TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0. 865: ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH :LẤY FLC LÀM VÍ DỤ .

(FYR:CS NÀY TIẾP THEO CS N0.849 / https://www.mr-doom.com/chuyen-muc/nghien-cuu-tinh-huong-kinh-doanh-97-page-2.aspx)

1-Khi đọc BCTC của FLC người đọc ,nhất là các ngân hàng ,trái chủ,NĐT mua cổ phiếu FLC không thể không nêu ra câu hỏi:

+ Bằng cách nào một DN có mức vốn 18 tỷ đồng năm 2009 và chỉ qua khoảng 6 năm hoạt động đã có thể làm cho số vốn tăng vọt lên tới 3.748,9 tỷ đồng, tức tăng 208 lần?

+ Dự kiến trong Đại hội cổ đông 2015 tới đây, Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC sẽ trình kế hoạch tăng vốn từ 3.748,9 tỷ đồng lên 8.397,6 tỷ đồng, tức tăng 2 lần so với hiện nay ?

2-Câu trả lời nằm trong cái “trận đồ” đầu tư tài chính của FLC:

+ Dòng tiền sản xuất kinh doanh âm:Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ FLC, dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2014 là âm (-) 450,13 tỷ đồng.

+ Nhưng với dòng tiền âm nói trên, FLC vẫn mở rộng đầu tư lớn trong năm 2014 nhờ dòng tiền từ hoạt động tài chính, mà chủ đạo là thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp 2.315,4 tỷ đồng và vay 984,12 tỷ đồng.

3-Doanh thu & Lợi nhuận có từ mảng kinh doanh nào là chính ?

+ Báo cáo tài chính kiểm toán 2014 của riêng công ty mẹ FLC ghi nhận mức doanh thu tới gần 1.505,2 tỷ đồng,gồm:

 -Doanh thu bán hàng hóa là 1.489,57 tỷ đồng;

– Doanh thu cung cấp dịch vụ là 15,59 tỷ đồng.

+ Sau khi hợp nhất với một số công ty con, công ty liên kết, tổng doanh thu của FLC tăng lên là 2.063,9 tỷ đồng, trong đó:

– Doanh thu bán hàng khác là 1.619,92 tỷ đồng;

– Doanh thu bất động sản chỉ là 381,35 tỷ đồng, chiếm chưa đến 24% – mặc dù FLC nổi lên với hàng loạt các dự án bất động sản lớn.

+ Theo số liệu của công ty mẹ thì mức lợi nhuận gộp của FLC chỉ đem lại con số 35,62 tỷ đồng, tương đương tỷ suất khoảng 2,4%.

KL: Do các hoạt động tạo ra doanh thu lớn nói trên cũng có chi phí giá vốn cao, nên :

+Mức doanh thu “hoành tráng” không đem lại nhiều lợi nhuận.

+ Hoạt động tạo nguồn thu chính là đầu tư tài chính.

4-Trận đồ đầu tư tài chính và “cây đũa thần” về lợi nhuận

+ Năm 2014 FLC ghi nhận doanh thu từ hoạt động tài chính tới gần 402,61 tỷ đồng và sau khi trừ đi các khoản chi phí, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh vọt lên 277,53 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận gộp chỉ chiếm chưa đầy 13% trong khoản lợi nhuận thuần này.

+ Vậy câu hỏi đặt ra là, những hoạt động đầu tư tài chính nào là “cây đũa thần” cho lợi nhuận của FLC?

-Trong tổng doanh thu hoạt động tài chính 402,61 tỷ đồng, FLC thu lãi vay gần 3,3 tỷ đồng (từ lãi tiền gửi và tiền cho vay);

– Lãi từ các hợp đồng hợp tác kinh doanh 82,72 tỷ đồng;

– Cổ tức, lợi nhuận được chia 239,4 tỷ đồng;

– Lãi do bán cổ phần Công ty TNHH Ion Complex Đầu tư và quản lý tòa nhà Ion Complex là 50 tỷ đồng;

– Lãi bán cổ phần Công ty cổ phần Công nghệ FLC OTP FLC Việt Nam là 9 tỷ đồng;

– Lãi bán chứng khoán KLF là 7,84 tỷ đồng.

– Ngoài ra còn một số giao dịch lãi nhỏ khác.

+ FLC có 10 khoản đầu tư tài chính ngắn hạn dưới dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh trị giá 705,96 tỷ đồng.

