TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.819 : ” THIÊN NGA ĐEN “ vs HỆ LỤY CỦA GIÁ DẦU TĂNG

1-Trang mạng Neurope.eu dẫn báo cáo mới nhất của Ngân hàng Australia và New Zealand (ANZ) cho biết Việt Nam đã chuyển từ một nước sản xuất dầu ròng thành một nước tiêu thụ dầu ròng.

2-Theo ANZ,
Việt Nam đã trở thành quốc gia có tốc độ tiêu thụ dầu mỏ nhanh nhất trong khu vực, tăng 7,5%/năm trong suốt 20 năm qua.

3-Thu ngân sách từ dầu thô đã giảm từ mức bình quân 5,2% GDP giai đoạn 2006-2010 xuống còn dưới 1% hiện nay, dự toán 2016 là 0,9% GDP.

4-Dự kiến năm 2016, Việt Nam sẽ nhập khẩu khoảng 12,5–13 triệu tấn xăng dầu, và nếu mức giá dầu thô vẫn giữ nguyên 36 USD mỗi thùng như hiện nay thì chúng ta sẽ tiết kiệm được 2–2,1 tỷ USD.

5- Nếu tính cả mức hụt thu dự kiến do dầu tiếp tục giảm giá trong giai đoạn cuối năm, mức thu cả năm từ dầu thô có thể thấp hơn khoảng 63.000 tỉ đồng so với dự toán đề ra.

+ Nếu giá dầu những ngày cuối năm ngừng giảm sâu dưới mức 50 USD/thùng thì mới đảm bảo mức hụt thu ngân sách này không bị nới rộng thêm.

6-Mới đây, trong Cân đối ngân sách Quốc gia năm 2016:

+ Chính phủ vẫn tiếp tục dự tính hoạt động kinh doanh “vàng đen” sẽ chiếm tỉ trọng 10% trong nguồn thu ngân sách.

+ Kế hoạch dự thu ngân sách như vậy gần như đồng nghĩa với xu hướng trong năm tới: Việt Nam vẫn tiếp tục tăng sản lượng khai thác tài nguyên dầu thô.

+ Trong 9 tháng qua, điểm sáng nhất của ngành dầu khí đến từ tổng lượng khai thác dầu thô đạt 15,63 triệu tấn, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

+ Tuy vậy, với tổng lượng dầu thô xuất khẩu giữ nguyên như năm trước (khoảng 7 triệu tấn) thì giá trị mặt hàng này lại giảm gần 50% so với cùng kỳ, chỉ đạt 3 tỉ USD.

+ Nghịch cảnh này xuất phát từ giá xuất khẩu trung bình của mỗi thùng dầu Việt Nam chỉ đạt ngưỡng 56,7 USD.

http://www.vietnamplus.vn/ngan-hang-anz-viet-nam-tieu-thu-dau-mo-o-muc-chua-tung-co/307119.vnp

http://nhipcaudautu.vn/kinh-te/hut-thu-ngan-sach-tu-dau-tho-van-lac-quan-3292989/#axzz3yqAaNvUP

http://vneconomy.vn/thoi-su/thu-ngan-sach-viet-nam-tu-dau-tho-xuong-duoi-1-gdp-20160123013553422.htm

http://bizlive.vn/nhan-vat/ty-phu-warren-buffett-tang-dau-tu-nganh-dau-khi-giua-luc-dau-gia-re-1588565.html

CASE STUDY N0.818:LỢI NHUẬN NGÂN HÀNG vs TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG

1-Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN VN) hiện nay:

+Với mỗi khoản huy động, ví dụ 10 đồng, các Ngân hàng phải dành 3% cho dự trữ bắt buộc, 10% dự trữ thanh khoản.

+ Ngoài ra, khi bắt đầu cho vay, Ngân hàng còn phải trích 0,75% cho dự phòng chung (dành cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ).

+ Khoản trích lập dự phòng nặng nhất khi ứng với mức độ rủi ro từng món nợ, ngân hàng phải trích lập dự phòng tăng dần,cụ thể:

– Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) không cần trích lập;

– Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) 5%;

– Nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn) 20%;

– Nhóm 4 (nghi ngờ) 50%;

– Nhóm 5 (có nguy cơ mất vốn) 100%.

2-Trích lập dự phòng rủi ro là gì?

Thông tư 15/2010/TT-NHNN phân loại nợ, trích lập sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, trong thông tư này nêu rõ:

 + Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tài chính quy mô nhỏ không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết vay.

+ Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.

 

 + Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung.

        Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại nợ để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng nhóm nợ.

        Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tài chính quy mô nhỏ khi chất lượng các khoản nợ suy giảm

+Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ như sau:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%;

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 2%;

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 25%;

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn): 50%;

đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%.

 

KL: Điều này ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của các Ngân hàng, vậy, trích lập như thế nào, trích lập ra làm sao để không ảnh hưởng lớn đến kế hoạch lợi nhuận là bài toán khó giải đối với các Ngân hàng.

3-Giải pháp?

+ Có nhiều “thủ thuật” để Ngân hàng giảm bớt số tiền trích lập dự phòng nhằm hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận hàng năm.

+ Số lãi hàng ngàn tỷ đồng có thể biến thành lỗ ngay lập tức nếu họ trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu.

+ Rõ ràng, với cơ chế trích lập dự phòng của NHNN VN như hiện tại, chỉ cần hạch toán giảm số nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5), đặc biệt là nhóm 5, số tiền trích lập dự phòng đối với một ngân hàng sẽ thấp đi rất nhiều so với thực tế.

+ Mục tiêu “Lợi nhuận “ đang là nguyên nhân hàng đầu khiến các ngân hàng tính toán, cân nhắc có nên trích đúng, đủ dự phòng rủi ro hằng năm.

+ Các Ngân hàng luôn bị sức ép trong kinh doanh khiến họ phải giấu đi những khoản nợ đáng lẽ phải trích dự phòng rủi ro một cách sòng phẳng.

– Thứ nhất, hội đồng quản trị các Ngân hàng đã cam kết với cổ đông về tăng trưởng lợi nhuận, nếu không đạt, ngoài việc giá cổ phiếu xuống dốc, uy tín của họ sẽ bị giảm, dẫn đến nguy cơ “mất ghế”.

– Thứ hai, các Ngân hàng thường nhìn nhau trong việc công bố lợi nhuận.

– Thứ ba, việc công bố lợi nhuận còn liên quan đến uy tín và thương hiệu của một Ngân hàng trong công tác huy động vốn.

+ Như vậy, để có lợi nhuận, khi lên cân đối, các Ngân hàngthường có 2 phương án để thực hiện:

– Một là có giải xấu để nợ xấu có tỷ lệ hợp lý (dưới 5%),

– Hai là không trích dự phòng hoặc trích không đầy đủ để hạ thấp chi phí, đảm bảo có thu nhập đủ chi lương.

CASE STUDY N0.817:PHÍ LUẬT SƯ : BAO NHIÊU THÌ ĐƯỢC COI LÀ “ĐÁNG ĐỒNG TIỀN BÁT GẠO”,NHẤT LÀ KHI VIỆT NAM THAM GIA VÀO TPP & EVFTA.

Những ai muốn tuân thủ các thủ tục luật pháp của Anh quốc buộc phải trả mức giá cực cao, cao tới mức đủ để hạn chế sự tiếp cận với luật pháp, đặc biệt là đối với những khách hàng là doanh nghiệp nhỏ
1-Năm 2015:

 

 

+ Mức phí tư vấn trung bình hàng giờ của luật sư tại các công ty luật lớn nhất và có lợi nhuận cao nhất London là 850 Bảng/giờ;

+ Mức phí tư vấn mỗi giờ đồng hồ của một luật sư hàng đầu ở London, Anh đã vượt ngưỡng 1.000 Bảng, tương đương khoảng 1.445 USD;
2-Năm nay (2016): Mức phí đã lập kỷ lục 1.100 Bảng/giờ, tương đương 18 Bảng/phút.
3-Vào năm 2005, mức phí tư vấn trung bình của các luật sư hàng đầu London mới ở mức 674 Bảng/giờ, đã tính cả yếu tố lạm phát.
4-Các công ty luật tăng phí là do nhu cầu lớn về tư vấn tài chính,nhất là các ngân hàng ;

CASE STUDY N0.816: PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC :NHỮNG NÚT THẮT CỔ CHAI !

1-Có 3 lý do khiến cho nền kinh tế TQ bị giảm tốc và điều này hoàn toàn đã được TQ dự liệu trước đó, nếu không muốn nói là họ đã có sự chuẩn bị rất kỹ để đối diện với khó khăn trên:

+Thứ nhất, những động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, tăng trưởng nóng của TQ không còn nữa.

