TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.802:CÁI vs CÁCH (PHẦN 2)


Vài ngày sau nhà vua đùng đùng nổi giận (vì ma quỷ ngày càng nhiều và táo tợn hơn!) ,ra lệnh chém đầu vị cao tăng dởm (!?) nọ.

 

 

Trước khi hạ chiếu chỉ cho đao phủ,chợt thấy lòng mình có chút lăn tăn ( gần với cảm giác hối hận!?),nhà vua cho phép vị cao tăng được nói lời cuối cùng:

 

-Cao tăng: Xin bệ hạ cho ngu thần 1 cơ hội nữa!

 

-Vua: OK.Hãy nói nguyện vọng của nhà ngươi đi!

 

-Cao tăng:Ngu thần xin mang cái mạng chó (!) này đảm bảo sau 5 năm sẽ tiêu diệt hết ma quỷ!

 

-Vua:OK luôn.Vậy nhà ngươi có điều kiện gì không?

 

-Cao tăng: Dạ, chỉ xin bệ hạ ban cho ngu thần ngày 2 ký thịt …cầy + 1 thùng bia Budweiser là very good!

 

-Vua: Ưng chuẩn!

 

-Cao tăng: Bệ hạ anh minh:Vạn tuế, vạn tuế, vạn,vạn….!

 

PS: Tất cả các quân sư có mặt cũng đồng thanh hô:Vạn,vạn….(nhưng không ai nghe rõ sau chữ “vạn” là chữ gì!)

 Huhu…Hihi….Haha…Hehe….!

CASE STUDY N0.803: DOANH NHÂN vs RANH NHÂN

(Đằng sau lễ cưới hoành tráng của con gái đại gia thủy sản Phú Cường)

1-Đại gia… nợ nần chồng chất:

 +Cuối năm 2013, ông Cường, Chủ tịch HĐQT, từng gửi đơn xin cứu xét khẩn cấp đến Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình về… “đống” nợ 1.325 tỉ đồng.

+ Cùng lúc đó, tại Kiên Giang, các công ty của Tập đoàn Phú Cường như: Công ty CP Thủy sản Kiên Giang, Công ty CP Chế biến thủy sản XNK Kiên Cường, Công ty Thủy sản Tắc Cậu, Công ty Thủy sản Kiên Lương đang hoạt động rất chật vật vì áp lực trả lãi ngân hàng quá lớn.

+ Riêng hai công ty Kiên Cường và Kiên Giang đã nợ hơn 453 tỉ đồng.

+Tại Vĩnh Long, Phú Cường có Công ty CP Chế biến thủy sản XNK Hùng Cường nhưng kể từ khi khánh thành chỉ hoạt động cầm chừng, hiệu quả thấp, nợ nần chồng chất. Trong khi đó, Phú Cường Jostoco dư nợ 246,7 tỉ đồng, lỗ 40 tỉ.

+ Còn Minh Hải Jostoco dư nợ 282 tỉ đồng, lỗ lũy kế 275 tỉ…

2-Công ty của con gái đại gia cũng… ì ạch:

+Ông Mai Hữu Chinh, Giám đốc Sở KHĐT Cà Mau cũng vừa có báo cáo gửi Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vào ngày 5.1.2016, về các dự án của Công ty Du lịch – Dịch vụ Minh Hải, do bà Ngọc Mai, con gái ông Cường làm giám đốc.Theo đó, nhiều dự án của công ty này dở dang, không tuân thủ quy trình, yếu kém về năng lực tài chính và nhân lực.

+Như tại dự án hồ Vân Thủy, nơi diễn ra lễ cưới của bà Ngọc Mai, Sở TNMT chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Sở Tài chính chưa định giá đất cho thuê, Cục Thuế Cà Mau chưa thu tiền sử dụng đất nên Sở Xây dựng Cà Mau vẫn chưa cấp giấy phép xây dựng. Nhưng những công trình cứ mọc lên ngay khu đất đó, gồm đảo Uyên Ương nơi diễn ra đại tiệc mừng bà Ngọc Mai lên xe hoa, dãy cà phê Bờ Hồ dọc tuyến Đường 1.5;…

CASE STUDY N0.800: “KINH TẾ HỌC….CƠ HỌC” (PHẦN 2);

PS:”YEAR” QUY ĐỔI THÀNH KM!


