TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.661: Tỉ phú tây vs “Đại gia” ta!

1-TỶ PHÚ TÂY:

+ Yu Pang-Lin khi ông này qua đời ở tuổi 93 với bản di chúc hiến toàn bộ số tiền 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện:

 “Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi”.

+Tỉ phú hàng đầu thế giới Bill Gates tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con cái ông 0,05%  trong số tài sản lên đến gần 80 tỉ USD (tính ở thời điểm hiện tại) của mình.

 ‘Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền?”.

+ Tỉ phú Warren Buffett tâm sự:

 “Tôi chỉ cho con những bài học về giá trị cuộc sống chứ không phải là một xấp giấy bạc. Muốn giàu có hãy tự mình đi tìm cách để biến nó thành sự thật”.

+Tỉ phú Stephen Covey – người từng được tạp chí Time bầu chọn là 1 trong 25 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới sau khi ông mất (năm 2012), tất cả 9 người con của ông không ai nhận tài sản kế thừa với lý do rất giản dị rằng họ hoàn toàn có thể tự lao động, tự kiếm sống được.

Tỉ phú Warren Buffett viết di chúc chỉ để lại 10% tài sản của mình cho con, còn lại là làm từ thiện. Song, cả ba người con, dù không phải quá giàu có nhưng từ chối và dành toàn bộ số tiền đó cho từ thiện.

Ngược lại, rất nhiều người con của các tỉ phú lừng danh này cũng đầy tự trọng. Họ cám ơn nhưng từ chối tài sản của cha mẹ mình để lại.

2-Chuyện tỉ phú, “đại gia” ta thì gần như… ngược lại:

+ Sống trên đời hơn nửa thế kỉ, người viết bài này chưa từng thấy có một “đại gia” nào di chúc để tài sản lại làm từ thiện và tất nhiên, cũng không thể có người con nào từ chối.

+Giờ đây, không ít người thậm chí quyết định “hi sinh đời bố, củng cố đời con”.

+ Cũng không ít những “tỉ phú tham nhũng” thà “chết” trong tù, quyết không chịu đền bù tài sản, dù chỉ… một đồng.

+ Có đồng tiền, họ thi nhau “khoe mẽ”, dốc tiền vào những chai rượu ngàn đô, các cuộc “mát mẻ” với “gầm cao, chân dài” tiêu tốn hàng trăm triệu bạc/đêm.

+ Những người con của họ, không ít kẻ vớ được đồng tiền không mất mồ hôi công sức cũng thỏa sức tung hoành, tiêu tiền như đốt lá khô.

+ Họ không hề kém cạnh trong vệc tiêu tiền so với bậc tiền nhân. Cũng tiệc tùng xa hoa, cũng chơi bời sa đọa… Thôi thì “Giọt trước rỏ đâu, giọt sau rỏ đó”.

3-Vì sao lại có sự khác nhau như vậy?

+ Đơn giản vì để trở thành tỉ phú ở bên Tây không hề đơn giản:

– Họ phải thực sự có tài năng;

– Lao động cật lực ;

– Nên hết sức trân trọng giá trị của đồng tiền, của nhân cách, biết cảm thông và chia sẻ.

+ Còn “đại gia” của ta:

-Kkhông ít kẻ giàu lên nhờ lừa lọc, nhờ luồn lách và cả tham nhũng.

-Những “đồng tiền bẩn” được kiếm môt cách chóng vánh nên ra đi cũng chóng vánh.

– Còn một điều, con của các tỉ phú Tây nối theo gien bố, là những người thực tài và chăm chỉ. Họ đủ vững tin cũng như lòng kiêu hãnh để đi trên chính đôi chân của mình.

– Còn con cái “đại gia” ta, không ít kẻ dốt nát, lười biếng và chỉ ham hưởng thụ.

KL: Cha kém thì con kém nên chẳng có gì lạ?

