TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.638: TPP vs NHỮNG ĐIỀU ÍT ĐƯỢC NÓI ĐẾN

PS: DIỄN ĐÀN KINH TẾ MÙA XUÂN TẠI NHA TRANG SẮP TỚI SẼ CHỈ BÀN VỀ CHỦ ĐỀ NÀY!?

1-Tham gia TPP, Việt Nam và các nước thành viên phải mở cửa thị trường, tức phải loại bỏ 100% dòng thuế (thuế nhập khẩu) đối với các sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp.

 Với nền sản xuất nông nghiệp sản xuất nhỏ lẻ, thiếu quy trình giám sát chặt chẽ, thiếu khả năng chứng minh nguồn gốc xuất xứ và quy trình sản xuất sạch, những sản phẩm nông nghiệp Việt Nam sẽ rất khó xâm nhập vào thị trường các nước khác như Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… vì các nước này chắc chắn sẽ dựng lên những rào cản kỹ thuật (TBT) và các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) để ngăn chặn hàng nhập khẩu.

2-Ngược lại, chúng ta sẽ rất khó đưa ra các biện pháp này vì nếu các nhà sản xuất trong nước của chúng ta chưa đáp ứng được các điều kiện mà hàng rào chúng ta muốn dựng lên thì việc chúng ta dựng lên hàng rào TBT và SPS sẽ vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia và sẽ bị kiện.

 Như vậy, ngành nông nghiệp sẽ đối diện với bất lợi rất lớn: khó thâm nhập thị trường nước ngoài, trong khi phải đối diện với sự xâm nhập rất lớn của các sản phẩm nông sản từ các nước có lợi thế trong sản xuất nông nghiệp như Mỹ, Úc, New Zealand, Canada, Chile… Ngành sữa, chăn nuôi, trồng trọt (đậu, bắp), trái cây sẽ là những ngành chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất từ phía hàng hóa nhập khẩu.

3-Một điều đáng quan tâm là nông nghiệp – ngành đang tạo việc làm và thu nhập cho gần 70% dân số Việt Nam có khả năng bị đe dọa lớn nhất từ hiệp định TPP – lại rất ít được đề cập trong các nghiên cứu trong nước và trên các diễn đàn trao đổi gần đây.

 Nông dân chúng ta sẽ buộc phải tham gia một cuộc chơi lớn đầy bất lợi nhưng lại không biết luật của cuộc chơi đó là gì. Không biết đối thủ có những vũ khí gì, mình được quyền sử dụng vũ khí gì, phải chuẩn bị gì? Với những điều kiện như vậy thì khả năng cạnh tranh thành công của nông dân Việt Nam sẽ là rất thấp.

CASE STUDY N0.637: SỨC CẦU VS GIÁ HÀNG HÓA: Hơn 2 nghìn tỷ USD bốc hơi khỏi thị trường do giá hàng hóa lao dốc

1-Đà mất giá của hàng hóa nguyên liệu khiến giá trị cổ phiếu của các doanh nghiệp khai mỏ và dầu thô bốc hơi 2,05 nghìn tỷ USD, tương đương GDP của Ấn Độ (2,07 nghìn tỷ USD), theo số liệu của Bloomberg.

+Chỉ số Hàng hóa Bloomberg theo dõi 22 hàng hóa thô hôm thứ Tư 19/8 xuống thấp nhất kể từ năm 2002.

+ Giá hàng hóa giảm mạnh, dẫn đầu là dầu thô, nickel, sau nhiều năm đầu tư quá mức dẫn đến thừa cung

+ cùng với thời điểm kinh tế Trung Quốc – thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới – giảm tốc.

2-Các công ty dầu khí đã phải cắt giảm chi tiêu 180 tỷ USD trong năm nay trong khi vẫn phải duy trì cổ tức, theo thống kê của công ty tư vấn Rystad Energy trụ sở tại Osla, Na Uy.

“Ngành năng lượng gánh chịu hậu quả nặng nề nhất trong khi đây có thể coi là thảm họa đối với hàng hóa nguyên liệu công nghiệp”, Donal Selkin, chiến lược gia thị trường tại National Securities Corp ở New York, cho biết.

