TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.874: THỊ TRƯỜNG BĐS VN ĐANG Ở ĐÂU :ĐỈNH HAY SẮP RƠI?

1-Những rủi ro:

1.1-Nhiều rủi ro đi kèm mà lớn nhất chính là sự trở lại của số đông bộ phần đầu cơ, kinh doanh thứ cấp.

+ Con số được Hiệp hội bất động sản TPHCM (HOREA) công bố năm 2015 tăng gấp 3 lần năm 2014 không khiến nhiều người khỏi giật mình.

+ Nguyên nhân dẫn đến sự “bùng nổ” này một phần là do chính sách ưu đãi cam kết từ phía chủ đầu tư và ngân hàng: –Rất nhiều dự án sau khi ký hợp đồng mua bán với khách hàng sẽ hoàn toàn không bị thu lãi suất trong suốt quá trình dự án đang triển khai.

-Các dự án hiện nay thường kéo dài 2-3 năm nên trong suốt thời gian đó, giới đầu cơ kỳ vọng có đủ thời gian để “sang tay” kiếm lời mà không quá áp lực vấn đề lãi vay ;

– Đáng chú ý là một phần lớn lượng cung này dự kiến sẽ được bàn giao vào cuối năm 2016 và đầu năm 2017.

 

+  Và điều này theo các chuyên gia là hết sức quan ngại bởi các thành phần đầu cơ khi đó phải tìm cách thoát hàng “bằng mọi giá” nếu không muốn tiếp tục đóng 25% phần tiền còn lại và bắt đầu phải chịu các khoản lãi, phí từ phía ngân hàng (cần lưu ý thêm là theo HOREA thì đa số nhà đầu tư, kinh doanh thứ cấp sử dụng vốn vay, chiếm 70-80% giá trị hợp đồng).

1.2-Rủi ro thứ 2: Lãi suất tăng:

+Thực tế thì thời gian gần đây, lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng thương mại đã bắt đầu rục rịch tăng. Thậm chí mức lãi suất huy động cao hiện nay là trên 8% đã không còn là cá biệt nữa. Điều này rõ ràng sẽ tạo một áp lực lớn lên việc buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay.

+ Nói dễ hiểu, khi các ngân hàng tăng cường giải ngân cho các chủ đầu tư, khách hàng mua căn hộ, dự án ngày càng lớn thì họ cũng phải tăng nguồn vốn vào bằng cách nâng lãi suất. Điều này tăng rủi ro cho bất động sản;

1.3-Rủi ro về thay đổi luật :

+Các chủ đầu tư khi bán dự án cho các bộ phận này thường “né” điều kiện mở bán (khi xây xong móng) bằng các hợp đồng góp vốn đầu tư. Điều này có lợi cho cả những nhà đầu cơ vì sẽ không chịu thuế 2% khi chuyển nhượng lại cho đối tượng khác.

+Điều quan trọng là nếu như trước đây, các hợp đồng góp vốn nhà vẫn được các ngân hàng đồng ý cho vay thì nay đã phải tạm dừng. Nguyên nhân là từ khi Luật nhà ở 2014, Nghị định 99 hướng dẫn Luật nhà ở 2014 và Thông tư số 26/2015/TT-NHNN đều chưa có hướng dẫn cụ thể trong việc nhận thế chấp “quyền tài sản” liên quan đến dự án đầu tư xây dựng nhà ở/nhà ở hình thành trong tương lai.

+Chuyên viên phụ trách mảng đầu tư của một ngân hàng nói trên cho biết, việc Nghi định 99 ban hành đã làm cho việc giải ngân cho các dự án có giai đoạn tạm hoãn. Chủ đầu tư do đó thiếu hụt nguồn vốn để triển khai, thậm chí tiến độ bán hàng cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

+ Ngoài ra, thời gian gần đây, dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư 36 cũng đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều.