– Đối tác trong các giao dịch này bao gồm cả các công ty con, công ty liên kết của FLC và các công ty mà FLC có đầu tư vốn dài hạn.

– Trong những khoản đầu tư này, FLC thu lợi tức cố định từ 6%-10% tùy từng hợp đồng.

– Năm 2013, doanh thu hoạt động tài chính của FLC chỉ là 60,1 tỷ đồng và hoạt động ủy thác đầu tư mới có 7 khoản, trị giá 349,62 tỷ đồng.

+ Qua việc khảo sát, phân tích từ Báo cáo tài chính kiểm toán 2014 của FLC cho thấy, những đối tác phía bên kia của các thương vụ chuyển nhượng nói trên hầu hết đều có quan hệ tài chính với FLC hoặc các công ty con, công ty liên kết của FLC. Các đối tác này cũng có phần vốn đầu tư của FLC hoặc các công ty con, liên kết.

KL: Tuy nhiên, trong báo cáo tài chính hợp nhất của FLC, các khoản ủy thác đầu tư đã tăng vọt lên 1.745,55 tỷ đồng. Điều đó cho thấy các công ty con, công ty liên kết của FLC cũng thực hiện hoạt động đầu tư tài chính mạnh mẽ.

CASE STUDY N0. 864: SÁT NHẬP NGÂN HÀNG : AI LỢI ,AI THIỆT ? ( LẤY SACOMBANK + SOUTHERNBANK LÀM VÍ DỤ)

1-Sau khi sáp nhập Southernbank:Theo báo cáo hợp nhất năm 2015:

+ Vốn điều lệ 18.852 tỷ đồng, so với năm trước vốn điều lệ của Sacombank đã tăng 50%;

+ Tổng tài sản là 292.542 tỷ đồng, tổng tài sản tăng 60%.

 

KL:  Hiện nay, Sacombank trở thành ngân hàng thương mại cổ phần không có nguồn gốc Nhà nước lớn nhất Việt Nam cả về quy mô vốn lẫn hệ thống mạng lưới.

2-Trên báo cáo tài chính mới công bố của Sacombank cho thấy:

+Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng này năm 2015 đạt 1.146 tỷ đồng, giảm 48% so với năm trước;

+ Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) của Sacombank chỉ vỏn vẹn hơn 600 đồng và

+Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) chỉ còn khoảng 5%.

+ Nợ xấu của ngân hàng này hiện lên tới 3.448 tỷ đồng, cao hơn gần 2.000 tỷ đồng so với đầu năm;

3-Điều đáng nói là con số nợ xấu của Sacombank :Không chỉ dừng trên các con số báo cáo ,mà còn tiềm ẩn dưới rất nhiều hình thức khác nhau:

+ Chẳng hạn ngân hàng này có tới 15.124 tỷ đồng là chứng khoán do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành;

+ Và số dự phòng rủi ro khoản này lên tới 1.386 tỷ đồng, tăng gần gấp 6 lần so với cuối năm 2014;

+ Trong thuyết minh báo cáo tài chính không nêu rõ là trong này có bao nhiêu là trái phiếu do VAMC phát hành, bao nhiêu do doanh nghiệp phát hành. Tuy nhiên, dù là trái phiếu từ đâu thì số dự phòng rủi ro lớn này cho thấy có Sacombank đang có một lượng trái phiếu “xấu” rất lớn;

+ Vẫn chưa dừng lại ở những con số có thể nhìn thấy được tình trạng tài chính thực sự của Sacombank có thể còn ẩn sâu trong báo cáo tài chính:

– Vào thời điểm công bố đề án sáp nhập Southernbank được chính tức công bố trước đó không lâu nợ xấu lên đến 52%, tức là nợ xấu của ngân hàng này lên tới hơn 20.000 tỷ đồng, trong khi đó con số công bố chính thức chỉ có khoảng 6%. Như vậy, chỉ có giải pháp thần kỳ thì nợ xấu của Sacombank mới có thể giảm xuống con số “lý tưởng” 1,85 % như cuối 2015 !?

4-Tuy nhiên, giới tài chính lại một phen không khỏi bất ngờ khi ông Trầm Bê ủy quyền không hủy ngang toàn bộ cổ phiếu của mình và người có liên quan tại Sacombank và SouthernBank cho NHNN.

+ Trước khi ủy quyền, ông Trâm Bê và gia đình đang sở hữu 20,14% tại Southernbank và 6,89% tại Sacombank.