+Thứ hai, yêu cầu của thị trường thế giới với chất lượng sản phẩm, hàng hóa của TQ cũng ngày càng tăng lên. Thị trường xuất khẩu gặp khó khăn kéo theo nền kinh tế cũng khó khăn. (Trước đây tỉ lệ hàng hóa xuất khẩu chiếm 60-70% GDP, hiện nay thì tăng rất ít chỉ tăng khoảng 6%, thậm chí có tháng còn giảm).

+Thứ ba, TQ cần hi sinh một số tăng trưởng nóng để dồn sức vào thực hiện cải cách kinh tế và xây dựng các phương thức phát triển kinh tế mới, đó là yêu cầu không thể thiếu nhằm tạo bước phát triển bền vững trong thập kỷ thứ hai.

2-Sự bất bình thường ở đây :

+Chỉ có thể có khả năng là số liệu thống kê không trung thực, không phản ánh đúng thực trạng của nền kinh tế nước này;

+ Dẫn tới sự bị động về mặt điều hành, quản lý cũng như những chính sách, chiến lược phát triển nền kinh tế vĩ mô.

+ Như vậy cũng có nghĩa những nhận định về nền kinh tế TQ tăng trưởng ảo, chỉ tăng trưởng 5-6% là có cơ sở.

3-Cơn hỗn loạn chứng khoán: Điều TQ muốn làm từ lâu vì:

+ TQ đang đạt được hai mục tiêu kép: Vừa giữ ổn định được thị trường vừa thâu tóm được nhà đầu tư ngoại.

 

 

+ Việc Chính phủ đứng sau, bơm tiền thông qua Ngân hàng trung ương TQ để (dìm giá !) nhằm mua lại cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài thực tế là cách làm không lạ.

+  Cách này, năm ngoái TQ đã làm, năm nay cũng làm và ở nhiều nước trên thế giới từ Mỹ, Nhật cũng đã làm.

CASE STUDY N0.815: PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM :NHỮNG ĐIỂM NGHẼN CỔ CHAI !


1-Lao động giá rẻ là động lực chính của hoạt động kinh doanh ở Việt Nam, là nước duy nhất trong khu vực mà tỉ lệ tăng trưởng trong năm 2015 cao hơn năm 2014.

 

+ Tuy nhiên, sự già đi của lực lượng lao động đe dọa tới tới sự tăng trưởng đó và làm cho dài thêm danh sách của những thách thức mà các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt trong lúc Việt Nam ra sức phát triển kinh tế

2-Lão hóa dân số quá nhanh :

+ Chỉ cần hơn 15 năm một chút là tỉ lệ người trên 65 tuổi ở Việt Nam sẽ từ 7% tăng lên tới 14%.

+ Con số này ở hai nước láng giềng Trung Quốc và Miến Điện là gần 25 năm.
+ Điều đó sẽ tạo ra những đòi hỏi rất lớn đối với năng suất lao động.
2-Nợ nần quá nhiều;

3-Dự trữ ngoại hối của chính phủ quá ít;

4-Sự lệ thuộc vào đầu tư nước ngoài;

5-Sự chèn lấn của khối doanh nghiệp quốc doanh đối với khu vực dân doanh;

6-Sự lép vế của khu vực dân doanh so với khu vực FDI;

7-Tình trạng giảm tỷ lệ tiết kiệm và tăng nhanh xu hướng “sống nhờ vay nợ” :

+ Vốn là một nước có tỉ lệ tiết kiệm cao trong nhiều thập niên, Việt Nam giờ đây chứng kiến một hiện tượng tương đối mới là nợ nần của giới tiêu thụ.

+ Ông Ralf Matthaes, giám đốc công ty nghiên cứu thị trường Infocus Mekong Research, cho biết ông đã vô cùng ngạc nhiên khi một cuộc khảo sát của công ty ông cho thấy 30% người tiêu thụ đã vay nợ trong năm 2015.
+ Ông nói: “Việt Nam đang trở thành một nền văn hoá nợ, hơi giống Trung Quốc và những nơi khác. Do đó, tôi nghĩ rằng đó là một việc mà tôi sẽ cảm thấy lo ngại trong tương lai.”
8- Những khó khăn khác nằm bên ngoài Việt Nam:

+ Mỹ tăng lãi suất;

+ Giá nông, khoáng sản sụt mạnh trên thị trường thế giới,trong lúc Việt Nam không có đủ vốn và công nghệ để giảm giá thành theo hướng “khai thác theo chiều sâu”;

+ Sự bất định về Hiệp định Hợp tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam là một thành viên.
+ Nhìn ra nước ngoài, nhiều nước đang lo ngại về những tác động tiêu cực của một vụ hạ cánh cứng của Trung Quốc có thể gây ra cho nước họ.