Lào, Campuchia, Việt Nam được Ngọc Hoàng cho đặt 1 câu hỏi, Thằng Lào hỏi đầu tiên:

 

 


-Bao giờ nước Lào con mới phát triển được thành con rồng châu Á?

 


Ngọc Hoàng liền trả lời:

 


-Nước mày thì phải 50 năm nữa mới được con à.

Thằng Campuchia nhảy vào:

 


-Thế còn nước con thì sao ?

 


-“100 năm nữa con à” – Ngọc Hoàng đáp.

Việt nam thấy thế cũng nhảy vô hỏi câu tương tự.

 


Ngọc Hoàng suy nghĩ trầm ngâm 1 hồi lâu rồi nói:

 


-Nước mày thì khoảng chừng 10 cây số nữa nha con.


Việt Nam thắc mắc: 10 cây số là sao con không hiểu.

Ngọc Hoàng giải thích:

-Thì cứ mỗi 5 năm chúng mày họp đại hội đảng 1 lần. Cứ mỗi lần ấy thì lại có 1 thằng già khú đế bước lên phát biểu: “Trong 5 năm qua chúng ta đã tiến thêm được 1 bước mới”. Thế 5 năm chúng mày tiến được 1 bước thì 10 cây số là bao nhiêu bước, chúng mày cứ nhân lên con à.

CASE STUDY N0.801:CÁI vs CÁCH


Chuyện kể rằng tại một vương quốc nọ không hiểu vì sao mà bỗng dưng ma quỷ xuất hiện quá nhiều làm cho nhà vua mất ăn mất ngủ, dân chúng bất an!

 

 

Nghe theo quân sư, nhà vua cho mời vị cao tăng (được coi là thông thái nhất!) trong vương quốc đến tham vấn:

 

-Vua: Cao tăng có cao kiến gì không?

 

-Cao tăng: Dạ có;

 

Rồi dâng lên nhà vua 1 chiếc mũ và nói:

 

-Nhà vua chỉ cần sản xuất nhiều loại mũ này trang bị cho binh lính và đội chiếc mũ này khi ra trận thì lũ ma quỷ sẽ bị tiêu diệt hết ngay;

Qua một đêm suy ngẫm chín chắn (và tham khảo ý kiến các quân sư !),nhà vua quyết định đội chiếc mũ lên đầu và……kéo chiếc mũ sụp xuống để che kín mắt mình lại (Dĩ nhiên cũng ban lệnh cho quân sư,binh lính làm y chang!)!

CASE STUDY N0.799: “KINH TẾ HỌC….CƠ HỌC”!

PS:BỮA RỒI ĐI PHƯỢT XUỐNG MIỀN TÂY,TRONG LÚC CAO HỨNG (DO UỐNG BIA QUÁ ĐÀ!?) TÔI CÓ HỎI MẤY CẬU HỌC TRÒ CŨ ( ĐỀU CÓ BẰNG TS + LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRUNG CAO CẤP !) :KHI GẶP CỬ TRI THÌ CÁC EM NÓI NHƯ THẾ NÀO CHO DÂN DỄ HIỂU VỀ CÁC CON SỐ NỢ CÔNG,NỢ XẤU,BĐS THẾ CHẤP NH, ETC…,THÌ CHÚNG NÓ….CONFUSED! CHO NÊN HÔM NAY RẢNH (KHÔNG CAO HỨNG!?) NÊN VIẾT BÀI NÀY GỬI ACE ĐỌC ….THƯ GIÃN CUỐI TUẦN!?(CÒN CHỦ ĐỀ “BĐS “CẮM NGÂN HÀNG” NÊN TÍNH BẰNG KILOMET VUÔNG,CHỨ KHÔNG NÊN TÍNH BẰNG HA ,M2,…THÌ ĐỂ NEXT TIME!HIHI…)

1-CÂU HỎI: 01 tỷ USD, nếu dùng tiền 500.000 đồng Việt Nam ,tờ bạc có giá trị lớn nhất của Việt Nam hiện nay, xếp nằm và chồng lên nhau sẽ phải cao đến bao nhiêu…..?

