TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.562: TTCK TRUNG QUỐC VS TTCK VIỆT NAM: NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG & KHÁC BIỆT: BÀI HỌC XƯƠNG MÁU ;

1-Cuộc khủng hoảng của TTCK Trung Quốc đến từ 2 nguyên nhân:

1.1-Trong khi kinh tế tăng trưởng chậm, TTCK lại bùng nổ với tốc độ cao hơn gấp đôi. 

1.2-Tỷ lệ sử dụng đòn bẩy (margin) của TTCK Trung Quốc rất cao.

 +Theo thống kê, TTCK Trung Quốc có đến 90 triệu tài khoản, và có đến 90% NĐT trên TTCK Trung Quốc là NĐT nhỏ lẻ.

+ Chỉ riêng tháng 5/2015, đã có trên 14 triệu tài khoản giao dịch được lập mới. Tính đến cuối tháng 5/2015, tiền trong các tổ chức tài chính tiền tệ, CTCK, các công ty quỹ, bảo hiểm lên đến gần 13.000 tỷ NDT, trong đó có đến 90% là đến từ ngân hàng.

+ Vốn của ngân hàng đổ vào TTCK duy trì ở mức 4.000 tỷ NDT. Trong giai đoạn kinh tế thế giới gặp khủng hoảng, Trung Quốc đã triển khai gói kích cầu trị giá 4.000 tỷ NDT, mục tiêu rất rộng nhưng thực tế dòng tiền này chủ yếu chảy vào bất động sản, khi thị trường bất động sản có dấu hiệu sụt giảm, dòng tiền này đã chảy vào chứng khoán.  

2-Trên TTCK Trung Quốc đã cho phép áp dụng chứng khoán phái sinh, margin với tỷ lệ lớn, bán khống;

3- Thực tế giai đoạn 2009, TTCK Việt Nam cũng đã có những khủng hoảng khi các CTCK tràn lan cho vay hợp tác đầu tư và chưa có các quy định pháp lý về sản phẩm margin. Hiện nay, các CTCK phải báo cáo số dư cho vay với UBCK định kỳ 2 lần tháng: với những tiến bộ về công nghệ như hiện tại, có thể tăng việc báo cáo này lên để cơ quan quản lý nắm được số liệu một cách sát thực và có chính sách, hoặc cảnh báo can thiệp khi cần thiết. 

4-TTCK Trung Quốc tăng giá quá cao, nhà đầu tư nước ngoài bán ra để hiện thực hóa lợi nhuận và quay vòng vốn với mục đích đầu cơ. Điều này, khiến khủng hoảng càng trầm trọng hơn, kéo theo việc nhà đầu tư nội cùng bán tháo.

5-Chính phủ Trung Quốc đã can thiệp vào thị trường một cách gián tiếp thông qua bơm vốn cho các quỹ ETF của Mỹ và các quỹ này quay ngược trở lại TTCK Trung Quốc mua cổ phiếu hạng A. Đây chính là một lý do khiến chứng khoán Trung Quốc tăng quá nóng. Nay khi nhà đầu tư nước ngoài bán ra, rút vốn, việc bơm vốn của Bắc Kinh không thể tiếp tục kéo dài, thị trường đã chao đảo.

6-Sự thổi phồng quá đáng của giới truyền thông chính thống về lợi ích (!?) của “chơi chứng “;

 7-Việc sử dụng các giải pháp can thiệp vào thị trường một cách phi thị trường, sớm hay muộn cũng sẽ phải trả giá.

CASE STUDY N0.560: NHỮNG MÓN NỢ KHỦNG HẬU M&A: NGÂN HÀNG

NH sau sáp nhập phải gánh những món nợ “khủng” không thể xử lý trong một sớm một chiều.

