TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.757:NH VS DOANH NGHIỆP SÂN SAU

PS:TÌNH TRẠNG Y CHANG THỜI NGUYỄN VĂN 12 ;LÂM CẨU ĐẠI THÀNH; ETC….

 

1-Số lượng ngân hàng liên quan đến sở hữu chéo còn rất nhiều.

+ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là ngân hàng sở hữu cổ phần tại nhiều tổ chức tín dụng nhất: 4 ngân hàng và 1 công ty tài chính,gồm:

-Vietcombank đang nắm 9,59% vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB);

+ 8,24% cổ phần Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank);

+ 5,07% tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) và

+trên 8% tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank).

+ Tương tự, Eximbank cũng đang nắm giữ cổ phần tại 4 đơn vị, trong đó nắm giữ cổ phần lớn tại Sacombank.

2- Bên cạnh đó, tình trạng ngân hàng và doanh nghiệp sở hữu cổ phần lẫn nhau vẫn còn rất lớn.

3- Quá trình tái cơ cấu ngân hàng tuy đã loại một số ông chủ yếu kém ra khỏi lĩnh vực ngân hàng, song lại xuất hiện những ông chủ mới và vẫn tiếp tục gắn với “sân sau”

CASE STUDY N0. 756: Kinh tế Trung Quốc ngày càng méo mó

1- Trong một hội thảo ở New York hồi giữa tuần, ông Ha Jimming – Phó chủ tịch mảng quản lý tiền tệ tại Goldman Sachs Trung Quốc cho biết:

+ Đầu tư vào tài sản cố định tại nước này năm ngoái tương đương 46% GDP.

+ Con số này còn cao hơn so với số liệu ghi nhận được vào năm 1958 khi Chủ tịch thời đó – Mao Trạch Đông cố biến Trung Quốc thành nền kinh tế công nghiệp hóa.

+ Con số này đã vượt số liệu hồi cuối thập niên 80 của Nhật Bản – thời điểm ngay trước khi bong bóng bất động sản Nhật vỡ vụn,đẩy nước này vào tình trạng tăng trưởng ì ạch suốt 2 thập kỷ qua, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết.

+ Ông Ha Jimming không cho rằng điều tương tự sẽ xảy ra với Trung Quốc ngày nay.

2-Đầu tư mạnh đã giúp Trung Quốc trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế kỷ 21.

+ Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng dư thừa công suất tại nhiều ngành công nghiệp, từ thép tới xi-măng.

+Việc này đang làm dấy lên lo ngại một số dự án sẽ không mang lại đủ lợi nhuận để trang trải nợ nần.

+ Giới chức Trung Quốc từng chủ trương tăng cường đầu tư để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua cuộc khủng hoảng 2008. + Nhưng giờ đây, họ lại phải nỗ lực tạo ra một mô hình tăng trưởng bền vững hơn, dựa vào lĩnh vực dịch vụ và tiêu dùng nội địa.

+ Tuy nhiên, theo ông, kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ phục hồi một khi chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình khắc phục được tình trạng giá sản xuất (PPI) giảm, công suất dư thừa và cho vay quá mức.

+ Ông kêu gọi Chính phủ không nên chạy theo tăng trưởng bằng mọi giá.

+ Còn đối với đồng NDT, ông Ha cho biết, các khách hàng Trung Quốc của Goldman Sachs vẫn phàn nàn rằng việc chuyển tiền ra ngước ngoài ngày càng khó khăn hơn sau khi Chính phủ thay đổi chính sách, thắt chặt các biện pháp kiểm soát vốn.

+Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) cũng đang tăng cường can thiệp trên thị trường để bảo vệ nội tệ sau đợt phá giá hồi tháng 8.

+ Phó chủ tịch Goldman Sachs Trung Quốc dự báo, dù PBOC có đủ nguồn lực và sẵn sàng ổn định NDT trong ngắn hạn, đồng tiền này sẽ vẫn suy yếu trong những năm tới do cán cân thương mại của Trung Quốc đang chuyển từ thặng dư sang thâm hụt.

+ “Trong dài hạn, NDT có thể sẽ giảm giá”, ông kết luận.

3- Nicholas Lardy – một thành viên cấp cao của Viện kinh tế quốc tế Peterson nhận xét và cho biết:

+ Cải cách doanh nghiệp quốc doanh là một trong những chìa khóa giúp Trung Quốc phát huy được tiềm năng vốn có;

+Khối doanh nghiệp quốc doanh của Trung Quốc chỉ thu về 3% lợi nhuận trên tổng tài sản 110.000 tỷ NDT (17.000 tỷ USD), chưa bằng một nửa lợi nhuận của khối tư nhân.

CASE STUDY NO. 755: TTCK hấp dẫn, sao vốn ngoại chần chừ?

