TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.811 :NĐT THỨ CẤP vs THỊ TRƯỜNG BĐS VN.

PS:

1-Hoạt động đầu tư, kinh doanh thứ cấp (cho thuê, mua đi bán lại) trên thị trường bất động sản là một bộ phận hữu cơ không thế thiếu, giúp kết nối cung – cầu và làm cho thị trường trở nên sôi động hơn;

2-Thị trường thứ cấp (tương tự trên TTCK) gồm những BĐS đã bán nhưng không dùng để ở ,mà được người mua mua với mục đích cho thuê and/or bán lại kiếm chênh lệch;

3-Các báo cáo của Cơ quan quản lý Nhà nước ngành xây dựng Việt Nam (Bộ và các Sở),các Hiệp hội BĐS các cấp và các tổ chức tư nhân trong và quốc tế :Rất ít khi có số liệu (chưa nói đến “độ đáng tin cậy “ !) về phân khúc này;

4-Vừa qua chỉ có Savills công bố con số 126.000 căn hộ (chưa kể đất nền,biệt thự,đất & BĐS công nghiệp) tại riêng Hà Nội !

1-Savills cũng nhận xét rằng tình hình hoạt động, giao dịch ở các dự án mới mở bán chủ yếu bởi tình trạng đầu cơ.

2-Không chỉ riêng Savills, Hiệp hội bất động sản Tp.HCM (HoREA) mới đây cũng đưa ra những con số phản ánh tình trạng đầu tư, kinh doanh thứ cấp này. Theo đó:

+ Trong năm 2015, tại TPHCM, số lượng nhà đầu tư, kinh doanh thứ cấp tăng 15%, gấp 3 lần so với năm 2014 và + Chủ yếu tập trung vào phân khúc bất động sản cao cấp với mục đích hưởng chênh lệch giá từ mua đi bán lại.

+ Đáng chú ý, các đối tượng này sử dụng vốn vay chiếm 70-80% giá trị hợp đồng (bình thường thì chỉ nên sử dụng 50% bằng chính nguồn vốn của mình) và

+Trong số đó có người vay ngoài xã hội với lãi suất cao;

+ Hiện nay, các nhà đầu tư, đầu cơ hay kinh doanh thứ cấp đều chọn cách mua sản phẩm tại các dự án chưa thi công hoặc thi công rất chậm vì đa số các dự án này đều đóng tiền theo tiến độ để sau đó bán ra khi tăng giá. Nhưng nó cũng là rủi ro nếu như dự án đến ngày bàn giao mà các nhà đầu tư thứ cấp này chưa tìm được đầu ra.

3- Trong năm 2016 (6 tháng tới):

+ Khoảng vài chục nghìn căn hộ đã được mua từ năm 2013-2014 sắp sửa hoàn thành và bàn giao.

+ Khi đó mới biết được bao nhiêu người mua căn hộ thực sự trả hết 25% số tiền còn lại để nhận căn hộ;

+ Đây cũng là thời điểm để nhận biết được tình trạng đầu cơ trên thị trường BĐS như thế nào và qua đó đánh giá sức khỏe, tính bền vững của thị trường bất động sản.

+ Vào thời điểm này, nếu chủ yếu là các nhà đầu tư thứ cấp, nhà đầu cơ thì sẽ xảy ra tình trạng chần chừ không nhận nhà để tránh trả 25% tiền còn lại hoặc tìm cách bán lại căn hộ. Trong bối cảnh đó, cần quan sát thêm diễn biến của lãi suất, nếu lãi suất tăng lên thì áp lực trả tiền cho chủ đầu tư càng lớn và thị trường sẽ bắt đầu có chút lộn xộn.

CASE STUDY N0.810: BẦU CỬ CHÍNH TRỊ vs KINH TẾ : CÓ MỐI QUAN HỆ THẾ NÀO?

1-Các cuộc bầu cử lãnh đạo luôn có tác động nhạy cảm :

+Đến thị trường tài chính;

+ Nhất là tốc độ tăng trưởng GDP,và

+Nhất là các công ty tài trợ hay “công ty sân sau”,”các nhóm lợi ích “có mối quan hệ tốt các chính trị gia;

+ Điển hình là ở Mĩ, nơi mà thông tin thuộc dạng minh bạch nhất thế giới, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập dữ liệu và phân tích.

 

2-Nghiên cứu của các tác giả Wen Wen, Roger Mayer, Zigan Wang thuộc hai trường đại học New York và Walden, sử dụng dữ liệu thị trường chứng khoán và chỉ báo kinh tế từ 1900 đến 2008 với 27 cuộc bầu cử Tổng Thống Mĩ cho thấy :

+ Phản ứng của thị trường chứng khoán sau ngày bầu cử như chỉ số công nghiệp Dow John là một chỉ báo đáng tin cậy với diễn biến của nền kinh tế trong nhiệm kì của các Tổng thống, nhất là tốc độ tăng trưởng GDP.

