TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.573: Nielsen: Người Việt tiết kiệm nhất thế giới

Vẫn thuộc nhóm tiết kiệm nhất thế giới, song từ quý I/2015, người Việt đã bắt đầu tăng chi tiêu trở lại theo khảo sát mới công bố của hãng Nielsen.

Người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á tiếp tục là những người thích tiết kiệm tiền nhất thế giới, với gần hai phần ba để dành tiền nhàn rỗi vào vào tài khoản tiết kiệm, so với mức bình quân 48% trên toàn cầu. Điều này trái ngược với khu vực Mỹ Latin, nơi người dân chủ yếu dùng tiền để chi trả các khoản nợ.

CASE STUDY N0.572: Cảng biển Cà Mau 2,5 tỉ USD: Liệu có khả thi?

Việc thêm một cảng lớn như Hòn Khoai chắc chắn sẽ tạo thêm áp lực cạnh tranh khốc liệt lên hệ thống cảng biển phía Nam.

Trong mấy ngày qua, ngành công nghiệp cảng biển Việt Nam lại nóng với thông tin Chính phủ chấp thuận chủ trương xây dựng dự án cảng biển trị giá lên đến 2,5 tỉ USD ở Cà Mau. Dự án này được bổ sung vào quy hoạch nhóm cảng biển đồng bằng sông Cửu Long có thể đón nhận các tàu có tải trọng lớn nhất thế giới.

Một số thông tin ban đầu cho thấy  cảng này sẽ là cảng nước sâu, được xây dựng tại đảo Hòn Khoai, có độ nước sâu khoảng 15 m. Vị trí của cảng cách bờ biển khoảng 17 km và cách Khu Kinh tế Năm Căn 42 km. Cảng được xây dựng theo hướng tổng hợp, đáp ứng được các loại tàu biển có trọng lượng lên tới hàng chục đến hàng trăm ngàn tấn DWT.

Chủ đầu tư của cảng biển tỉ đô này là Công ty Xây dựng – Thương mại – Du lịch Công Lý tại tỉnh Cà Mau. Trong tổng vốn đầu tư dự kiến, 15% sẽ do doanh nghiệp chịu, 85% vốn sẽ vay từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ; thời gian thực hiện từ năm 2016-2020.

Một trong những lý do được chủ đầu tư nêu lên trong kế hoạch xây dựng cảng biển là hưởng lợi từ việc Thái Lan đang có kế hoạch xây dựng kênh đào Kra Isthmus ở miền Nam nước này. Kênh đào sẽ rút ngắn đáng kể hải trình giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương so với tuyến đường hiện tại đi qua eo biển Malacca. Cảng Hòn Khoai do nằm trên tuyến hàng hải mới nên sẽ hưởng lợi lớn.

 “Dự án Cảng Hòn Khoai được đầu tư sẽ hình thành một mắt xích trong chuỗi phân phối toàn cầu, kết nối hệ thống cảng biển và trung tâm kinh tế trong khu vực như Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Thái Lan”, ông Tô Hoài Dân, Tổng Giám đốc Công ty Công Lý, nói.

CASE STUDY N0.571: Mỏ than giá 624 triệu USD, bán lại 1 USD

Sự sụp giảm khủng khiếp của giá than thế giới mới đây đã được thể hiện qua việc một mỏ than ở Úc được bán với giá 1 đô la, cái giá mà chỉ mới ba năm trước là 860 triệu AUD, tương đương 631 triệu đô la Mỹ.

CASE STUDY N0.568: KHI “LỜI NGUYỂN TÀI NGUYÊN” CỘNG HƯỞNG VỚI SỰ LỆ THUỘC VÀO 1 NƯỚC NHẬP KHẨU LÀ TRUNG QUỐC

1-Kinh tế Australia, Brazil, Peru , Zambia, Congo,….. đều đang đứng trước nguy cơ suy thoái khi giá dầu,kim loại lao dốc vài năm gần đây không chỉ nhu cầu đang giảm vì Trung Quốc, mà nguồn cung cũng đang dư thừa.

