TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.709: So găng Sonadezi –Tín Nghĩa Corp: Quỹ đất hàng nghìn héc-ta

Khác biệt với Sonadezi –kinh doanh chủ yếu là khu công nghiệp, thì có tới hơn 50% doanh thu của Tín Nghĩa lại đến từ cà –phê. Số liệu cho thấy, năm 2014 Sonadezi doanh thu 3.464 tỷ, trong khi, Tín Nghĩa đạt gần 10.000 tỷ, nhưng điều khác biệt đó là một nửa doanh thu này đến từ lĩnh vực xuất khẩu cà –phê của Tín Nghĩa. Hiện tổng công ty này có tới 700ha cà phê ở Lào.

CASE STUDY N0.708: CÁ ĂN KIẾN OR KIẾN ĂN CÁ: Đoạn cuối Trầm Bê – Đặng Văn Thành: Ai khổ hơn ai?

1-Những bất ngờ vào phút chót dường như đã thay đổi cục diện ván cờ thâu tóm kéo dài hơn 3 năm liên quan đến SouthernBank và Sacombank. Quá trình này gợi nhớ đến hai đại gia hàng đầu Việt Nam vốn là hai người trong cuộc, từng được xem là kẻ thắng người thua nhưng đến thời điểm này cũng chưa hẳn phân định ai là người thắng thua, sướng khổ…

2-Công văn số 6066/NHNN-TTGSNH ký ngày 12/8 cho biết:

+ “Ông Trầm Bê, Phó chủ tịch HĐQT Sacombank, cam kết ủy quyền không hủy ngang, vô thời hạn cho NHNN thực hiện các quyền cổ đông theo quy định pháp luật đối với toàn bộ số cổ phần của ông và các bên liên quan ở Phương Nam (SouthernBank), Sacombank và NH sau sáp nhập. Ông Trầm Bê sẽ không tham gia điều hành, quản trị NH sau sáp nhập và NHNN sẽ cử người tham gia điều hành, quản trị”.

+Ông Trầm Bê cũng cam kết trong quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của NH sau sáp nhập, nếu giá trị tài sản đảm bảo cho các nghĩa vụ nợ của ông Trầm Bê và những người có liên quan không đủ sẽ bổ sung thêm các tài sản khác thuộc sở hữu của ông Trầm Bê.

+Như vậy, ông Trầm Bê đã không còn quyền trong NH sau sáp nhập, thậm chí có thể phải chịu các trách nhiệm khác trong quá trình xử lý nợ xấu của NH sau sáp nhập.

+Từng là người cùng lúc nắm cổ phần lớn tại 2 NH của ông Trầm Bê giờ có lẽ không còn nhiều ý nghĩa cho dù tính tới cuối tháng 6/2015 gia đình doanh nhân này vẫn là cổ đông lớn nhất, nắm giữ hơn 20,8% cổ phần tại SouthernBank và gần 6,5% tại Sacombank.

+ Gái rượu sở hữu cổ phiếu trị giá hàng trăm tỷ đồng và những người con trai “ngàn tỷ” của ông Trầm Bê có thể sẽ chịu ảnh hưởng từ quyết định này. Nghiệp kinh doanh “cha truyền con nối” có thể gặp trục trặc.

CASE STUDY N0.706: “CONFLICT OF INTEREST/ XUNG ĐỘT LỢI ÍCH”

 1-Khái niệm “xung đột lợi ích”:

+ Trước nhất xung đột lợi ích được định nghĩa như những tình thế khó xử vì cái chung cái riêng lẫn lộn nhau, đối ngược nhau. Định nghĩa tổng quát này không có ý nói rằng cá nhân nào đó thiên vị và phục vụ cho lợi ích riêng.