+ Đó là chưa kể thông tin nóng nhất hiện nay liên quan đến gói hỗ trợ 30,000 tỷ đồng dành cho thị trường BĐS. Theo đó, còn chưa đầy 3 tháng nữa là kết thúc thời hạn cho vay gói 30,000 tỷ đồng, tất cả những hợp đồng mua bán nhà có phần dư nợ vay giải ngân sau ngày 1/6/2016 sẽ áp dụng lãi vay thương mại thông thường do khách hàng và ngân hàng tự thỏa thuận. Điều này không chỉ làm cho người mua nhà gánh chịu rủi ro mà còn ảnh hưởng đến thị trường bất động sản chung bởi nhu cầu mua nhà ở phân khúc này chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

+ Tình tạng “khoảng trống quyền lực” trong lĩnh vực ngân hàng đang làm gia tăng tâm lý găm giữ ngoại tệ,gây hạn chế đâu tư BĐS;

2-Câu hỏi đạt ra:

2.1-Thị trường BĐS đã đạt đỉnh chưa?

2.2-Hay đang chững lại rồi …rơi?

2.3-Điểm rơi là khi nào?

+ Cuối 2016 đầu 2017? Hay

+ Như TS.Lê Xuân Nghĩa khẳng định là đến 2018 cung- cầu sẽ cân bằng rồi đến tận 2021 mới có bong bóng?

+ Hay như GSTSKH Đặng Hùng Võ hung hồn khuyến cáo “Dân còn rất nhiều tiền/Mua BĐS đi.Năm 2016 sẽ tốt hơn 2015,etc…??

CASE STUDY N0.872: Dùng cổ phiếu làm đòn bẩy tài chính: Lấy HAG làm ví dụ

1-Cuối tuần vừa qua, thông tin Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã bán giải chấp cổ phiếu HNG (HAGL Agrico) thuộc sở hữu của công ty mẹ là Hoàng Anh Gia Lai thu hút sự chú ý của đông đảo giới tài chính.

2-Ở thời điểm cuối năm 2015, chưa có con số cụ thể về dư nợ cho vay của các ngân hàng. Tuy nhiên, theo thống kê của Báo Đấu thầu căn cứ báo cáo bán niên hợp nhất soát xét 2015, có nhiều ngân hàng tham gia cho HAGL vay như: BIDV, Eximbank, Sacombank, VP Bank, ACB và Ngân hàng liên doanh Việt – Lào. 

3-Công ty vừa công bố báo cáo hợp nhất quý 4 năm 2015. Theo số liệu mới nhất này, nợ vay ngắn và dài hạn của HAGL đã lên tới gần 27.100 tỷ đồng, tương đương 55,8% giá trị tổng tài sản cuối năm 2015.

+ Theo tính toán, chỉ số Nợ/vốn chủ sở hữu của HAGL giữa năm 2015 đạt 1,67 lần.

+ Hầu hết các khoản nợ phải trả của HAGL là các khoản nợ vay.

+ Tính đến cuối năm 2015, chỉ số này đạt 2 lần.

+ Chi phí lãi vay cả năm 2015 của HAGL lên tới 1.151 tỷ đồng, bằng 1,7 lần con số năm 2014.

+ Đó cũng là một trong những nguyên nhân kết quả kinh doanh hợp nhất 2015 của Tập đoàn này giảm sút rõ rệt.

4-Các khoản vay của Hoàng Anh Gia Lai như đã nói ở trên:

+Có tài sản đảm bảo là các dự án, công trình, quyền thuê đất… của công ty (công ty mẹ và các công ty con).

+ Tuy nhiên, đáng chú ý là có tới gần 172 triệu cổ phiếu HAG do cá nhân “bầu” Đức nắm giữ, cùng với 316 triệu cổ phiếu HNG thuộc sở hữu của HAGL cũng được đưa ra làm tài sản bảo đảm cho một số khoản vay của HAGL (và công ty con).

+ Cổ phiếu là một giấy tờ có giá, đại diện cho giá trị doanh nghiệp, cụ thể là đại diện cho giá trị các tài sản của doanh nghiệp.