+ Đa số chúng nó dùng đơn vị mét (m) để đoán : cao tới 3m, 5m, người đưa ra con số cao nhất là khoảng vài ba chục mét, không một tiến sỹ nào dám nghĩ (!?) đến việc dùng đơn vị….KILOMET!Huhu…Haha…

 

+ Thật ra, chính xác là chồng tiền đó phải cao đến 4.500 mét, tức là 4,5 km.

FYI: Lưu ý rằng đỉnh núi Fanxipang cao nhất Đông Dương chỉ 3.143 mét so với mặt biển, nghĩa là cao gần gấp rưỡi đỉnh Fanxipang!

2-Cách tính như sau:

+ Giá USD ở Việt Nam hiện nay xấp xỉ là 22.500 đồng/1 USD, tức 1 tỷ USD tính ra tiền Việt là 22.500 đồng/1 USD x 1 tỷ USD = 22.500 tỷ đồng Việt Nam

        Dùng tờ bạc 500.000 đồng Việt Nam, thì số tờ bạc là 22.500 tỷ đồng/500.000 đồng = 45 triệu tờ

        Mỗi tờ 500.000 đồng Việt Nam dày khoảng 0,1mm.

         Tức là chồng tiền 01 tỷ USD sẽ cao: 45 triệu tờ x 0,1 mm = 4,5 triệu mm = 4,5 ngàn mét = 4,5 km.

3-Ví dụ, với khoản tiền vay làm sân bay Long Thành 18,7 tỷ USD:

+ NÚI tiền trả nợ sẽ cao 4,5 km x 18,7 = 84,15 km, cao gấp đỉnh Fanxipang 26,8 lần;

+ Với khoản tiền thất thoát ở Vinashine 4 tỷ USD, cọc tiền này sẽ cao 18 km, cao gấp đỉnh Fanxipang 5,7 lần

+ Còn khoản chênh lệch 300.000 tỷ của bài dưới thì :

(300.000 : 22.500= 13,333 lần), suy ra: 4,5 km x 13,333  = 59,999 km và cao hơn đỉnh Fanxipang bao nhiêu lần thì  ACE tự tính nhé !Hoa cả mắt rùi!Huhu…

+Còn khoản “ vi pham trong lĩnh vực ngân hàng năm 2015 là gần 268.000 tỷ”: Cao gấp mấy lần đỉnh Fanxipang thì  ACE tự tính nhé !Hoa cả mắt rùi!Huhu…

CASE STUDY N0.798 : KHỦNG HOẢNG 2008

FYI: TRONG BỮA TIỆC TẤT NIÊN NĂM 2012 CỦA “BCA=BẠN CỦA ALAN” TẠI SAIGON GRAND HOTEL, CỐ TS.ALAN PHAN ĐỀ NGHỊ “TÓC DÀI” “BÓI 1 QUẺ” VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM + THỊ TRƯỜNG BĐS NHƯNG VÌ “BCA “ CÒN CÓ NGHĨA LÀ “BỘ CÔNG AN” (!?) CHO NÊN TÔI CHỈ DÙNG NGÓN TAY TRỎ CHỈ VÀO CỔ MÌNH RỐI BỎ BỮA TIỆC ĐI VỀ (AI ĐÃ TỪNG HỌC TẠI NGA SẼ HIỂU BIỂU CHỈ NÀY CÓ NGHĨA LÀ: ” BÙM”:NHỮNG GÌ XẢY RA SAU ĐÓ ,NHẤT LÀ HÀNG LOẠT NGÂN HÀNG BỊ “M& A” (!) AND/OR “MUA O ĐỒNG” LÀ MINH CHỨNG!