+ Sau đó, nhóm chữ này được dùng để chỉ các tình huống trong đó một cá nhân, hay một tổ chức có thể dùng những vị trí chức vụ khác nhau của mình để lấy những quyết định không hoàn toàn vì lợi ích chung hay vì lợi ích của đám đông mà trái lại, chỉ lo cho lợi ích riêng.

+ Sự trung lập, công bằng đối xử không được tôn trọng trong các tình huống đó.

+ Đại đa số các nghề nghiệp, ở trời Âu, đều có “luật nghĩa vụ”  (code de déontologie)  qui định rõ bổn phận của các thành viên trong đó có bổn phận “quên mình để phục vụ lợi ích người đối diện” – thí dụ điển hình nhất là luật nghĩa vụ của các bác sĩ, luật sư, kiểm toán viên, …

+ Một cách tổng quát hơn, thông thường ta không thể vừa …đá bóng vừa làm trọng tài. Một người quản lý, dù là quản lý xí nghiệp hay quản lý quốc gia,  không được quyền dùng thế lực quyền hạn của mình để thiên vị vợ chồng hay con cái mình. Thứ nhất tại vì như thế thì không công bằng. Hơn nữa, quyền lợi của xí nghiệp hay của quốc gia là tối thượng, ta cần người tài vào những chức vị chứ không cần người thân.

+ Đó là một vấn đề vừa đạo đức, lương tâm nghề nghiệp vừa là luật pháp và cuối cùng, đó cũng là sự hữu hiệu hay không của quản lý. Để những liên hệ tình cảm gia tộc chi phối thì quản lý có nguy cơ không thỏa đáng. Tương lai của xí nghiệp, hay của quốc gia có thể bị nguy hại.

2-Trong khoa học vấn đề xung đột lợi ích rất rõ ràng: tác giả một nghiên cứu phải chứng tỏ sự minh bạch và thanh liêm của mình trong các kết quả tìm tòi ra  bằng cách nêu hết tên những cơ quan tài trợ của công trình.

+ Nếu một vị mạnh thường quân nào đó đã giúp đở hòng hưởng lợi trực tiếp hay gián tiếp từ khảo cứu thì chắc chắn báo cáo ấy sẽ không một tạp chí nào chấp nhận đăng.

+ Một khảo cứu y khoa được tài trợ bởi một xí nghiệp dược thì có khả năng là một …quảng cáo chứ không còn là một công trình thuần khoa học. Các xí nghiệp dược không là những xí nghiệp bất vị lợi.

+ Trong cuộc sống đời thường, ở Đại học chẳng hạn, luật cấm một cách rõ ràng là cha mẹ vợ chồng không được quyền hỏi thi người cùng gia đình mình. Thật ra, đại đa số những giáo sư Đại học, tự trọng, thường gửi con cái họ theo học ở các trường khác để không gây ra những hoàn cảnh “tế nhị”.

+ Ở tòa án cũng thế, khi có liên hệ bà con hay tình cảm với bị cáo, các thẩm phán phải kín đáo giao vụ kiện đó cho người khác.

+ Trên thương trường, ở Bỉ, luật cấm nhờ “tay trong” giúp để mua lại xí nghiệp hay đấu thầu các công trình, … Mức phạt có thể lên đến 5 năm tù và những bồi thường dân sự khác. Và các thương vụ như thế sẽ bị hủy – dĩ nhiên rồi.

CASE STUDY N0.705: START-UP: BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CỦA USA: Giới công nghệ ồ ạt tặng quà thiếu niên Hồi giáo bị nghi chế bom

PS: TIỀN KHÔNG MUA ĐƯỢC NIỀM TIN: Nhiều công ty còn tặng cho Mohamed những món quà khó mua được bằng tiền mặt…

1- Hôm thứ Hai tuần trước, Mohamed mang một chiếc đồng hồ tự chế đến lớp để khoe với thầy cô và bạn bè. Ngôi trường nơi cậu học nghi chiếc đồng hồ là một quả bom và gọi điện cho cảnh sát. Ngay sau đó, cảnh sát đã ập đến, tịch thu chiếc đồng hồ và bắt giam cậu bé.
Ít ngày sau, Mohamed được thả và cảnh sát không đưa ra bất kỳ cáo buộc nào đối với cậu. Vụ việc đã gây xôn xao dư luận ở Mỹ.

