1-Kim ngạch xuất khẩu chín tháng đầu năm ước đạt 120,7 tỉ đô la Mỹ, chỉ tăng 9,6% so với mức 14% cùng kỳ năm 2014 ;
2-Về cơ cấu:
+ Nhóm hàng khoáng sản và công nghiệp chế tạo đạt 55,4 tỉ đô la Mỹ, chiếm 46% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước với đóng góp chủ yếu của mặt hàng điện tử, điện thoại và linh kiện (tăng 34%) và máy tính (tăng 9,5%).
+ Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đạt 47,8 tỉ đô la Mỹ, chiếm 39,6% và tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước.
+ Đáng chú ý là xuất khẩu của khu vực nông – lâm – thủy sản giảm khá mạnh.
+ Một số mặt hàng nông sản giảm cả về lượng và kim ngạch xuất khẩu như:
– gạo giảm 8,7% về lượng và 14,3% về kim ngạch;
-cà phê giảm lần lượt 30,5% và 31,6%;
– chè giảm 7,2% và 6,5%;
– cao su tăng 9,5% về lượng nhưng giảm tới 12% về kim ngạch.
– Trong khi đó, nhóm hàng thủy sản có mức giảm lên tới 17%, chủ yếu do sự khó khăn của mặt hàng tôm với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ giảm mạnh 50%.
3-Sự suy giảm trong xuất khẩu nông – lâm – thủy sản đã khiến cho mức tăng trưởng của khu vực này trong chín tháng đầu năm nay chỉ còn 2% (giảm so với mức 3% cùng kỳ năm ngoái).
+ Dù tỷ trọng khu vực nông – lâm – thủy sản hiện chỉ chiếm 16,3% trong cơ cấu GDP nhưng đây lại là khu vực thâm dụng lao động rất lớn (hơn 70%).
+ Do vậy, sự suy giảm trong tăng trưởng của khu vực này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới thu nhập của phần lớn lao động Việt Nam, khiến thành quả từ mức tăng trưởng GDP ấn tượng chỉ đến được với số ít lao động hoạt động trong khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
4-Số liệu cho thấy trong hoạt động xuất khẩu:
+ Khu vực kinh tế trong nước : chiếm tỷ trọng 30%, kim ngạch xuất khẩu giảm 2,7% so với cùng cùng năm trước;
+ Khu vực FDI :chiếm tỷ trọng 68%, kim ngạch xuất khẩu tăng 21% so với cùng kỳ năm trước;
5- Hơn nữa, phần lớn các mặt hàng có tăng trưởng xuất khẩu mạnh đều thuộc về nhóm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên :
+ Thực chất xuất khẩu nhóm này tăng có thể khiến GDP tăng;
+ Nhưng phần tăng của GNP chắc chắn sẽ không cao tương ứng vì các ông chủ nước ngoài sẽ thu lợi lớn và phần nhiều chuyển về nước trong khi phần hưởng lợi của Việt Nam hầu hết đều ở mức thấp, chủ yếu là phí lao động gia công;