TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.579: Người Việt Nam tiết kiệm nhất: Chuyện đáng mừng hay đáng lo?

PS: ”TIẾT KIỆM” CÓ NGHĨA LÀ (DIỄN NÔM): 1-BỚT CHI TIÊU VÀO NHỮNG KHOẢN LẼ RA PHẢI CHI ;OR 2-LẼ RA CÓ THỂ CHI NHƯNG ĐỂ “LẠI/SAVE” PHÒNG RỦI RO; OR 3-THAY VÌ CHI THÌ CHUYỂN THÀNH “ĐẦU TƯ VÀO SX-KD”?

1-Băn khoăn của ông Bình được lý giải rằng người dân Việt Nam cũng như người dân Nga, khi họ hiểu được thực sự khó khăn của đất nước, tình trạng nợ công, bội chi ngân sách và tình trạng tham nhũng, tham ô… Một khi tất cả đều được công khai, minh bạch, và khi họ đã nhận thức được tính nghiêm trọng của nó tới nền kinh tế, tới toàn xã hội, họ sẽ sẵn sàng tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu, chia sẻ khó khăn cùng nhà nước.

2-Tuy nhiên, hiện nay nợ công có tới 5-7 con số, mỗi lần công bố là một con số khác nhau.

3-Tình trạng lãng phí, tham nhũng ngày càng nghiêm trọng:

+ Chỉ một trưởng phòng đã tham nhũng tới gần 20 triệu USD;

+ Dự án xây dựng đội vốn tới gần 200%.

+Trong khi, địa phương, trung ương còn nhiều “sáng tạo” biên chế, chỉ với một phường đã có tới 475 biên chế. + Mỗi năm, ngân sách cũng đã phải chi tới cả 2,5 tỷ USD để trả tiền lương.

4-Với một nền kinh tế đang phát triển, mà mỗi người dân đang phải gánh tới 979,77 USD tiền nợ công của chính phủ (tương đương gần 20 triệu VNĐ).

Họ cũng đang được “vinh danh” là đứng đầu trong khu vực phải cõng các loại thuế, phí bên cạnh danh sách dài các ông lớn trốn, nợ thuế thì phải nói rằng đây là sự lựa chọn nằm trong tình thế ít được lựa chọn nhất và bối cảnh buộc họ phải tiết kiệm. Tiết kiệm để đảm bảo nhu cầu tối thiểu của cuộc sống chứ không thể nói là họ sẵn sàng tiết kiệm.

5-Dễ thấy, suốt 20 năm Việt Nam mở cửa, hội nhập nhưng tới nay :

+năng suất lao động vẫn vào loại thấp nhất khu vực Đông Á;

+ hiệu quả đầu tư kém,

+ nợ nần nhiều mà chưa biết trả nợ thế nào;

+trong khi nền kinh tế không phát triển, lao động vẫn chủ yếu đi làm thuê;

+ thu nhập đầu người còn quá thấp…

đây chính là nguyên nhân buộc những người dân phải thắt lượng buộc bụng.

6-Ông cho rằng, tất cả là xuất phát từ sự sụt giảm lòng tin của người dân với nền kinh tế, giữa con người với con người và giữa người dân với xã hội.

7- Nguyên nhân bắt nguồn đều từ lợi ích nhóm – nhóm lợi ích. Khi đồng tiền cộng với quyền lực sẽ tạo lên một sức mạnh khủng khiếp, nó có thể đưa một đất nước từ nghèo đói trở lên giàu có, phát triển; đưa người dân từ thiếu thốn, khó khăn trở lên giàu có, sung sướng. Nhưng nó chỉ xảy ra khi điều đó hướng tới một mục đích chung, quyền lợi chung chứ không vì quyền lợi của một cá nhân, hay một nhóm người.

8-Vị chuyên gia cho rằng, chính những lý do trên đã gây ra là sự suy đồi về văn hóa, đạo đức xã hội; phân hóa giàu – nghèo sẽ ngày càng lớn, tạo ra bất bình đẳng và mâu thuẫn xã hội; ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền tảng xã hội.