Ahmed Mohamed, đã nhận được sự ủng hộ lớn từ cộng đồng công nghệ – trang Tech Insider cho hay.
+ Mark Zuckerberg, người đứng đầu mạng xã hội Facebook, đã lên tiếng sớm nhất khi mời cậu thiếu niên Hồi giáo học lớp 9 tới thăm trụ sở công ty.
+ Hãng phần mềm Microsoft thậm chí đã “tiến xa” hơn khi tặng cho Mohamed những món quà có giá trị. Món quà của Microsoft được gửi tới cho Mohamed qua bà Alia Salem, Giám đốc điều hành Hội đồng Quan hệ Mỹ-Hồi giáo, bao gồm:
– Một máy tính bảng Microsoft Surface Pro 3 (trị giá khoảng 700-1.400 USD)
– Một máy in Cube 3D (trị giá từ 1.000 USD)
– Một tài khoản sử dụng Office 365 (trị giá 100 USD mỗi năm)
– Một máy tính Raspberry Pi 2 (trị giá 35 USD)
– Một vòng đeo tay theo dõi sức khỏe Microsoft Band (trị giá 180 USD)
+Nhiều công ty công nghệ nổi tiếng khác thậm chí còn tặng cho Mohamed những món quà khó mua được bằng tiền mặt.
+ Reddit và Twitter mời Mohamed tới thực tập, Google thì tuyên bố dành cho cậu một chỗ trong hội chợ khoa học cuối tuần của công ty, trong khi Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) mời cậu tới thăm trường.
2- Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama và bà Hillary Clinton, ứng cử viên Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ, cũng bày tỏ sự khen ngợi đối với Mohamed. Ông Obama đã mời Mohamed tới thăm Nhà Trắng và cậu bé cho biết đã nhận lời.

CASE STUDY N0.703: Nhân Dân nhật báo Trung Quốc chửi tỷ phú giàu nhất châu Á vô ơn

Ngày 21-9, Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chỉ trích dữ dội tỷ phú Hong Kong Lý Gia Thành là “vô ơn” vì tháo chạy khỏi thị trường Trung Quốc đang ảm đạm.

 
Theo AFP, tỷ phú Lý Gia Thành, 87 tuổi, được mệnh danh là “siêu nhân” vì đầu óc kinh doanh nhạy bén, đang bán đi hàng loạt tài sản địa ốc ở Trung Quốc và Hong Kong do tăng trưởng Trung Quốc giảm sút xuống mức thấp nhất trong 24 năm qua.

Ông Lý Gia Thành bắt đầu đầu tư mạnh vào Trung Quốc từ thập niên 1990. Là người giàu nhất châu Á và là một nhà đầu tư lừng lẫy, mọi động thái của ông Lý Gia Thành đều được thị trường và giới đầu tư theo dõi chặt chẽ.

Việc ông Lý Gia Thành bán bất động sản ở Trung Quốc khiến nhiều chuyên gia tin rằng ông đang mất niềm tin đối với thị trường của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Mới đây, Nhân Dân nhật báo chỉ trích ông Lý Gia Thành đã kiếm được khối tài sản lớn ở thị trường Trung Quốc khi thời cơ thuận lợi, nhưng giờ lúc khó khăn thì lại bỏ đi.

“Về mặt tình cảm đó là điều không thể chấp nhận được” – Nhân Dân nhật báo nhấn mạnh. Báo này thừa nhận hành động “vô ơn” của ông Lý Gia Thành có thể ảnh hưởng tiêu cực tới niềm tin của giới đầu tư quốc tế vào thị trường Trung Quốc.