3-USD mạnh lên cũng là một cú sốc đối với giá hàng hóa. Đồng tiền của các nước sản xuất và xuất khẩu hàng hóa như Nga, Canada đều giảm mạnh, kéo giảm chi phí sản xuất: Việc này buộc Nga tăng sản lượng dầu thô lên mức kỷ lục, khiến tình trạng thừa cung toàn cầu trầm trọng hơn.

4-Thị trường càng lo ngại hơn khi Trung Quốc phá giá nhân dân tệ, khiến:

+ tình trạng dư thừa công suất tại “công xưởng thế giới” này tồi tệ hơn.

+ Nhân dân tệ suy yếu đồng nghĩa chi phí nhập nguyên liệu tăng khiến nguyên liệu sản xuất trong nước trở nên hấp dẫn hơn.

+ Nói cách khác, với Trung Quốc điều đó có nghĩa họ sẽ thúc đẩy sản xuất nhôm, quặng, than đá.

+Trung Quốc chiếm hơn 50 sản lượng nhôm toàn cầu và hơn 70% sản lượng than đá nhưng chỉ tiêu thụ 10% sản lượng quặng sắt.

CASE STUDY N0.636: NGÂN HÀNG: TRÁCH NHIỆM CÁ NHÂN vs TÍNH “TNHH”: PNB – STB

Nhiều việc lùm xùm đã xảy ra ở một số ngân hàng thương mại và nhiều ông chủ, lãnh đạo của các ngân hàng này đã bị các cơ quan thi hành pháp luật “sờ gáy”.

Điểm chung ở những vụ việc này là các hành vi phạm pháp của các ông chủ và lãnh đạo trong những việc như dùng tín dụng của ngân hàng để “nuôi” doanh nghiệp sân sau hay cánh hẩu của mình, biến ngân hàng mà mình chỉ có một phần sở hữu thành cái máy ATM tha hồ mà rút để chi tiêu cá nhân, để thôn tính các ngân hàng và doanh nghiệp khác, để tranh giành vị trí cổ đông chi phối nhằm trục lợi cho bản thân, gia đình và phe phái của mình…

Một trong những vụ lùm xùm mới nhất liên quan đến ông Trầm Bê và ngân hàng Sacombank. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chấp nhận về nguyên tắc để ngân hàng này sáp nhập với Southern Bank (PNB). Nhưng đáng chú ý là NHNN chỉ phê chuẩn vụ sáp nhập này sau khi ông Bê, với tư cách là Phó chủ tịch HĐQT Sacombank, tự nguyện cam kết ủy quyền không hủy ngang, vô thời hạn cho NHNN hoặc tổ chức, cá nhân do NHNN chỉ định thực hiện đầy đủ các quyền của cổ đông sau khi nhận sáp nhập PNB đối với toàn bộ cổ phần tại Sacombank, PNB và ngân hàng sau sáp nhập thuộc quyền sở hữu của ông Bê và các bên liên quan. Bằng việc ủy quyền này, ông Bê đã chính thức từ bỏ quyền và khả năng tham gia vào quản trị, điều hành ngân hàng sau sáp nhập.

Thông thường, xét về mặt quyền lợi, khi một cổ đông nào đó vì một hoàn cảnh bắt buộc nào đó phải ủy quyền việc thực hiện quyền cổ đông của mình thì người được chọn ủy quyền thường là người thân hoặc trong phe nhóm của mình. Hành động ủy quyền của ông Bê cho một bên thứ ba là “người dưng”, hoàn toàn không liên quan gì đến mình, đặc biệt đó lại là cơ quan đại diện cho nhà nước – NHNN, quả thật là một sự kiện hi hữu, chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam.

Tuy vậy, sự việc này không hoàn toàn khó hiểu nếu để ý thêm rằng ông Bê cũng cam kết trong quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của ngân hàng sau sáp nhập, nếu giá trị tài sản đảm bảo cho các nghĩa vụ nợ của ông và những người có liên quan không đủ sẽ bổ sung thêm các tài sản khác thuộc sở hữu của ông Bê.

