TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.630: “Kinh tế Trung Quốc yếu hơn chúng ta tưởng”

Rất khó để dự đoán sức tiêu thụ của Trung Quốc – thị trường tiêu thụ nguyên liệu thô lớn nhất thế giới, vị CEO tỷ phú nhận định trong một buổi trả lời phỏng vấn với Bloomberg.

Ivan Glasenberg – Giám đốc điều hành tập đoàn giao dịch hàng hóa Glencore – vừa đưa ra nhận định rằng không ai có thể dự đoán được xu hướng của thị trường hàng hóa Trung Quốc.

Rất khó để dự đoán sức tiêu thụ của Trung Quốc – thị trường tiêu thụ nguyên liệu thô lớn nhất thế giới, vị CEO tỷ phú nhận định trong một buổi trả lời phỏng vấn với Bloomberg. Ngày hôm qua, Glencore báo cáo lợi nhuận nửa năm đầu giảm 56% và công ty này cũng cắt giảm doanh thu dự báo bộ phận giao dịch.

“Lúc này, không một ai có thể hiểu được Trung Quốc”, vị cổ đông lớn thứ 2 của Glencore cho biết. “Không một ai có thể biết được điều gì sẽ diễn ra và tôi vẫn đang đi tìm người nào đó có thể dự đoán chính xác từng bước đi của Trung Quốc. Nửa đầu năm nay, Trung Quốc tỏ ra yếu ớt hơn chúng ta tưởng.” Ông cho biết thêm.

Glasengerg – người chịu trách nhiệm mảng kinh doanh của công ty với đối tác Trung Quốc tại Hong Kong đang cố gắng lèo lái công ty vượt qua những cơn gió ngược mạnh nhất kể từ khi Glencore thực hiện vụ IPO 10 tỷ USD. Trong báo cáo thu nhập, Glencore tiếp tục cắt giảm chi phí vốn, đồng thời giảm thiểu nợ để duy trì cổ tức và vị trí trên bảng xếp hạng tín dụng.

Cổ phiếu Glencore giảm 9,7% xuống mức thấp kỷ lục chỉ còn chưa đầy 1 bảng Anh. Kể từ đợt phát hành cổ phiếu IPO năm 2011, cổ phiếu Glencore đã giảm 70% do chịu tổn thương từ nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc và giá nguyên liệu thô chạm đáy thấp nhất 13 năm.

Tình hình tại Trung Quốc xấu đi và những đợt bán tháo ồ ạt đặc biệt là của các quỹ đầu cơ đã làm giảm giá kim loại đồng. Trong năm nay, giao dịch kim loại giảm 20% tại London.

Trung Quốc là trung tâm giao dịch hàng hóa do nước này sử dụng khoảng 40% nguồn cung đồng và một nửa nguồn cung nhôm trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh những năm 2000 đã tạo ra sự bùng nổ trong nhu cầu nguyên vật liệu đẩy giá tăng vọt.

CASE STUDY N0.629: PHÁ GIÁ TIỀN TỆ VS XUẤT KHẨU: World Bank: Phá giá Nhân dân tệ không còn hiệu quả như trước

PS: CHUẨN: CHỈ LÀ YẾU TỐ “CỘNG HƯỞNG” NGẮN HẠN MÀ THÔI!

1-Việc hạ giá Nhân dân tệ thay vì đem lại lợi ích cho chính người dân Trung Quốc lại có thể chỉ khiến các tập đoàn quốc tế thu được nhiều lợi nhuận hơn.

2-Rõ ràng, hạ giá đồng tiền không phải là nguyên nhân tác động chủ yếu đến xuất khẩu mà là nhu cầu tiêu dùng trên thế giới.

CASE STUDY N0.628: NGÂN HÀNG NGẦM vs KINH TẾ TQ

1-Theo Financial Times, vừa qua 11 ngân hàng “ngầm” của Trung Quốc đã gửi thư ngỏ đến cơ quan lãnh đạo tỉnh Hà Bắc yêu cầu cung cấp gói cứu trợ bảo lãnh tín dụng. Nếu không, vỡ nợ xảy ra là một điều tất yếu. Rất có thể, khủng hoảng tài chính sẽ xảy ra.

2-Cho vay tín thác bùng nổ từ năm 2010, khi các ngân hàng truyền thống thu hẹp hoạt động sau khủng hoảng tài chính. Các nhà đầu tư được vay WMPs thông qua tín thác, trong khi sản phẩm này được tiếp thị trở thành một sản phẩm thay thế hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng truyền thống mà lại có lãi suất cao hơn. Khoản tiền nhàn rỗi từ đó được sử dụng cho các nhà phát triển bất động sản, công ty khai thác mỏ và các nhà sản xuất dư thừa. Thời điểm cuối tháng 6/2011, các gói nợ tín thác tăng vọt lên từ 1,7 tỷ nhân dân tệ lên 6,9 tỷ nhân dân tệ.

CASE STUDY N0.627: Họa vô đơn chí

PS: READ CHINA, THINK…!