PS: THẾ MÀ GS.NL DŨNG ĐANG CA NGỢI SỰ “CẦN CÙ BÙ THÔNG MINH” THEO KIỂU “3 THỢ CẦY HƠN 1 GIA CÁT LƯỢNG ĐẤY”, BÁC BH TÁM Ạ! HUHU…

CASE STUDY N0.660: DÙNG CỔ PHIẾU LÀM TÀI SẢN ĐẢM BẢO TÍN DỤNG: Ocean Group đang cầm cố 63 triệu cổ phiếu OCH

PS: 1-AI ĐỊNH GIÁ CP KHI “THẾ CHẤP/CẦM CỐ”? (NHẤT LÀ KHI DN NÀY CHƯA THUỘC LOẠI ĐẠI CHÚNG, CHƯA GIAO DỊCH TRÊN UPCOM, CHƯA NIÊM YẾT!?)  2-CHUYỆN GÌ XẢY RA NẾU GIÁ CP LÀ “ẢO” ( SO VỚI GIÁ THẬT )? 3- NẾU KHÔNG TRẢ ĐƯỢC NỢ ĐẾN HẠN ĐÚNG LÚC THỊ GIÁ CP XUỐNG ĐÁY (HÔM 31/8/2015: CP OCH CÒN 6.000 VNĐ) THÌ XỬ LÝ SAO? ETC…

CASE STUDY N0.659: TRƯỜNG HỢP IDJ: vào diện bị kiểm soát từ 03/09

FYI: HÔM 31/8/2015: CP IDJ CÒN 2.800 VNĐ)

1-Trên website: Để đánh dấu cho bước ngoặt này, ngay trong tháng 6/2015, công ty đang đem tới cho thị trường một sản phẩm đầu tư đặc biệt với lợi nhuận cực hấp dẫn.

CƠ HỘI ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CHARMVIT TOWER

CAM KẾT LỢI NHUẬN 10%/NĂM TRONG 10 NĂM

2-Trên thực tế:

Do 2 năm 2013 và 2014 bị lỗ liên tiếp nên CTCP Đầu Tư IDJ Việt Nam (HNX: IDJ) bị Sở GDCK Hà Nội quyết định đưa vào diện kiểm soát từ 03/09/2015.

CASE STUDY N0.658: Quả bóng nợ Trung Quốc căng thêm

1-Giáo Sư Michael Pettis, đang dạy kinh tế tại Bắc Kinh đã nhắc lại câu chuyện trên năm 2009, để cảnh báo chính quyền Trung Cộng không nên thả lỏng cho các món nợ công và tư ngày càng lớn lên trong nền kinh tế Trung Quốc.

2- Ông Pettis cũng nhắc lại tấm gương nước Mỹ; chính sách thả lỏng tín dụng, cho vay dễ dàng từ năm 2001 đã đưa tới cuộc khủng hoảng tài chánh và kinh tế từ năm 2007.

3-Với tổng sản lượng nội địa (GDP) hơn 10 ngàn tỷ Mỹ kim mỗi năm, tổng số nợ ở Trung Quốc hiện nay lớn gần gấp ba, lên tới 28 ngàn tỷ đô la.

4-Vào năm 2008 tỷ lệ nợ trên GDP ở nước Tàu chỉ là 100%; rồi tăng lên từ chương trình kích thích năm đó, do phản ứng của Bắc Kinh khi kinh tế thế giới rơi vào cơn khủng hoảng, phát xuất từ cuộc khủng hoảng địa ốc ở Mỹ năm 2007, lan sang Châu Âu. Bắc Kinh đã bơm 800 tỷ mỹ kim làm thuốc ngừa, nhờ thế kinh tế Trung Quốc không bị suy thoái, tăng uy tín “kinh bang tế thế” của “mô hình Trung Quốc.”

5-Nhưng số tiền “kích thích” đó được sử dụng như thế nào? Hầu hết dùng trong “thế võ trấn sơn” của đảng là xây dựng, xây dựng, xây dựng.