+ Một thông báo mới đây cho biết NHNN đang nắm quyền chi phối khoảng 51% cổ phần tại Sacombank sau sáp nhập.

 

+ Nguyên nhân là do rất nhiều nhà đầu tư liên quan đến ông Trầm Bê cũng phải ủy quyền cho NHNN do sử dụng số cổ phần này để thế chấp vay vốn ngân hàng.

KL: Hiện nay giá cổ phiếu STB đang được giao dịch quanh mức 11.000 đồng/cổ phiếu, giảm gần 50% so với cùng kỳ năm trước.

 Giá cổ phiếu Sacombank (STB) trên thị trường chứng khoán khiến cho không ít người phải xót xa.

CASE STUDY N0. 863: DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT :HUY ĐỘNG VỐN HAY “IN GẤY LẤY TIỀN”?

PS:CS NÀY BỔ SUNG CHO BÀI VỀ HAG PHÍA DƯỚI)

(FYR: Lỡ mua cổ phiếu DN tăng vốn khủng, biết đời nào lấy lại vốn?/ http://vietstock.vn/2015/09/lo-mua-co-phieu-dn-tang-von-khung-biet-doi-nao-lay-lai-von-830-436644.htm)

Đã có khá nhiều doanh nghiệp thực hiện tăng vốn nhưng không sử dụng đồng vốn này không hiệu quả dẫn đến những kết cục không hay. Do đó nhiều nhà đầu tư đã nhìn việc tăng vốn của doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu với suy nghĩ “in giấy lấy tiền”.

CASE STUDY N0.862:XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM & DOANH NGHIỆP FĐI:LẤY SAMSUNG LÀM VÍ DỤ

1-Nhập siêu giai đoạn 2011-2015 chỉ còn 1,93% so với tổng kim ngạch xuất khẩu là do đóng góp của khối doanh nghiệp FDI.

2- Trong số này:

+ Chỉ riêng Samsung Vietnam đã có mức xuất siêu tăng vọt, từ 3,9 tỷ đô la Mỹ năm 2013 lên 6,5 tỷ đô la Mỹ năm 2014 và 11,1 tỷ đô la Mỹ năm 2015.

+ Các con số xuất siêu này góp phần cải thiện cân đối vĩ mô, vì trong giai đoạn 2006-2010, nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu lên tới 22,4%;

+ Năm 2014 tập đoàn này xuất khẩu 26,3 tỷ đô la Mỹ (bằng 17,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam) và

+ Năm 2015, con số này khoảng hơn 30 tỷ đô la Mỹ, chiếm gần 20% giá trị xuất khẩu của Việt Nam;

+ Đổi lại, Samsung cũng nhập khẩu rất lớn linh kiện để sản xuất vì tỷ lệ nội địa hóa linh kiện tại Việt Nam mới chiếm khoảng 36%.

3-Samsung hiện có ba nhà máy tại Bắc Ninh và Thái Nguyên sản xuất điện thoại di động và một dự án tại TP.HCM khởi công vào tháng 5/2015 sản xuất sản phẩm điện tử gia dụng công nghệ cao .

4-Samsung đã được nhận quá nhiều ưu đãi, trong đó :

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) chỉ có 10% trong vòng 30 năm kể từ ngày doanh nghiệp có doanh thu chịu thuế;

+ Miễn thuế TNDN trong 4 năm đầu và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo nếu dự án đáp ứng đúng các tiêu chí công nghệ cao như cam kết;

+ Thậm chí, tỉnh Bắc Ninh tiếp tục giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các công ty của Samsung sau khi hết điều kiện miễn giảm của Chính phủ, đó là chưa kể các điều kiện hạ tầng khác. Tại Thái Nguyên và TP.HCM, doanh nghiệp này cũng được nhận những ưu đãi tương tự.

 

CASE STUDY N0. 860: PVN CÓ THUỘC LOẠI DNNN “TOO BIG TO FALL”?

1-Theo báo cáo tài chính hợp nhất bán niên, đến ngày 30-6-2015:

+PVN vay và nợ thuê tài chính ngắn còn 82.070 tỉ đồng, đã giảm khoảng 10% so với cuối năm 2014.

+ Vay và nợ thuê tài chính dài hạn là 98.969 tỉ đồng.

KL-1: Như vậy tổng nợ vay của PetroVietnam không thấp hơn 181.039 tỉ đồng.