+  Giá trị cổ phiếu HAG, HNG vì vậy đã chứa đựng giá trị của các dự án nuôi bò, cao su, bất động sản, công trình tài sản…

 

+ Chính vì vậy, việc lấy cổ phiếu và tài sản của doanh nghiệp làm tài sản bảo đảm, vô hình trung đã tăng rủi ro cho chính các tổ chức tín dụng, và cho cả HAGL.

 

+ Cổ phiếu HAG và HNG đã “dắt tay nhau” lao dốc trong 1 năm vừa qua.

+  Áp lực bổ sung tài sản bảo đảm, thậm chí bán giải chấp đối với HAGL vì vậy ngày càng căng thẳng.

 

5-Tuy nhiên, về mặt nguyên tắc, một khi doanh nghiệp lâm vào khó khăn, các chủ nợ lớn của doanh nghiệp đó lại lo lắng hơn cả.

 + Nhiều khi các ngân hàng phải tiếp tục mạo hiểm rót tín dụng vào để vực dậy doanh nghiệp đó, cũng là tạo cơ hội để thu hồi các khoản vay trong quá khứ.

 

+ Mặc dù đòn bẩy tài chính cao, trong năm 2015, nợ vay ngắn và dài hạn của HAGL đã tăng gần 9.000 tỷ đồng.

+  Điều này chứng tỏ các ngân hàng vẫn chưa ngừng việc rót vốn vào cho ông lớn HAGL trong năm vừa qua.

CASE STUDY N0.871:LUẬT DOANH NGHIỆP vs LUẬT ĐẦU TƯ :VẪN …ĐÁ NHAU !

1-Đến thời điểm này có thể nói các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đã cơ bản đầy đủ. 2-Tuy nhiên, ở đây vẫn xin chỉ ra một số bất cập để các cơ quan liên quan kịp thời điều chỉnh nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư như tinh thần của hai luật này hướng đến.

2.Về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp:

+ Đối với từng loại hình doanh nghiệp, khi đăng ký thành lập sẽ được yêu cầu chi tiết thành phần hồ sơ tại các điều từ 20-23 của Luật Doanh nghiệp.

+ Để tránh lạm quyền của cơ quan đăng ký kinh doanh, tại khoản 2, điều 9, Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định “Cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp nộp thêm hồ sơ hoặc giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định”.

+ Quy định là vậy nhưng trên thực tế lại chẳng có mấy giá trị.

+ Cụ thể, khi đăng ký trụ sở công ty tại một căn hộ nằm trong cao ốc phức hợp để ở và thương mại. Sở Kế hoạch Đầu tư buộc nhà đầu tư phải chứng minh quyền được dùng căn hộ để làm trụ sở công ty. Yêu cầu này được hiểu là căn cứ vào Công  văn số 2544/BXD-QLN ngày 19-11-2009 của Bộ Xây dựng về việc không cho phép sử dụng nhà chung cư làm văn phòng công ty.

+ Vấn đề đặt ra ở đây là Sở Kế hoạch Đầu tư có quyền yêu cầu nhà đầu tư nộp hồ sơ chứng minh quyền được đặt trụ sở công ty tại căn hộ đã thuê không?

+ Tương tự, đối với một số ngành nghề kinh doanh, khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì cần có giấy phép cho phép thành lập trước của các bộ chuyên ngành. Ví dụ lĩnh vực sản xuất phim do Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch cấp, tín dụng do Ngân hàng Nhà nước cấp… Vậy Sở Kế hoạch Đầu tư có được quyền yêu cầu nhà đầu tư cung cấp các giấy phép này ngoài thành phần hồ sơ đã ấn định trong Luật Doanh nghiệp? Rõ ràng, nếu yêu cầu nộp thêm, Sở Kế hoạch Đầu tư đã vi phạm quy định của khoản 2, điều 9, Nghị định 78. Song nếu không yêu cầu thì Sở Kế hoạch Đầu tư lại vi phạm các quy định của luật chuyên ngành khác. Có lẽ, cần hướng dẫn thêm nội dung này để cả nhà đầu tư lẫn cơ quan công quyền tuân thủ đúng luật định.