Nhưng giờ đây, khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc mạnh và thị trường lo ngại có thêm tin xấu, “cây đũa thần” trong tay các nhà lãnh đạo của nền kinh tế Trung Quốc có vẻ như đã mất thiêng phần nào.

Cú sốc mang tên tỷ giá Nhân dân tệ ập đến hồi tuần trước, ngay sau khi uy tín về quản lý kinh tế của Bắc Kinh đã sứt mẻ vì xử lý lúng túng đợt lao dốc của thị trường chứng khoán hồi đầu mùa hè.

Theo các chuyên gia kinh tế quốc tế từng tiếp xúc với những nhân vật cấp cao ở Bắc Kinh, các nhà điều tiết thị trường chứng khoán Trung Quốc đã không nhận thức rõ về những dòng tiền khổng lồ từ hệ thống ngân hàng chảy vào thị trường chứng khoán, làm hình thành bong bóng. Bởi thế, khi giá cổ phiếu đảo chiều, các nhà hoạch định chính sách lo ngại còn có những mối nguy hiểm không thể lường hết.

Vào thời điểm đó, Chính phủ Trung Quốc đã quyết định khống chế và khẳng định sự kiểm soát đối với thị trường, bất chấp trước đó các nhà lãnh đạo nước này vẫn luôn miệng nói về sự cần thiết phải trao cho thị trường một vai trò lớn hơn.

Cổ phiếu Trung Quốc sau đó đã “cắt cơn” giảm nhờ hoạt động mua vào của các đơn vị được Chính phủ chỉ đạo và lệnh cấm các nhà đầu tư lớn bán ra. Tuy vậy, niềm tin của giới đầu tư vẫn mong manh: trong phiên giao dịch ngày 18/8, thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt hơn 6%.

Nay, sự khó hiểu cũng bủa vây động thái tỷ giá của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) hồi tuần trước.

Theo những gì được tuyên bố, động thái phá giá đồng Nhân dân tệ mạnh nhất kể từ năm 1994 là nhằm thúc đẩy một hệ thống giao dịch dựa trên thị trường, và động thái này đã nhận được sự hoan nghênh thận trọng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Nhưng trên thực tế, ngay sau động thái phá giá, PBoC lại can thiệp để… đỡ tỷ giá Nhân dân tệ. Điều này cũng giống như trong suốt nhiều thập kỷ qua, PBoC luôn can thiệp để gây ảnh hưởng lên tỷ giá Nhân dân tệ so với đồng USD.

Sự mập mờ trong các động thái chính sách của Trung Quốc đã khiến thị trường chứng khoán và tiền tệ toàn cầu chao đảo.

CASE STUDY N0.626: Đại gia “lấp sông Đồng Nai” thay tổng giám đốc

Công ty CP Đầu tư – Kiến trúc – Xây dựng Toàn Thịnh Phát vừa có quyết định bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc đối với ông Phạm Điền Trung thay ông Tạ Đình Chương sau 3 tháng nắm quyền điều hành.

Ông Phạm Điền Trung hiện đang giữ chức thành viên HĐQT của Công ty CP địa ốc Sài Gòn thương tín (Sacomreal) từ tháng 4/2015.

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2015 của Toàn Thịnh Phát, tính đến 31/03/2015, chi phí xây dựng cơ bản dở dang của Dự án Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai (The Pegasus Riverside) đã lên đến 143, 67 tỷ đồng, tăng 40 tỷ so với thời điểm cuối năm 2014

Ngày 17/06, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến giao Bộ TN-MT tổ chức hội đồng thẩm định đánh giá lại đánh giá tác động môi trường, tác động của dòng chảy; giao Bộ NN-PTNT tổ chức đánh giá việc thực hiện pháp luật về đê điều của dự án; giao cho UBND tỉnh Đồng Nai chịu trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền dự án này.

 Ngày 30/07, Bộ TN-MT ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định (gồm 19 thành viên do Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai, Thứ trưởng Bộ TN-MT, làm chủ tịch hội đồng) đánh giá tác động môi trường, dòng chảy và yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai cung cấp hồ sơ về dự án để thực hiện thẩm định lại. “Ngày 05/08, UBND tỉnh Đồng Nai đã cung cấp toàn bộ báo cáo đánh giá tác động môi trường, những vấn đề liên quan đến pháp lý cho Hội đồng thẩm định”, ông Chánh cho biết.

CASE STUDY N0.625: PDR: TÁI CẤU TRÚC vs “CHÉM GIÓ”

1-Đặc biệt, lượng hàng bán ra trong kỳ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng quy mô hàng tồn kho của PDR. Cuối quý II/2015, tổng giá trị hàng tồn kho bất động sản của Công ty là 5.589,368 tỷ đồng, bao gồm giá trị số dư 4 dự án là The EverRich 2 (gần 3.678 tỷ đồng), The EverRich 3 (hơn 1.661 tỷ đồng), Dự án Nhà Bè (hơn 225 tỷ đồng) và dự án Long Thạnh Mỹ (gần 25 tỷ đồng). 

