LEARNING BY DOING IS MUCH BETTER THAN LEARNING BY LEARNING
CASE STUDY N0.852: “Hố đen” Trung Quốc
CASE STUDY N0.851: KHỦNG HOẢNG “3 IN 1”: Hãy bán mọi thứ
CASE STUDY N0.850:ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU : “MẤT ÍT CÒN HƠN TRẮNG TAY”:LẤY VNM LÀM VÍ DỤ
1-Kinh nghiệm quản trị rủi ro nói tóm gọn hơn là kinh nghiệm Cắt lỗ, Chốt lãi của nhiều quỹ đầu tư trên thế giới cho thấy, việc cắt lỗ, chốt lãi ở ngưỡng dự kiến ban đầu không bao giờ là sai.
+ Để tránh những quyết định dễ mang tính cảm tính nhiều rủi ro và bảo đảm cho túi tiền của mình, các quỹ lớn đều đặt ra ngưỡng cắt lỗ, chốt lãi cho mình và áp dụng hết sức nguyên tắc, thậm chí máy móc.
+ Thông thường, mức cắt lỗ là 5-7% và mức chốt lãi trên 10% tùy định hướng các quỹ.
2-Vì người nông dân biết rằng, cổ phiếu Vinamilk họ mua được ở mức giá 7.000 đồng là đã “lãi” khoảng 30% so với mức giá cán bộ công nhân mua là 10.000 đồng nên lựa chọn chốt lãi khoản đầu tư cổ phiếu ở mức giá 10.000 đồng hay mức giá khi Vinamilk niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán vào năm 2006 là khoảng 50.000 đồng/cổ phiếu thì họ cũng đã là nhà đầu tư khôn ngoan.
CASE STUDY N0.849 : ĐỌC VÀ HIỂU BCTC CỦA DN NIÊM YẾT :LẤY FLC LÀM VÍ DỤ
PS:CS này nhằm bổ sung thêm dữ liệu cho CS N0.844: https://www.mr-doom.com/chuyen-muc/nghien-cuu-tinh-huong-kinh-doanh-97.aspx
1-FLC là công ty BĐS nhưng doanh thu từ BĐS của FLC trong quý 2 /2014 chỉ là 15,97 tỷ, chiếm 1,3% trong số vốn 1540 tỷ của công ty.
2-Vậy nguồn thu chính của FLC từ đâu? FLC lại có doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động tài chính rất lớn;
+ Trong Q2/2014, FLC phát sinh lợi nhuận do bán cổ phiếu công ty RTS: 113.6 tỷ và phát sinh doanh thu từ bán cổ phiếu của OTP : 54 tỷ. (T31-BCTC HN Q2/2014);
+ Trong đó, FLC bán cổ phiếu OTP cho RTS với giá 54 tỷ: (T21 -BCTC HN Q2-2014) và FLC bán 19.9 triệu cổ phiếu RTS cho Trịnh Văn Đại với giá 269.620 tỷ và 10 triệu cp RTS cho Nguyễn Văn Mạnh với giá 133 tỷ thu về 113.6 tỷ lợi nhuận và tại thời điểm đó mới bán trên giấy tờ chứ chưa thu tiền về!
3-Vậy thì RTS và FLC có liên quan gì đến nhau?
+ RTS thì đang cho FLC vay 500 tỷ đồng thông qua mua trái phiếu: (T28/BCTC HN Q 2/2014);
+ FLC thì lại đang có 1 khoản đầu tư dài hạn cho RTS với giá trị 100 tỷ đồng (T25 -BCTC HN Q2/2014);
+ Ngược lại thì RTS cũng đang đầu tư cho FLC một khoản với giá tri hơn 190 tỷ ( T27 -BCTC HN Q2/2014);
v.v và v.v…
Kết luận:
1-FLC đang từng bước khẳng định tên tuổi của 1 tập đoàn lớn và uy tín, nhưng với những BCTC như thế này thì bao giờ các nhà đầu tư mới tin tưởng FLC để nắm giữ cổ phiếu lâu dài đây?
2-Hy vọng sẽ có những thay đổi trong BCTC của FLC thể hiện sự thống nhất doanh thu, lợi nhuận, sự chính xác, hợp lý của các con số và lợi nhuận từ ngành KD chính sẽ lớn thay vì chờ đợi từ lợi nhuận đầu tư tài chính, dù cái mác của FLC là công ty BDS chứ ko phải là công ty tài chính?