3- Điều chỉnh ERC và IRC

+ Liên quan đến phối hợp giải quyết Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC) và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC), hiện nay không hề có quy định cần điều chỉnh giấy nào trước. Các cơ quan đăng ký kinh doanh vẫn áp dụng quy định tại Công văn 5122/BKHĐT-PC ngày 24-7-2015 để xử lý điều chỉnh ERC trước, sau đó mới điều chỉnh IRC. Quy định này tuy có nhiều tiến bộ nhưng cũng mang đến không ít khó khăn như sau khi điều chỉnh xong ERC thì có buộc phải điều chỉnh IRC? Nếu không điều chỉnh hoặc chậm điều chỉnh IRC thì doanh nghiệp có bị coi là vi phạm?

+ Một ví dụ khác là Luật Doanh nghiệp quy định muốn tăng vốn điều lệ thì các nhà đầu tư phải góp xong (thực tăng) và trong thời hạn mười ngày phải làm thủ tục điều chỉnh ERC. Ngược lại, đối với doanh nghiệp FDI thì theo quy định quản lý ngoại hối, muốn chuyển vốn góp, nhà đầu tư phải cung cấp cho các ngân hàng thương mại IRC, trong đó ghi rõ thời hạn và số vốn được góp. Rõ ràng ở đây Luật Doanh nghiệp và Pháp lệnh ngoại hối đã “đá” nhau.

+ Việc cấp ERC và IRC là hai thủ tục độc lập. Theo Luật Đầu tư, IRC được cấp trước rồi mới đến ERC vì trên thực tế, hồ sơ của nhà đầu tư nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự rồi mới dịch công chứng. Dù không có văn bản nào quy định nhưng Sở Kế hoạch Đầu tư mặc nhiên hiểu rằng nếu thời hạn dịch công chứng cho đến ngày nộp quá ba tháng thì buộc phải làm lại. Việc làm lại khá mất thời gian và tốn kém chi phí nên không nhà đầu tư nào muốn gặp phải.

+ Nghị định 118/2015/NĐ-CP, tại điều 24 đã quy định rất tiến bộ khi yêu cầu Sở Kế hoạch Đầu tư phải tiếp nhận một lần cả hai hồ sơ cấp IRC và ERC. Dù vậy, quy định này vẫn còn bỏ ngõ là “Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện thủ tục quy định tại khoản 1 điều này và các thủ tục khác có yêu cầu phối hợp giữa cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan đăng ký kinh doanh”. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thấy Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành hướng dẫn.

+ Cần nói thêm, theo quy trình phối hợp để cấp IRC và ERC thì nghị định quy định hồ sơ cho ERC được xem xét tính hợp lệ trước rồi mới đến xem xét IRC. Quy trình này rõ ràng không đúng thực tế.

+ Biết rằng để được cấp IRC, có những lĩnh vực mất từ sáu đến tám tháng hoặc hơn vì Sở Kế hoạch Đầu tư phải chờ kết quả thẩm định dự án của bộ chuyên ngành. Nếu bộ chuyên ngành chưa có ý kiến thì sở không thể cấp IRC. Thêm nữa, nội dung văn bản đề nghị cấp IRC và ERC phải thống nhất với nhau hay trong đơn cấp ERC phải có thông tin mã số IRC, ngày cấp, nơi cấp. Do vậy, sẽ không có thông tin điền vào ERC khi IRC chưa được cấp hoặc khi phải điều chỉnh IRC thì buộc phải điều chỉnh ERC.

CASE STUDY N0.870 :XỬ LÝ TÀI SẢN ĐẢM BẢO BẰNG BĐS :LẤY VAMC LÀM VÍ DỤ

PS:ACE NÊN THAM KHẢO THÊM CUỐN “RƠI TỰ DO” CỦA J.E.STUGLITZ

1-Ngày 8-9-2014, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 18 hướng dẫn thủ tục xử lý tài sản bảo đảm thông qua phương thức bán đấu giá theo cơ chế xử lý của VAMC.