+ Các công ty Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm về phát triển nhà đất vào đây và thực hiện những dự án ở đây. Đó là loại đầu tư và Việt Nam thật sự cần có, vì Trung Quốc có công nghệ thích hợp mà giá cả lại phải chăng. Có rất nhiều việc mà Việt Nam và Trung Quốc thật ra có thể làm chung với nhau.
+ Lời khuyên này có lẽ sẽ không được một số người chấp nhận vì các mối quan hệ của Việt Nam với nước láng giềng khổng lồ đã bị căng thẳng trong những năm gần đây vì vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông. Mặc dầu vậy, điều đó đã không chấm dứt được tình trạng là hàng hoá Việt Nam mua từ Trung Quốc nhiều hơn mua từ bất kỳ đối tác thương mại nào khác
.

 

 

CASE STUDY N0.814 : PHIM KINH DỊ NĂM 2008 CHIẾU LẠI ?

PS:TẠI VN + CHINA SỰ KHÁC BIỆT SẼ LÀ KHỦNG HOẢNG “3 IN 1”: 1-SẢN XUẤT THỪA 1929-1933 (BỘI THỰC LƯỢNG CUNG TRONG KHI SỨC MUA ĐỨNG IM HOẶC THẬM CHÍ CÒN GIẢM!);2-BONG BÓNG TÍN DỤNG + BĐS DƯỚI CHUẨN 2008;AND 3-DÒNG TIỀN NÓNG/HOT MONEY RÚT CHẠY!

1-Các thị trường tài chính toàn cầu đang hỗn loạn với sự khởi đầu năm mới tệ nhất trong lịch sử.

+ Theo tính toán của Bank of America Merrill Lynch, tính tới ngày 22-1, 35 trong 45 chỉ số thị trường chứng khoán quốc gia quan trọng đã giảm ít nhất 20% so với mức cao nhất gần đây nhất.

+ Thêm vào đó, cú lao dốc không phanh của giá dầu, và

+ Những nước cờ vĩ mô sai lầm của Trung Quốc như càng tô đậm bức tranh u ám.

+ Trong hai tuần đầu năm 2016, chỉ số S&P 500 ở Mỹ giảm từ 8-10%, chỉ số FTSE-100 giảm 7%, các thị trường khác ở châu Âu và trên toàn cầu đã giảm 8-11%, còn thị trường Trung Quốc giảm 18%.

2- Phải chăng kinh tế thế giới lại sắp bước vào thời kỳ ảm đạm như năm 2008?

CASE STUDY N0.813:MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN vs HOT MONEY : NGA & CHINA

1-Ở thời điểm hiện tại, nền kinh tế Trung Quốc đang có rất nhiều điểm tương đồng với kinh tế Nga cách đây hơn 1 năm, khi các lệnh trừng phạt kinh tế được các nước phương Tây đưa ra sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi đầu năm 2014.

2-Những dấu chỉ tương đồng về hệ lụy:

+ Các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt rút hết vốn khỏi thị trường Nga để chuyển về nước trong một thời gian ngắn;

+ Đẩy Nga rơi vào cảnh lạm phát phi mã;

+ Hệ thống kinh tế bị đình đốn do quan hệ kinh tế với Mỹ và EU bị đứt đoạn;

+ Tiêu dùng giảm sút và

+ Tăng trưởng thì rơi vào trì trệ.

3-Những dấu chỉ tương đồng về cách ứng phó:

+ Chính phủ Nga đổ USD từ quỹ dự trữ ngoại tệ ra thị trường để bình ổn tỷ giá đồng Rup;

+ Ngân hàng trung ương Nga không còn cách nào khác ngoài việc cưỡng bách tăng lãi suất lên mức rất cao để kiểm soát lạm phát, từ 10,5% lên 17%.

+ Suy giảm tăng trưởng lên đến 3,8% trong năm 2015, tức một năm sau khi tăng lãi suất.