PS: NGHE “NHÂN VIÊN BÁN HÀNG “ CHÉM GIÓ CHƠI!

1-Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2015 có thể đạt 6,5 – 6,8%.

2- Thị trường bất động sản đã có tín hiệu ấm dần, tín dụng ngân hàng tăng trưởng tốt, hiện đạt hơn 10%.

3- Đáng chú ý, GDP/người tăng trưởng trung bình từ 12 – 13%, con số này thể hiện thu nhập người dân cao hơn, do đó, sẽ gia tăng chi tiêu cho tiêu dùng, bất động sản

4-Một yếu tố khác là dòng vốn FDI, do tác động tích cực từ các FTA mà Việt Nam tham gia, đặc biệt là TPP, nên có sự tăng mạnh.

+ Tính từ đầu năm đến nay, lượng vốn đầu tư cam kết đã tăng hơn 30%.

+ Riêng trong khối TPP, có 39% lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam đi vào các nước thành viên, có 22% các nước tham gia TPP nhập hàng từ Việt Nam. Khi TPP chính thức được ký kết, sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam hơn nữa.

+ Về vấn đề tỷ giá, tiền đồng giảm so với USD nhưng mức giảm ít hơn so với các nước Đông Nam Á.

+ Vừa qua, Trung Quốc phá giá Nhân dân tệ 3%, Việt Nam cũng phải điều chỉnh.

+ Từ đầu năm đến nay, VND mất giá gần 5%, điều này có nghĩa, đầu năm, nếu NĐT nước ngoài gửi tiết kiệm tại ngân hàng Việt Nam lãi suất 6%/năm thì nay đã mất 5%.

+ Do vậy, các NĐT nước ngoài giảm sự quan tâm tới các kênh an toàn như gửi tiết kiệm, thay vào đó họ đầu tư các sản phẩm mạo hiểm như TTCK, đầu tư DNNN cổ phần hóa…, nhưng có lợi ích cao hơn.

5-Trong vòng 10 năm tới, chúng tôi dự đoán lạm phát ở mức 7 – 7,5%, nếu tiền đồng không đủ ổn định có thể sẽ khiến NĐT rút vốn khỏi TTCK. 

 

6-Fed đã nhiều lần trì hoãn tăng lãi suất do lạm phát tại Mỹ thấp.

+Nguyên nhân chính vẫn là giá thành các hàng hóa tiêu dùng giảm.

+ Thứ hai, nhu cầu tiêu dùng Trung Quốc đang giảm nhiều, khả năng GDP Trung Quốc tăng trưởng ít hơn 7% trong năm nay.

+ Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn phải tiếp tục sản xuất để đảm bảo việc làm cho người lao động, do vậy, Trung Quốc gia tăng xuất khẩu và Mỹ là một trong những thị trường lớn của Trung Quốc.

+ Ngoài ra, Mỹ muốn tăng lãi suất phải dựa vào việc làm xã hội, mà hiện chỉ tiêu này chưa tăng đến mức để Fed có thể quyết định tăng lãi suất. Nhiều nhà phân tích cho rằng, từ nay đến cuối năm, khả năng Fed tăng lãi suất là không cao.

+ Mặc dù vậy, nếu từ nay đến cuối năm, Fed tăng lãi suất, đồng USD sẽ tăng giá. Lúc đó cần quan sát động thái của Trung Quốc, nếu nước này phá giá tiếp đồng nội tệ, có khả năng Việt Nam cũng phải đi theo .

+Lãi suất đồng USD và VND sẽ từ từ đi lên. Vừa qua, Nhà nước đang gặp khó khăn trong việc phát hành trái phiếu nên khả năng phải tăng lãi suất trái phiếu để huy động đủ nguồn vốn cho ngân sách 2015 là có thể. Điều này cũng phần nào tạo sức ép lên mặt bằng lãi suất. 

 

6-Như vậy, NĐT nước ngoài khả năng sẽ dè chừng khi đầu tư vào TTCK Việt Nam?

+ Xét về trái phiếu, khi lãi suất của Mỹ tăng, NĐT ít nhất ở Mỹ và châu Âu phải tìm cách rút tiền ra khỏi thị trường khác về Mỹ.

+ Nếu họ đầu tư trái phiếu Mỹ thì có thể họ cũng đầu tư trái phiếu các nước khác như Việt Nam, Indonesia… Do vậy, nếu bán, họ sẽ bán trái phiếu để mua USD.

+  NĐT nước ngoài mua USD nhiều thì tiền đồng mất giá, nhưng chú ý dòng tiền “hot money” (tiền dịch chuyển ra vào thường xuyên) ở Việt Nam không nhiều, Việt Nam chỉ nhiều dòng vốn từ FDI (dòng tiền lâu dài). Vì vậy, Fed tăng lãi suất không ảnh hưởng nhiều lên TTCK. 