+ Thông tư này nhằm tăng cường vai trò thực tế của VAMC trong việc xử lý nợ xấu đã mua của TCTD, mà cụ thể là nhằm xử lý tài sản bảo đảm cho các khoản nợ xấu.

+ Tuy vậy, khi triển khai thực tế thì thông tư đã vô tình trói buộc thêm quyền của chủ nợ.

2-Nghị định 163 về giao dịch bảo đảm đã trao cho TCTD (chủ nợ) quyền thu giữ tài sản và xử lý tài sản theo phương thức thỏa thuận của các bên (được quy định trong hợp đồng bảo đảm hoặc văn bản thỏa thuận riêng giữa các bên), nhất là quyền được bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.

+ Trong mẫu các hợp đồng thế chấp thường có quy định về giá khởi điểm tham chiếu ban đầu và việc TCTD được quyết định phương thức xử lý tài sản bảo đảm và được toàn quyền bán hoặc ủy quyền cho bên thứ ba thực hiện việc bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.

+ Do vậy, khi TCTD quyết định bán đấu giá tài sản bảo đảm thường chỉ cần thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá để định giá lại tài sản nhằm xác định giá bán khởi điểm mà không cần thỏa thuận lại với bên bảo đảm.

+ Trong khi đó, theo quy định mới tại khoản 3, điều 4, Thông tư 18, trường hợp VAMC tổ chức bán đấu giá tài sản bảo đảm đối với khoản nợ xấu thì phải đạt được thỏa thuận với bên bảo đảm về giá khởi điểm của tài sản.

3- Quy định này gây nhiều khó khăn cho VAMC.

+ Bởi hầu hết các khoản nợ VAMC mua là nợ xấu, khách hàng vay và chủ tài sản trong trường hợp bảo đảm bằng tài sản của người thứ ba (sau đây gọi là chủ sở hữu tài sản) đều bất hợp tác nên thường VAMC phải thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý nợ.

+ Do vậy, chủ sở hữu tài sản sẽ không còn hợp tác làm việc hoặc trong trường hợp chủ sở hữu tài sản có nơi cư trú, trụ sở không rõ ràng thì VAMC không thể làm việc hay gửi thông báo hợp lệ đề nghị làm việc, thỏa thuận giá khởi điểm.

+ Chưa kể nhiều trường hợp tài sản bảo đảm có nhiều đồng sở hữu hoặc chủ sở hữu bị chết/bị tuyên bố chết dẫn đến phát sinh thừa kế thì VAMC cũng gần như bế tắc trong việc liên hệ để thỏa thuận giá khởi điểm hoặc chứng minh đã liên hệ nhưng không được để có cơ sở thuê tổ chức thẩm định giá xác định giá khởi điểm của tài sản.

 

4-Hệ quả là khoản nợ xấu trước khi bán nợ cho VAMC vốn đã khó xử lý, nay bán nợ cho VAMC rồi lại càng khó xử lý hơn.

+ Do vậy, Thông tư 18 nên được điều chỉnh theo hướng quy định VAMC có nghĩa vụ thông báo cho chủ sở hữu tài sản để chủ sở hữu tài sản liên hệ với VAMC nhằm thỏa thuận giá bán khởi điểm.

+ Trong trường hợp VAMC không thể xác định được địa chỉ của chủ sở hữu tài sản thì phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và trong một khoảng thời gian nhất định, chủ sở hữu tài sản có nghĩa vụ liên hệ với VAMC để thỏa thuận giá bán đấu giá.

+  Hết thời gian thông báo thì VAMC được toàn quyền thuê công ty định giá độc lập để thẩm định giá tài sản bảo đảm và đưa ra bán đấu giá công khai theo quy định nhằm thu hồi nợ xấu.