6- Chính quyền địa phương và các doanh nghiệp nhà nước được vay nợ với lãi suất thấp đổ tiền vào xi măng, thép, nhôm, xây dựng thật nhiều. Số nhà cửa, xưởng máy, đường, cầu, phi trường, hải cảng gia tăng. Từ đó quả bóng địa ốc phồng to, căng lên dần dần dọa nổ.

7-Bắc Kinh đối phó với cơn khủng hoảng địa ốc bằng cách chuyển trọng tâm qua thị trường chứng khoán. Trong lúc hạn chế bắt ngân hàng bớt cho vay tiền để xây nhà, các ngân hàng do nhà nước sai bảo được lệnh đem tiền cho các nhà đầu tư mua chứng khoán.

8- Ðồng thời, guồng máy báo đài cùng thúc đẩy việc làm giầu bằng chứng khoán. Không cần lệnh từ cấp trên, các nhà báo đã có thể viết bài ca tụng các công ty hay các người đầu tư, khi nhận được các phong bì, tạo nên ảo tưởng những cách làm giầu nhanh chóng.

9-Hậu quả là quả bom nợ lớn lên trong thị trường địa ốc đang bị kìm hãm lại được tăng thêm với những món nợ mới trong giới đầu tư chứng khoán.

10- Một nền kinh tế không thể sống bằng nợ mãi mãi. Khi các món nợ tăng lên, sẽ tới lúc chúng tác hại. Ðó là bài học kinh tế của hoàng đế Augustus hơn 2000 năm trước.

11-Tỷ lệ tổng số nợ ở Trung Quốc lớn bằng 280% GDP đáng lo ngại, nhưng tốc độ gia tăng của các món nợ còn là những tín hiệu báo động mạnh hơn nữa.

+ Năm 2010, số nợ của các công ty tư và các cá nhân ở Trung Quốc đã tăng lên một số tương đương với 35% GDP.

+ Ðể so sánh, chỉ cần nhớ lại cuộc khủng hoảng tài chánh và kinh tế ở Nhật Bản những năm 1990 phát nổ khi số nợ tăng lên một năm lớn bằng 25% GDP.

+ Mỹ rơi vào khủng hoảng năm 2007 khi tổng số nợ tăng thêm lớn bằn 15% GDP.

12-Các cơn khủng hoảng gần đây và phương cách cứu chữa lúng túng của chính quyền Bắc Kinh khiến không những người Trung Hoa mà cả thế giới đặt câu hỏi không biết họ có khả năng đưa nền kinh tế đi xuống một cách nhẹ nhàng, hay là sẽ gây đổ vỡ lớn.

CASE STUDY N0.657: Tập đoàn nhà nước nào vay nợ nhiều nhất?

1-Tập đoàn Dầu khí, Điện lực, Than – Khoáng sản, Hàng hải, Sông Đà… là những cái tên dẫn đầu trong danh sách vay nợ tại các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng.

2-Mặc dù các văn bản quy định hiện hành yêu cầu không có sự phân biệt đối xử giữa DNNN và các DN khác, song trên thực tế khối DN này lại đang được “ưu ái” rất nhiều.

+Dẫn đến DN tư nhân khó gia nhập được vào các ngành, lĩnh vực mà DNNN đang độc quyền, thống lĩnh hoặc chi phối trên thực tế: Bao gồm lĩnh vực như điện lực, viễn thông, xăng dầu, hóa chất, khai thác khoáng sản và tài nguyên, tài chính, tín dụng, cung cấp các sản phẩm dịch vụ công thiết yếu…

3-DNNN hoạt động phụ thuộc phần lớn vào vốn vay:

+Tính đến năm 2014 còn 796 DNNN, với tổng tài sản là 2.869.120 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 1.145.564 tỷ đồng. Báo cáo của Chính phủ cho biết, tổng nợ phải trả năm 2013 của DNNN là 1.723.556 tỷ đồng (tương đương 48% GDP).