2-Trong thông điệp phát ra thị trường trước đó, PDR cho biết sẽ bán lại dự án The EverRich 2 cho Công ty Luyện cán thép nói trên và đang thuyết phục các trái chủ của Công ty nhận lại dự án này từ công ty con.

+ PDR đã phải một lần gia hạn trả nợ trái chủ.

+ Với thực trạng hiện nay, phương án tốt nhất cho các trái chủ muốn thu hồi vốn là nhận lại The EverRich 2. Nhưng trái chủ sẽ nhận dự án với mức giá nào lại là một câu hỏi;

+ Lãi vay cũng chưa trả được : Nếu các trái chủ không chấp nhận cấn trừ công nợ bằng dự án thì dù có trả nợ xong Ngân hàng Đông Á, PDR vẫn phải chịu mức lãi vay phát sinh mỗi quý khoảng 80 tỷ đồng, lớn hơn mức lợi nhuận sau thuế mà Công ty làm ra trong nửa đầu năm 2015, trong khi nguồn lực để triển khai dự án của Công ty còn rất nhỏ.

CASE STUDY N0.624: TỶ GIÁ vs XUẤT KHẨU

1-Việc NHNN nới rộng biên độ tỷ giá, giá đô la Mỹ tăng cao, chắc chắn doanh nghiệp nào cũng muốn giữ đô la Mỹ, vì giữ được càng lâu, doanh nghiệp càng có lợi trong tình hình giá đô la Mỹ có xu hướng tiếp tục tăng.

2-Tuy nhiên, theo ông Ân, vấn đề là doanh nghiệp có đủ năng lực để giữ đô la Mỹ được lâu hay không vì có những khoản phải chi như trả lương cho công nhân, trả tiền cho nhà cung cấp nguyên phụ liệu.

3-Việc tiền đồng tiếp tục mất giá sẽ đem lại lợi ích cho nhà xuất khẩu của Việt Nam, nhưng ông Ân cho biết ông lo ngại với tình hình đồng đô la Mỹ tiếp tục tăng giá và các đồng tiền khác tiếp tục mất giá so với đô la Mỹ sẽ gây hại cho doanh nghiệp xuất khẩu:Bởi vì, khi ấy, những nhà mua hàng ở những nước như Nhật Bản, châu Âu,…sẽ giảm bớt lượng đặt hàng, vì lo sợ càng mua càng lỗ. Theo đó, trong thời gian tới, có khả năng khách hàng sẽ giảm đơn hàng cũng như sản lượng đặt hàng.

CASE STUDY N0.623: MUA NH VỚI GIÁ O ĐỒNG CÓ PHẢI FREE OF CHARGE??

PS: BÁC VẠN PHÚ LẠI LA ẦM LÊN CHUYỆN …VUA CỞI TRUỒNG! HIHI…

Nguyễn Vạn Phú
Thứ Ba,  18/8/2015, 10:24 (GMT+7)

1-Cụ thể với một ngân hàng, giả dụ nhận tiền gửi từ nhiều nguồn lên đến 100 đồng, đem cho vay. Nay vì lý do nào đó đến một nửa – 50 đồng – tiền vay là không đòi được. Vốn chủ sở hữu chỉ có 10 đồng, bù vô vẫn còn thiếu 40 đồng. Người nào bỏ 0 đồng mua ngân hàng này đương nhiên phải gánh chịu trách nhiệm trả đủ 100 đồng cho người gửi, tức phải bỏ tiền túi ra bù 40 đồng còn thiếu kia.

2-Thông thường trong một doanh nghiệp, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm tối đa đến mức góp vốn của họ mà thôi. +Nhưng thông cáo nói trên cho biết: “Ông Trầm Bê cũng cam kết trong quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của ngân hàng sau sáp nhập, nếu giá trị tài sản đảm bảo cho các nghĩa vụ nợ của ông Trầm Bê và những người có liên quan không đủ sẽ bổ sung thêm các tài sản khác thuộc sở hữu của ông Trầm Bê”. Lẽ ra nếu ông này có những sai phạm lớn, cứ xử lý theo đúng luật pháp và bắt chịu trách nhiệm theo đúng luật pháp chứ không nên có những quy định trái khoáy như vậy.

+Trong thông cáo này, cụm từ được dùng là “ông Trầm Bê và những người có liên quan”, tức các con của ông này. Đây là chuyện bình thường nếu ông Trầm Bê sở hữu lượng cổ phần lớn, những người có liên quan sở hữu lượng cổ phần nhỏ hơn.

+ Đằng này thực tế ngược lại, ví dụ tại ngân hàng Sacombank, tính đến ngày 30-6-2015 thì lượng cổ phiếu ông Trầm Bê sở hữu là 0,16% còn lượng cổ phiếu của ông Trầm Trọng Ngân, con trai ông Bê lên đến 4,34%. Làm sao một người chỉ sở hữu 0,16% lại ủy quyền thay cho người sở hữu 4,34% được.

+ Lẽ ra NHNN phải xem người đứng tên sở hữu lượng cổ phần lớn nhất là người chịu trách nhiệm ủy quyền khi đó mới danh chính ngôn thuận.