CASE STUDY N0.578: Bi kịch của một mô hình phát triển: Venezuela giai đoạn cuối

1-Một số nhà phân tích đã cảnh báo gần đây rằng nguy cơ sụp đổ của nền kinh tế siêu lạm phát của Venezuela đã đạt đến giai đoạn cuối cùng của nó:

+Với lạm phát đã tăng lên ít nhất là 65%;

+ Tỷ lệ tội phạm ở vị trí số hai trên thế giới ;

+ Một thị trường chợ đen khổng lồ;

+Tình trạng thiếu lương thực toàn diện và mãn tính, và có lẽ quan trọng hơn,

+Venezuela cho chúng ta thấy đây là sự kết thúc của bất kỳ hệ thống tiền tệ nào không có thực lực đảm bảo, theo trang web Zero Hedge.

2- Từng là một nước giàu nhất ở Mỹ Latin, Venezuela hiện giờ chỉ có các kệ hàng trống rỗng, một tỷ giá hối đoái do nhà nước kiểm soát nhưng lại tạo ra một thị trường chợ đen rộng lớn. Nền kinh tế do nhà nước kiểm soát nhưng hầu hết các mặt hàng tiêu dùng cơ bản – gồm cả giấy vệ sinh – thì mất tăm mất tích.

Ngự trị trên tất cả phiền não này là các loại tội phạm hình sự tràn lan đáng lo ngại.

Tác giả: Andrei PopescuET Romania | Dịch giả: Kim Xuân

CASE STUDY N0.576: Singapore: THÀNH CÔNG vs THÁCH THỨC: đặt cược hàng tỷ USD vào ‘Quốc gia thông minh’

1-Các nỗ lực gần đây của Singapore tập trung vào thu hút vốn đã mang lại kết quả trái ngược:

+ Quốc gia này đã trở thành trung tâm quản lý tài sản trong khu vực.

+ Việc mở 2 casino sau 4 thập kỷ bị cấm cũng khiến tăng trưởng lên kỷ lục năm 2010. Trong khi đó, doanh thu casino đang sụt giảm do hoạt động chống tham nhũng tại Trung Quốc.

2-Tuy nhiên, số người nước ngoài đổ về đây đang biến Singapore thành một trong những nước phát triển có khoảng cách thu nhập lớn nhất thế giới.

3-Singapore hiện vẫn có hơn 45% lao động làm các công việc không cần chuyên môn như lau dọn và lắp ráp.

4-Các cột trụ tăng trưởng truyền thống của nước này cũng đang lung lay:

+ Xuất khẩu đồ điện tử giảm liên tiếp vài năm gần đây;

+Năng suất lao động cũng đi xuống quý thứ 4 liên tiếp trong 3 tháng đầu năm.

+ Và quý II, Singapore cũng tăng trưởng chậm nhất từ 3 năm;

CASE STUDY N0.575: Tiền gửi vào ngân hàng ở mức thấp nhất kể từ năm 2012

PS: GIẢM GỬI NH CÓ NGHĨA LÀ “TĂNG ĐẦU TƯ VÀO SX-KD”??? SIÊU …KHOA HỌC!?

Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia cho biết, kết quả cuộc khảo sát của cơ quan này cho thấy 51% số người được khảo sát có tiền gửi tại các TCTD giảm khoảng 11%  so với kết quả khảo sát trước đó vào quý III/2014 (63%) và ở mức thấp nhất kể từ năm 2012.

Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia cho biết, kết quả cuộc khảo sát của cơ quan này cho thấy 51% số người được khảo sát có tiền gửi tại các TCTD, giảm khoảng 11% so với kết quả khảo sát trước đó vào quý III/2014 (63%) và ở mức thấp nhất kể từ năm 2012.

KL: Điều này cũng tương xứng với thông tin các hội gia đình tăng đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

CASE STUDY N0.574: 81% không hài lòng nền kinh tế là đáng báo động?