CASE STUDY N0.869:ĐẠI GIA vs TRỌC PHÚ vs BỆNH VĨ CUỒNG

PS: SÁNG NAY : GIÁ CP HAG :THAM CHIẾU;HNG GIẢM CÒN 8.7.FLC:THAM CHIẾU;

FYR: http://danviet.vn/kinh-te/flc-va-van-nan-tap-doan-kinh-te-tu-nhan-664449.html

1- Theo những số liệu được công bố gần đây nhất của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai do ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) là chủ tịch HĐQT thì :

+Vai trò của đại gia này không chỉ dừng ở con số hơn 347 triệu cổ phiếu đang nắm giữ – chiếm 44,03% tổng vốn điều lệ công ty mà còn những câu chuyện đằng sau ngài chủ tịch.

+Trong tổng số 347,7 triệu cổ phiếu HAG do bầu Đức nắm giữ thì có tới quá nửa số cổ phiếu trên được dùng làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai từ năm 2013 đến nay.

2-Sau hai lần bị Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh có công văn nhắc nhở việc chậm nộp Báo cáo tài chính quý 4/2015 công ty mẹ và hợp nhất, CTCP Hoàng Anh Gia Lai vẫn chưa có động thái nào cho việc giải trình hay công bố thông tin về tình hình kinh doanh trong năm 2015 đầy sóng gió.

3-Nợ trăm tỷ vì thú chơi chuyên cơ :

+ Đầu năm 2015, đại gia đầu tiên của Việt Nam có máy bay riêng đã quyết định “nâng đời” phi cơ Beechcraft King Air 350 trị giá 7 triệu USD từ năm 2008 lên thành chiếc phản lực Legacy 600 có giá 27,5 triệu USD.

+Tuy nhiên, đến thời điểm này chiếc phi cơ phản lực Legacy 600 không thuộc quyền sở hữu của ông Đoàn Nguyên Đức hay Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, mà chỉ thực hiện thuê mua (thuê sau một thời gian mới được chuyển quyền sở hữu) của Công ty Cổ phần Hàng không Lưỡng dụng Ngôi Sao Việt – Vietstar Airlines.

+ Hiện số tiền thuê mua chiếc máy bay từ Công ty Vietstar Airlines vẫn do Hoàng Anh Gia Lai đứng ra chi trả.

4-Cho em gái vay tiền Tập đoàn không lấy lãi!

Trong vòng 3 năm qua, Hoàng Anh Gia Lai liên tục giải ngân cho An Phú các hợp đồng tín dụng tín chấp lần lượt từ ngày 1/10/2013 (hợp đồng 1), ngày 17/7/2014 (hợp đồng 2) và ngày 08/08/2014 (hợp đồng 3), ngày 07/04/2015 với tổng dư nợ đến thời điểm ngày 30/09/2015 là 3.994 tỷ đồng.

CASE STUDY N0.868 : BONG BÓNG BẤT ĐỘNG SẢN :LẤY NHẬT BẢN LÀM VÍ DỤ

PS:1-Trước hết phảỉ hiểu chính xác khái niệm “Thị trường bong bóng”: “ Khi người mua tin rằng giá BĐS chỉ có tăng hoặc ít ra cũng không bao giờ giảm ,dẫn tới đi vay quá nhiều với hy vọng giá tiếp tục tăng sẽ mang lại lợi nhuận cho mình và sẽ dễ dàng tìm được người mua khác cũng suy nghĩ như mình (‘NĐT thứ cấp/Thị trường thứ cấp), còn người cho vay thì định giá BĐS quá cao với niềm tin rằng giá đó còn cao hơn nữa”;

 

2-“Bong bóng BĐS “ là hiện tượng RẤT PHỔ BIẾN trong các mô hình tăng trưởng kinh tế có cơ cấu kinh tế dựa chủ yếu vào 2 yếu tố: Đất + Tín dụng;

3-CS này nói về 7 bài học kinh nghiệm của Nhật Bản;

I-               KINH NGHIỆM NHẬT BẢN:

1-Bài học đầu tiên, các chuyên gia Nhật Bản cho rằng, cần hiểu về đặc tính của bong bóng BĐS.

