TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.536:Trong 16 tháng, nguyên chủ tịch Ngân hàng Xây dựng rút 18 ngàn tỷ sử dụng cá nhân

1-Theo đó ông Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Xây dựng, nguyên Tổng giám đốc tập đoàn Thiên Thanh, “đã chỉ đạo cấp dưới rút 18.414 tỉ đồng của ngân hàng để sử dụng cá nhân”.

Đây là lần đầu tiên kể từ khi xảy ra vụ án ở Ngân hàng Xây dựng, số tiền vi phạm lớn như vậy được công khai để dư luận biết. Số tiền đó gấp hơn sáu lần vốn điều lệ của ngân hàng này. Ông Danh và nhóm cổ đông mới bắt đầu tiếp quản Ngân hàng TMCP Đại Tín (tên cũ của Ngân hàng Xây dựng) từ tháng 2-2013 và chỉ chưa đầy 16 tháng sau, ông Danh đã kịp rút ra số tiền trên để sử dụng cá nhân.

2-Cũng từ tháng 2-2013 một tổ giám sát với sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý, trong đó chủ yếu là từ bộ phận thanh tra, giám sát ngân hàng, được đặt ở Ngân hàng Xây dựng. Mọi hoạt động của ngân hàng này từ thu hồi nợ, cho vay, các khoản tiền chuyển ra, chuyển vào (kể cả huy động và chi trả cho người gửi tiền) đều phải thông qua tổ giám sát. Làm sao số tiền lớn trên lại có thể qua mặt tổ giám sát để cho ông Danh sử dụng cá nhân là điều không thể lý giải nổi.

3- Một con số khác cũng đang thu hút sự chú ý của dư luận đó là lỗ lũy kế đến đầu tháng 4-2015 của GP Bank, theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2014 được gửi cho cổ đông tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường lần ba của chính ngân hàng ngày 2-7-2015 vừa qua, lên đến 12.280 tỉ đồng; tỷ lệ nợ xấu 45,4%.

Lần đầu tiên dư luận chính thức được biết một cách công khai rằng một ngân hàng lỗ hơn 4 lần vốn điều lệ và cứ 2 đồng cho vay ra thì có gần 1 đồng nợ xấu. Để tiến tới thực trạng này, GP Bank đã lỗ không phải trong một năm, nợ xấu cũng không phải diễn ra trong một ngày. Lỗ lũy kế và nợ xấu đã tích tụ một thời gian dài. Về nguyên tắc, khi một ngân hàng lỗ đến một tỷ lệ nào đó so với vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, thí dụ 50%, nó đã bị cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng “thổi còi”. Đằng này GP Bank không những lỗ hết vốn liếng tự có, mà còn lỗ thâm vào tiền huy động.

CASE STUDY NO.535: Trung Quốc: Nguy cơ nằm ở núi nợ của doanh nghiệp

Bằng những biện pháp can thiệp mạnh mẽ chưa từng có, Trung Quốc có thể đã tránh được một vụ sụp đổ thị trường chứng khoán nhưng mối đe dọa lớn nhất là khối nợ khổng lồ và ngày càng phình ra mà các doanh nghiệp nước này đang phải cáng đáng; nếu không xử lý được sẽ gây bất ổn toàn cầu trong tương lai rất gần.
 

Nhận định của Standard & Poor’s được củng cố bởi một báo cáo công bố hôm nay 21-7 của tập đoàn tái bảo hiểm lớn thứ hai thế giới Swiss Reinsurance Company, theo đó rủi ro lớn nhất của Trung Quốc là “tình trạng nợ doanh nghiệp rất nghiêm trọng có thể buộc nền kinh tế phải “hạ cánh cứng” (hard landing) trong vòng hai năm nữa”. Clarence Wong, nhà kinh tế trưởng về châu Á của Swiss Re cho biết:”Trong hai năm tới có rất nhiều công ty Trung Quốc phải thanh toán nợ, trong khi Bắc Kinh rất muốn gia hạn nợ cho họ để tránh phá sản, kết quả là núi nợ sẽ ngày càng cao thêm”.