Cứ 10 người thì chỉ có 2 người hài lòng với nền kinh tế hiện nay. Trong khi đó, có đến 81% người dân, cán bộ không hài lòng.

Kết quả khảo sát “Cảm nhận của người dân về Nhà nước và thị trường VN” năm 2014 do Phòng Thương mại – công nghiệp VN (VCCI) và Ngân hàng Thế giới công bố mới đây cho thấy chỉ có 19% người trả lời hài lòng với tình hình hiện tại của nền kinh tế.

Khảo sát được thực hiện trên 2.300 doanh nghiệp thuộc khu vực dân doanh, FDI… và hơn 4.000 cá nhân (gồm cán bộ các cơ quan nhà nước trung ương, cơ quan Quốc hội, cơ quan Đảng ở trung ương và địa phương, cán bộ nghỉ hưu, nhà báo, người nghỉ hưu, người thất nghiệp…). Có tổng cộng 1.643 phiếu trả lời.

CASE STUDY N0.573: Nielsen: Người Việt tiết kiệm nhất thế giới

Vẫn thuộc nhóm tiết kiệm nhất thế giới, song từ quý I/2015, người Việt đã bắt đầu tăng chi tiêu trở lại theo khảo sát mới công bố của hãng Nielsen.

Người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á tiếp tục là những người thích tiết kiệm tiền nhất thế giới, với gần hai phần ba để dành tiền nhàn rỗi vào vào tài khoản tiết kiệm, so với mức bình quân 48% trên toàn cầu. Điều này trái ngược với khu vực Mỹ Latin, nơi người dân chủ yếu dùng tiền để chi trả các khoản nợ.

CASE STUDY N0.572: Cảng biển Cà Mau 2,5 tỉ USD: Liệu có khả thi?

Việc thêm một cảng lớn như Hòn Khoai chắc chắn sẽ tạo thêm áp lực cạnh tranh khốc liệt lên hệ thống cảng biển phía Nam.

Trong mấy ngày qua, ngành công nghiệp cảng biển Việt Nam lại nóng với thông tin Chính phủ chấp thuận chủ trương xây dựng dự án cảng biển trị giá lên đến 2,5 tỉ USD ở Cà Mau. Dự án này được bổ sung vào quy hoạch nhóm cảng biển đồng bằng sông Cửu Long có thể đón nhận các tàu có tải trọng lớn nhất thế giới.

Một số thông tin ban đầu cho thấy  cảng này sẽ là cảng nước sâu, được xây dựng tại đảo Hòn Khoai, có độ nước sâu khoảng 15 m. Vị trí của cảng cách bờ biển khoảng 17 km và cách Khu Kinh tế Năm Căn 42 km. Cảng được xây dựng theo hướng tổng hợp, đáp ứng được các loại tàu biển có trọng lượng lên tới hàng chục đến hàng trăm ngàn tấn DWT.

Chủ đầu tư của cảng biển tỉ đô này là Công ty Xây dựng – Thương mại – Du lịch Công Lý tại tỉnh Cà Mau. Trong tổng vốn đầu tư dự kiến, 15% sẽ do doanh nghiệp chịu, 85% vốn sẽ vay từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ; thời gian thực hiện từ năm 2016-2020.

Một trong những lý do được chủ đầu tư nêu lên trong kế hoạch xây dựng cảng biển là hưởng lợi từ việc Thái Lan đang có kế hoạch xây dựng kênh đào Kra Isthmus ở miền Nam nước này. Kênh đào sẽ rút ngắn đáng kể hải trình giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương so với tuyến đường hiện tại đi qua eo biển Malacca. Cảng Hòn Khoai do nằm trên tuyến hàng hải mới nên sẽ hưởng lợi lớn.

 “Dự án Cảng Hòn Khoai được đầu tư sẽ hình thành một mắt xích trong chuỗi phân phối toàn cầu, kết nối hệ thống cảng biển và trung tâm kinh tế trong khu vực như Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Thái Lan”, ông Tô Hoài Dân, Tổng Giám đốc Công ty Công Lý, nói.