1-Sáp nhập lợi nhuận giảm 2/3: MDB vào Maritime Bank

Cụ thể, chỉ tiêu lợi nhuận trước trích lập dự phòng năm 2015 là 1.114 tỷ đồng, tăng 13% so với năm trước, nhưng lợi nhuận sau dự phòng khiêm tốn với 165 tỷ đồng, gần như không thay đổi so với năm 2014.

2- Khó xử lý nợ xấu nhanh sau M&A:

Đơn cử như SHB sau khi sáp nhập Habubank giữa năm 2012, đến nay vẫn chưa thể chấm dứt việc xử lý nợ xấu từ Habubank. Cụ thể năm 2012, SHB đã phải dành lợi nhuận để xử lý khoản thua lỗ hơn 1.660 tỷ đồng của Habubank chuyển sang, tiếp nhận khối nợ xấu hơn 5.504 tỷ đồng, chiếm 32% dư nợ vào đầu năm 2012.

CASE STUDY N0.559: Vinaxuki: Ví dụ cho sự thất bại của nền công nghiệp ô tô Việt

Mặc dù đã gây tiếng vang ở giai đoạn trước 2011 với các loại xe tải có sức tiêu thụ mạnh nhưng với kết cục như hiện tại quả là đáng tiếc cho Vinaxuki.

1- Điều này bắt nguồn từ việc Vinaxuki quá đơn độc, họ không chỉ không nhận được sự hỗ trợ từ nhà nước, ngân hàng cũng như các doanh nghiệp trong nước đang hoạt động cùng ngành.

2-Không chỉ có thể, Vinaxuki còn gặp phải cạnh tranh gay gắt đến từ các doanh nghiệp liên doanh có số vốn đầu tư từ nước ngoài lớn. Đứng trước những đối thủ này, Vinaxuki quá yếu thế. Chính vì vậy sự thất bại của Vinaxuki đã được dự đoán từ vài năm về trước.

CASE STUDY N0.558: FDI VS ĐÀO TẠO NGHỀ: SAMSUNG, LG và JABIL

“Chương trình đào tạo tại các trường đại học ở Việt Nam là không phù hợp để làm việc sau khi tốt nghiệp”, ông Phạm Đông Phong, giám đốc nhà máy của nhà máy LG tại Hải Phòng cho biết. “Sau khi học đại học, việc chỉ có kiến ​​thức tổng quát để làm một công việc thực tế là thực sự khó khăn.”

CASE STUDY N0.556: KHI THỊ TRƯỜNG BĐS XÌ HƠI: Bình Dương

PS: HÒA LẠC; MÊ LINH; NHƠN TRẠCH; LONG THÀNH; ETC….

1-Từng một thời là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư, nhưng BĐS Bình Dương giờ đang trong cảnh chợ chiều.

2-Cụ thể, TPM bao gồm 7 phân khu chức năng gồm Khu trung tâm chính trị – hành chính; Khu trung tâm tài chính, ngân hàng, chứng khoán; Khu công viên công nghệ kỹ thuật cao; Khu trung tâm hội nghị, triển lãm quốc tế, trường đại học; Khu phục vụ cộng đồng…

3- Nổi bật và được xem là dự án tạo lực hút mang tính đột phá là Khu đô thị Tokyu Bình Dương với vốn đầu tư 1,2 tỷ USD, do Công ty TNHH Becamex Tokyu, liên doanh giữa Tập đoàn Tokyu Nhật Bản và Tập đoàn Becamex IDC của Việt Nam đầu tư. Ngoài ra, còn phải kể đến hàng loạt dự án khác như Khu công nghệ kỹ thuật cao Mapletree của Singapore; phố Golden Town, dự án Aroma…

3-Khác hẳn với sự rầm rộ đầu tư ban đầu và kỳ vọng “thiên đường” BĐS Bình Dương sẽ tỏa sáng, sinh lời cao cho nhà đầu tư thì chỉ sau vài ba năm trở lại, khi tình hình kinh tế khó khăn thì BĐS Bình Dương lập tức rơi vào cảnh đìu hiu:

+ Tại những mảnh đất “sạch” được quy hoạch khá hoàn chỉnh chỉ còn chờ nhà đầu tư đến triển khai dự án, giờ đây cỏ lau mọc xanh tốt, thỉnh thoảng vẫn có thể bắt gặp cảnh những đàn bò được người dân gần đây chăn thả thong dong.