CASE STUDY N0.848: “XỬ LÝ” NỢ XẤU LÀ CON CHI CHI ?
CASE STUDY N0.847: NỢ XẤU:THỰC vs ẢO
PS: 45% BẰNG 243.000 TỶ.DO ĐÓ 100% SẼ LÀ…? VÀ 70-80% BĐS THẾ CHẤP SẼ LÀ….?
1-Tỷ lệ nợ xấu giảm nhưng quy mô nợ xấu toàn ngành ngân hàng đang có xu hướng tăng nhanh trở lại.
+Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng đã giảm đáng kể, từ mức đỉnh 4,08% năm 2012 (số liệu do Ngân hàng Nhà nước – NHNN công bố) đã giảm xuống chỉ còn 2,72% vào thời điểm cuối tháng 11-2015 (tương đương khoảng 120.000 tỉ đồng) do tăng trưởng tín dụng ở mức cao (18% trong năm 2015) đã phần nào giúp kéo tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ giảm xuống.
2-Thống kê cho thấy, trong chín tháng đầu năm 2015, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) của nhiều ngân hàng tiếp tục tăng đột biến.
+ Nợ nhóm 5 của tất cả các ngân hàng tăng 24,1% so với cuối năm ngoái, lên tới 19.662 tỉ đồng, chiếm hơn một nửa tổng số nợ xấu.
+Trong khi đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) cũng có chiều hướng gia tăng, đạt 9.334 tỉ đồng, tăng 12% so với cuối năm 2014.
+ Nợ quá hạn tăng nhanh sẽ tiềm ẩn rủi ro khiến tỷ lệ nợ xấu tăng trở lại trong tương lai.
3-Nợ xấu đã được “xử lý” như thế nào?
+VAMC tính đến nay vẫn đang là giải pháp chiếm tỷ trọng lớn nhất :khoảng 45% nợ xấu;
+ Chính các ngân hàng :chiếm 28% nợ xấu đã được xử lý;Và
+ Thu siết nợ :chiếm 27%;
+ Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam – VAMC (tính đến hết năm 2015 VAMC đã phát hành được 243.000 tỉ đồng trái phiếu đặc biệt, trong đó riêng trong năm 2015 là 110.000 tỉ đồng).
+Với 243.000 tỉ đồng nợ xấu gần như vẫn đang “đóng băng” tại VAMC : mới thu hồi được gần 23.000 tỉ đồng, tương đương 9,3% tính trên dư nợ gốc;
4-Ngoài ra, áp lực trích lập dự phòng cho trái phiếu VAMC sẽ tiếp tục gây áp lực không nhỏ lên lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2016.
+ Giả định không có thêm khoản nợ xấu nào được bán cho VAMC trong năm 2016 thì chi phí dự phòng cho khoản trái phiếu VAMC đã mua của toàn hệ thống năm nay ước tính sẽ khoảng 45.000 tỉ đồng.
CASE STUDY N0.846: MÔ HÌNH/THỂ CHẾ : THAY XE HAY THAY NGƯỜI LÁI ?
1-Nói cách khác, nếu như vấn đề của EU là chiếc xe hơi kinh tế của họ bị khô dầu và chỉ cần bơm dầu là ổn;
2-Thì nền kinh tế Trung Quốc hiện nay giống một chiếc xe máy, dù có bơm bao nhiêu dầu thì cũng không thể chạy nhanh hơn được.
3- Muốn nhanh hơn, người Trung Quốc cần phải từ bỏ chiếc xe máy và phải đi tìm một chiếc xe hơi như EU.
4-Nhưng có vẻ như :
+Các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn đang tỏ ra rất gắn bó với chiếc xe máy của mình, và
+Họ đang làm mọi cách để làm cho chiếc xe máy quen thuộc chạy nhanh hơn;
+ Kể cả bằng những cách không giống ai: Thay vì tập trung vào việc tìm kiếm và thiết lập các bộ phận của một chiếc xe hơi kinh tế, Bắc Kinh đang cố gắng làm mọi cách để khiến chiếc xe máy chạy nhanh hơn, dù là bằng cách bơm thuốc kích thích.