TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.613 :Ngân hàng Phương Nam “dính” hơn 1.300 tỷ đồng nợ xấu

1-Năm 2012, thu nhập lãi thuần của SouthernBank lỗ hơn 285 tỷ đồngsong hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lại đạt kết quả ấn tượng với mức lãi tăng hơn 120 lần so với năm 2011.

2-Tổng nguồn vốn huy động tăng 6,9% so với năm 2011, đạt 69.541 tỷ đồng trong khi dư nợ cho vay tăng 19,3%, đạt 45.307 tỷ đồng.

3-Nợ xấu của ngân hàng tăng hơn 60% trong năm qua, ở mức 1.317 tỷ đồng, chiếm 2,9% trên tổng dư nợ.

4-Tỷ lệ chia cổ tức bằng cổ phiếu ở mức 2,1%.

5-Nhân sự của ngân hàng năm 2012 tăng thêm 165 người, lên 2.991 cán bộ nhân viên.

CASE STUDY N0.612: Trầm Bê, ván cờ 3 năm ‘luộc’ xong Sacombank

1Đại gia Trầm Bê tiếp tục thành công với bước đi đầy toan tính của mình. Vị doanh nhân trầm tĩnh, có một tầm nhìn chiến lược đang đi những bước cuối cùng trong ván cờ Sacombank và Phương Nam.

2- Từ đây, ông có thể củng cố thế kiềng 3 chân cơ sở hạ tầng, nông nghiệp và tài chính thêm vững chắc.

CASE STUDY N0.610: NHNN thay ông Trầm Bê thực hiện tất cả các quyền cổ đông tại Sacombank, Southernbank

PS: WHAT DOES THIS MEAN???

Ông Trầm Bê sẽ không tham gia quản trị, điều hành ngân hàng sau sáp nhập giữa Sacombank và Southern Bank…

Hôm nay (12/8), Ngân hàng Nhà nước vừa có công văn chấp thuận nguyên tắc việc sáp nhập NHTMCP Phương Nam (Southern Bank) vào NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank ) trên cơ sở tự nguyện của 2 ngân hàng về sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTC.

Theo đó, ông Trầm Bê – Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank sẽ không tham gia quản trị, điều hành ngân hàng sau sáp nhập. Đồng thời, NHNN sẽ thực hiện quyền cổ đông đối với toàn bộ số cổ phần thuộc sở hữu của ông Trầm Bê và những người có liên quan và sẽ cử người tham gia quản trị, điều hành ngân hàng sau sáp nhập, đảm bảo ngân hàng này hoạt động an toàn và thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu của hai ngân hàng.

Ông Trầm Bê cũng tự nguyện cam kết không hủy ngang, vô thời hạn cho NHNN hoặc tổ chức, cá nhân do NHNN chỉ định thực hiện đầy đủ các quyền của cổ đông theo quy định của pháp luật sau khi sáp nhập Southern Bank đối với toàn bộ số cổ phẩn tại Sacombank, Southern Bank và ngân hàng sau sáp nhập thuộc quyền sở hữu của ông Trầm Bê và các bên có liên quan.

Theo NHNN, ông Trầm Bê cam kết trong quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của ngân hàng sau sáp nhập, nếu giá trị tài sản đảm bảo cho các nghĩa vụ nợ của ông Trầm Bê và những người có liên quan không đủ, thì sẽ bổ sung thêm các tài sản khác thuộc sở hữu của ông.

Trong suốt quá trình xây dựng và triển khai thực hiện đề án, Ngân hàng Nhà nước cho biết luôn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật để xử lý nghiêm minh theo đúng qui định của pháp luật các tập thể và cá nhân vi phạm pháp luật gây thất thoát tài sản của nhà nước, của nhân dân.

CASE STUDY N0.608: Số liệu XNK Trung Quốc-Việt Nam chênh nhau 20 tỷ USD

Số liệu được Tổng cục Thống kê công bố ngày 13-8 tại Hà Nội cho thấy chênh lệch số liệu trong thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2014 cho thấy, giá trị xuất khẩu của Việt Nam nhỏ hơn giá trị nhập khẩu Trung Quốc 5 tỷ USD (-33%) đồng thời giá trị nhập khẩu của Việt Nam nhỏ hơn giá trị xuất khẩu của Trung Quốc 20 tỷ USD (-46%).

1-Thực trạng chênh lệch số liệu thống kê giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc với các nước, kể cả Việt Nam được xác định là do 2 nhóm nguyên nhân:

+ Phương pháp thống kê; và

+Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại giữa Trung Quốc và các nước trên thế giới.

+ Với Việt Nam chênh lệch tập trung 2 nhóm hàng lớn nhất là điện tử, máy tính linh kiện hơn 5 tỷ USD; dệt may trên dưới 10 tỷ USD.

2-Bà Lê Thị Minh Thủy, Vụ trưởng Vụ Thương mại dịch vụ (Tổng cục Thống kê) lý giải, sự khác biệt số liệu thống kê do một số luồng hàng từ Trung Quốc vào Việt Nam không được thống kê trong giá trị hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam như hàng tạm nhập tái xuất, quá cảnh, chuyển tải.

3-Bên cạnh đó, hàng nhập khẩu lậu không thống kê được. Với đường biên giới đường bộ dài, khó kiểm soát, hàng nhập lậu qua đường tiểu ngạch, cư dân biên giới phía Trung Quốc kiểm soát được và tính vào giá trị xuất khẩu nhưng phía Việt Nam không tính vào giá trị nhập khẩu.

4-Một nguyên nhân khác được chỉ ra là tình trạng gian lận thương mại khá phổ biến:

+Nhiều DN Việt Nam khi nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt hàng hóa chịu thuế nhập khẩu cao thông đồng với DN Trung Quốc khai giá thấp để hưởng mức thuế thấp.

+ Ngược lại các DN Trung Quốc cũng có thể khai giá trị xuất khẩu cao để hưởng khấu trừ cao từ chính sách thuế xuất khẩu của chính phủ Trung Quốc.