+Trong đó, riêng 108 Tập đoàn, Tổng công ty là 1.512.915 tỷ đồng (42% GDP). Đặc biệt, báo cáo cũng nhấn mạnh các tập đoàn và tổng công ty đang hoạt động phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn vay, khi tổng số vay nợ trong nước chiếm 43,23% tổng nợ phải trả.

+ Các ngân hàng thương mại vẫn cấp nhiều tín dụng cho DNNN nhất. Mặc dù trong cơ cấu dư nợ cho vay của ngân hàng thương mại, tỷ trọng của các DNNN đã giảm, nhưng vẫn ở mức lớn:Theo đó, tổng nợ vay của các DNNN tính đến ngày 31/12/2013 của các tập đoàn, tổng công ty từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng là 489.260 tỷ đồng.

+Cụ thể, vốn vay tập trung vào một số tập đoàn, tổng công ty như:

– Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là 163.063 tỷ đồng;

– Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là 78.583 tỷ đồng;

– Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) là 49.566 tỷ đồng;

– Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (47.627 tỷ đồng);

– Tổng công ty Sông Đà (20.357 tỷ đồng);

-Tổng công ty Xi măng Việt Nam (16.483 tỷ đồng);…

4-Có “bảo lãnh” của Nhà nước:

+Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (Ciem), bên cạnh các DN hoạt động hiệu quả, thì việc cấp tín dụng với khối lượng lớn cho DNNN cho thấy các ngân hàng kỳ vọng về sự an toàn.

+Tức là các ngân hàng đều cho rằng Nhà nước sẽ đảm nhận trách nhiệm đối với các khoản nợ khi DNNN gặp khó khăn hoặc rơi vào tình trạng có thể giải thể hoặc phá sản.

+Trong khi đó, Nhà nước cũng có nhiều động thái để “ủng hộ”, kể cả chỉ đạo các ngân hàng cho DNNN vay vốn: Riêng trong năm 2014, đã có 20 văn bản của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chấp thuận hoặc đồng ý cho phép ngân hàng thương mại được cấp tín dụng vượt giới hạn cho các dự án của các DNNN.

CASE STUDY N0.656: THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA: TỪ BÙNG NỔ ĐẾN BÁN THÁO

1-Giá dầu giảm sâu thêm đầu tuần này và giá hàng hóa nguyên liệu giảm thấp nhất 15 năm qua do những lo ngại về kinh tế Trung Quốc, vốn là động lực của tăng trưởng nhu cầu trong suốt một thập niên qua.

2- Truyền thông quốc tế đồng loạt gọi đây là những ngày “bán tháo”.

+Năm 2004, nhiều nước rộ lên những vụ trộm nắp cống mà Trung Quốc được cho là nơi “dẫn đầu thế giới”: chỉ trong hai tháng, Thượng Hải  diễn ra hơn 1.500 vụ, khiến ít nhất tám người chết do tai nạn vì mất nắp cống.

Chuyện được nhiều tờ báo kinh tế thế giới lúc đó đưa tin đậm, không phải chỉ vì vấn đề trộm cắp, không hẳn là chuyện an toàn công cộng, mà vì đó là dấu hiệu cho thấy nhu cầu cho kim loại và kim loại tái chế đã tăng cao khẩn cấp đến mức xảy ra tình trạng đó.

+Chỉ mới một thập niên kể từ thời điểm báo hiệu một kỷ nguyên mới cho thị trường hàng hóa nguyên liệu do nhu cầu từ Trung Quốc, gọi là “bùng nổ khai thác tài nguyên” khiến thế giới thay đổi chóng mặt;

+ Châu Phi tràn ngập các kỹ sư Trung Quốc, Úc phải bầu một bộ trưởng biết nói tiếng Hoa, các thị trường mới nổi từ Argentina cho đến Zambia tận hưởng giá đất nông nghiệp và đất các khu vực mỏ tăng cao.