+Ngay tại khu trung tâm của TPM Bình Dương, từng là điểm đến tập trung của nhiều nhà đầu tư BĐS, chỉ trong vòng bán kính chưa đầy một km, hàng loạt khu đô thị, nhà ở liền kề được xây dựng nhan nhản. Nhưng, điều đáng nói, toàn bộ những dự án này hầu như rất vắng bóng người ở, thay vào đó là những văn phòng, công ty môi giới BĐS thuê để làm nơi giao dịch, đón chờ cơ hội từ những nhà đầu tư mới.

+ Theo một nhân viên kinh doanh của sàn BĐS Kim Oanh cho biết: “Hầu như các dự án nhà liền kề ở đây đều được tuyên bố đã bán hết sạch, tuy nhiên hầu như không ai dọn đến ở. Khi màn đêm buông xuống, rất ít người dám đi qua khu trung tâm hành chính này vì khá vắng vẻ”.

+ Còn chuyên viên tư vấn sàn BĐS MyLand gần đó cho biết thêm, đa số các căn hộ ở đây đều được người mua cho thuê lại hoặc là bỏ không qua nhiều năm liền. Do vậy, cả một dãy phố mới xây dựng nhưng đã bị xuống cấp trầm trọng.

+ Theo quan sát tại khu vực dự án nhà liền kề của Công ty địa ốc Tấc Đất Tất Vàng, dù là một trong những dự án nằm ở vị trí khá đắc địa, vì ngay đối diện khu công viên rộng 120 ha của TPM và Đại học Quốc tế miền Đông, nhưng gần 100 căn nhà liền kề đều không một bóng người, cửa lúc nào cũng đóng kín.

CASE STUDY N0.554: Báo Mỹ: Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ‘sốt’

PS: CẦU CHÚA SẼ PHÙ HỘ ĐỨA CON GÁI 3 TUỔI TỘI NGHIỆP CỦA “THẰNG BỐ” CHÉM BÃO NGUYEN HONG KHANH NÀY! A DI ĐÀ PHẬT!

FYI: TÔI HOÀN TOÀN KHÔNG CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ NỘI DUNG BÀI NÀY VÌ THẤY NÓ TRÊN WEB CỦA THỦ TƯỚNG, NÊN MỚI CẢ GAN POST CHO ACE COI!

1-Quyết định nới room chứng khoán đã và đang là động lực thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam. Những nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước hiện tin vào mục tiêu thu hút vốn đầu tư của một trong những thị trường cận biên nóng nhất thế giới.

Theo tờ The Wall Street Journal, chính phủ Việt Nam vốn kiểm soát chặt dòng vốn đầu tư nước ngoài trong thị trường chứng khoán. Song sửa đổi chưa có tiền lệ, có hiệu lực từ tháng 9 sắp tới, đã và đang dấy lên cơn sốt trong giới đầu tư nhỏ lẻ địa phương sau một thời gian dài chờ đợi.

2-Nguyen Hong Khanh, 39 tuổi, nhân viên văn phòng ở TP.HCM, cho hay thay đổi trên khiến thị trường chứng khoán tăng và anh có thể lãi ròng đến 2/3 lương cả năm của mình, nếu anh quyết định bán cổ phiếu ngay hôm nay.

Song Khanh cho hay sẽ tiếp tục mua vào đến khi 80% thu nhập của anh đến từ thị trường chứng khoán. Anh đang sở hữu số cổ phiếu trị giá một tỉ đồng, tương đương 46.000 USD và dự định dùng tiền này đóng học phí mầm non cho con gái 3 tuổi.