+ Điều đó có nghĩa là nếu chỉ số chứng khoán tăng điểm ngay sau kêt quả bầu cử Tổng thổng công bố thì GDP trong 5 năm kế tiếp nhiều khả năng sẽ tăng trưởng tốt, ngược lại thì nền kinh tế sẽ suy giảm.

3-Thế còn mối liên hệ giữa giá trị cổ phiếu các doanh nghiệp và các chính trị gia thì sao?

+ Trên tạp chí tài chính Journal of Finance năm 2010, các tác giả Michael Cooper, Huseyin Gulen và Alexei Ovtchinnikow đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa kết quả bầu cử Tổng thống đến suất sinh lợi phụ trội của doanh nghiệp (abnormal return) trong vòng một năm, kể từ tháng 11 của năm diễn ra bầu cử đến Tháng Mười năm sau.

(Suất sinh lợi phụ trội là chênh lệch giữa suất sinh lợi thực tế và suất sinh lợi kì vọng. Suất sinh lợi kì vọng được các chuyên gia tính toán theo một số mô hình phân tích tài chính như CAMP).

+ Nghiên cứu này cho thấy có mối quan hệ tích cực, mang ý nghĩa thống kê về việc nếu một doanh nghiệp ủng hộ càng nhiều ứng cử viên thì suất sinh lợi phụ trội của giá cổ phiếu doanh nghiệp sẽ là càng lớn. Suất sinh lợi này trung bình rơi vào khoảng 2,61% tính trên một đơn vị độ lệch chuẩn tăng thêm về số lượng các ứng viên mà doanh nghiệp ủng hộ.

+ Nghiên cứu cũng cho thấy, giá cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ hưởng lơi nhiều hơn nếu họ ủng hộ các ứng cử viên Dân chủ thay vì Cộng Hòa. Kết quả nghiên cứu này được cho là nhất quán với ý kiến cho rằng, các doanh nghiệp tận dụng các mối quan hệ chính trị để tạo thêm giá trị cho công ty.

+ Tác động của việc lựa chọn ứng viên là Đảng Dân chủ hay Cộng hòa vào chiếc ghế lãnh đạo quốc gia cũng tác động lớn đến thị trường tài chính. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí CFA Digest 2011 mang tên “Resolving The Presidential Puzzle” cho thấy thị trường chứng khoán sẽ mang lại suất sinh lợi tốt hơn cho nhà đầu tư nếu Tổng thống là người thuộc Đảng Dân chủ hơn là Đảng Cộng Hòa, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ.

+ Phản ứng của thị trường đối với các ứng viên Tổng thống xem ra cũng thật dễ hiểu. Trước khi tham gia ứng cử, các ứng viên điều đệ trình cương lĩnh hành động của mình nếu trúng cử. Nhờ đó, các doanh nghiệp và giới đầu tư có thể dự đoán những tác động tích cực hay tiêu cực đến giá trị cổ phiếu nếu ứng viên đó trúng cử.

4-Việt Nam cũng đang trong giai đoạn bầu cử.

+ Thị trường chứng khoán trong những ngày qua biến động liên tục và chưa hình thành được xu thế chung.

+ Chỉ số Vn index có hôm giảm 17 điểm nhưng cũng có phiên tăng gần 20 điểm.

+ Nhưng có một điều chắc chắn, cũng giống như các thị trường tài chính khác, chứng khoán Việt Nam và các doanh nghiệp niêm yết trên sàn cũng sẽ ít nhiều chịu ảnh hưởng từ kết quả cuộc bầu cử lần này, và có thể là cả các bầu cử Quốc Hội sẽ diễn ra vào ngày 22/5/2016 tới.

CASE STUDY N0.809: TOO BIG TO FAIL : Nhà băng nào đang là chủ nợ của Hoàng Anh Gia Lai?

Được nêu cụ thể trong báo cáo tài chính hợp nhất bán niên 2015 đã soát xét của Hoàng Anh Gia Lai, các ngân hàng lớn đều đang tài trợ hàng nghìn tỷ đồng cho tập đoàn này.

1-Tính đến 30/06/2015, chủ nợ lớn nhất là Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) :

+Với 1.505 tỷ đồng cho vay ngắn hạn với lãi suất tử 5-10,5%/năm, được đảm bảo bằng các dự án như khu thương mại Bàu Thạc Gián, Đà Nẵng, vườn hồ tiêu trên đất hay toàn bộ công trình  bệnh viện đại học Y Dược HAGL… Các khoản vay này sẽ được đáo hạn trong tháng 3/2016 và tháng 5/2016.