Một cuộc “hạ cánh cứng” của kinh tế Trung Quốc dưới sức ép của nợ doanh nghiệp sẽ là mối đe dọa hàng đầu đối với thị trường tài chính toàn cầu trong hai năm tới; Swiss Re nhận định, theo báo The South China Morning Post.

CASE STUDY NO.534: TP.HCM đã bơm 145.000 tỷ đồng để cứu nguy 6.300 doanh nghiệp

PS: ”BƠM”: TỨC CHO VAY GẦN 8 TỶ USD? CÓ CỨU ĐƯỢC KHỎI PHÁ SẢN? KHẢ NĂNG THU HỒI NỢ?

1-Trong vòng 3 năm qua (2012-2014), các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM đã bơm 145.000 tỷ đồng vốn ưu đãi, cứu nguy gần 6.300 doanh nghiệp thoát khỏi bờ vực phá sản.

2-Trong năm 2015, các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM cam kết giải ngân 127.733 tỷ đồng cho các doanh nghiệp. 06 tháng đầu năm 2015 đã đạt 77.607 tỷ đồng, tăng hơn 10.098 tỷ đồng so với giai đoạn giải ngân năm 2012-2014 là 67.509 tỷ đồng.

CASE STUDY NO.533: Quả bom nổ chậm

PS: READ CHINA,THINK….!

1-Kết quả khảo sát của Thomson Reuters dựa trên nghiên cứu số liệu 1.400 công ty cho thấy, nợ doanh nghiệp của Trung Quốc lên tới 16.100 tỉ đô la Mỹ, gấp hai lần so với Hoa Kỳ, chiếm 160% GDP. Tình hình nợ đang trở nên xấu đi nhanh chóng trong vòng năm năm qua. Cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s ước tính, núi nợ này có thể tăng 77%, lên 28.800 tỉ đô la trong vòng năm năm tới.

2-Các khoản nợ gia tăng đã bào mòn lợi nhuận của các công ty. Nghiên cứu của Thomson Reuters cho thấy trong năm 2010, nợ của các công ty sản xuất vật liệu cao gấp 2,8 lần lợi nhuận của họ. Vào cuối năm 2014, con số này là 5,3 lần. Đối với các công ty năng lượng, tỷ lệ nợ trên lợi nhuận đã tăng từ 1,1 lên 4,4 lần. Đối với ngành công nghiệp, con số này tăng từ 2,5 lên 4,2 lần.

3-Nhưng đó chưa phải là vấn đề duy nhất.

-Việc cấp tín dụng cho các công ty hoạt động hiệu quả, ở những khu vực mà nó có tác động lớn nhất đến nền kinh tế, sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu để cho các công ty hoạt động không hiệu quả tự phá sản. Khi đó, thị trường có thể đánh giá nợ một cách hiệu quả.

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc một mặt cho rằng, họ muốn cơ chế thị trường đóng vai trò lớn hơn trong việc đánh giá tín dụng, nhưng thực tế, họ lại cản trở điều này, bằng cách giải cứu các công ty gặp khó khăn.

-Chính quyền Trung Quốc đang phải tiến hành hàng loạt biện pháp chưa từng có để cứu vãn sự tụt dốc của thị trường chứng khoán, có giá trị vốn hóa 8.000 tỉ đô la. Nhưng, theo các chuyên gia, nếu so sánh tình huống này với việc giải quyết nợ của công ty thì chỉ như “trò chơi trẻ con”.

“Quản lý thị trường nợ nguy hiểm hơn thị trường chứng khoán bởi quy mô của thị trường nợ lớn hơn”, David Cui, nhà phân tích của BofA Merrill Lynch, nói.