+ Trung Quốc ở thời điểm hiện tại cũng đang trải qua tình trạng tương tự:

– Theo thống kê, hơn 1000 tỷ USD đã được các nhà đầu tư rút khỏi thị trường Trung Quốc trong năm 2015

– Chủ yếu là do nền kinh tế nước này đã tăng trưởng chậm lại, tổng cầu thị trường nội địa giảm trong khi chi phí nhân công thì đã tăng lên quá cao, gấp khoảng 3 lần so với các nước láng giềng, khiến các nhà đầu tư rút vốn và tìm địa điểm đầu tư mới;

– Cùng với đó là việc ngày càng có nhiều người Trung Quốc chuyển tiền ra khỏi nước này vì nhiều lý do, từ lý do đầu tư kinh doanh ra nước ngoài cho đến chuyển tiền không lý do và bất hợp pháp. Thống kê chính thức thì có khoảng 61 tỷ USD được các công ty Trung Quốc bỏ ra để thực hiện các dự án đầu tư ở nước ngoài trong năm 2015, còn con số chuyển tiền bất hợp pháp của người dân thì không thể tính toán được.

+ Việc một lượng quá lớn USD bốc hơi khỏi thị trường Trung Quốc chỉ trong vòng một năm đang đẩy nền kinh tế số hai thế giới lâm vào tình cảnh tương tự như Nga hồi cuối năm 2014.

+ Áp lực tỷ giá đối với đồng nhân dân tệ thời điểm hiện tại đang lớn hơn bao giờ hết, khi nó liên tục mất giá kể từ khi được quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) chọn vào giỏ tiền tệ dự trữ hồi tháng 12.2015.

+ Tổng cộng đến giờ đồng tiền này đã mất giá hơn 5% kể từ giữa tháng 12, và đang được dự báo sẽ còn tiếp tục sụt giá trong thời gian tới.

+ Điều này đang tạo ra tác động ngược vào thị trường chứng khoán (TTCK) nước này, khiến chỉ số CSI 300 liên tục sụt giảm kể từ những ngày đầu năm 2016.

+ Tốc độ bơm tiền vào nền kinh tế để duy trì sự ổn định của thị trường và ngăn chặn đà sụt giá của đồng nhân dân tệ của chính phủ Trung Quốc đang ngày càng gia tăng, với một mức lũy tiến đáng báo động.

 

– Cho đến giờ, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã có tổng cộng 3 lần bơm tiền ra thị trường chỉ trong tháng 1.2016. Lần thứ nhất vào ngày 20.1 với con số khoảng 60 tỷ USD, lần thứ hai vào ngày 26.1 với mức 67 tỷ USD, và lần thứ ba vào ngày 28.1 với mức 52 tỷ USD.

-Việc tăng tốc độ bơm tiền để ổn định thị trường đang cho thấy Trung Quốc đang chịu những sức ép rất lớn để ổn định thị trường, thậm chí vượt ra khỏi dự đoán của các nhà kinh tế. Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế, quỹ dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc sẽ chỉ còn khoảng 3.000 tỷ USD vào cuối năm nay từ mức 3.300 tỷ USD hồi đầu năm, nghĩa là nước này sẽ chỉ phải chi khoảng 300 tỷ USD trong cả năm 2016 để ổn định kinh tế. Nhưng khi mà Bắc Kinh đã bơm tới quá nửa con số dự kiến cả năm đó chỉ trong vòng 1 tháng đầu năm, thì áp lực đó có lẽ là lớn hơn dự đoán rất nhiều.

CASE STUDY N0.812 : “THỎA THUẬN PLAZA” vs NDT MẤT GIÁ

1-Năm 1985, thâm hụt tài chính, thương mại của Mỹ tăng mạnh. Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương các nước Nhóm G-5 khi đó gồm: Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp đã nhóm họp ở New York và đạt được thỏa thuận cả gói mang tên “Thỏa thuận Plaza”.

Nội dung chính của thỏa thuận này là:

+ Ngăn chặn lạm phát;

+ Mở rộng nhu cầu trong nướ;

+Giảm can dự vào lĩnh vực thương mại;

+ Hợp tác can dự vào thị trường ngoại hối để các đồng tiền chủ yếu trao đổi với đồng USD giảm giá có trật tự.

2-Cùng với quá trình tiêu hao dự trữ ngoại tệ và dòng vốn tháo chạy khỏi Trung Quốc, Bắc Kinh rất có thể phải từ bỏ các biện pháp can dự vào thị trường, cho phép đồng nhân dân tệ phá giá, khiến đồng USD tăng mạnh.