Những điều trên cho thấy, việc ủy quyền của ông Bê không hẳn là tự dưng. Lưu ý đến cụm từ “cho các nghĩa vụ nợ” trong đoạn trên. Tại sao nghĩa vụ nợ của cá nhân và gia đình ông Bê lại bị nêu ra, và nó có gì liên quan ở đây? Cứ theo lẽ thường, nợ cá nhân và gia đình ông Bê thì do ông và gia đình ông Bê phải trả và/hoặc chịu trách nhiệm với các chủ nợ, chứ chẳng hề liên quan gì đến Sacombank, PNB, hay NHNN, và cũng không thể là lý do để ông phải (tự nguyện) từ bỏ quyền cổ đông ở các ngân hàng thương mại này.

Trong trường hợp này, nếu ở địa vị ông Bê thì một người khác rất có thể đã dùng một thủ thuật, một hành vi lắt léo nào đó để huy động vốn (vay nợ) dựa trên những tài sản thế chấp hoặc là ảo, “tay không bắt giặc”, hoặc là theo kiểu “lấy mỡ nó rán nó”. Vốn này sau đó được dùng để thâu tóm cổ phần các ngân hàng liên quan để giành vị trí chi phối, và tiến thêm một bước nữa, thâu tóm cả những ngân hàng đó, biến chúng gần như thành ngân hàng riêng của nhà mình.

Nhưng dù là bằng vốn “ảo”, hay bằng những mánh lới cả “lách” luật lẫn phi pháp, và mạng lưới sở hữu chéo chằng chịt, tinh vi như trên thì những phần trăm sở hữu (mang tính chi phối) lại, đáng tiếc, là thật trên giấy tờ chứng nhận, trước pháp luật, không thể bằng một mệnh lệnh hành chính nào đó tuyên bố vô giá trị, khi các hành vi và mánh lới này bị phát giác và vạch trần.

Trong bối cảnh đang nhùng nhằng chuyện tái cơ cấu với sáp nhập ngân hàng và không muốn “rút dây động rừng”, hoặc hành vi của những người trong cuộc chưa đến mức độ phải xử lý hình sự, việc NHNN loại bỏ hoặc cách ly những đương sự này ra khỏi tiến trình tái cơ cấu như trên là hình thức “sờ gáy” các đương sự một cách rất êm thấm, kín kẽ, hiệu quả và hợp pháp. Cách này cũng là một bước đi có tính ngăn chặn, không để dẫn đến hậu quả lớn hơn sau này. Nếu cứ để cho các ngân hàng sáp nhập với nhau và một số cá nhân có cổ phần chi phối tiếp tục lũng đoạn ngân hàng mới sau sáp nhập ở quy mô và phạm vi ảnh hưởng lớn hơn, rốt cuộc một ngày nào đó NHNN lại phải mua lại ngân hàng này với giá 0 đồng một cách cực chẳng đã.

Việc đương sự (phải) cam kết bổ sung cho đủ giá trị tài sản cam kết cho các nghĩa vụ nợ của mình và gia đình cũng cho thấy NHNN không chỉ loại bỏ, cách ly sự dính líu của đương sự vào các ngân hàng thương mại mà còn bắt đương sự phải chịu trách nhiệm về hậu quả của, và trả giá đầy đủ cho, những hành vi và mánh lới của mình. Đây lại là một sự việc hi hữu khác nữa ở Việt Nam.

< span style="color: red;">Tuy biện pháp xử lý của NHNN trong những trường hợp tương tự như thế này là điều cần thiết, nhìn từ một góc độ khác, thì chúng chỉ là những biện pháp chữa cháy. Điều NHNN cần làm tốt hơn là phải tăng cường công tác thanh tra, theo dõi sát sao hoạt động của hệ thống ngân hàng, mà điều này dường như chưa được làm tốt.

CASE STUDY N0.635: TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG: Dấu ấn Nhà nước

Hải Lý

Sau cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường của cả Phương Nam và Sacombank, các cuộc họp của cơ quan chức năng với đại diện Sacombank diễn ra liên tục. Giới thạo tin tài chính “đánh hơi” thấy sự chuyển động ở Sacombank có vẻ sắp bắt đầu.