+Theo họ, đã là bong bóng thì không thể tồn tại được lâu, trước sau gì nó cũng sẽ vỡ.

2-Hai là, việc đánh giá tình hình kinh tế trên quan điểm vĩ mô và trung lập là đặc biệt quan trọng.

+ Kinh nghiệm ở Nhật Bản cho thấy, khi đang ở giữa thời kỳ bong bóng thì mọi người thường khó nhận ra đó là bong bóng.

+Vì thế cần có những đánh giá ở tầm vĩ mô và trung lập mới có nhiều khả năng phát hiện để điều chỉnh kịp thời.

3-Ba là, cần đánh giá chính xác về dòng tiền /cashflow từ hoạt động kinh doanh. Đây chính là nguồn tiền quan trọng nhất để hoàn trả tiền vay.

4-Bốn là, ở từng tổ chức tín dụng, việc nhận thức và hành động nhanh chóng để không rơi vào bong bóng BĐS khó thực hiện được theo hướng “từ dưới lên” và khi đó, các chỉ thị, mệnh lệnh từ “trên xuống” là quan trọng.

5-Năm là, đặt tiêu chuẩn về nợ xấu thấp, tiêu chuẩn về kiểm tra, giám sát thiếu và không minh bạch đã là một trong những nguyên nhân;

6-Sáu là, xác lập cơ chế cho việc phá sản ngân hàng.

+ Nhật Bản đã từng thực hiện nguyên tắc không phá sản ngân hàng khiến không ai nghĩ tới chuyện ngân hàng phá sản và do đó không có chuẩn bị.

+ Để thực hiện việc cho phá sản những ngân hàng yếu kém thì cần hoàn thiện khung pháp lý và tăng cường vai trò của các cơ quan liên quan (như bảo hiểm tiền gửi, cơ quan thu hồi và xử lý nợ).

7-Bảy là, tái cơ cấu bên đi vay là một biện pháp xử lý nợ xấu phát sinh sau khi vỡ bong bóng BĐS. Cần có kế hoạch tái cơ cấu khả thi và rõ ràng, có cơ chế phá sản để tái cơ cấu lại bên đi vay, tăng cường chức năng của các tổ chức liên quan trong quá trình tái cơ cấu này (cơ quan thu hồi và xử lý nợ).

 

II-THỰC TẾ VIỆT NAM:

1-Vốn cho thị trường BĐS Việt Nam chủ yếu đến từ ngân hàng:

+Thị trường bất động sản là thị trường đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế, xét cả về mặt quy mô giá trị và sức lan tỏa.

+Tuy dư nợ BĐS của ngân hàng chưa cao, nhưng tài sản đảm bảo tín dụng ngân hàng lại chủ yếu dưới dạng BĐS (khoảng 65%).

+ Ngoài ra, dù quy mô hoạt động kinh doanh BĐS chiếm khoảng 5,4% GDP của Việt Nam năm 2013, nhưng tính lan tỏa của thị trường BĐS lại rất lớn, liên quan đến nhiều ngành nghề, đối tượng khác (như xây lắp, sản xuất nguyên vật liệu, tư vấn thiết kế, lao động, chủ hộ…).

+ Thị trường này đã thu hút một số lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài. Theo Bộ Kế hoạch Đầu tư, đến nay có đến 407 dự án giá trị đăng ký 49 tỷ USD,  chiếm 21% tổng giá trị FDI đăng ký.

