TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY NO.735: TPP:ĐƯỢC VS MẤT

Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra 6 tác động lớn nhất của TPP vào nền kinh tế Việt Nam.

1-Thứ nhất, nhập khẩu gia tăng, trong khi xuất khẩu có xu hướng giảm.

2-Thứ hai, khi TPP được thực thi, các dòng thuế quan sẽ giảm dần về 0% khiến doanh thu về thuế giảm.

3-Thứ ba, việc tham gia TPP không chỉ đòi hỏi các nước tham gia cắt giảm các hàng rào thuế quan mà còn đòi hỏi cắt giảm hàng rào phi thuế quan như chi phí vận chuyển, thủ tục chờ đợi nhập khẩu…

4-Thứ tư, Việt Nam sẽ không còn khả năng duy trì lợi thế về lao động giá rẻ, trong khi nhu cầu về lao động có kỹ năng tăng lên. Sự dịch chuyển tự do của lao động không chỉ trong nước, mà cả giữa các nước.

5-Thứ năm, các nước sẽ có xu hướng áp dụng các hàng rào kỹ thuật thay thế, để bảo vệ các ngành sản xuất nội địa của mình. Trong bối cảnh chất lượng các sản phẩm của Việt Nam chưa cao, điều này sẽ hạn chế xuất khẩu.

6-Thứ sáu, với những ưu đãi khi gia nhập TPP, các nước trong khối sẽ tăng cường đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

CASE STUDY N0. 734: FDI VS DN NỘI ĐỊA: THÁI LAN

1-Chẳng hạn trong tổng vốn của các dự án đầu tư được khuyến khích từ đầu năm 1986 đến cuối năm 1995, tư bản Thái Lan chiếm tới 72%, FDI chỉ có 28% (theo JETRO Bangkok, 1997).

2-Tại Thái Lan, trong giai đoạn thu hút nhiều FDI (1988-1993), tỷ lệ tương ứng đó chỉ có 5% trong tổng đầu tư xã hội.

3-Trong các ngành sản xuất các loại máy móc như đồ điện gia dụng, xe hơi, v.v..:

+Mặc dù FDI đóng vai trò lớn nhưng doanh nghiệp bản xứ cũng phát triển mạnh, tạo nên sự liên kết hàng dọc giữa hai khu vực nầy.

+Vào cuối năm 2007, trong tổng số 9.699 doanh nghiệp trong các ngành máy móc, tư bản bản xứ có 8721 doanh nghiệp, FDI chỉ có 978 doanh nghiệp.

+ Nhiều nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Thái Lan phát triển mạnh, cung cấp sản phẩm công nghiệp phụ trợ cho doanh nghiệp FDI.

3-FDI tại Việt Nam:

+Từ giữa thập niên 1990, nhất là từ khi gia nhập WTO (đầu năm 2007), FDI ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. 

+Trong những năm gần đây, vốn thực hiện FDI hàng năm khoảng 20 tỷ USD, chiếm trên dưới 20% trong tổng đầu tư xã hội.

+ Tỷ lệ này rất cao, cho thấy sự tùy thuộc vào FDI của Việt Nam rất lớn

+Các doanh nghiệp FDI đã chiếm trên 40% sản lượng công nghiệp và trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu.

KL: Tuy FDI có vị trí như vậy nhưng về chất, có thể nói Việt Nam đã không thành công trong chiến lược dùng FDI để phát triển kinh tế.

CASE STUDY N0.722: Rút ruột hàng trăm tỷ đồng từ dự án trên giấy

1-Theo kế hoạch, dự án sẽ khởi công từ ngày 7.2.2015 và hoàn thành vào năm 2018, bao gồm sáu nhà đầu tư chỉ định thầu gồm:

+ Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc

+ Công ty TNHH Sản xuất thương mại và dịch vụ Yên Khánh;

+ Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng BMT;

+ Công ty TNHH Tập đoàn Thắng Lợi;

+ Công ty cổ phần Hoàng An;

+ Công ty cổ phần Đầu tư Cầu đường CII.

2-Cụ thể, trong báo cáo Bộ GTVT ngày 25.8.2015, Giám đốc Công ty cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận báo cáo mới chỉ chi tiền tạm ứng cho đền bù, giải phóng mặt bằng khoảng 98 tỉ đồng. Nhưng được biết, chỉ tính riêng hợp đồng xây lắp số 09/HĐXD-BOT/TL-MT ký ngày 22.6.2015, Giám đốc Công ty cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận đã chi tạm ứng hai lần với giá trị là 480 tỉ đồng trong khi chưa thông qua cổ đông và Hội đồng quản trị công ty, chưa có nghị quyết về việc sử dụng vốn. Việc giải ngân như trên là vi phạm nguyên tắc và mục đích quản lý sử dụng vốn.