2-Tập đoàn Dầu khí không chỉ nợ bằng đồng Việt Nam, mà còn có những khoản vay bằng ngoại tệ, bởi thế bất cứ một sự điều chỉnh tỷ giá nào đều ảnh hưởng đến chi phí tài chính.

+  Báo cáo tài chính cho biết trong sáu tháng, từ 1-1 đến 30-6-2015 lỗ chênh lệch tỷ giá của PetroVietnam lên tới 2.446 tỉ đồng.

+ Các đợt điều chỉnh tỷ giá hối đoái giữa đô la Mỹ và đồng Việt Nam diễn ra tháng 8-2015, vì thế lỗ chênh lệch tỷ giá trong nửa cuối năm ngoái chắc chắn sẽ còn cao hơn sáu tháng đầu năm.

KL-2: Hiện giờ PetroVietnam chưa công bố báo cáo tài chính năm, nên chưa thể rõ lỗ chênh lệch tỷ giá cả năm 2015 là bao nhiêu?

3-Giá thành khai thác bình quân một thùng dầu thô của PetroVietnam vừa được tập đoàn công khai :

+Ở mức 24,4 đô la Mỹ.

 

+ Cộng thêm đủ mọi thứ thuế và phí, phải bán ở mức giá 45 đô la Mỹ/thùng, nhà khai thác mới hòa vốn.

 +Trong khi đó từ đầu năm đến nay giá dầu quốc tế chỉ quanh 30-32 đô la Mỹ/thùng, có thời điểm còn 26 đô la Mỹ/thùng.

+ Khai thác là PetroVietnam lỗ, tạm ngưng đóng một số mỏ thì bớt lỗ hơn, nhưng dòng tiền không về.

KL-3: Không có tiền về, lấy đâu nguồn trả nợ ngân hàng?

CASE STUDY N0. 858: Chân dung ông lớn BĐS Bình Dương muốn giảm gần 1.400 tỷ vốn điều lệ

(FYR: Becamex IDC “cắm” ngân hàng gần 5 km2 đất Bình Dương/http://viettimes.vn/kinh-doanh/doanh-nghiep/becamex-idc-cam-ngan-hang-gan-5-km2-dat-binh-duong-24089.html

Gần 5 km2 đất đã được Becamex IDC mang “cắm” nhà băng, tức là lớn gấp 2,5 lần diện tích của công quốc Monaco (1,9 km2) – một con số tương đối… giật mình (!). Trong khi  theo ghi nhận tại BCTC, tổng giá trị quyền sử dụng đất của Becamex IDC chỉ là hơn 30 tỷ đồng

1-Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu lại chỉ vỏn vẹn 4,45% do hiệu quả sử dụng tài sản thấp. Quyết định năm 2011 của IJC: tăng vốn & mua QSD đất là một sai lầm?

2-Theo báo cáo quản trị của IJC, đến năm 2015, cổ đông nhà nước, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC) nắm giữ 78,8% vốn doanh nghiệp này, tương đương phần vốn góp 2.160,7 tỷ đồng. Còn lại, hơn 581 tỷ đồng do cổ đông khác góp vào. Khối ngoại hiện đang nắm giữ tổng cộng 6,7% vốn điều lệ. Deutsche Bank AG nắm 4,97% vốn (theo cập nhật gần nhất vào tháng 4/2013).

3-Quan hệ với công ty mẹ Becamex IDC: không đơn thuần chỉ là sở hữu

+ Cũng giống như nhiều doanh nghiệp BĐS khác, tồn kho là tài sản lớn nhất của IJC. Trong tổng tài sản với quy mô 7.330 tỷ đồng, hàng tồn kho của DN này chiếm tới 59,5%, trị giá hơn 4.390 tỷ đồng, trong đó đa phần là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

+ Đáng chú ý là công trình Khu đô thị IJC Đông Đô Đại phố có số dư tồn kho 2.148 tỷ đồng. Khu đô thị 26,6 ha tại Trung tâm thành phố mới Bình Dương này gắn liền với quyết định 5 năm trước đây của IJC.

+ Vào năm 2011, IJC mua lại quyền sử dụng đất Khu đô thị này từ chính công ty mẹ Becamex IDC. Cùng năm này IJC hoàn tất đợt tăng vốn khủng từ 548 tỷ đồng lên 2.741 tỷ đồng. Becamex IDC với vai trò cổ đông lớn đã đổ thêm lượng lớn tiền vào IJC.

