TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.828: CHO VAY BĐS DƯỚI CHUẨN

 

 

(TT 36 ĐANG TRONG QUÁ TRÌNH SỬA ĐỂ SIẾT TÍN DỤNG VÀO CÁC LĨNH VỰC RỦI RO CAO NHƯ BĐS,CK,VÀNG.VẬY CÒN TT 14 CÓ ĐƯỢC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KHÔNG?VÀ NẾU “YES” THÌ “CỘNG HƯỞNG”EFFECT SẼ NHƯ THẾ NÀO??)

PS:NÊN THAM KHẢO THÊM CUỐN “RƠI TỰ DO” CỦA J.E.STIGLITZ.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính, ngân hàng nêu quan điểm xung quanh Thông tư 14 về xử lý nợ xấu theo hướng mới.

1-Mua nợ xấu với giá thị trường, VAMC có thể chiết khấu với tỷ lệ rất cao: Chẳng hạn, món nợ xấu có giá danh nghĩa là 100 đồng, mức chiết khấu có thể tới 50% – 60%, VAMC sẽ mua với giá chỉ 40-50 đồng.

 

2-Với những khoản nợ quá xấu giá mua có thể âm mà không phải là 0 đồng hay là chiết khấu 100%.

+ Nghĩa là người bán nợ xấu sẽ phải bù thêm tiền cho người mua nợ xấu đó.

+ Điều này nghe có vẻ không logic, nhưng khi nợ xấu được thanh lý dù “âm tiền” thì người bán nợ vẫn được lợi là làm sạch được bảng cân đối kế toán, tình hình tài chính trên sổ sách lành mạnh hóa…

CASE STUDY N0.826: VỐN HUY ĐỘNG QUA TTCK :TỪ NGUỐN NÀO & CHẢY ĐI ĐÂU ?

1-300.000 tỷ đồng vốn huy động trong 1 năm là con số đủ lớn để khẳng định vị thế TTCK là kênh dẫn vốn quan trọng trong nền kinh tế;

2-Nhưng nhìn sâu hơn vào con số này sẽ thấy:

+ Chủ thể huy động được nhiều nhất là Chính phủ;

+ Số vốn DN huy động qua TTCK còn rất nhỏ.

3-Cụ thể, năm 2015:

+ Kênh đấu thầu trái phiếu chính phủ qua HNX huy động được 249.689 tỷ đồng, tăng 3,7% so với năm 2014.

+ Như vậy, trong 300.000 tỷ đồng vốn huy động trên TTCK năm 2015, thực chất chỉ 50.000 tỷ đồng là DN huy động được, chưa kể con số này gồm cả lượng huy động theo hình thức phát hành cổ phiếu thưởng, với bản chất DN không gọi thêm được dòng tiền mới, mà chỉ là thay đổi bút toán trên sổ sách của chính DN.

+ Một điểm đáng chú ý nữa là trong khi kênh đấu thầu trái phiếu chính phủ đóng góp đến 80% tổng lượng vốn huy động được trên TTCK năm 2015 thì các thành viên tiêu biểu nhất trên thị trường trái phiếu lại chủ yếu là… ngân hàng (Tức các NH trở thành người vay tiền của người gửi rồi cho Chính phủ vay lại !)

+ TOP 5 thành viên tiêu biểu trên thị trường trái phiếu chính phủ năm 2015 được HNX biểu dương (dựa theo tiêu chí tham gia trên thị trường giao dịch thứ cấp, tham gia trên thị trường sơ cấp, tuân thủ nghĩa vụ thành viên…) có 4 ngân hàng là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam; Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam; Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

+ Chỉ duy nhất CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có mặt trong TOP này.

4-800 DN đang có cổ phiếu niêm yết trên 2 Sở GDCK là 800 DN mong muốn tiếp cận kênh huy động vốn mới để gọi vốn.

+ Tuy nhiên, tìm vốn trên TTCK không dễ dàng. Sau giai đoạn 2006-2007 khi DN niêm yết quá dễ gọi vốn, thậm chí đã bán cổ phiếu với giá gấp 5, gấp 10 lần mệnh giá, các thành viên TTCK đã phải trải qua những bài học đắt giá, khiến các DN niêm yết sau đó rất khó huy động vốn mới.