 

7-TTCK Việt Nam được đánh giá hấp dẫn, nhưng dòng vốn ngoại vào thị trường rất khiêm tốn, theo ông, đâu là nguyên nhân?

+“Hàng” tốt thì đã hết room.

 

+ Hiện các NĐT nước ngoài đang rất hào hứng với thông tin mở room, nhưng họ vẫn đang chờ để xem danh sách ngành nào sẽ được nới 100%.

+ Mới đây, SCIC đã công bố danh mục sẽ thoái vốn, trong đó có nhiều cổ phiếu khối ngoại rất quan tâm. Tuy nhiên, họ vẫn sẽ tiếp tục phải chờ bởi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

CASE STUDY N0. 754: STB nặng gánh nợ xấu

PS: Số nợ xấu thực tế của PNB vào thời điểm cuối năm 2014 là 18.058 tỷ đồng.Vậy gia đình ông Trầm Bê có đủ tài sản để đảm bảo??

1-Pha loãng CP:

+STB đã chính thức sáp nhập với PNB vào ngày 1-10 vừa qua. Theo nghị quyết tại ĐHCĐ bất thường được tổ chức vào tháng 7-2015, để thực hiện việc sáp nhập PNB, STB sẽ trả cổ tức và chia thưởng bằng CP cho cổ đông hiện hữu trong tháng 10-2015. Theo đó, vốn điều lệ sẽ được tăng lên 18.853 tỷ đồng.

+Tỷ lệ hoán đổi theo công bố là 1:0,75. Một cổ phần của PNB được đổi lấy 0,75 cổ phần NH sau sáp nhập và 1 cổ phần của cổ đông STB trước sáp nhập sẽ được nhận thêm 0,3875 cổ phần NH sau sáp nhập. Vì vậy, tỷ lệ chuyển đổi thực tế sẽ là 1:0,54.

+ Để thực hiện việc sáp nhập này, STB sẽ phải phát hành thêm hơn 642,7 triệu CP. Cụ thể, STB sẽ phải phát phát hành 14,25 triệu CP kết hợp với 100 triệu CP quỹ để thưởng CP cho cổ đông với tỷ lệ 10% trên vốn điều lệ; phát hành 228,5 triệu CP để trả cổ tức năm 2013 (tỷ lệ 8% trên vốn điều lệ đã trừ CP quỹ) và năm 2014 (tỷ lệ 12% trên vốn điều lệ đã trừ CP quỹ); phát hành 400 triệu CP để sáp nhập PNS vào STB (ngày chốt danh sách là 20-10).

+ Tuy nhiên, việc phát hành một lượng CP khủng này khiến giới đầu tư lo ngại về nguy cơ pha loãng CP STB khi số CP phát hành thêm này chính thức được giao dịch.

2-Bào mòn lợi nhuận:

+ Trên thực tế, yếu tố pha loãng CP chỉ là yếu tố nhỏ, bởi STB sẽ chịu thiệt lớn hơn trong việc sáp nhập với PNB đó chính là khoản nợ xấu do PNB để lại. PNB là NHTM có quy mô vừa với vốn điều lệ 4.000 tỷ đồng và tổng tài sản cuối năm 2014 là 82.049 tỷ đồng.

+ PNB có tỷ lệ cấp tín dụng trên huy động (LDR) thấp, chỉ đạt 56% năm 2014. Nguồn thu nhập chính của PNB là từ hoạt động mua bán CK, hoạt động tín dụng sinh lãi không đáng kể do LDR quá thấp khiến tỷ lệ lãi cận biên (NIM) giảm sâu (âm 0,3%).

3-Nợ xấu:

+ Điểm đáng chú ý là chất lượng tài sản của PNB suy giảm dần trong giai đoạn 2011-2014 do con số nợ xấu không ngừng tăng cao.

+ Theo phân tích của CTCK Vietcombank (VCBS), quy mô nợ xấu thực tế của PNB lớn hơn nhiều so với nợ xấu được báo cáo và có xu hướng gia tăng qua từng năm.

+  Nếu phân loại lại tài sản của PNB có đến 80% các khoản mục tài sản có nghi ngờ nợ xấu như: các khoản phải thu, tải sản cấn trừ nợ đã chuyển quyền sở hữu chờ xử lý.

+ Theo đó, số nợ xấu thực tế của PNB vào thời điểm cuối năm 2014 là 18.058 tỷ đồng, bao gồm 2.533 tỷ đồng nợ xấu đã báo cáo, 2.059 tỷ đồng nợ xấu bán cho VAMC và 10.756 tỷ đồng nợ xấu tăng thêm (theo cách phân loại của VCBS).

KL: Như vậy, tỷ lệ nợ xấu sau sáp nhập của STB ước tăng lên 2,3%, nhưng nếu  phân loại theo VCBS nợ xấu thực tế lên đến 7,42%.