1-Khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo.

+ Cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ “hàng trăm năm mới có một lần”, theo lời ông Alan Greenspan, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED), đã được dự báo từ năm 2006!

+ Tuy nhiên, dự đoán cũng như phân tích của nhiều nhà kinh tế đã không đủ sức thuyết phục để các cơ quan tài chính quyền lực nhất tại Mỹ và châu Âu có biện pháp đề phòng.

2-Nguyên nhân sâu xa của cơn địa chấn tài chính bắt nguồn từ:

+ Nhà đất tại Mỹ:  Bong bóng bất động sản càng lúc càng phình to đã đặt thị trường nhà đất vào rủi ro vỡ trận;

+ Tiếp đó khủng hoảng tín dụng tại Mỹ ;

+ Rồi lan sang nhiều quốc gia trên thế giới,nhất là Châu Âu;

3- Cho vay dưới chuẩn tăng mạnh là khởi điểm cho quả bong bóng tại thị trường nhà đất.

+ Các ngân hàng cho vay cầm cố bất động sản mà không quan tâm tới khả năng chi trả của khách.

+ Dư nợ trong mảng này nhảy từ 160 tỷ USD của năm 2001 lên 540 tỷ vào năm 2004 và bùng nổ thành 1.300 tỷ vào năm 2007.

+ Theo ước tính vào cuối quý III năm 2008, hơn một nửa giá trị thị trường nhà đất Mỹ là tiền đi vay với một phần ba các khoản này là nợ khó đòi.

+ Trước đó, để đối phó với lạm phát, FED đã liên tiếp tăng lãi suất từ 1% vào giữa năm 2004 lên 5,25% vào giữa năm 2006 khiến lãi vay phải trả trở thành áp lực quá lớn với người mua nhà.

+ Thị trường bất động sản thời điểm này bắt đầu có dấu hiệu đóng băng và sụt giảm.

4-Trước tình hình trên, các ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức tài chính… đã mua lại các hợp đồng thế chấp và biến chúng thành tài sản đảm bảo để phát hành trái phiếu ra thị trường.

+ Loại sản phẩm phái sinh này được đánh giá cao bởi các tổ chức định giá tín dụng, nên thanh khoản tốt.

 

+ Không chỉ dừng lại ở đó, nhiều công ty bảo hiểm, trong đó có AIG, còn sẵn sàng bảo lãnh cho những hợp đồng hoán đổi này.

5-Chiến lược trên được đưa ra với mục đích giảm rủi ro cho những khoản vay bất động sản.

+ Tuy nhiên, trái lại nó tạo ra hiệu ứng sụp đổ dây chuyền và khiến rủi ro bị đẩy lên cao hơn.

+ Những bất ổn từ hoạt động cho vay dưới chuẩn khiến giá nhà sụt giảm mạnh, thị trường nhà đất đóng băng.

KL: Cuộc khủng hoảng từ đó lan từ thị trường bất động sản sang thị trường tín dụng và cuối cùng dẫn đến khủng hoảng tài chính tại Mỹ và tràn sang nhiều nước châu Âu, khiến nhiều công ty lớn phá sản.

CASE STUDY N0.797: MUA NHÀ HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI: RŨI RO CẦN LƯU Ý

Việc mua bán nhà ở hình thành trong tương lai luôn sôi động. Không chỉ đây là kênh sở hữu nhà, tài sản của người dân có nhu cầu, mà còn là kênh đầu tư của nhiều nhà đầu tư khi mua đi bán lại hoặc cho thuê. Pháp luật đã có những quy định cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp người mua nhà do không nắm được các quy định pháp luật đã bị thiệt hại, thua lỗ khi gặp phải chủ đầu tư không thực hiện đúng theo hợp đồng mua nhà đã ký kết.

Người mua nhà ở hình thành trong tương lai cần lưu ý một số vấn đề pháp lý để giảm thiểu các rủi ro và xử lý trong các tình huống liên quan. Theo đó, việc kinh doanh BĐS hình thành trong tương lai chỉ được thực hiện khi BĐS đáp ứng đủ các điều kiện bắt buộc được đưa vào kinh doanh.