Và nó đã xảy ra. Thông cáo báo chí của NHNN nói rõ: “Ông Trầm Bê, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank, cam kết ủy quyền không hủy ngang, vô thời hạn cho NHNN thực hiện các quyền cổ đông theo quy định pháp luật đối với toàn bộ số cổ phần của ông và các bên liên quan ở Phương Nam, Sacombank và ngân hàng sau sáp nhập. Ông Trầm Bê sẽ không tham gia điều hành, quản trị ngân hàng sau sáp nhập và NHNN sẽ cử người tham gia điều hành, quản trị”. Tiếp theo “ông Trầm Bê và những người liên quan sẽ bổ sung thêm các tài sản khác nếu giá trị tài sản đảm bảo cho các nghĩa vụ nợ của ông không đủ trong quá trình xử lý nợ xấu”.

Chưa có tiền lệ:

Phương án nói trên (tạm gọi là “phương án Trầm Bê”) có gì giống và khác với phương án 0 đồng đã tiến hành với ba ngân hàng Xây dựng, Đại Dương, Dầu khí Toàn cầu? Giống ở chỗ NHNN nắm giữ cổ phần ngân hàng và đưa người vào điều hành. Khác ở chỗ với phương án 0 đồng, NHNN sở hữu toàn bộ cổ phần ba ngân hàng, còn với “phương án Trầm Bê” NHNN chưa sở hữu toàn bộ Sacombank sau sáp nhập. Mức độ nắm giữ của NHNN đến đâu ở Sacombank là điều chưa được công khai.

Cái khác thứ hai là ông Trầm Bê và những người liên quan phải bổ sung tài sản trong quá trình xử lý nợ xấu. Với các ngân hàng 0 đồng, nợ xấu đã rõ ràng, bao nhiêu, tỷ lệ thế nào; còn với Sacombank sau sáp nhập thì chưa. Quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu, xử lý nợ xấu tại Sacombank chưa kết thúc, nên chưa có kết quả cụ thể.

Một số lãnh đạo của ba ngân hàng 0 đồng sau đó đã bị khởi tố, bắt tạm giam. Sacombank sẽ thế nào, hiện chưa có câu trả lời vì còn phụ thuộc vào kết quả xử lý nợ, tái cấu trúc.

“Phương án Trầm Bê” lần đầu tiên được áp dụng trong xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém mà ở đây là Phương Nam, do đó nó chưa có tiền lệ. Trong trường hợp này, NHNN đã tách riêng nhóm cổ đông chủ chốt và có nghĩa vụ nợ ở Sacombank ra khỏi ngân hàng và cơ quan quản lý ngành ngân hàng đã sẵn sàng thực hiện chức năng cần thiết ở ngân hàng sau sáp nhập.

Ngoài ba ngân hàng bị NHNN mua với giá 0 đồng, ba ngân hàng tiếp theo mang dấu ấn Nhà nước là Đông Á, Sacombank sau sáp nhập và Eximbank. Trong số bảy ngân hàng đã và đang tiếp tục tái cơ cấu (gồm cả Phương Nam sẽ không còn tên), Nhà nước hoặc nắm giữ 100% cổ phần, hoặc có quyền quyết định thông qua việc cử người đảm nhiệm các chức danh chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc. Như vậy, giai đoạn hai của tái cấu trúc ngân hàng đã thay đổi diện mạo: sự tự nguyện của các bên đã biến mất, thay vào đó Nhà nước là người cầm trịch.

Trở lại với ngân hàng Eximbank trong thông tin đầu bài, đại diện NHNN cho biết một số cổ đông sẽ ủy quyền không hủy ngang, vô thời hạn cho NHNN thực hiện quyền cổ đông đối với số cổ phần của họ ở đây. Như vậy, ngoài 8,2% cổ phần của Vietcombank, ở Eximbank NHNN sẽ có tổng số cổ phần nhiều hơn 10%, đủ sức đưa ứng cử viên vào hội đồng quản trị theo điều lệ của Eximbank. Ngày họp đại hội cổ đông bất thường ở Eximbank đang rất gần.

CASE STUDY N0.634: PHÁ GIÁ TIỀN TỆ: CHÍNH TRỊ vs KINH TẾ

1-Đồng nhân dân tệ (NDT) lại rớt giá hôm 20-8 sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có động thái được cho là cản trở tham vọng của Trung Quốc đằng sau việc rốt ráo phá giá đồng nội tệ gần đây:IMF đã quyết định lùi thời gian điều chỉnh rổ tiền tệ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) đến ngày 30-9-2016 thay vì vào cuối năm nay như dự kiến trước đó. Hẳn Trung Quốc là nước thất vọng nhất khi nhận thông tin này.