+ Lý do trước hết là nội lực của DN chưa đủ sức thu hút và thuyết phục nhà đầu tư bỏ vốn.

+ Bên cạnh đó, hình thức huy động vốn của DN còn khá đơn điệu. Một số trường hợp, DN tìm được đối tác góp thêm vốn mới, nhưng khung pháp lý hiện hành giữa các bộ, ngành bất nhất, gây cản trở một cách vô lý như trường hợp của Mekophar gần đây muốn tìm vốn từ đối tác Nhật Bản…

CASE STUDY N0.825:KHI CP BỊ DÙNG LÀM TÀI SẢN ĐẢM BẢO

(NHẤT LÀ NHỮNG LOẠI CP CHƯA NIÊM YẾT,THẬM CHÍ CHƯA PHẢI LÀ CTY ĐẠI CHÚNG: ĐÂY MỚI LÀ LOẠI “TÍN DỤNG SUBPRIME MORGATE” KINH HOÀNG ??)

 

1-Cổ phiếu HNG sáng nay đã bước sang phiên giảm sàn thứ 12 liên tục, trở thành cổ phiếu có chuỗi giảm hết biên độ dài nhất trong lịch sử.

 

 

+Đến như JVC trong giai đoạn khủng hoảng tháng 7/2015 cũng chỉ có 11 phiên giảm sàn liên tục và được “giải cứu” vào phiên thứ 12 trước khi tiếp tục lao dốc.

+ Liệu HNG sẽ được giải cứu vào lúc nào?

 

2-HNG bắt đầu lao dốc từ ngày 11/1 vừa rồi và tính đến sáng nay, giá trị cổ phiếu đã bốc hơi khoảng 71,4%.

+ Đó là mức sụt giá cực lớn trong thời gian ngắn.

+ Điều này dẫn đến rủi ro cực cao là hoạt động giải chấp diễn ra, nếu cổ phiếu này được sử dụng làm tài sản đảm bảo.

+Điều này cũng được bảng điện chứng minh tính hợp lý, khi liên tục có hàng chục triệu cổ phiếu tuôn ra bán sàn những ngày qua.

+ Sáng nay HNG chỉ còn 9.500 đồng với gần 17,9 triệu cổ phiếu bán sàn và khối lượng chạy thoát mới là 45.230 cổ phiếu.

CASE STUDY N0. 824: BASEL II LÀ GÌ?

1-Đánh giá cao việc rục rịch thực hiện Basel II ở Việt Nam, nhưng giới chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước nên làm rõ kết quả thực hiện thí điểm Basel II để dư luận được biết.

 

2- Chuyên gia độc lập Nguyễn Trí Hiếu đặt vấn đề: “Dù thực hiện Basel I, II hay III, nền tảng chung vẫn là các ngân hàng phải có một báo cáo tài chính chính xác, minh bạch và khách quan.

3- Nếu không, dù có đưa ra chỉ tiêu, điều kiện thế nào và thực hiện nó thì các Basel cũng chỉ là ảo ảnh”.

CASE STUDY N0.822: LÃI SUẤT ÂM vs CHIẾN TRANH TIỀN TỆ

1-Lãi suất âm nghĩa là gì?

+ Gửi tiền ở ngân hàng trung ương là thông lệ của các tổ chức tín dụng thương mại. Một trong các lý do là để đáp ứng các nhu cầu dự trữ tối thiểu – phần tỷ lệ tiền gửi của khách hàng mà các ngân hàng không thể dùng cho vay thường được gửi ở một ngân hàng trung ương. Thông thường ngân hàng trung ương trả lãi suất cho những khoản tiền gửi này.

+ Lãi suất âm có nghĩa là những ngân hàng thương mại bị phạt vì khoản tiền dự trữ tại ngân hàng trung ương đó, thay vì trả lãi suất dương, lại được trả mức lãi suất rất thấp để thúc đẩy cho vay. Giống như thể ngân hàng mà bạn gửi tiền bắt đầu tính phí giữ hộ tiền cho bạn thay vì trả bạn một mức lãi suất dù bèo bọt.