+ Không chỉ riêng hàng tồn kho, nhiều khoản phải thu, phải trả của IJC cũng liên quan đến công ty mẹ. Các khoản phải thu chiếm 23,74% tổng tài sản của IJC, đạt giá trị hơn 1.740 tỷ đồng. Trong đó, riêng công ty mẹ Becamex IDC chiếm dụng vốn xấp xỉ 602 tỷ đồng, tương đương 34,6%. IJC cũng chiếm dụng vốn từ Becamex IDC. Nhờ các khoản công ty mẹ trích trước nguồn vốn của IJC tăng thêm 276 tỷ đồng. Các khoản phải trả gồm cổ tức và tiền IJC thu hộ phải trả Becamex IDC cũng lên tới 470,35 tỷ đồng.

+ Ngoài ra, một số khoản vay của IJC còn được thế chấp bằng các tài sản thuộc sở hữu của Becamex IDC gồm khoản vay tại BIDV và Việt Á với giá trị đến cuối năm 2015 lần lượt là 105 tỷ đồng và 203,7 tỷ đồng.

4-IJC lại đối diện với nguy cơ tăng tỷ lệ nợ, vốn đã khá cao hiện nay (60%). Nếu nợ phải trả không thay đổi, tỷ lệ nợ sau khi giảm vốn sẽ tăng lên 73%. Tỷ số tài chính quan trọng này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến các quyết định của chủ nợ. Trong khi trong cơ cấu nợ phải trả của IJC, vay ngân hàng cùng trái phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó mới đến bên cạnh các khoản phải trả và trích trước từ Becamex IDC.

CASE STUDY N0. 856: Mối lo ngại hàng hoá dư thừa của Trung Quốc tràn qua Việt Nam

1-Sự giảm tốc và trì trệ của kinh tế Trung Quốc, bắt đầu từ cuối năm 2015 và dần trở nên hỗn loạn hơn trong 2 tháng đầu năm 2016;

2-Suy giảm nhu cầu nhập khẩu của thị trường Trung Quốc, dẫn đến sự sụt giảm xuất khẩu nặng nề của khá nhiều nền kinh tế trên thế giới.

3-Bán tống bán tháo các sản phẩm dư cung do dư thừa công suất sản xuất ở trong nước.

4-Trung Quốc đang gián tiếp đẩy hàng loạt các ngành sản xuất tại nhiều quốc gia vốn cũng đang trong tình trạng dư cung đến chỗ phá sản do không thể cạnh tranh với hàng Trung Quốc vốn đã rẻ nay lại càng rẻ hơn, do đã được chính phủ Trung Quốc áp dụng một loạt chính sách hỗ trợ như miễn giảm thuế hay bằng cách hạ tỷ giá nội tệ.

5-Việt Nam cũng không ngoại lệ:

+ Thậm chí còn phải đối mặt với một áp lực lớn hơn nhiều so với các nền kinh tế khác cũng đang bị ảnh hưởng từ sự giảm tốc và xuất khẩu trì trệ của kinh tế Trung Quốc. 

+ Trước hết, Việt Nam là một thị trường nhập khẩu lớn của hàng hóa Trung Quốc, tổng cộng lên đến 49,3 tỷ USD trong năm 2015 (đạt mức nhập siêu 32 tỷ USD từ Trung Quốc), chiếm tới gần 30% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2015.

+ Điều này khiến cho hàng hóa Trung Quốc do dư cung và giá rẻ đang có xu hướng tràn vào thị trường Việt Nam nhiều hơn, nhất là khi giữa hai nước có đường biên giới dài tới cả ngàn km. 

+ Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tìm cách đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài để đối phó với sự giảm tổng cầu của thị trường trong nước do giảm tốc kinh tế, Việt Nam đang là một điểm đến đầu tư thu hút nhất được xem là sẽ bị tác động từ xu hướng này. 

Theo thống kê, vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu tăng vọt trong thời gian vừa qua. Cụ thể, theo Cục đầu tư nước ngoài, năm 2012 lượng vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam mới đạt mức 312 triệu USD đã tăng đột biến lên mức 2,3 tỷ USD vào năm 2013; sang năm 2014 tăng lên thành 7,9 tỷ USD và trong 6 tháng đầu năm 2016 tăng lên thành 8,13 tỷ USD.