2-Thị trường BĐS Việt Nam cũng còn nhiều tồn tại:

+Phát triển thiếu ổn định do luật lệ thay đổi giật cục,quá nhanh,không thể tiên liệu;

+ Đầu tư mang tính tự phát;

+ Thông tin quá lộn xộn,không theo chuẩn nào,cơ quan nào cũng có số liệu riêng,dẫn đến thiếu minh bạch;

+ Thiếu chuyên nghiệp;

+ Giá cả còn quá cao so với mức thu nhập của người dân;

 

+ Đặc biệt, khâu quản lý, kiểm soát và quy hoạch thị trường BĐS còn yếu, khiến cung-cầu mất cân đối;

+Thị trường tài chính BĐS ở Việt Nam còn mới ở dạng sơ khai và chưa đa dạng;

CASE STUDY N0.867: VIỆT NAM: MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG

PS: 1-POST BÀI NÀY CỦA CẬU HỌC TRÒ CŨ: PGS.TS HẬU CHỈ ĐỂ BIẾT NÃO TRẠNG CỦA “GIỚI TRÍ THỨC THÁP NGÀ” HIỆN NAY ! 2- CHỈ VỚI CÁCH “NÍ NUẬN” RẰNG “ TTKT CỦA 1 QUỐC GIA CHỈ DO 3 YẾU TỐ “ LAO ĐỘNG + TƯ BẢN + NSLĐ” TẠO THÀNH ĐÃ ĐÁNG ĐỂ …..KHÔNG “PS”!  

CASE STUDY N0.866 :TỤT HẬU CỦA VIỆT NAM VỚI THẾ GIỚI:CÓ RÚT NGẮN ĐƯỢC KHÔNG LÀ TÙY VÀO 2 YẾU TỐ:THỂ CHẾ + NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG.

PS:1-THẾ CHẾ LÀ GÌ THÌ XIN THAM KHẢO:

https://www.mr-doom.com/blogs/dilemma-no01-mo-hinh-phat-trien-vicious-circle-how-to-get-out-36-page-2.aspx);

 

2-Từ năm 1996 trong 1 cuộc hội thảo khoa học tại Tp.HCM, tôi đã cho rằng Việt Nam không có bất kỳ cơ may nào rút ngắn khoảng cách “tụt hậu”, chứ đừng nói đến đuổi kịp các nước ngay trong khu vực Châu Á! Và sau gần 20 năm thì chúng ta lại đang “kỳ vọng”: Tới 2035 sẽ bằng Hàn Quốc …..năm 2000 với 2  chữ “BIG IF”: (i) Nếu GDP của chúng ta liên tục đạt 7%/năm + (ii) Hàn Quốc sẽ đứng im chờ chúng ta???

1-Năng suất lao động phụ thuộc chủ yếu vào (Tạm gác sang bên 2 yếu tố khác là “ Cơ cấu kinh tế” + “Quy mô GDP”) :

+ Hiệu quả lao động sống (Hay “chất lượng” của sức lao động: Thể lực + Học vấn + Kỹ năng + Kinh nghiệm + Văn hóa);

+ Lượng máy móc và công nghệ mà người lao động được sử dụng; Và

+ Trình độ quản trị doanh nghiệp;

2-Để đánh giá được một cách tương đối chính xác năng suất lao động trung bình của từng cá nhân người lao động tại Việt Nam so với các nước trong khu vực:

+ Có thể sử dụng chỉ số trung bình sản lượng trên một đơn vị lương, tức là lượng sản phẩm mà một người lao động trung bình làm được với mức lương là 1 USD.

 

 + Đây được xem là cách đánh giá tương đối công bằng để so sánh về năng suất lao động tại từng quốc gia mà không phụ thuộc vào các yếu tố như cơ cấu nền kinh tế hay quy mô GDP. 

3-Theo số liệu từ Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương):

+ Chỉ số trung bình sản lượng trên một đơn vị lương của Việt Nam hiện đang ở mức cực thấp;

+ Thấp hơn khoảng 73% so với công nhân Trung Quốc.

+ Cụ thể:

– Với 1 USD thù lao, công nhân Việt Nam chỉ làm ra được 2,4 đơn vị sản phẩm, trong khi con số này của Trung Quốc là 7,8 tức là gấp từ 3-4 lần.

– Con số này ở các nước trong khu vực lần lượt là: ở Indonesia là 6,9, ở Philippines 5,5, ở Thái Lan 5,4, ở Malaysia 5,2, ở Singapore 8,9.