2-Tại sao lại áp dụng lãi suất âm?

+ Đơn giản nhất, đó là sự tuyệt vọng. Lãi suất âm là một dấu hiệu cho thấy mọi công cụ tiền tệ truyền thống của một ngân hàng trung ương như hạ lãi suất xuống rất thấp, cũng đã bó tay không thể kích thích tiêu dùng và đầu tư ở một mức thích đáng.

+ Một phần cũng do các ngân hàng thương mại đang có xu hướng trữ tiền hơn là cho vay. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, một số ngân hàng thương mại đang trữ tiền nhiều hơn mức cần thiết bởi cho rằng họ phải rất thận trọng và lo ngại “các nguy cơ bất ngờ” do các biến động kinh tế và tiền tệ ở khu vực (như ở châu Âu), theo một báo cáo của World Bank năm 2015. Một lý do khác cho việc giữ tiền là việc giảm tốc các hoạt động kinh tế đã khuyến khích các ngân hàng trữ tiền ở các ngân hàng trung ương thay vì cho vay để giảm “chi phí cơ hội”.

+ Các ngân hàng trung ương hy vọng lãi suất âm sẽ giải quyết vấn đề đó, hy vọng các ngân hàng thương mại thay vì phải trả phí để “nhờ” ngân hàng trung ương giữ tiền hộ, sẽ rút tiền về và tăng cường cho vay tiêu dùng và đầu tư, và nhờ đó, sẽ thúc đẩy lạm phát và tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết.

3-Chính sách lãi suất âm có hiệu quả không?

+ Rất nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại những chính sách phi chính thống như thế có thể dẫn đến hậu quả xấu, thậm chí rất xấu. Tờ The Economist đã có bài trích dẫn các nhà kinh tế cho rằng lãi suất âm có thể thậm chí “nguy hiểm” và lẽ ra không nên được áp dụng.

+ Ví dụ, nếu các ngân hàng quyết định chuyển phần chi phí từ lãi suất âm sang cho khách hàng, như là bắt đầu tính phí tiền gửi của khách hàng, điều đó có thể dẫn đến làn sóng ồ ạt rút tiền tiết kiệm (đem về nhà cất), sẽ khiến hệ thống tài chính cạn kiệt tiền, nền kinh tế sẽ giống như một cơ thể chảy hết máu. Còn nếu các ngân hàng “lãnh” phần chi phí lãi suất âm này, nó có thể hút hết lợi nhuận của ngân hàng và làm hệ thống tài chính trở nên bất ổn.
Nhiều chuyên gia lo ngại đây có thể là một bước tiếp theo của “chiến tranh tiền tệ” giữa các nước có nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu, từ việc hàng loạt các nước phá giá nội tệ cách đây vài tháng, giờ việc hạ lãi suất ngân hàng trung ương lại cũng dẫn tới một làn sóng phá giá tiền tệ mới, bởi các nhà đầu tư sẽ chú trọng vào các loại tài sản cho lợi suất cao hơn.

+ Một hệ quả khác của chính sách này có thể là tình trạng bong bóng bất động sản nguy hiểm. 

+ Thị trường bất động sản Thụy Điển là một điển hình mà trang Bloomberg ghi nhận. Sau một năm áp dụng lãi suất âm, giá nhà ở Thụy Điển tăng vọt và nỗi lo bong bóng nhà ở đang gia tăng ở đây. “Chúng ta cứ cho rằng động thái hạ lãi suất âm là không thành công”, nhà kinh tế James Pomeroy của HSBC nói với Bloomberg, “lạm phát vẫn gần mức 0, đồng tiền mạnh hơn và tăng trưởng có cải thiện, tuy nhiên cái giá phải trả là bong bóng nhà ở”.

4- Ngày Valentine’s năm nay với giới đầu tư ngân hàng sẽ là cảm giác “ngày tận thế” hơn là ngọt ngào.

+ Cổ phiếu các ngân hàng châu Âu mất gần 30% giá trị trong năm nay;

+ Cổ phiếu tài chính ngân hàng Mỹ mất gần 20%;

+ Các ngân hàng Nhật Bản giảm hơn 35%.