+ Đô la Mỹ – đồng tiền dùng để tính giá hàng nguyên liệu – yếu càng đẩy mạnh cơn bùng nổ khai thác mỏ này.

CASE STUDY N0.655: NHỮNG “THƯỚC ĐO CHÍNH” CỦA SỰ TỤT HẬU CỦA VIỆT NAM

PS: NHỮNG SỐ LIỆU CHÍNH THỐNG TỰ NÓI, KHÔNG CẦN BÌNH LUẬN!

Một báo cáo tổng hợp của Tổng cục Thống kê đã phác thảo tình trạng lạc hậu, tụt hậu của Việt Nam so với hàng loạt các quốc gia trong khu vực.

1-Theo đó, từ năm 2008 Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, nhưng khoảng cách về GDP bình quân đầu người so với các nước trong khu vực còn lớn và có nguy cơ bị nới rộng.

+ GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 đạt 2.052 đô la Mỹ, gấp 21 lần năm 1990, nhưng chỉ tương đương mức GDP bình quân của Malaysia năm 1988, Thái Lan năm 1993, Indonesia năm 2008, Philippines năm 2010, và Hàn Quốc năm 1982.

+ GDP bình quân đầu người năm 2014 của Việt Nam bằng 3/5 của Indonesia; 2/5 của Thái Lan; 1/5 của Malaysia; 1/14 của Hàn Quốc và bằng 1/27 mức GDP bình quân của Singapore. 

+ Xét trên giác độ GDP bình quân đầu người, Việt Nam đi sau Hàn Quốc khoảng 30-35 năm; sau Malaysia 25 năm; Thái Lan 20 năm; sau Indonesia và Philippines 5-7 năm. 

2-Trong khi đó, về cân đối tài khóa, tình trạng bội chi ngân sách và nợ công đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây.

+Tỷ lệ nợ Chính phủ so với GDP xếp thứ 9 trong khu vực ASEAN (năm 2001) đã tăng lên thứ 5 (năm 2013).

3-Thị trường tài chính của Việt Nam phát triển tương đối thấp và còn nhiều bất ổn so với một số nước trong khu vực. Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu của Việt Nam năm 2012 là 32,9 tỉ đô la Mỹ (Malaysia là 476,3 tỉ đô la Mỹ, Singapore 414,1 tỉ đô la Mỹ, Indonesia 396,8 tỉ đô la Mỹ, Thái Lan 383 tỉ đô la Mỹ, Philippines 264,1 tỉ đô la Mỹ).

4-Việt Nam đã huy động được nguồn vốn lớn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng hiệu quả đầu tư còn thấp.

Hệ số ICOR của Việt Nam 2011-2013 (6,99), cao hơn của Indonesia (4,64), Lào (2,59), Malaysia (5,40), Philippines (4,10), Trung Quốc (6,40), nghĩa là đầu tư của Việt Nam kém hiệu quả nhất so với 5-Về xếp hạng môi trường kinh doanh 2015 của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện ở vị trí thứ 78/189 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với các nước ASEAN, Việt Nam đứng sau Singapore (vị trí số 1), Malaysia (18) và Thái Lan (26); Việt Nam xếp trên Philippines (95), Bruney (101), Indonesia (114), Campuchia (135), Lào (148) và Myanmar (177).

5-Việt Nam có lực lực lượng lao động dồi dào nhưng tập trung chủ yếu ở khu vực sản xuất nông nghiệp, chiếm 46,3%, tương đương với tỷ lệ của Thái Lan vào năm 1995, Philippines và Indonesia đầu thập kỷ 90, gấp 2,4 lần Malaysia và 4 lần Hàn Quốc năm 1995. Tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp năm 2012 của Malaysia là 12,6%; Philippines 32,2%; Indonesia 35,1%; và Thái Lan 36,9%.