2-Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, việc phá giá NDT khiến thế giới chấn động hồi tuần trước không hoàn toàn nhằm kích thích tăng trưởng và đối phó với sự trì trệ của kinh tế mà trên hết, Trung Quốc muốn nhanh chóng đưa NDT “chen chân” vào rổ tiền tệ SDR vốn đang có USD, yen Nhật, bảng Anh và euro.

3-Một kết quả như vậy có thể tạo ra nhiều lợi ích quan trọng đối với kinh tế Trung Quốc, như :

+ tăng nhu cầu mua vào đồng NDT của các ngân hàng trung ương trên thế giới,

+ giảm thiểu sự phụ thuộc vào đồng USD và

+ qua đó nâng cao vai trò và vị thế của Bắc Kinh trong nền kinh tế toàn cầu.

CASE STUDY N0.633: ĐÔNG Á BANK: CƠ CẤU CỔ ĐÔNG

1-Đáng chú ý, các cổ đông của DongABank còn không được bán cổ phần kể từ ngày 14/8 – ngày ngân hàng bắt đầu bị kiểm soát đặc biệt. Trường hợp đặc biệt, NHNN sẽ xem xét chuyển nhượng cổ phần DongA Bank trên cơ sở đề xuất của Ban Kiểm soát đặc biệt.

2-Cơ cấu cổ đông của ngân hàng này cũng khá đa dạng, có cả vốn của Nhà nước (Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh), của các công ty tư nhân, của các cá nhân và tất nhiên là cả gia đình ông cựu Tổng giám đốc.

+Cụ thể, ông Trần Phương Bình, vợ là bà Cao Thị Ngọc Dung cùng 3 con gái Trần Phương Ngọc Thảo, Trần Phương Ngọc Giao và Trần Phương Ngọc Hà đang sở hữu tổng cộng 9,62% cổ phần, tương ứng với lượng cổ phiếu có mệnh giá 480 tỷ đồng.

Công ty VBĐQ Phú Nhuận (PNJ) – nơi bà Ngọc Dung đang là Tổng giám đốc – là cổ đông lớn của DongABank với tỷ lệ nắm giữ 7,7% cổ phần với giá vốn đầu tư là 395 tỷ đồng.

Em gái của bà Dung, bà Cao Thị Ngọc Hồng là người đại diện theo pháp luật của CTCP Vốn An Bình – một cổ đông lớn khác đang nắm giữ 5,4% cổ phần của DongA Bank, với giá vốn đầu tư là 270 tỷ đồng;

Tổng cộng ông Trần Phương Bình cùng những người liên quan đang giữ 22,72% cổ phần DongABank, với giá vốn đầu tư là 1.136 tỷ đồng;

+Một cái tên mới xuất hiện trong cơ cấu cổ đông của DongABank từ năm 2015 là Công ty Cổ phần Xây dựng 79 đang sở hữu 50 triệu cổ phiếu ngân hàng tương đương 10% vốn của ngân hàng – là cổ đông lớn nhất. Công ty này có trụ sở chính tại Đà Nẵng, được thành lập từ năm 2002, hoạt động kinh doanh đa ngành như xây dựng, bất động sản, khách sạn, nhà hàng… Phần vốn của công ty ở DongABank có giá 500 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ của công ty là 700 tỷ đồng.

+Một cổ đông nữa đang sở hữu DongABank với hơn 34,3 triệu cổ phần, tương ứng 6,87% vốn của DongABank đó là Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh, với giá vốn đầu tư là 343,5 tỷ đồng. Trước đây khi còn làm chủ tịch HĐQT, ông Phạm Văn Bự là đại diện vốn của Thành ủy ở DongABank. Sau khi ông Bự về hưu năm 2014, ông Nguyễn Quốc Hùng, phó chánh văn phòng Thành ủy là người đại diện vốn của Thành ủy và làm thành viên HĐQT ngân hàng.

