TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.652: Hãy để chúng chết đi…

PS: NÊN THAM KHẢO THÊM Ý KIẾN CỦA Ý KIẾN CỦA ÔNG RUDY GIULIANI, THỊ TRƯỞNG CỦA TP.NEW YORK NĂM 1994 TRONG CUỐN “ QUYỀN LỰC THAM VỌNG VINH QUANG”

1-Năm 1976, New York ngập chìm trong công nợ vì chánh phủ thành phố liên tục tiêu xài cho những chương trình gọi là “xã hội” và cho “phe nhóm”. Ngân sách gia tăng cùng hệ thống quan chức và sưu cao thuế nặng khiến các doanh gia bỏ chạy khỏi New York.

2-Đối diện với thảm họa phá sản, thành phố kêu gọi chánh phủ liên bang cứu trợ khẩn cấp:

+ Tổng thống Ford trả lời với một câu nói đi vào lịch sử, “Drop Dead” (Hãy chết đi).

+ Hơn 90% dân Mỹ hoan nghênh quyết định sáng suốt này.

CASE STUDY N0.650: “Hố đen” của Tập đoàn Tân Mai?

PS: Ngân hàng Vietinbank, Vietcombank, Agribank, BIDV và Ngân hàng Phát triển Việt Nam là chủ nợ của Tập đoàn Tân Mai. CŨNG MẤY NH NÀY ĐƯỢC “TÍN NHIỆM” GIAO PHÓ QUẢN LÝ/ĐIỀU HÀNH “NH O ĐỒNG” NHƯ OCEANBANK, DOANGABANK, GPBANK, ETC…???

1-Năm 2013 chi phí lãi vay lớn gần bằng doanh thu bán hàng của cả tập đoàn và là năm thứ 4 liên tiếp Tân Mai lỗ thuần trong kinh doanh.

2-79% dư nợ vay của Tập đoàn đến từ Vietinbank:

+Năm 2008, CTCP Giấy Tân Mai và CTCP Giấy Đồng Nai là 2 ngôi sao sáng trong ngành sản xuất bột và giấy của Việt Nam. Đến cuối năm 2008, lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu của Giấy Tân Mai đạt 1.658 đồng/CP và Giấy Đồng Nai đạt 1.942 đồng/CP.

+Tuy nhiên, sau 5 năm hợp nhất, Tập đoàn Tân Mai được “điểm danh” trở lại vì là “đối tượng được theo dõi, kiểm soát tín dụng” của Ngân hàng Nhà nước với số dư nợ đến ngày 31/12/2012 tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) lên đến 3.665 tỷ đồng.

+Báo cáo tài chính năm 2013 cho thấy, tổng dư nợ vay ngắn và dài hạn của Tập đoàn Tân Mai tại ngày 31/12/2013 gần 4.813 tỷ đồng, trong đó vay ngân hàng là gần 4.800 tỷ đồng.

+ Ngân hàng Vietinbank, Vietcombank, Agribank, BIDV và Ngân hàng Phát triển Việt Nam là chủ nợ của Tập đoàn Tân Mai.

+ Chỉ tính riêng Vietinbank, dư nợ cho vay của ngân hàng này tại Tân Mai đến cuối 2013 lên đến 3.768 tỷ đồng, chiếm 79% tổng dư nợ vay của Tập đoàn Tân Mai. Dường như Vietinbank đã rất “tín nhiệm” Tập đoàn Tân Mai bởi ngay khoản cho vay đầu tư xây dựng nhà máy Tân Mai Miền Trung gần 2.481 tỷ đồng có thời hạn 12 năm nhưng tài sản đảm bảo cho hợp đồng vay này là “thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai”.

CASE STUDY N0.649: Mua ngân hàng 0 đồng: Nguồn lực ở đâu và như thế nào?

1-Lại thêm lỗ thủng bục ra từ hệ thống ngân hàng với việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa Ngân hàng Thương mại cổ phần (NHTMCP) Đông Á vào danh sách kiểm soát đặc biệt. Quyết định này công bố khá nhanh sau khi Tổng giám đốc Đông Á là Trần Phương Bình phát đi thông điệp: “Nếu bị mua 0 đồng, tôi sẽ tuyên bố phá sản”.

Trước Đông Á, đã có ba NHTMCP là Ngân hàng Xây dựng, Đại Dương và Dầu khí Toàn cầu được cho là phá sản và bị NHNN mua lại với giá 0 đồng.

2- Trao đổi với Người Đô Thị, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, bình luận:

+ “Mua 0 đồng nghĩa là NHNN không bỏ ra đồng nào để mua, nhưng không có nghĩa NHNN không tốn chi phí. Trừ phần vốn chủ sở hữu là 0 đồng, toàn bộ tài sản hiện hữu của ngân hàng bị mua trở thành tài sản của NHNN.

+ Khối tài sản này bảo đảm cho nghĩa vụ nợ của NHNN với những người gửi tiền và chủ nợ của ngân hàng bị mua lại.

+ Trục trặc của những ngân hàng bị mua lại là vốn chủ sở hữu bị âm, tài sản có thấp hơn tài sản nợ khi định giá thị trường. Giữ vai trò là chủ mới, NHNN chịu trách nhiệm về phần chênh lệch này

+ Chưa dừng lại ở đó, NHNN phải bỏ ra nguồn lực cực lớn để tái cơ cấu ngân hàng bị mua lại:

– Một là khoản tiền 3.000 tỉ đồng để đảm bảo vốn pháp định theo Nghị định 141 do Chính phủ ban hành năm 2006 về danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng.

