LEARNING BY DOING IS MUCH BETTER THAN LEARNING BY LEARNING
CASE STUDY N0.692: QUỸ ĐẦU TƯ VS TTCK
1-Trong số 50 công ty quản lý quỹ trên thị trường hiện có 4 công ty tạm dừng hoạt động (Đông Á, AIC, GPFund, Hữu nghị), 2 công ty kiểm soát đặc biệt (PAMCO, Liên Minh Việt Nam), 1 công ty chấm dứt hoạt động (QLQ Đầu tư Thành Việt).
2-Thống kê kết quả kinh doanh của 18 công ty quản lý quỹ đang hoạt động trên thị trường cho thấy :
+ Có 4 công ty quản lý quỹ có lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2015 tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước là Vietinbank Capital (gấp 3 lần đạt 30 tỷ đồng), Vinafund (gấp 6,5 lần, đạt 20 tỷ đồng), SSIAM (gấp đôi, đạt hơn 18 tỷ đồng), FPT Capital (tăng 9%, đạt 3,6 tỷ đồng).
+ Có 11/18 công ty quản lý quỹ có lãi ;
+ 7 công ty bị lỗ trong đó có một số tên tuổi như VinaWealth (lỗ gần 6 tỷ đồng), QLQ Đầu tư chứng khoán Vietcombank (lỗ 10,76 tỷ đồng), SHF (lỗ hơn 15 tỷ đồng), Eastspring Investment (lỗ hơn 17 tỷ đồng), TechcomCapital (lỗ 1,66 tỷ đồng).
+ 6 công ty có kết quả kinh doanh 6 tháng giảm so với cùng kỳ là MB Capital lãi gần 16,7 tỷ đồng, IPAAM lãi 4,43 tỷ đồng (giảm 17%), BaoVietFund lãi 7,29 tỷ đồng (giảm 15%).
CASE STUDY N0.691: TƯ NHÂN HÓA DNNN: TRUNG QUỐC
CASE STUDY N0.690: KINH TẾ TRUNG QUỐC SUY TRẦM VS TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC NƯỚC NHƯ THẾ NÀO?
1-Quốc gia này tiêu thụ bao nhiêu % “tài nguyên” toàn cầu?
+54% sản lượng aluminum;
+ 48% đồng;
+ 50% nickel;
+ 45% thép ;
+ 60% xi măng;
+ 49% than đá;
+13% uran;
+ 23% vàng;
+ 12% dầu mỏ;
+ 30 % gạo;
+22% ngô;
+ 17 % lúa mỳ;
2-Khi Trung quốc giảm tiêu thụ các hàng hóa trên thì các nước lệ thuộc vào Trung Quốc sẽ ra sao?
CASE STUDY N0.689: Muốn sống lâu, nên ở chung cư tầng 8 trở lên
PS: 1-ĐÓ LÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG THỤY SỸ, CÒN TẠI VN THÌ…..SẼ THẤP HƠN VÌ “NGỒI TRONG HỐ XÍ LÂU THÀNH QUEN”! HUHU….; 2- CŨNG CHƯA NÓI TỚI CHUYỆN NHÀ TRỆT/MẶT ĐẤT + MẶT TIỀN (NHẤT LÀ MẶT TIỀN XA LỘ HÀ NỘI!? HUHU….; 3- ĐÓ CŨNG LÀ LÝ DO TẠI SAO GIÁ CĂN HỘ CHUNG CƯ: LẦU CÀNG CAO GIÁ CÀNG MẮC; 4-“PHONG THỦY” LÀ HƯỚNG GIÓ/HƯỚNG NẮNG/HƯỚNG….BỤI/TIẾNG ỒN”, CHỨ ĐỪNG …MÊ TÍN!
Các chuyên gia từ Đại học Bern, Thụy Sĩ , công bố trên tạp chí European Journal of Epidemiology, phát hiện :
1- Bắt nguồn từ một nghiên cứu trên hơn 1,5 triệu người đang sống trong các nhà cao tầng từ tầng 4 trở lên.
+Từ giữa năm 2000 đến 2008, các nhà nghiên cứu xác định có tổng số gần 143.000 người ở trong các tòa nhà cao tầng tại Thụy sĩ qua đời thì :
+ Số người sống ở tầng sát đất có nguy cơ chết vì tất cả các bệnh cao hơn 22% so với người ở tầng 8 trở lên.