CASE STUDY N0.532: Tham vọng nghìn tỷ của Eximbank

PS: CỨ TƯỞNG CHỈ CÓ LĨNH VỰC BĐS MỚI CÓ CÁC “ĐẠI CHÉM GIÓ” AI NGỜ BÊN NGÂN HÀNG CÒN CHÉM…SÓNG THẦN LUÔN!?

Đặc biệt, Eximbank đã “mạnh dạn” đề ra và thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế 1.000 tỷ đồng, bằng 1.450% kết quả thực hiện trong 2014 (69 tỷ đồng).

CASE STUDY N0.531: HQC và Hoàng Quân Mê Kông còn nợ gần 31tỷ đồng tiền thuế

PS: tăng vọt lần lượt 444% và 923% so với cùng kỳ năm 2014: EM DỐT SỐ HỌC! BÁC NÀO TINH….VI THÌ TÍNH DÙM XEM NĂM 2014 HQC CÓ LÃI RÒNG LÀ HOW MUCH VNĐ NHÉ?!

1-Theo danh sách các doanh nghiệp còn nợ đọng thuế mà Bộ Tài Chính công bố mới đây, CTCP Thương mại dịch vụ địa ốc Hoàng Quân (mã HQC – HOSE) cùng với đơn vị liên kết là CTCP Thương mại dịch vụ Hoàng Quân Mê Kông còn nợ tổng cộng 30,816 tỷ đồng tiền thuế

Trong đó, HQC nợ 8,334 tỷ đồng, còn Hoàng Quân Mê Kông nợ 22,482 tỷ đồng. Thời gian ghi nhận nợ tính đến 30/6/2015.

Theo Bộ Tài chính, đây đều là các doanh nghiệp cố số nợ thuế lớn và đã nợ quá 121 ngày, cơ quan thuế đã dùng nhiều biện pháp đôn đốc, nhắc nhở, phạt vi phạm hành chính, chậm nộp nhưng vẫn chưa thực hiện.

2-Được biết, HQC báo lãi ròng 20,5 tỷ đồng trong quý II/2015, nâng mức lãi ròng lũy kế 6 tháng đầu năm lên hơn 51 tỷ đồng, tăng vọt lần lượt 444% và 923% so với cùng kỳ năm 2014.

CASE STUDY N0.530: Thách thức nào đợi HAGL Agrico?

1-Nguồn thu chính của HNG đến từ cao su, dầu cọ, mía đường, chăn nuôi bò thịt và bò sữa. ĐẦU RA :Thị trường hàng hoá biến động khó lường:

2-Tuy vậy, cũng giống công ty mẹ, HNG có nợ vay lớn.

-Các dự án của HNG sử dụng vay nợ lên tới 50% cơ cấu nguồn vốn, do vậy, công ty chịu rủi ro lãi suất lớn. Trong khi đó, giai đoạn kiến thiết ban đầu thường kéo dài từ 3-5 năm trước khi dự án có thể thu về dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.

-Nếu năm 2012, nợ vay của công ty mới là gần 4.536 tỷ đồng thì sang năm 2013 do đẩy mạnh đầu tư, nợ vay đã tăng lên gần 5469 tỷ đồng.Sang năm 2014, HNG vẫn tăng cường hoạt động đi vay, trong đó đặc biệt chú trọng vào vay ngắn hạn.

 +Tại thời điểm 31/12/2014, tổng nợ tại HNG đạt hơn 10.270 tỷ đồng.

+ Thì tính đến ngày 31/3/2015, con số này là gần 11.215 tỷ đồng, chiếm 61,5% tổng tài sản;

+Cchỉ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu 160%, thấp hơn chỉ số này của HAG (170%).

+Tổng dư nợ vay ngắn và dài hạn lên đến 8.116,8 tỷ đồng, gần gấp đôi số nợ vay vào cuối năm 2012, chiếm 72,4% tổng nợ phải trả (trong khi HAG là 80%).