3-Ngày 16.9.2015, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng BMT tiếp tục có Văn bản số 277/CV-BMT gửi Công ty cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận yêu cầu các cá nhân chịu trách nhiệm tại Công ty cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận đề nghị triệu tập Hội đồng sáng lập để giải quyết về những vấn đề liên quan đến hợp đồng số 09/HĐXD-BOT/TL-MT, ngày 22.6.2015. Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng BMT cho biết, trường hợp số tiền 480 tỉ đồng được ký từ Hợp đồng số 09/HĐXD-BOT/TL-MT là hợp đồng không phù hợp với quy định.

CASE STUDY N0.721: LẠM PHÁT VS GIẢM PHÁT

1- Năm 2015, phần trăm các quốc gia ghi nhận mức giảm phát hoàn toàn về giá cả tiêu dùng (đường màu xanh) cao hơn phần trăm các quốc gia có mức lạm phát hai chữ số (chiếm 7% trong tổng số).

2- Dù bất ngờ tồi tệ nào có xảy ra trong tương lai đi chăng nữa, thì tình hình lạm phát toàn cầu đang ở mức bình lặng nhất kể từ đầu những năm 1960 đến nay.

3- Thật ra, nguy cơ của nền kinh tế thế giới đang nghiêng về phía giảm phát đối với 23 nền kinh tế phát triển trong mẫu nghiên cứu nêu trên, thậm chí tám năm sau sự mở màn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

4- Trong nhóm này, tỉ lệ lạm phát trung bình là 0,2% – mức thấp nhất kể từ năm 1933.

5- Nền kinh tế phát triển duy nhất có tỉ lệ lạm phát trên 2% là Iceland (ghi nhận trong 12 tháng vừa qua là 2,2%).

6- Giá cả giảm đồng nghĩa với sự gia tăng giá trị thực của những khoản nợ đang tồn đọng và sự gia tăng gánh nặng trả nợ, vì tỉ lệ lãi suất thực tăng cao hơn.

+ Kết quả là, các hiện tượng vỡ nợ, phá sản, và sụt giảm kinh tế xảy ra thường xuyên hơn, dẫn đến ngày càng nhiều áp lực khiến giá cả giảm thêm.

+ Cảnh báo sáng suốt của Irving Fisher vào năm 1933 về một vòng xoáy giảm phát – nợ như vậy đang rất sát hiện thực ngày nay, vì cả mức nợ cá nhân cũng như mức nợ công đều đạt hoặc gần đạt đến ngưỡng cao lịch sử tại nhiều quốc gia.

+ Minh chứng đặc biệt là việc giá giảm 2,2% tại Hy Lạp trong vòng 12 tháng tính đến tháng 7 vừa qua. Đây là ví dụ nghiêm trọng nhất của tình trạng giảm phát đang tiếp diễn tại các quốc gia phát triển và đang cản trở một giải pháp có trật tự nhằm giải quyết các vấn đề của quốc gia này.

7- Tỉ lệ lạm phát trung bình của các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển:

+ Trong suốt những năm giữa thập kỉ 1990 đạt hai chữ số, bây giờ rơi vào khoảng 2,5% và vẫn đang trên đà giảm.

 + Sự sụt giảm mạnh của giá dầu và giá cả hàng hóa cơ bản trong chu kỳ gần đây nhất đã giúp làm giảm nhẹ áp lực lạm phát, đồng thời xu hướng hoạt động kinh tế chậm lại tại các nước mới nổi nói chung cũng có thể đã đóng góp vào kết cục này.

CASE STUDY N0. 720: Lạm phát và lãi suất

Theo lẽ thường, khi lạm phát thấp, đặc biệt ở mức âm như hiện nay thì lãi suất sẽ phải hạ thấp một cách tương ứng.

1-Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng ( CPI ) cả nước trong tháng 9 tăng trưởng âm 0,21% so với tháng trước và ở mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Nếu so với cuối năm 2014, CPI của 9 tháng năm nay chỉ tăng ở mức cực thấp là 0,4% – mức chưa từng có trong hàng thập kỷ nay.

2-Trong nền kinh tế thị trường,

+ lạm phát là cái nền để ngân hàng trung ương điều hành chính sách tiền tệ và xác lập lãi suất một cách phù hợp.

+ Bởi vậy, ngược lại, khi lạm phát có dấu hiệu gia tăng thì ngân hàng trung ương sẽ thường hành động đối phó bằng cách nâng lãi suất lên để xì bớt áp lực lạm phát.