+ Nguy cơ chết vì bệnh phổi tăng lên 40% ở những cư dân thành thị sống trong nhà mặt đất, so với những người ở các chung cư từ tầng 8 trở lên.
+ Với bệnh tim, tỷ lệ tử vong chênh lệch giữa hai nhóm này ( mặt đất / chung cư từ tầng 8 trở lên ) cũng lên đến 35%;
+ Nguy cơ chết vì ung thư phổi của người sống trong nhà mặt đất cũng cao hơn 22%.
2-Duy nhất một trường hợp đảo ngược, đó là tỷ lệ chết vì tự tử bằng cách nhảy lầu của người sống trong nhà chung cư cao hơn so với ở mặt đất, chênh đến 60%.
Điều đầu tiên quyết định trị giá bất động sản là yếu tố: Vị trí – Vị Trí và Vị trí. Căn hộ Masteri Thảo Điền đáp ứng được các tiêu chí trên. Chiến lược giá của căn hộ Masteri Thảo Điền thực sự rất lợi hại. Xây dựng mức giá chỉ từ 28 triệu/m2 trong đợt mở bán đầu tiên, căn hộ Masteri gần như gây sốt thị trường trong thầm lặng.
PS: COI CHO KỸ TẤM HÌNH TRÊN VÀ ĐỪNG QUÊN 2 CHI TIẾT LÀM MẤT GIÁ CỦA DỰ ÁN NÀY:
1-BÀI BÁO CHỈ NÓI ĐẾN “METRO”, TỨC “TÀU ĐIỆN NGẦM”, TRONG KHI ĐOẠN CHẠY NGANG DỰ ÁN LẠI LÀ “ĐƯỜNG SẮT TRÊN CAO”: BỤI + ỒN;
2-DỰ ÁN NẰM PHÍA GIÓ THỔI BỤI CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG HÀ TIÊN 1 (CẦU RẠCH CHIẾC), CHO NÊN CÀNG LÊN CAO CÀNG….BỤI!
CASE STUDY N0.688: VPB : Mối nguy nợ xấu
2-Nguyên căn chính có lẽ nằm ở câu chuyện nợ xấu khi mà tăng trưởng nóng luôn là con dao hai lưỡi, bài học của giai đoạn 2009 – 2012 vẫn còn nóng hổi.
+ Theo đó, năm 2014, trong khi toàn hệ thống phải “nghẹt thở” cán đích 13% thì tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của VPBank lại cao đến ngỡ ngàng: 49,4%. Hay, 6 tháng đầu năm 2015, trong khi tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống chỉ là 6% thì như đã đề cập, con số tương ứng của VPBank lại lên tới 22,8%.
“Cỗ xe tín dụng” VPBank rõ ràng là đang chạy quá nhanh và nhanh thường gây ra nguy hiểm.
+ Tính đến ngày 30/6/2015, VPBank đang có tổng cộng 7.082 tỷ đồng nợ quá hạn (nợ nhóm 2 đến nhóm 5), chiếm 7,4% tổng dư nợ và tăng 71% so với đầu năm.
+Trong khi, tổng nợ xấu là 2.661 tỷ đồng, chiếm 2,76% tổng dư nợ, tăng 34% so với đầu năm. Đáng chú ý, nhóm nợ “xấu nhất” – nợ có khả năng mất vốn đã vọt gấp đôi lên mức 1.076 tỷ đồng chỉ sau 6 tháng.
+ Thêm vào đó là gần 4.842 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành – những khoản có bản chất là nợ xấu đã được “thay tên đổi họ”.
CASE STUDY N0.687: NGƯỜI GIÀU KHÁC NGƯỜI NGHÈO Ở CHỖ: BIẾT CHẠY TRƯỚC ĐÚNG LÚC: JIM CHANOS
1-Chanos là người đầu tiên phát hiện ra những lỗ hổng của tập đoàn năng lượng Enron cách đây 15 năm. Đặt cược rằng mình sẽ hưởng lợi khi cổ phiếu này lao dốc, Chanos đã bán khống cổ phiếu Enron. Vụ bán khống không chỉ giúp ông thu được số tiền khổng lồ mà còn giúp ông nổi tiếng.