Dù vậy Nhân Dân nhật báo vẫn nói cứng: “Kinh tế Trung Quốc chiếm 12% kinh tế toàn cầu. Liệu sự thoái lui của một doanh nhân có thể ảnh hưởng đến mọi thứ? Chúng ta không cần lo chuyện không còn nhà đầu tư nào khác sẽ đến”.

Trong thời gian qua, hàng loạt chỉ số kinh tế Trung Quốc đều xấu đi, cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang hụt hơi nghiêm trọng. Giới chuyên gia kinh tế dự báo GDP nước này chắc chắn sẽ không đạt mức 7% năm 2015 như kế hoạch đề ra. 

Theo chỉ số tỷ phú Bloomberg, ông Lý Gia Thành sở hữu khối tài sản 32,9 tỷ USD. 

CASE STUDY N0.702: Bí ẩn tài chính Địa ốc Hoàng Quân

FYI: HÔM NAY CP HQC LÀ 5.100 VNĐ! NGHĨA LÀ AI MUA VỚI GIÁ 10K THÌ:(62 TRIỆU x 4.900 VNĐ ) = 308,7 TỶ VNĐ ???

1-Ai đã mua 62 triệu cổ phần “ế”?

+Cuối tháng 8/2015, Địa ốc Hoàng Quân (HQC) phát hành 63 triệu cổ phiếu để tăng vốn từ 2.000 tỷ đồng lên 2.630 tỷ đồng. Đợt huy động vốn này thất bại khi chỉ bán được 1 triệu cổ phiếu.

+ Sau đó không lâu, số cổ phần bị “ế” đã được “bán cái rụp” cho 1 tổ chức và 10 cá nhân với giá 10.000 VNĐ/CP. Tổ chức là Công ty Quản lý quỹ Thăng Long, 10 cá nhân dấu danh tính. Họ là ai, sao họ mua?

+ 1 năm qua, giá cổ phiếu HQC lúc cao nhất chỉ hơn 8.000 đồng/cổ phiếu, chủ yếu xoay quanh 5.000 – 6.000 đồng/cổ phiếu, nếu gom trên sàn, cùng lắm là 8.000 đồng. Ở góc độ này, động thái của Công ty Quản lý quỹ Thăng Long với HQC cũng khiến nhà đầu tư suy đoán ít nhiều.

2-Tính đến cuối tháng 6/2015, tiền mặt của HQC chỉ còn hơn 80 tỷ đồng.

3- Để triển khai dự án mới, HQC phải vay thêm, nhất là khi số tiền huy động từ 63 triệu cổ phiếu mới đây chưa rõ hồi kết.

+Một đối tác gần đây của HQC có hứa hẹn liên quan đến chuyện mua cổ phiếu là Quỹ đầu tư Global Emerging Markets (GEM).

+ Nhưng, cũng chưa chắc chắn được điều gì, bởi GEM, dù hợp tác với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, nhưng thực hiện không đáng là bao so với lời hứa.

+ Chẳng hạn, GEM cam kết rót 16 triệu USD (khoảng 324 tỷ đồng) để mua cổ phiếu HHS của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Huy. Sau một năm ký kết, GEM mua chưa đầy 200.000 cổ phiếu với giá trị ước tính hơn 2 tỷ đồng.

4-Báo cáo tài chính cuối tháng 6/2015 của HQC cho thấy, Công ty có gần chục công ty liên quan.

+ Khoản phải thu với bên liên quan lên đến hơn 1.400 tỷ đồng, cao hơn giá trị đầu tư vào các công ty này, với trên 1.200 tỷ đồng.

+Ngoài ra, hàng tồn kho đến cuối tháng 6/2015 còn hơn 500 tỷ đồng.

+Các chỉ tiêu đều gấp hơn 10 lần kết quả năm 2014. Sau nửa chặng đường, HQC mới đạt gần 20% mục tiêu.