 

Cụ thể, có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng; giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án. Đối với nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở, chỉ được đưa vào kinh doanh khi có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó. Thiếu bất kỳ điều kiện nào, người mua nhà phải yêu cầu chủ đầu tư bổ sung để tránh trường hợp việc giao dịch bị vô hiệu.

 

Luật Kinh doanh BĐS 2014 quy định bắt buộc chủ đầu tư dự án trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại (NHTM) có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng.

 

Theo đó, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi bản sao hợp đồng bảo lãnh cho bên mua, bên thuê mua khi ký kết hợp đồng mua, thuê mua. Tức việc bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư là một đảm bảo để dự án được thực hiện theo đúng tiến độ. Nếu chủ đầu tư không triển khai được, khách hàng vẫn nhận được hoàn trả số tiền ứng trước và các khoản tiền khác khách hàng đã thanh toán cho chủ đầu tư theo hợp đồng mua bán hay thuê mua đã được ký kết tính đến thời điểm bảo lãnh.

 

Nhìn dưới góc độ thực tế, sự bảo lãnh này là cam kết giữa nhà đầu tư và NH. Theo đó người mua sẽ được đảm bảo về tài sản khi gặp chủ đầu tư thiếu khả năng hoặc lừa đảo, NH chỉ đảm bảo về mặt tài chính, không phải đảm bảo việc hoàn thành dự án để giao sản phẩm cho người mua. Hiện NHNN đã công bố những NHTM có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh trong kinh doanh BĐS hình thành trong tương lai. Người mua nhà cần tìm hiểu để nắm rõ những NHTM nào được thực hiện trước khi ký hợp đồng mua nhà hình thành trong tương lai.

 

Người mua nhà cũng cần lưu ý các vấn đề liên quan đến thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai đối với giao dịch bảo đảm. Bởi lẽ, việc chủ đầu tư và các cá nhân thực hiện hoạt động thế chấp để vay quá nhiều từ NH cho 1 dự án, sẽ mang lại những rủi ro cho các tổ chức tín dụng khi nhận thế chấp những tài sản chưa biết khi nào mới hình thành, hoặc khi gặp phải các chủ đầu tư có năng lực tài chính không tốt. Đối với người thế chấp nhà ở cũng sẽ gặp khó khăn khi dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã được doanh nghiệp kinh doanh BĐS thế chấp. Như vậy, cơ hội tiếp cận thật sự với nguồn tiền từ thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai không hề dễ dàng do vướng phải hoạt động thế chấp của chủ đầu tư dự án trước đó.

 Do tính chất của tài sản được đem ra mua bán chưa hình thành ở hiện tại, không thể nhìn thấy được, người mua nhà cần chú ý các vấn đề liên quan khi giao kết hợp đồng, như nhà ở được giao dịch phải đáp ứng điều kiện của BĐS hình thành trong tương lai được đưa vào giao dịch; chủ đầu tư dự án phải đáp ứng các quy định của tổ chức, cá nhân kinh doanh BĐS theo quy định của Luật Kinh doanh BĐS. Đây là 2 điều kiện tiền đề để có thể tiến tới xác lập một giao dịch, liên quan đến đối tác và đối tượng giao dịch.

 

Ngoài ra, người mua nhà cần xem xét kỹ lưỡng bản sao hợp đồng bảo lãnh BĐS hình thành trong tương lai; lưu ý đến các quy định về bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm trong hợp đồng trước khi giao kết hợp đồng với chủ đầu tư. Riêng về thanh toán, cần lưu ý việc thanh toán trong mua bán, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai phải được thực hiện nhiều lần, lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng, những lần tiếp theo phải phù hợp với tiến độ xây dựng bất động sản nhưng tổng số không quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng; trường hợp bên bán, bên cho thuê mua là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì tổng số không quá 50% giá trị hợp đồng.