2-Mùa thu năm 2009, Jim Chanos bắt đầu đặt ra những câu hỏi về kinh tế Trung Quốc:
+ Điều khơi dậy sự tò mò của Chanos là ông nhận ra rằng phần lớn các nhà sản xuất hàng hóa đã không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trên thực tế, họ còn ghi nhận mức lợi nhuận lớn kể cả khi các ngành khác chật vật vì khủng hoảng.
+Trong quá trình đi tìm lý do giải thích cho sự kỳ lạ này, ông phát hiện ra một điểm quan trọng: Trung Quốc rất “khát” hàng hóa. Trung Quốc – nền kinh tế đã tránh được khủng hoảng – nhập khẩu tới 40% lượng đồng và 50% lượng quặng sắt xuất khẩu trên toàn thế giới. Các hàng hóa khác cũng tương tự.
+ Phát hiện này khiến Chanos đưa ra một lời cảnh báo táo bạo: Trung Quốc đang ở trong một bong bóng tín dụng không bền vững.
3-“Tôi sẽ không bao giờ quên một ngày năm 2009, khi một chuyên viên tư vấn bất động sản đưa cho tôi một bài thuyết trình và nói rằng Trung Quốc đang có tới 5,6 tỷ m2 bất động sản có tiềm năng phát triển rất lớn vì trong đó một nửa là bất động sản thương mại. Tôi nói chắc cậu ấy nhầm với 5,6 tỷ feet vuông (tương đương khoảng 560 triệu m2). Nhưng cậu ta quả quyết đó thực sự là 5,6 tỷ m2”, Chanos chia sẻ.
+ Đối với Chanos, đó chính là thời điểm “bóng đèn ý tưởng” bật sáng: Nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển như vũ bão không chỉ nhờ những đầu tàu xuất khẩu mà còn bởi một bong bóng tài sản khổng lồ được thổi phồng bởi núi nợ.
+ Núi nợ ấy được khuyến khích bởi chính Chính phủ Trung Quốc trong khuôn khổ chiến dịch tăng đầu tư công vào cơ sở hạ tầng để thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Theo số liệu của McKinsey, nợ của Trung Quốc hiện đã lên đến 28 nghìn tỷ USD.
KL: Trường hợp của Chanos đem đến một bài học đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được: hãy chú ý lắng nghe những hoài nghi và những quan điểm đối lập thiểu số.
CASE STUDY N0.686: Thuyết Con nhím (Hedgehog Concept)
PS: BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG LÀ: BIẾT DÙNG CÁI HỮU HẠN CHẾ NGỰ CÁI VÔ HẠN!
1-Triết gia Isaiah Berlin lấy câu chuyện ngụ ngôn này và đưa vào đời thực qua một bài luận của ông, ra mắt năm 1953, với tựa đề “The Hedgehog and the Fox” (Tạm dịch: Cáo và Nhím), theo đó Berlin phân loại con người thành hai nhóm: cáo và nhím.
+Thuyết Con nhím ra đời dựa trên một câu chuyện ngụ ngôn của Hy Lạp cổ đại với ý nhấn mạnh là: “Con cáo ma mãnh biết rất nhiều thứ, nhưng nhím lù đù thì chỉ thuộc nằm lòng một thứ thôi”.
+ Trong câu chuyện ngụ ngôn, cáo dùng rất nhiều chiến lược mưu mẹo để bắt lấy nhím:
– Nó biết rình rập, tấn công, lại chạy nhanh và thậm chí còn biết giả chết.
– Ấy thế mà, hết lần này đến lần khác, cáo thường bị đánh bại, thân mình cắm chi chít gai.
KL: Sau tất cả, cáo vẫn không bao giờ hiểu được chuyện nhím chỉ biết làm thành thục một hành động, đó chính là tự vệ.
2-Nếu có cơ hội lựa chọn, bạn sẽ làm cáo hay làm nhím?
Cáo xinh đẹp, khéo léo và thậm chí còn ma mãnh nữa. Do đó, hiển nhiên nhiều người sẽ lựa chọn con vật này; trong khi đó, nhím – một sinh vật có gai nhỏ thường sinh sống ở châu Âu, châu Á và châu Phi – thì hoàn toàn ngược lại: chúng vừa lề mề, không ồn ào và còn nhàm chán.
KL: Vậy rốt cuộc cáo và nhím thì liên quan gì đến sự thành công của một doanh nghiệp?