+ Một ví dụ cụ thể và dễ thấy trong chuyện điều hành lãi suất như thế này là chuyện Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dùng dằng chưa thể tăng lãi suất USD lên trong tháng này vì một trong những yếu tố chính cần cân nhắc là lạm phát ở Mỹ vẫn còn thấp hơn mức lạm phát mục tiêu 2% mà Fed đề ra.

3-Nhưng ở Việt Nam, dường như là nghịch lý khi lãi suất tiền đồng không những không giảm mà còn có xu hướng quay đầu tăng lên gần đây và hiện đang đứng ở mức rất cao so với khu vực và thế giới, bất chấp chủ trương của Chính phủ sớm hạ mặt bằng lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt tăng sức cạnh tranh.

+ Tuy vậy, nghịch lý này có lý do của nó. Thông thường, khi lạm phát thấp mà lãi suất vẫn cao so với mức trung bình của khu vực và thế giới làm tổn hại đến tăng trưởng kinh tế thì ngân hàng trung ương sẽ nới lỏng cung tiền để lãi suất bản tệ hạ xuống nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Việc nới lỏng có chừng mực tuy vẫn sẽ làm tăng áp lực lên lạm phát nhưng vì lạm phát đang ở mức thấp nên nếu có tăng thì lạm phát cũng chỉ ở mức có chừng mực và hoàn toàn có thể được chấp nhận bởi thị trường mà không gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho nền kinh tế.

+ Tuy nhiên, ở Việt Nam, điều trở nên bất thường là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lại không thể dễ dàng tăng cung tiền để hạ lãi suất. Yếu tố trói buộc NHNN thực hiện nới lỏng tiền tệ chính là tỷ giá.

+ NHNN vì theo đuổi đồng thời nhiều mục đích xung khắc như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định tiền tệ, đồng thời kiềm chế lạm phát nên NHNN luôn rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan và buộc phải thỏa hiệp giữa nhiều mục tiêu xung khắc này.

+ Cụ thể hơn, nếu nhằm đến cái đích là hạ lãi suất bằng cách bơm thêm VNĐ cho hệ thống ngân hàng thì NHNN sẽ phải đối mặt với rủi ro không ổn định được tỷ giá VNĐ/USD, vì trong nền kinh tế sẽ có một lượng VNĐ lớn hơn đối trọng với một lượng USD không đổi, từ đó làm tăng áp lực mất giá của VNĐ.

+ Bởi vậy, để ổn định tỷ giá thì NHNN buộc phải ngừng biện pháp bơm tiền để hạ lãi suất. Như vậy, vấn đề ở đây là NHNN buộc phải lựa chọn ưu tiên hay hy sinh mục tiêu nào, chứ không thể có sự cầu toàn với tất cả các mục tiêu.

+ Xét trong bối cảnh hiện tại, rõ ràng NHNN đã lựa chọn ưu tiên mục tiêu ổn định tỷ giá VNĐ/USD, với sự lặp đi lặp lại thông điệp gần đây là sẽ không phá giá VNĐ thêm nữa, cho dù có thêm những yếu tố bên ngoài gây bất lợi cho tỷ giá như Fed tăng lãi suất USD lên từ mức gần 0% như hiện nay. Mà như vậy thì hiển nhiên lãi suất sẽ phải là vật hy sinh ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

+ Nói cách khác, chừng nào mà NHNN còn phải ngắm đến cái đích tỷ giá, còn tuyên bố không phá giá VNĐ nữa thì chừng đó lãi suất của đồng vốn VNĐ đến tay doanh nghiệp Việt Nam sẽ còn cao và thậm chí còn cao hơn nữa. Trong bối cảnh đó, lạm phát có thấp đến đâu cũng không phải là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến quyết định của NHNN.

4- Nhưng nếu phân tích kỹ thì lập trường chính sách của NHNN cũng rất rủi ro.

+ Khi NHNN kiên quyết không phá giá VNĐ thì như đã biết là lãi suất cho vay VNĐ sẽ phải tăng lên và đứng ở mức cao, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.

+ Từ đó, lượng ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu giảm đi, trong khi lượng ngoại tệ chảy ra khỏi Việt Nam lại tăng lên vì nhập siêu sẽ có xu hướng tăng lên.

+ Nhập siêu dồn nén sẽ làm tăng áp lực phá giá VNĐ, buộc NHNN lại càng phải quyết liệt bảo vệ tỷ giá VNĐ bằng cách bán thêm ngoại hối để can thiệp, cho đến lúc ngoại hối tụt giảm xuống mức nguy hiểm.