+  Những ngày qua, chứng khoán toàn cầu đồng loạt lao dốc và giá vàng tăng lên mạnh nhất trong bảy năm, dấu hiệu của thị trường tài chính bất ổn lớn.

+ Tỷ lệ giữa giá vàng và giá dầu tăng lên cao nhất kể từ năm 1865, theo Deutsche Bank.

5- Trong cơn hốt hoảng, người ta đổ lỗi cho nhiều nguyên nhân.

+ Tuy nhiên, nhiều chuyên gia được Financial Times, CNBC, Bloomberg… trích dẫn đều cho rằng chính là chính sách lãi suất âm đang lan nhanh như virus mà ít người chú ý đến đang “kích hoạt” leo thang cuộc chiến tiền tệ mới là nguyên nhân lớn nhất đang gây nhiễu ý định của các nhà làm chính sách và làm rối loạn thị trường kinh tế tài chính toàn cầu.

CASE STUDY N0.821:NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM

PS:NHÀ VĂN BÙI VĂN NAM SƠN CÒN KHẲNG ĐỊNH “TIỀN CÒN MẠNH HƠN CẢ ĐẤNG TỐI CAO “NỮA CƠ!HUHU….

(FYR: http://m.vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/288921/tien-la-tien-la-phat.html)

1-Năm 2016 Việt Nam sẽ phát hành trái phiếu 220 nghìn tỷ việt nam đồng.

http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/nam-2016-phat-hanh-220-000-ty-dong-trai-phieu-chinh-phu-20160123101341126.chn

 

+ Nhà nước Việt Nam coi việc phát hành trái phiếu là một thành công kinh tế, thực ra trái phiếu phát hành cũng như một khoản vay nợ giá cao.

 

+  Khoản trái phiếu này không nằm trong những khoản vay ưu đãi của các nước tư bản đối với nước chậm phát triền.

+ Vì thế cần phải có lãi suất hấp dẫn mới khiến người mua trái phiếu móc hầu bao mua trái phiếu.

-Lãi suất của trái phiếu chính phủ Việt Nam hiện nay rơi vào khoảng 6,5% đến 7% một năm.

-Lãi suất này thấp hơn các nước như Venezuela, Gambia, Ghana, Malawi, Angola, Guinea. Zimbabwe. Những nước này lãi suất đều rơi vào khoảng 8 đến 9%. Riêng Veuzuela là 12%.

2-Tiến sĩ Phạm Thế Anh của Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội trả lời phóng viên báo Tuổi Trẻ vào năm 2014 cho biết:

+ Tính đến thời điểm năm 2014 mỗi năm Việt Nam phải trả lãi 6 tỷ USD.

+ Đó là ông Anh tính trên con số cống bố của chính phủ tổng nợ công năm 2014 là 90 tỷ usd. Ông Anh nói:

“Nếu số chính thức VN công bố thì nợ công hiện nay là 55,7% GDP (tức khoảng 90 tỉ USD). Đây là mức chúng ta coi là vẫn an toàn. Nhưng gánh nặng nợ là không nhỏ. Tôi chỉ tính sơ bộ, khoảng một nửa, tức 45 tỉ USD chúng ta vay trong nước với lãi suất trung bình 10%/năm thì mỗi năm VN phải bỏ ra khoảng 4-5 tỉ USD trả lãi. Khoảng 45 tỉ USD vay nước ngoài, lãi suất trung bình 2,5%/năm thì mỗi năm cần trên 1 tỉ USD nữa trả lãi. Như vậy, chưa tính trả gốc, riêng tiền trả lãi trung bình đã cần khoảng 6 tỉ

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20140414/no-cong-sap-toi-lan-ranh-do/602647.html

 

+Ông Anh cũng cho biết đồng hồ thông báo nợ công ở Hoa Kỳ thông báo từng giây, nhưng ở Việt Nam nợ công thường thống kê con số của 2 năm trước.

 

+ Ông Anh cho rằng nếu tính cả số nợ của doanh nghiệp nhà nước thì số nợ sẽ là 180 tỷ usd.

+ 90 tỷ usd của chính phủ nợ và 90 tỷ usd của doanh nghiệp nhà nước nợ đó là thời điểm của năm 2012.