2-Đây là thời điểm rất tồi tệ với các nước đang phát triển, trong bối cảnh Mỹ chuẩn bị nâng lãi suất: Việc này sẽ càng khiến khối nợ của họ phình to và nội tệ mất giá so với USD.

3-Không ai biết chắc khi nào giá kim loại sẽ bình ổn hay tăng trở lại. Nhiều năm giá cao đã khiến các hãng tăng công suất quá mạnh: “5 năm trước, tiền đổ vào mọi thứ. Còn giờ đây, nhiều dự án đã phải hủy bỏ vì chẳng có nhu cầu nữa rồi”, Daniel Linsker – Giám đốc hoạt động khai thác khu vực châu Mỹ tại Control Risks nhận xét.

CASE STUDY N0.567: Chỉ định thầu “kéo” tỷ lệ tiết kiệm thông qua đấu thầu xuống thấp

1-Theo Cục Quản lý Đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), qua tổng hợp tình hình thực hiện công tác đấu thầu của các địa phương trên cả nước cho thấy,  năm 2014, hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đã được nâng cao khi tỷ lệ tiết kiệm thông qua đấu thầu tại nhiều địa phương đạt từ 4% trở lên. Có những địa phương có tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu khá cao là Quảng Trị với 22,6%, tiếp đến là Hải Dương (13,43%), Ninh Thuận (12,6%), Bình Định (12%), Phú Yên (11,79%)… 

2-Trong 10 địa phương thấp nhất, thì tỉnh Điện Biện Đứng đứng cuối bảng với tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu thấp nhất cả nước là 0,35%.

3-Song, điều đáng buồn là ngay cả những địa phương là các thành phố lớn trực thuộc Trung ương cũng có tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu thấp, chỉ khoảng từ 2,4%-5%, trong đó, có cả hai đầu tàu kinh tế của cả nước là: TP. Hồ Chí Minh là 5%; TP. Đà Nẵng là 4,04%; TP. Cần Thơ là 3,57%; TP. Hà Nội là 2,44%…

CASE STUDY N0.565: Quan hệ kinh tế với Trung Quốc: Nỗi lo nhập siêu chưa là gì cả!

TS.Lê Xuân Bá cho rằng nhập siêu thương mại vẫn “chưa là gì cả” so với nỗi lo tới hơn 90% dự án trọng điểm của Việt Nam rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc.

1-Tại hội thảo về kinh tế vĩ mô vừa diễn ra tại Hà Nội, TS. Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, thâm hụt thương mại với Trung Quốc có xu hướng ngày càng gia tăng là vấn đề nổi bật của nền kinh tế:

+ Năm 2001 Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc chỉ là 189 triệu USD thì năm 2014 đã lên tới gần 30 tỷ USD.

+Tính đến 6 tháng năm 2015, nhập siêu từ Trung Quốc đã đạt tới gần 17 tỷ USD (Số liệu Tổng cục Hải quan Việt Nam).

2-Tuy nhiên, theo TS. Lê Xuân Bá lại cho rằng nhập siêu thương mại vẫn “chưa là gì cả” so với nỗi lo tới hơn 90% dự án trọng điểm của Việt Nam rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. 

CASE STUDY N0.563: KHI DOANH NGHIỆP CHO….NGÂN HÀNG VAY TIỀN: Vinamilk – HDBank: Chủ tịch Băng Tâm và 300 tỷ đồng “duyên nợ”…

1-Trong thương vụ, Vinamilk sẽ sắm vai nhà đầu tư còn HDBank sẽ trở thành bên nhận đầu tư – một giao kèo nghe có vẻ khá “ngược đời” khi xét về bản chất Vinamilk là doanh nghiệp sản xuất còn HDBank thì lại là một tổ chức tín dụng vốn có thế mạnh về đầu tư chứng khoán.

2-Với việc Chủ tịch HDBank Lê Thị Băng Tâm mới đây đã bất ngờ được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vinamilk, không ít người đang đặt ra câu hỏi: Liệu rằng Vinamilk có tiếp tục “bơm vốn” cho HDBank dưới dạng đầu tư trái phiếu?.