+ BIDV cũng tài trợ 2.574 tỷ đồng vốn vay dài hạn (tính đến hết tháng 6/2015) cho Hoàng Anh Gia Lai để tài trợ cho các dự án xây dựng và phát triển thủy điện, trồng cây cao su và mía, phát triển bò thịt, xây dựng căn hộ, trung tâm thương mại…

+ Để có được số vốn trên, Hoàng Anh Gia Lai đã dùng dự án trồng 10.000ha cao su và một phần dự án 7.950 ha cao su và 2.000 ha cọ dầu tại tỉnh Attapeu, Lào, dự án thủy điện Nậm Kông, dự án đầu tư xây dựng Cụm Công nghiệp Hoàng Anh Gia Lia- Attapeu để làm tài sản thế chấp tại BIDV.

+ Ngoài ra, ngân hàng BIDV và BSC (Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam) cũng 3 lần là đơn vị phát hành  tổng số 2.800 tỷ đồng trái phiếu thường cho Hoàng Anh Gia Lai.

+ Thậm chí, 79,93 triệu cổ phiếu HAG của ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai cũng được dùng để đảm bảo cho một trong số những đợt phát hành trái phiếu trên.

+ Cũng liên quan tới BIDV, Tập đoàn cũng có khoản nợ vay 452 tỷ đồng ngắn hạn và 724 tỷ đồng vay dài hạn với ngân hàng Liên doanh Lào Việt (ngân hàng được thành lập trên cơ sở liên doanh giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Ngoại thương Lào Đại chúng).

2-Không chỉ vay BIDV, Hoàng Anh Gia Lai còn thực hiện vay dài hạn ngân hàng

 

Eximbank

 

– Sở giao dịch 1 có dư nợ tính đến ngày 30/06/2015 là 3.057 tỷ đồng, khoản vay được đảm bảo bởi tổng giá trị tài sản hình thành trong tương lai từ dự án “Trung tâm thương mại Hoàng Anh Gia Lai Myanmar”.

3-Bên cạnh đó, tính đến thời điểm cuối tháng 6/2015:

+

Sacombank

 

:1.200 tỷ đồng;

+ ACB: 135 tỷ đồng;

+ HDBank :120 tỷ đồng ;

 

4-Tuy chưa công bố báo cáo tài chính quý IV/2015 nhưng trên số liệu mới nhất về tình hình tài chính 9 tháng đầu năm 2015, CTCP Hoàng Anh Gia Lai đang phải gánh chịu khoản nợ vay lên tới 25.450 tỷ đồng – tăng 7.323 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.

5-Lãi vay ngân hàng và trái phiếu trong 3 quý đầu năm 2015 lên tới 750 tỷ đồng – tăng 88% so với cùng kỳ năm trước, làm tăng chi phí tài chính mà HAGL phải trả lên đến 853 tỷ đồng.

 

CASE STUDY N0.807:TẠI SAO TÍN DỤNG TĂNG MẠNH VÀO NHỮNG NGÀNH RỦI RO CAO?

PS: TIÊN TRÁCH KỶ,HẬU TRÁCH NHÂN!

Ngày 20/ 11/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định:

1-Về hệ số rủi ro của tài sản có được chia theo 5 mức: 0%, 20%, 50%, 100% và 150%.

2-Trong đó, đáng chú ý là Thông tư 36 đã giảm hệ số rủi ro từ 250% xuống 150% đối với 3 nhóm tài sản có là:

+Các khoản cấp tín dụng để kinh doanh bất động sản;

+ Kinh doanh, đầu tư chứng khoán

+ Khoản cho vay được bảo đảm bằng vàng.

CASE STUDY N0.806: Chiêu trò niêm yết: Cháy nhà cũng không ra mặt chuột

1-Để được gắn cái mác “niêm yết”, không hiếm doanh nghiệp đã động não tìm đủ chiêu trò nhằm thỏa mãn những quy định của hai sàn HOSE và HNX.

+ Câu chuyện tìm ra cổ phiếu tốt để rót tiền của nhà đầu tư dường như sẽ khó khăn hơn khi thông tin về các doanh nghiệp đã bị làm nhiễu một phần. 

+ Tuy nhiên, hàng giả tiền thật luôn là câu chuyện đáng lo ngại bởi có một số doanh nghiệp vì nhiều mục đích đã thực hiện những chiêu trò tinh vi ngay từ những ngày đầu niêm yết trên sàn chứng khoán.

