TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.785: Nợ xấu của Vietcombank, Vietinbank và BIDV bằng… vốn của 8 ngân hàng khác

1-Là những đầu tàu về mọi mặt như quy mô hoạt động và lợi nhuận tuy nhiên khoản nợ xấu tại ba ông lớn Vietcombank, Vietinbank và BIDV trong 9 tháng đầu năm đã khiến nhiều người không khỏi giật mình khi nhìn vào con số tuyệt đối.

2-Theo thống kê của người viết từ báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2015, tổng số nợ trong 9 tháng đầu năm nay của riêng 3 “đại gia” ngân hàng Vietcombank, Vietinbank và BIDV đã lên tới 23.825 tỷ đồng, tăng 11,2% so với thời điểm cuối năm 2014.

+ Trong số này, nợ có khả năng mất vốn là 13.254 tỷ đồng, chiếm hơn một nửa tổng số nợ xấu.

+ Sẽ dễ hình dung hơn nếu làm một phép tính so sánh, núi nợ kếch xù của 3 ngân hàng này đã gần bằng vốn điều lệ của 8 ngân hàng: CBBank, VietBank, BaoVietBank, NCB, GPbank, NamABank, Saigonbank và VietABank cộng lại. ( xấp xỉ 24.000 tỷ đồng).

CASE STUDY N0.784: THỊ TRƯỜNG BĐS vs RỦI RO “CHO VAY DƯỚI CHUẨN”

1-Một thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tính đến đầu quý III/2015 cho thấy đã có khoảng 360.000 tỷ đồng tín dụng được đổ vào địa ốc.

2- Tuy nhiên, đây có thể là một con số chưa phải sát thực và sau cùng, bởi theo đánh giá của TS Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng, đã có hàng triệu tỷ đồng được đổ vào cho vay địa ốc trong năm qua (tính cả cho vay chủ đầu tư phát triển dự án lẫn người mua nhà);

3-Nếu tính cả dư nợ tín dụng của khu vực công nghiệp và xây dựng (bao hàm địa ốc), thì dư nợ đã đã đạt tới 1,54 triệu tỷ đồng.

KL: Đây có lẽ mới là số liệu có thống kê bao hàm các dòng vốn đã chảy “ngầm” – theo cách gọi của TS Cấn Văn Lực, vào khu vực địa ốc từ các nhà băng;

CASE STUDY N0.783: THỊ TRƯỜNG BĐS:NHỮNG RỦI RO CẦN BIẾT!

1-Rủi ro “Bội thực”: Các chủ đầu tư đang ồ ạt nhảy sang xây chung cư, nhà phố cao cấp, trong khi lượng tồn kho ở phân khúc này vẫn còn nhiều;

2-Rủi ro “Thổi giá/Thổi phồng khả năng chi trả của người mua;

3-Rủi ro :nhiều khu vực giá BĐS đang bị môi giới và dân đầu cơ đẩy lên;

4-Rủi ro từ việc NHNN đã nới lỏng tín dụng BĐS, cụ thể :

+Giảm hệ số rủi ro cho các NH thương mại đối với lĩnh vực BĐS từ 250% rút xuống còn 150%.

+Tăng hạn mức sử dụng vốn huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 30% lên 60%;

+ Đây cũng được xem là nới cho vay BĐS bởi nhu cầu vay BĐS đều là vay trung và dài hạn;

5-Rủi ro “tài sản thế chấp dưới chuẩn”:

+ Rủi ro cho vay BĐS nằm nhiều nhất trong khâu thẩm định. Trước cho vay ào ào, thẩm định giá cao rồi cho vay 70-80% trên tài sản thẩm định đó cao hơn giá trị thực;

 + NH ở ta đang áp dụng cơ chế thẩm định giá BĐS bằng chính nhân viên, cán bộ của NH nên mới xảy ra tình trạng đó.