 

Tóm lại, trong bối cảnh hoạt động kinh doanh BĐS diễn ra sôi động hiện nay, đối với riêng hoạt động mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, người mua nhà cần phải lường trước các rủi ro pháp lý có thể gặp phải. Luật có quy định rõ ràng nhưng việc áp dụng thực tế còn nhiều vấn đề phát sinh do thỏa thuận của các bên hoặc thực hiện theo thông lệ. Không phải người mua nhà nào cũng có đầy đủ kiến thức pháp luật cần thiết để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho mình, cũng như dự liệu được các tình huống pháp lý có thể xảy ra, nên cần nghiên cứu kỹ hoặc tham khảo các ý kiến chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực BĐS khi tiến hành giao dịch.

 

CASE STUDY N0.796 :POCKET MARKET SURVEY :THỰC vs HƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG BĐS VN ,PHÂN KHÚC CHUNG CƯ TRUNG -CAO CẤP

Dear All,

Để kiểm chứng nhận định của Mr.Đực, Phó chủ tịch HoREA,cũng như các thứ “Báo cáo nghiên cứu thị trường” của các công ty quốc….té kiểu Savills,CBRE,etc…. tôi vừa thực hiện 1 cuộc “pocket market survey” tại Dự án Happy Valley (Phú Mỹ Hưng):

1-Dự án gồm 8 blocks chung cư trung-cao cấp (như chủ đầu tư quảng cáo) với tổng số căn hộ gần 600;

2-Vị trí : Mặt Đại lộ Nguyễn Văn Linh- Bờ Sông –Sân tập golf-Bệnh Viện Tim Tâm Đức – Bệnh viện FV- Bên kia đường là Siêu thị Crescent + Khu Hồ Bán Nguyệt ;

3-Đã bàn giao nhà từ giữa Tháng 9/2015;

NHƯNG:

+ Gần như 99,9% số căn hộ chưa có người ở và 99% số shophouses mặt tiền Đại lộ Nguyễn Văn Linh bỏ trống! (Đính kèm là tấm hình tôi chụp lúc 19g13 ngày hôm nay);

+ Theo Báo cáo của CBRE thì tỷ lệ giao dịch thành công năm 2015 là trên 86%,có nghĩa là Dự án Happy Valley cũng ĐÃ BÁN HẾT ít nhất 86%;Còn bán cho ĐỐI TƯỢNG nào thì tôi chưa điều tra:Nhưng theo HoREA thì các NĐT thứ cấp chiếm khoảng 20% trong các giao dịch năm 2015!

 

 

CÂU HỎI:

 

 

1-Người mua là ai vậy :

(i)                         Mua để ở?

(ii)                      Mua để cho thuê?

(iii)                   Nhà đầu tư thứ cấp?

(iv)                   Việt kiều ?

(v)                      Người nước ngoài ?

2-Tại sao lại nhận nhà rồi (tức đã phải thanh toán ít nhất 30% tổng giá mua) mà sau gần 4 tháng vẫn:

(i)                         Chưa đến ở? (Tết Nguyên Đán đến nơi rồi!);

(ii)                      Chưa cho thuê được? (Lãi vay and/or opportunity cost?)

(iii)                   Chưa “sang tay” được cho người khác (kể cả cho NĐT thứ cấp khác ) để ăn chút chênh lệch giá?

(iv)                   Hay họ đang “găm” hàng chờ ….lên giá thêm …..15% như năm 2015 rồi mới bán/sang/cho thuê (Sau khi TPP có hiệu lực thi hành sau ….2018 nếu được phê chuẩn!)??

(v)                      Hay tất cả gần 600 chủ căn hộ đều là người mua bằng “thu nhập….bẩn” ( Khoảng 10 tỷ USD đã có kết luận của Thanh tra Chính phủ !?) nên không bận tâm đến “hiệu quả đầu tư”??

3-ACE sẽ làm gì với các căn hộ cao cấp này nếu đã lỡ mua (bằng vốn tự có or vay ngân hàng,trừ “thu nhập….bẩn”!)??