– Hai là khoản tiền đảm bảo 9% hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo Thông tư 36 do NHNN ban hành năm 2014.

 -Ba, NHNN phải trang trải chi phí hoạt động cũng như xử lý các tài sản nợ dưới chuẩn của ngân hàng bị mua lại”.

CASE STUDY N0.647: Tiền Malaysia mất giá “gợi nhớ khủng hoảng 1998”

PS: BÊN CHINA CŨNG ĐANG TÌM CHO RA 1 G.SOROS (J.MA CHẲNG HẠN! HIHI…)

Đợt giảm giá mạnh nhất đồng Ringgit của Malaysia kể từ năm 1998 làm nhiều người nhớ lại “cuộc đấu” giữa Thủ tướng nước này khi đó Mahathir Mohamad và tỷ phú đầu cơ George Soros.

Trong cuộc khủng hoảng 1998, Thủ tướng Mahathir đã cáo buộc giới đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu cơ nổi tiếng Soros, thực hiện cuộc tấn công tiền tệ khiến tỷ giá đồng Ringgit rớt thảm.

“Đợt giảm giá hiện nay của đồng Ringgit làm sống lại những hồi ức về cuộc tấn công của các quỹ đầu cơ vào đồng tiền này trong cuộc khủng hoảng 1997-1998”, nhà kinh tế học Chua Hak Bin thuộc Bank of America Merrill Lynch ở Singapore phát biểu.

CASE STUDY N0.646: Nga là nạn nhân lớn nhất của giá dầu giảm

Nga rõ ràng là nước chịu tác động mạnh nhất, khi mà 50% ngân sách phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt. Mọi việc hiện đã vượt khỏi tầm kiểm soát của Moskva, do cú sốc lần này xuất phát từ các nhân tố bên ngoài.

Xét trên góc độ tổ chức thị trường, đã có sự thay đổi về người chơi chính. Năm 2014, khi xuất hiện những quan ngại về dầu mất giá, đại diện các nước OPEC đã nhóm họp tại Vienna (Áo). Tuy nhiên, tổ chức này đã đi tới quyết định không áp đặt quota về sản lượng khai thác để quyết giữ thị phần, đánh bại những “tay chơi mới”. Điều này đã có hiệu ứng ngược. Nguồn cung dầu từ phi truyền thống có tiềm năng lớn hơn những gì người ta tưởng. Trung Quốc hiện đã có bước chuyển hướng sang khai thác dầu đá phiến. Kế đến, sản lượng khai thác ở mức cao kỉ lục của Mỹ đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

IEA nhận định Nga sẽ là “nạn nhân lớn nhất của giá dầu giảm”. Lý do nằm ở tác động hội tụ đa chiều: Giá thấp đúng thời điểm Nga phải chịu tác động từ các lệnh cấm vận và đồng ruble mất giá. Trong bối cảnh này, Moskva không có sự chọn lựa nào khác ngoài việc xem xét lại các đề án phát triển đối với các mỏ ngoài khơi, phi truyền thống. Nó được thể hiện qua việc Nga cố gắng giữ thị phần dầu mỏ với việc ký kết các hợp đồng dài hạn, chuyển hướng thị trường, trong đó có kế hoạch hướng Đông.

Để đạt được mục tiêu này, Nga phải đẩy nhanh việc khai thác ở Bắc Cực và Đông Siberia, hoặc là thay đổi cấu trúc ngành dầu mỏ. Cả hai lựa chọn này đều đụng phải thách thức đến từ đòn bao vây, cấm vận của phương Tây: 1/ Hoạt động của ngành năng lượng khựng lại do bị hạn chế tiếp cận với công nghệ, tài chính và tác động này không chừa bất kể một tập đoàn nào, từ Gazprom, Lukoil tới Rosneft; 2/ Các dự án khai thác ở vùng nước sâu như Siberia, Bắc Cực cũng khốn đốn, với việc các đối tác như Total, ExxonMobil đều đã rút khỏi liên doanh với Nga. Vòng xoáy còn chưa dừng lại ở đó. Việc đồng ruble liên tục rớt giá từ cuối năm 2014 đến nay buộc Ngân hàng Trung ương Nga phải can thiệp bằng bước áp mức lãi suất cao, đẩy gánh nặng về vốn, nợ, làm tăng 

CASE STUDY N0.645: “Chúa Chổm” thời hiện đại

Sau những bê bối tại dự án Usilk City, lần theo những dự án Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long – SĐTL (STL) từng thực hiện và những con số “biết nói” trong báo cáo tài chính doanh nghiệp, chân dung “đại gia” đình đám trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản một thời dần hé lộ.

+Lợi dụng danh nghĩa là chủ đầu tư “đại dự án” Usilk City, SĐTL đã huy động hàng nghìn tỷ đồng thông qua hình thức phát hành trái phiếu, vay nợ hàng loạt tổ chức tín dụng và cầm tiền của hàng nghìn khách hàng thông qua việc ký kết hợp đồng mua bán.

+ Thế nhưng, phần lớn dòng tiền khổng lồ này không đổ vào dự án, khiến toàn bộ 13 tòa nhà của đại dự án Usilk City “đắp chiếu” nhiều năm, còn SĐTL đang nợ như “chúa Chổm” và hoàn toàn mất khả năng thanh toán!