+ Tiếp theo là thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng, với chủ đầu tư là kèm theo khả năng triển khai dự án;

+ Hiện nay hàng loạt dự án BĐS đang triển khai trở lại, có những chủ đầu tư sáu tháng bung ra 15-20 dự án chung cư ở phân khúc trên 20 triệu đồng/m2, hầu hết các dự án đều sử dụng phần lớn vốn vay từ NH;

+ Kế đến là cơ chế phân cấp, phân quyền ở hệ thống NH đang tạo ra cơ hội cho lòng tham tư lợi trỗi dậy: Một giám đốc chi nhánh vẫn có thể thoải mái bơm vốn vào thị trường BĐS qua những thẩm định thiếu thực tế;

CASE STUDY N0.781: Giá dầu lao dốc là cơ hội “ngàn năm có một”?

 

 

1-Với chi phí khai thác một thùng dầu lên tới 60 USD, nhiều công ty dầu đá phiến đang đi vay mượn sẽ gặp rắc rối lớn.

2- Thời kỳ lãi suất thấp kéo dài đã giúp hạn chế số công ty lâm vào cảnh túng thiếu cũng như giảm bớt áp lực nợ, giờ đây với lãi suất sẽ tăng lên trong tương lai gần và giá dầu tiếp tục giảm, câu chuyện sẽ hoàn toàn khác;

CASE STUDY N0.782: Tại sao giá dầu giảm không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?

PS:XIN GỬI ACE “LỜI GIẢI”CHO  NHỮNG NHẬN ĐỊNH MANG TÍNH “NỔ” CỦA KHÁ NHIỀU “CHUYÊN —-DA” XỨ TA CHO RẰNG CPI SẼ TIẾP TỤC THẤP DƯỚI 1% NHỜ GIÁ XĂNG RẺ VÀ KINH TẾ SẼ TIẾP TỤC KHỞI SẮC!?

1-Giá dầu giảm được nhìn nhận như một cuộc chơi mà trong đó nhà sản xuất chịu thiệt hại còn người tiêu dùng thì hưởng lợi:

+ Các lý thuyết thông thường cho rằng khi giá càng giảm thì càng kích thích tiêu dùng toàn cầu.

 

+ Bởi khi đó, người tiêu dùng có khả năng chi tiêu nhiều hơn dự kiến, trong khi nhà sản xuất điều chỉnh theo hướng giảm dự trữ.

2-Tuy nhiên ở thời điểm năm 2015, sự khác biệt về hành vi này lại ít rõ rệt hơn so với bình thường:

+ Một lý do được đưa ra là những nhà nhập khẩu nhiên liệu từ các thị trường mới nổi có ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu nhiều hơn so với thời điểm những năm 1980;

 

+ Và vì cách tiếp cận thị trường dầu mỏ của họ cũng mang tính can thiệp (bởi nhà nước) nhiều hơn các nước phát triển.

3-Một trong những ngạc nhiên lớn nhất của nền kinh tế năm 2015 chính là việc sự sụt giảm đáng kinh ngạc của giá dầu thế giới đã không giúp nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ. Mặc cho giá dầu giảm mạnh từ 115 đô la/thùng ở thời điểm tháng 6 năm 2014 xuống còn 45 đô la/thùng vào tháng 11 năm 2015, phần lớn các mô hình vĩ mô đều cho thấy tác động của giá dầu giảm lên tăng trưởng toàn cầu thực sự kém hiệu quả hơn so với mong đợi, chỉ khoảng 0,5% GDP toàn cầu.

4-Tin vui là, tác động tích cực nhưng khiêm tốn này có khả năng sẽ không biến mất vào năm 2016.

5- Tuy nhiên điều đáng tiếc là giá dầu giảm sẽ tạo áp lực nặng nề hơn cho những quốc gia xuất khẩu dầu chính trên thế giới.

KL: Tình hình có thể sẽ tiến triển theo chiều hướng khác vào năm 2016, đặc biệt đối với các nước sản xuất dầu.

 

CASE STUDY NO.780: Một năm đáng quên của tỷ phú Warren Buffett

2015 là một năm khá khắc nghiệt đối với hầu hết các nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett. Theo đó, Tập đoàn Berkshire Hathaway của ông sắp chứng kiến năm tồi tệ nhất kể từ 2008 khi cả cổ phiếu hạng A và hạng B của tập đoàn này đều đã giảm khoảng 13% trong năm nay.