3-Những nhà đầu tư nhỏ lẻ như Khanh đang nắm giữ khoảng 90% khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán. Rất nhiều trong số đó đang tích cực mua vào, cho rằng các nhà đầu tư ngoại và các quỹ đầu tư sắp tới sẽ đổ xô vào thị trường, tìm một miếng bánh tại một trong những thị trường cận biên nóng nhất thế giới.

KL: Nguyen Hong Khanh cho biết: “Đây mới chỉ là khởi điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam. Tôi sẽ khuyên bạn bè và người thân dồn tiền vào thị trường lúc này. Đây là một kênh đầu tư tốt”.

CASE STUDY N0.553: Xuất khẩu hộ: Niềm tự hào khó nuốt

1-Việt Nam hiện có hơn 20 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD trở lên, nhưng nội hàm đều có yếu tố nước ngoài. Mặt hàng nào càng lớn, phần “ngoại lai” trong một đơn vị sản phẩm càng cao.

2-Phép mầu ở xuất khẩu từ Bắc Ninh : 6 tháng đầu năm 2013, Bắc Ninh xuất khẩu 13,7 tỷ USD thì khối FDI đóng góp tới 98,5%, khu vực trong nước chỉ vỏn vẹn có 1,5%, tương đương 200 triệu USD;

3- Năm 2012, trong xuất khẩu của cả nước, tỷ trọng của khối FDI (kể cả dầu thô) là 63% và khối doanh nghiệp trong nước là 37%. 9 tháng đầu năm 2013, các chỉ số tương tự là 66% – 34%.

4-Sự ngoại lai còn di căn vào “nội tạng”: 9 tháng 2013, cả nước quay lại quỹ đạo nhập siêu 124 triệu USD, thì khối doanh nghiệp nội địa nhập siêu tới 9,574 tỷ USD, còn khối FDI vẫn ung dung xuất siêu 9,45 tỷ USD. Chỉ ngất ngây ở con số vĩ mô, lảng tránh tình thế này, chắc mẩn sắp đến ngày cân bằng xuất – nhập chỉ là ảo tưởng. Thặng dư thương mại họ ôm gọn, thâm hụt mậu dịch ta lãnh đủ.

+Bức tranh toàn cảnh XNK  Quý I/2015 vẫn không có gì cải thiện: FDI vẫn chiếm gần 70% kim ngạch XN của cả nước!

+Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm 2015, nhập siêu cả nước đạt 3,75 tỷ USD, tương đương 4,8% kim ngạch xuất khẩu, gần sát mục tiêu 5% cho cả năm nay. Trong đó, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) xuất siêu 6,07 tỷ USD. Khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu 9,83 tỷ USD, tăng 44% (3 tỷ USD) so với mức 6,8 tỷ USD của cùng kỳ năm 2014;

5-Để hiện thực hóa khao khát hóa rồng, các nước kém phát triển buộc phải trải thảm đỏ mời gọi dòng vốn FDI. Thực tế, họ đã vào và họ phương trưởng, còn đóng góp cho ngân sách quốc gia, thu nhập của địa phương thì chẳng đáng là bao, bởi không ít doanh nghiệp có vốn “ngoại” sau hàng chục năm “kiếm ăn” ở xứ ta, vẫn kêu than rằng đang… lỗ.

Nhưng, qua 1/4 thế kỷ “đón rước” FDI, được thua đã rõ. Lẽ nào chúng ta cứ bằng lòng mãi với việc cho nước ngoài thuê mặt bằng + thuê lao động rẻ mạt để họ làm giàu, còn ta thì hứng rác thải và khi ra khỏi dây chuyền lắp ráp,gia công thì chất lượng đội ngũ kỹ sư,công nhân bản xứ có tự sản xuất được cái ốc-vít cung cấp lại cho Samsung, Nokia, Fijitsu, etc…??