2-Dưới đây là một số chiêu trò hay gặp đối với các cổ phiếu niêm yết mới mà nhà đầu tư cần lưu tâm:

 

+ Cổ đông chân gỗ;

 

+ Tăng vốn ảo;

 

+ Đẩy lãi vượt trội trước niêm yết – kéo ROE đạt chuẩn;

 

+ Hậu lên sàn là in giấy lấy tiền;

+Thu tiền bỏ chạy;

CASE STUDY NO.805 : VAMC vs BĐS CẦM CỐ

PS: ( 243.000 x 50% ) = 121,5 NGHÌN TỶ,TƯƠNG ĐƯƠNG 6 TỶ USD LÀ BĐS CẦM CỐ! (CHƯA TÍNH DATC + TCTD)

FYI: 2 CÔNG TY ĐƯỢC CHÍNH PHỦ MỸ BẢO HỘ (“ GOVERNMENT SUPPORTED ENTERPRISES-GSEs) FANNIE MAC & FREDDIE MAE CHÍNH LÀ TRUNG TÂM CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG “TRĂM NĂM MỚI CÓ 1 LẦN” 2008-2009 TẠI MỸ VÀ NAY LẠI LÀ “HÌNH MẪU” CỦA VAMC & DATC !?

Ông Nguyễn Hữu Thủy, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) cho biết:

1-    Trong năm 2015, VAMC đã duyệt mua hơn 111 nghìn tỷ đồng nợ gốc;

2-     Phát hành trái phiếu đặc biệt gần 110 nghìn tỷ đồng;

3-     Tính chung từ khi hoạt động đến thời điểm 31/12/2015, VAMC phát hành trái phiếu đặc biệt hơn 243 nghìn tỷ đồng.

CASE STUDY N0.804: DOANH NGHIỆP ZOMBIE/”CHẾT LÂM SÀNG”

PS:TẠI VIỆT NAM SỐ LƯỢNG DN ZOMBIES “KHÔNG ĐĂNG KÝ” LỚN HƠN NHIỀU LẦN SỐ DN GIẢI THỂ VÌ MẤY LÝ DO:1-SỸ DIỆN;2-LUẬT RẮC RỐI;3-CHIẾM DỤNG “TIỀN THUẾ” LẼ RA PHẢI NỘP NẾU MUỐN GIẢI THỂ;4-HY VỌNG SẼ BÁN ĐƯỢC “TÊN DN” CHO DN MỚI (LUẬT DN 2014 RẤT CHẶT CHẼ VỀ ĐẶT TÊN DN!);5-HY VỌNG SẼ “TÁI HOẠT ĐỘNG” NẾU…(CHO NÊN CHỈ CẦN THUÊ VĂN PHÒNG ẢO GIÁ VNĐ100K/THÁNG VÀ GỬI THÔNG BÁO ONLINE “XIN TAM NGƯNG HOẠT ĐỘNG …..VÔ THỜI HẠN”(!?));

1-Toàn bộ 6 vùng kinh tế và tất cả lĩnh vực kinh doanh đều có tỷ lệ doanh nghiệp “chết lâm sàng” trong năm 2015 tăng mạnh so với năm 2014: Tại thời điểm cùng kỳ năm 2014, tỷ lệ doanh nghiệp khó khăn tăng 14,5% so với năm 2013.

 

2-Trong năm 2015, cả nước có tới 71.391 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước;

+ 15.649 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có đăng ký;

+ 55.742 doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký.

3-Xét về loại hình doanh nghiệp, trong tổng số 71.391 doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động:

+ Có 26.349 công ty TNHH 1 thành viên chiếm 36,908%;

+ Có 22.889 công ty TNHH 2 thành viên chiếm 32,061%;

+ Có 9.070 doanh nghiệp tư nhân chiếm 12,705%;

+ Có 13.081 công ty cổ phần chiếm 18,323% và

+ 02 công ty hợp danh chiếm 0,003%.

4-Về quy mô vốn:

+Có quy mô vốn đăng ký nhỏ dưới 10 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 93,5% (cùng kỳ năm 2014 tỷ lệ này là 92,8%).

5-Xét về địa bàn hành chính:

+ Tất cả các vùng trong cả nước đều có tình hình doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động tăng so với cùng kỳ năm trước,cụ thể:

+ Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ tăng nhiều nhất là 35,8%;

+ Đồng bằng sông Cửu Long tăng 34,4%;

+ Đông Nam Bộ tăng 29,1%;

+Tây Nguyên tăng 23,8%;

+ Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tăng 21,8% và Đồng bằng sông Hồng tăng 10,2%.