Tháng 2/2015, ông Nguyễn Quốc Hùng thôi không còn đại diện vốn cho Thành ủy ở DongABank, đồng thời đương nhiên thôi là thành viên HĐQT, vì ông Hùng được điều động sang làm công tác khác ở Thành ủy.

Trước thềm ĐHCĐ của ngân hàng, DongABank đã gửi tới cổ đông danh sách một đại diện khác tham gia vào HĐQT DongABank nhiệm kỳ 2015 – 2020 là ông Huỳnh Phước Long, trưởng phòng quản lý đầu tư – kinh doanh vốn Văn phòng thành ủy làm ứng viên HĐQT. Tuy nhiên, ông Long chưa kịp ứng cử vì DongABank vẫn chưa bầu nhân sự mới tại đại hội ngày 21/7 vừa qua. Hiện Thành ủy không ai đại diện vốn ở DongABank.

+Thêm một cổ đông khác của ngân hàng là Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng Kinh doanh Nhà Phú Nhuận sở hữu hơn 10,7 triệu cổ phần, tương ứng với 2,14% vốn của DongABank, với giá vốn đầu tư là 107 tỷ đồng;

+Công ty TNHH MTV Du lịch thương mại Kỳ Hòa cũng sở hữu hơn 18,9 triệu cổ phần tương ứng 3,78% vốn điều lệ của ngân hàng, với giá vốn đầu tư là 189 tỷ đồng.

+ Còn lại gần 60% cổ phần khác thuộc về các cổ đông khác, với giá vốn đầu tư là 3.000 tỷ đồng;

CASE STUDY N0.632: Các ngân hàng mua 32 tỷ USD trái phiếu

1-Số vốn này tương đương khoảng 80% quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam và bằng khoảng 16% tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế.

+Thông tin trên được đại diện Bộ Tài chính đưa ra tại cuộc họp báo chuyên đề về thị trường trái phiếu, được tổ chức chiều nay (20/8). 

+Theo cơ quan này, dư nợ toàn thị trường hiện là 860.000 tỷ đồng (khoảng 40 tỷ USD), tương đương khoảng 22% GDP năm 2014.

+ Thị trường này cũng bao gồm cả trái phiếu Chính phủ, do Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương và do doanh nghiệp phát hành.

+Theo bà Phan Thị Thu Hiền, Vụ phó Vụ Tài chính Ngân hàng, bên nắm giữ trái phiếu chủ yếu trên thị trường vẫn là các ngân hàng, dù đã giảm mua trong thời gian gần đây. Tổng lượng nắm giữ của các tổ chức này, đến nay đã đạt khoảng 32 tỷ USD, tương đương 80% dư nợ toàn thị trường.

+ Trong khi đó, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 6/2015, dư nợ tín dụng của các nhà băng đối với nền kinh tế là gần 4,3 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 198 tỷ USD.

+Phần trái phiếu còn lại được các nhà đầu tư có tổ chức như công ty bảo hiểm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tiền gửi, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán… nắm giữ.

+Nhà đầu tư nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam chỉ nắm giữ khoảng 1-2% khối lượng trái phiếu phát hành. 

2-Tính từ đầu năm đến ngày 14/8, tổng khối lượng trái phiếu phát hành ra thị trường xấp xỉ 141.000 tỷ đồng. Trong đó, khối lượng phát hành trái phiếu Chính phủ chiếm gần 88%.

3-Bộ Tài chính đặt mục tiêu tổng dư nợ thị trường trái phiếu đạt 38% GDP trong năm 2020. Trong đó, dư nợ trái phiếu Chính phủ chiếm 22% GDP, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh là 8%…

CASE STUDY N0.631: Những nguồn tin đáng tin

Về Trung Quốc thì ta nhớ rằng quốc gia này đang đi vào giai đoạn giao thời sau hơn 30 năm tăng trưởng thiếu phẩm chất và phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải. Vì bản chất độc tài của hệ thống chính trị, khi lãnh đạo Bằc Kinh xoay trở trước các bài toán thực tế thì họ không nói ra sự thật nên ta cần thấy ra một quy luật: Đó là “nếu Bắc Kinh phủ nhận việc gì thì việc ấy tất sẽ xảy ra!”