+Theo vị thế việc làm, lao động Việt Nam chủ yếu làm các công việc gia đình hoặc tự làm (có thu nhập thấp, bấp bênh, không ổn định), chiếm tới 62,7% tổng việc làm 2013.

+Chất lượng nguồn nhân lực thấp, cơ cấu đào tạo thiếu hợp lý, hiệu quả sử dụng lao động qua đào tạo chưa cao. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo năm 2014 của Việt Nam là 18,2%.

+Tỷ lệ biết chữ của Việt Nam đứng sau Philippines, Thái Lan. Tỷ lệ đi học đúng tuổi cấp tiểu học đạt 95%, thấp hơn Thái Lan và Indonesia (98%);

+Theo đánh giá của WB về kinh tế tri thức: Chỉ số giáo dục của Việt Nam năm 2012 là 2,99 (thấp hơn bình quân thế giới là 4,35; bình quân của khu vực 5,26), xếp thứ 113, thấp hơn so với Hàn Quốc thứ 4; Malaysia thứ 75; Philippines thứ 85; Thái Lan thứ 93 và Indonesia thứ 102.

CASE STUDY N0.654: Tụt hậu kinh tế

PS: DIỄN ĐẠT LẠI CHO CHUẨN:

1-“TỤT HẬU” CHỈ ĐO BẰNG GDP/ĐẦU NGƯỜI ĐÃ CHÍNH XÁC CHƯA?

2-“TỤT HẬU” LÀ KHÁI NIỆM SO SÁNH: VẬY CÓ NÊN SO SÁNH VIỆT NAM VỚI NHỮNG NƯỚC KHÔNG CÓ NHỮNG ĐIỀU KIỆN “CỨNG & MỀM” TƯƠNG TỰ VỚI VIỆT NAM?

 3-VIỆT NAM ĐÃ TỤT HẬU CHỨ KHÔNG CÒN CHỈ LÀ “NGUY CƠ”;

 4-“ TỤT HẬU XA HƠN NỮA “ MỚI LÀ NGUY CƠ?

 5- “CĂN” DẪN ĐẾN TỤT HẬU AND/OR “ TỤT HẬU XA HƠN NỮA “ LÀ GÌ?

 6-CÓ NHẤT THIẾT PHẢI ĐUỔI KỊP AND/OR VƯỢT (!?) CÁC NƯỚC CÓ ĐIỀU KIỆN TƯƠNG TỰ VỚI VIỆT NAM?

 7-“TỤT HẬU” AND/OR “ TỤT HẬU XA HƠN NỮA “CÓ THỂ GÂY RA NHỮNG HỆ LỤY GÌ?

1-Trước kia, nước ta đã tự hào về mức tăng trưởng GDP cao.

2- Nhưng từ năm 2008 đến nay, mức tăng trưởng chỉ xoay quanh mức 5%-6%

3- Với mức tăng trưởng này quy cơ tụt hậu là rất lớn. Cụ thể:

+ Nếu chỉ đạt mức 5%/năm, thì năm 2035, kinh tế nước ta mới bằng 75% của Thái Lan hiện nay; bằng 30% của Trung Quốc bây giờ. Còn nếu đạt mức tăng tưởng 7% trở lên, thì ta mới đuổi kịp họ vào năm 2035… + Nhưng, họ cũng chạy, chứ không đứng yên đợi ta;

4-Tình hình tài chính, tiền tệ cũng rất đáng lo ngại:

+ Trong hệ thống ngân hàng, nợ xấu cũng đang ở mức cao: theo báo cáo thì đến cuối năm 2014 là 5,43% dư nợ, đã giảm so với mức 17% vào năm 2012 và cuối năm 2015 sẽ còn 3%.

+ Nhưng, nếu tính toán theo thông lệ quốc tế thì số này có thể lên đến 15%-16%.

+ Việc cơ cấu lại ngân hàng đang rất khó khăn.