đầu người lên đến 82.560 nhân dân tệ (12.784 USD). Các ngành dịch vụ và tài chính đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triển của thành phố.

+Thành lập khu thương mại tự do

Năm 2013, chính quyền Trung Quốc thành lập khu thương mại tự do (FTZ) tại Thượng Hải. Dự án này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Thủ tướng Lý Khắc Cường . Đây là FTZ dầu tiên trong lãnh thổ Trung Quốc, rộng 120,72 km2, bao gồm 4 đặc khu kinh tế ở Phố Đông. Tháng 4/2015, FTZ Thượng Hải được mở rộng.

FTZ Thượng Hải là nơi chính quyền Trung Quốc thử nghiệm các chính sách cải cách kinh tế và xã hội, bao gồm 18 loại dịch vụ bị hạn chế đầu tư nước ngoài như dịch vụ y tế, viễn thông, ngân hàng…. Tuy nhiên truy cập Internet không hạn chế tại FTZ Thượng Hải vẫn không được thực hiện. Nhiều sáng kiến còn bị hạn chế.

Đến nay đã có khoảng 23.000 công ty đăng ký hoạt động ở FTZ Thượng Hải. Tuy nhiên thời gian qua nhiều công ty cho biết hoạt động tại FTZ Thượng Hải không thực sự hiệu quả. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã phải kêu gọi các quan chức quản lý FTZ Thượng Hải đưa ra các chính sách mạnh mẽ và thông thoáng hơn.

2-THƯỢNG HẢI NGÀY XƯA:

+ Từng là trung tâm tài chính của châu Á – Thái Bình Dương vào thập niên 1930, nhưng Thượng Hải lúc đó chỉ còn là một đô thị cũ kỹ, xuống cấp và lạc hậu.

+Trước đây, Thượng Hải từng là một đô thị phát triển hàng đầu tại châu Á – Thái Bình Dương, vượt xa Hong Kong chứ đừng nói đến Singapore hay Đài Loan. Nhưng sau vài thập kỷ, Thượng Hải suy tàn, tụt hậu quá xa so với Hong Kong, Singapore và Đài Loan;

+Vào năm 1989, hơn 10 năm sau khi Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách kinh tế, thành phố Thượng Hải vẫn loay hoay đi tìm một con đường phát triển. Khi đó, Thâm Quyến mới là đại diện của một “Trung Quốc mới”. Ngược lại, Thượng Hải oằn mình trong gánh nặng thuế (đóng góp tới 70% nguồn thu thuế của chính quyền trung ương), do đó không thể phát triển cơ sở hạ tầng và nền kinh tế địa phương.

+Theo nhà báo, nhà nghiên cứu Daniel Brook, tác giả cuốn A history of future cities (Lịch sử của các thành phố tương lai), năm 1989 là thời điểm các quan chức Thượng Hải bắt đầu vận động cấp trên ở thủ đô Bắc Kinh, kêu gọi họ mở cửa thành phố từng là cửa ngõ và trung tâm tài chính của Trung Quốc.

 

3-ĐIỀU KIỆN CẦN & ĐỦ:

+Ý chí chính trị:

Nhưng nhiều quan chức chính quyền trung ương Trung Quốc e ngại việc mở cửa Thượng Hải. Một số người cảnh báo việc một khu kinh tế đặc biệt ở Thượng Hải để thu hút đầu tư nước ngoài sẽ trở thành “khu nhượng bộ nước ngoài”. Bởi Thượng Hải từng là biểu tượng cho “thế kỷ nhục nhã” của Trung Quốc từ Chiến tranh Nha phiến cho đến Thế chiến II.

Chính quyền Thượng Hải vẫn tiếp tục vận động hành lang. “Trong thập niên 1980, khi lên kế hoạch phát triển thành phố, chúng tôi đã có ý tưởng xây dựng khu Phố Đông và cố thuyết phục chính quyền trung ương”, ông Zhang Rufei, cựu quan chức quy hoạch ở Thượng Hải cho biết.

Trước khi ra trung ương để đảm nhận chức vụ phó thủ tướng, cựu Chủ tịch, Bí thư Thành ủy Thượng Hải Chu Dung Cơ đã đặt nền móng phát triển thành phố. Năm 1989, nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đồng ý để Thượng Hải phát triển khu Phố Đông.

Sau đó, Quốc vụ viện Trung Quốc thông qua dự án xây dựng khu Phố Đông thành đặc khu kinh tế (SEZ). Chính ông Đặng Tiểu Bình khẳng định Thượng Hải phải trở thành “đầu rồng”, trung tâm kinh tế của cả đất nước Trung Quốc.