3-Tiến sĩ Vũ Quang Việt nguyên vụ trưởng vụ tài khoản thống kê của Liên Hợp Quốc cho RFA biết về nợ công như sau:

+ “Quốc tế gọi nợ công là nợ của tất cả cơ quan công quyền Việt Nam hoặc doanh nghiệp thuộc về nhà nước. Bởi vì những doanh nghiệp đó mà thất bại thì nhà nước phải có trách nhiệm

     4- Số nợ công của chính phủ Việt Nam được Ngân Hàng Thế Giới cho biết vào năm 2014 là 110 tỷ usd. Nếu như theo lời tiến sĩ Phạm Thế Anh nói năm 2014 Việt Nam trả lãi 6 tỷ cho 90 tỷ usd vay thống kê năm 2012, thì năm 2015 Việt Nam phải trả khoảng 8 tỷ usd tiền lãi cho số khoản vay 110 tỷ thống kê năm 2014.

+ Nhưng mới đầu năm đã có thông báo chính phủ chuẩn bị bán 10 tỷ usd trái phiếu trong năm 2016.

+ Điều đó có nghĩa, số nợ công trước đó không hề giảm và nó đang tiếp tục tăng nhanh chóng đến cả chục phần trăm.

+Nếu như 750 triệu USD trái phiếu của chính phủ phát hành đầu tiên vào năm 2006 có kỳ hạn 10 năm, thì lần phát hành 10 tỷ trái phiếu phát hành năm 2016 có đến hơn phân nửa là kỳ hạn không quá 5 năm. Tức 5,5 tỷ USD có thời hạn thanh toán dưới 5 năm kể từ khi bán.

+ Dường như Việt Nam đã hết cửa vay mượn từ các nơi với lãi suất ưu đãi.

+Nay chỉ còn nước bán trái phiếu lãi suất cao để mượn tiền từ nước ngoài. Trong hai năm qua, không thấy nói gì đến việc Ngân hàng thế giới hay Quỹ tiền tệ quốc tế hoặc chính phủ nước nào đó cho Việt Nam vay tiền.

+ Trái lại là một thông báo đến năm 2017, tức chỉ 1 năm nữa Việt Nam có thể bị dừng những khoản vay ưu đãi.

http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/ngan-hang-the-gioi-xem-xet-dung-von-vay-uu-dai-cho-viet-nam-20151204114949912.chn

 

5-Đến giờ không có cách gì khả dĩ để giảm được nợ gốc.

 

+ Các phương án của Việt Nam đưa ra bây giờ chỉ là làm sao đi vay được tiền trả lãi, hoãn được trả nợ gốc, kéo dài thời hạn thanh toán thêm năm nào tốt năm đó.

+ Với sự thúc bách như thế thì đương nhiên trái phiếu chính phủ bán ra ngày càng phải nhiều hơn mới đáp ứng được việc trả lãi và xin kéo dài hạn thanh toán.

+ Có lẽ khi không có phương án nào khác để trả nợ;

+ 05 năm sau nữa, các món nợ và tiền lãi sẽ càng trở nên kinh khủng!

CASE STUDY N0.820: BỎ PHIẾU BẰNG CHÂN

1-“Bỏ phiếu bằng chân” là lý luận rõ ràng đầu tiên về sự cần thiết phải phân quyền tài chính. Người xây dựng lý luận này là Charles M. Tiebout.

2-Thông thường, người dân có thể lựa chọn chính quyền địa phương thông qua bỏ phiếu.( “bỏ phiếu bằng tay”);

3-Tuy nhiên, Tiebout cho rằng:

+ Vì người dân có thể di chuyển tự do giữa các địa phương,quốc gia (Tiebout gọi là spatial mobility), nên các chính quyền địa phương sẽ cạnh tranh với nhau trong việc cung ứng hàng hóa công cộng địa phương để cho mật độ dân số của địa phương mình ở mức thích hợp, do đó có thể đạt được sự phân bổ tối ưu nguồn lực.

+  Sau này các nhà kinh tế học công cộng gọi mô hình mà Tiebout đã đưa ra là mô hình “bỏ phiếu bằng chân” hay “mô hình Tiebout“.