Năm 1990, ông Chu Dung Cơ thuyết phục ông Đặng Tiểu Bình ủng hộ một kế hoạch tham vọng hơn nữa. Đó là không chỉ biến Phố Đông thành một SEZ, mà còn phát triển Thượng Hải thành một thủ đô tài chính của châu Á, một “Phố Wall ở phương Đông”.

Nhà nghiên cứu Daniel Brook đánh giá ông Chu Dung Cơ là người “có đầu óc của một kỹ sư”. Sau khi ông Đặng Tiểu Bình thông qua kế hoạch “Phố Wall ở phương Đông”, ông Chu mời một loạt giám đốc tài chính các tập đoàn phương Tây đến khách sạn Hòa Bình ở Bến Thượng Hải. Ông mời họ nhìn qua sông Hoàng Phố để quan sát khu Phố Đông.

Ông Chu giải thích rằng nơi đó sẽ trở thành một trung tâm tài chính của khu vực. Một giám đốc dự cuộc họp đó nhớ lại: “Ở đó chỉ có ruộng lúa và các nhà kho. Có cả người định cư nữa. Tôi hỏi ông Chu rằng ông sẽ làm gì với dân ở đó. Ông ta trả lời là sẽ di dời họ”.

+ Hành động quyết liệt:

-Và ông Chu đã hành động đúng như cam kết. Chính quyền Thượng Hải ra lệnh di dời 300.000 cư dân ở Phố Đông tới các tòa nhà tái định cư. Nhiều gia đình không muốn ra đi. Nhà chức trách đã phải cắt điện và nước của một số khu cộng đồng. Cuối cùng, hơn 1 triệu hộ gia đình đã phải di dời để chính quyền tái thiết Thượng Hải.

-Trong một thập kỷ phát triển khu Phố Đông, chính quyền Thượng Hải và trung ương đã chi hơn 10 tỷ USD để xây dựng hạ tầng cơ sở, bao gồm hàng loạt cầu và đường hầm kết nối khu trung tâm cổ kính của thành phố với trung tâm tài chính mới ở Phố Đông.

-Hàng loạt doanh nghiệp trong nước của Trung Quốc ồ ạt đổ tới Phố Đông. Để “dụ dỗ” các công ty nước ngoài, chính quyền Thượng Hải tung ra các chính sách ưu đãi thuế và áp dụng chiến lược tiếp thị dựa trên hạ tầng đầy hiệu quả. Với 3 tòa cao ốc đầu tiên được xây dựng ở Phố Đông, chính quyền tổ chức cuộc đấu thầu quốc tế vào năm 1993.

 

CASE STUDY N0.891: CÔNG THỨC “3M”: LẤY HAG + HNG LÀM VÍ DỤ MINH HỌA

1-“Major : Ngành nghề cót lõi”:

+ Cao su;

+ Nuôi bò;

+ Mía đường;

+ BĐS;

2-“Money :Vốn /Đòn bẩy tài chính”:

 

Theo báo cáo tài chính hợp nhất cuối quí 4- 2015:

 

+ HAG nợ khoảng trên 31.000 tỉ đồng, trong đó nợ vay ngắn hạn và dài hạn là 27.000 tỉ đồng.

 

+ Nợ của công ty con HNG chiếm hơn 50% tổng nợ của HAG.

 

+ Đó là chưa kể những khoản vay được cho vay với danh nghĩa cho các cá nhân ở HAG vay.

 

+ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cũng là chủ nợ lớn nhất của HAG;

 

+Lãi suất với nhiều khoản vay trong các năm trước của HAG là trên 11%/năm;

 

+ Vấn đề nợ của HAL khó xử lý bởi với quan hệ tín dụng lâu năm của HAG với các ngân hàng, không phải ngân hàng nào cũng “nỡ” bán tài sản HAG đã thế chấp để lấy tiền về trong tình hình HAG khó khăn. Thứ hai, việc giải chấp các tài sản này theo quy định của luật pháp khá rắc rối và đặc biệt, sẽ có sự chồng chéo bởi vì mô hình của HAG hiện đã tương tự mô hình tập đoàn.

 

3-“Management-Quản trị doanh nghiệp”:

 

+Cần những người quản lý chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản và cập nhật các kỹ năng quản trị hiện đại, đặc biệt có tầm nhìn về quản lý tài chính, có kỹ năng xử lý truyền thông;

+Chứ không thể tiếp tục là nơi tập trung nhiều thành viên thân thiết và trong quản trị điều hành xen lẫn cảm tính như hiện nay;