TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.493: Trung Quốc đang khốn đốn với nợ công

Đem tiền ra đầu tư ở bên ngoài để tranh giành ảnh hưởng trong khi trong nhà đang tràn ngập bởi nợ nần, đó có vẻ như không phải là cách làm sáng suốt. Vì thế, cũng chẳng lấy gì làm lạ khi chương trình giảm nợ của Trung Quốc chẳng khác nào muối bỏ bể. Có thể nói Trung Quốc đang khốn đốn với nợ công.

CASE STUDY N0.492: Đừng bất ngờ nếu nền kinh tế Trung Quốc rơi vào khủng hoảng

PS: BÀI NÀY ĐÃ CÓ CÁCH ĐÂY MẤY THÁNG TRÊN WWW.4CADVISORS .COM.VN, NAY POST LẠI ĐỂ THẤY GIÁ TRỊ CỦA …4C/FORESEE! HIHI…

1-Bản báo cáo của McKinsey đã chỉ ra rằng, Trung Quốc đã chính thức vượt qua Mỹ để trở thành nước có tổng số nợ quốc gia lớn nhất. Theo đó, tổng số nợ của Trung Quốc ở thời điểm hiện tại đang đạt mức 282% GDP so với 269% GDP của Mỹ hay 258% GDP của Đức. Tổng số nợ của Trung Quốc ước tính đạt khoảng gần 30 ngàn tỷ USD là tổng cộng của mức nợ công chính phủ, nợ của các địa phương Trung Quốc và nợ của các doanh nghiệp nước này. 

2-Bản báo cáo này cũng chỉ ra rằng, nếu như Trung Quốc để chỉ số tăng trưởng nợ nần tiếp tục tăng trưởng như thời gian vừa qua thì tổng mức nợ quốc gia của nước này có thể đạt đến mức 400% GDP vào năm 2018 – một mức nợ khổng lồ gần như chắc chắn sẽ nhấn chìm Trung Quốc vào một cuộc khủng hoảng trước năm 2020.

CASE STUDY N0.491: Chứng khoán Trung Quốc và câu chuyện rủi ro đạo đức

PS: ”LU” CHỨ KHÔNG PHẢI “LY” ĐÂU NHÉ! (VÌ LY ĐÃ ĐỔI TÊN THÀNH “ẨN SỸ ĐẠI NGU” VÀ LÊN QUỶ CỐC TỬ THỜ “ 4 WISE MONKEYS “ TỪ LÂU, NÊN RẤT …. Đại Ngu (大虞) !HIHI…)

Lu Tao không thể ngủ được. Cậu gặp phải quá nhiều cơn hoảng loạn trong đêm và cũng quá sợ hãi để giải thích cho bố mẹ điều gì đã xảy ra.

1-Cậu sinh viên 23 tuổi đang ở Hàng Châu – thành phố cảng nằm ở miền Đông Trung Quốc – và đang gặp phải rắc rối trên thị trường chứng khoán. Cậu đã vay 200.000 nhân dân tệ (tương đương 32.215 USD) từ bố mẹ, đổ số tiền này vào cổ phiếu mà không được bố mẹ cho phép và bây giờ đang bị mắc kẹt trong đợt bán tháo lớn nhất trong 2 thập kỷ.

Ban đầu Lu đã tính tới chuyện thoát khỏi thị trường và chịu lỗ. Tuy nhiên, vì giờ đây Chính phủ Trung Quốc đã tung ra hàng loạt biện pháp giải cứu thị trường, cậu quyết định trải qua những đêm không ngủ, giấu bố mẹ chuyện này và tiếp tục đầu tư.

“Tôi sẽ không tháo chạy vì tin rằng các chính sách của Chính phủ sẽ bảo vệ khoản tiền đầu tư của mình”, Lu nói.

2-Niềm tin của Lu thể hiện nguy cơ rủi ro đạo đức đang lớn dần trên thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới cũng như hiệu ứng phụ của những nỗ lực cứu thị trường của Chính phủ Trung Quốc trong suốt thời gian qua. Dù các biện pháp hỗ trợ đã giúp chỉ số Shanghai Composite tăng 13% trong 3 phiên vừa qua, rủi ro là có vẻ như nhiều nhà đầu tư đang coi thị trường chỉ có 1 chiều. Và, đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến bong bóng – điều mà Chính phủ đang cố gắng kiểm soát.

3-Rủi ro đạo đức là vấn đề rất đáng chú ý ở Trung Quốc. Theo Francis Cheung, chiến lược gia đến từ công ty tư vấn CLSA, Chính phủ đã can thiệp vào thị trường đúng thời điểm giá trị của các cổ phiếu vẫn ở mức cao: Ở mức 60 lần, hệ số P/E của các sàn ở đại lục vẫn cao hơn bất kỳ thị trường nào trong số 10 TTCK lớn nhất thế giới. Khi TTCK Trung Quốc ở trong tình trạng bong bóng năm 2007, hệ số P/E ở mức 68 lần.

“Chính phủ đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan”, Cheung nhận định. Trước đây Chính phủ đã có nhiều tác động khiến thị trường tăng điểm. Giờ đây thị trường đã sụp đổ và có những nhà đầu tư kỳ vọng rằng Chính phủ sẽ cứu họ.

CASE STUDY N0.489: Sacombank – Southern Bank: Mối lo hậu sáp nhập

Các cổ đông của Sacombank và Southern Bank đều thống nhất thông qua đề án sáp nhập. Như vậy thương vụ sáp nhập đình đám này được coi như là đã đến hồi kết, chỉ chờ văn bản chấp thuận cuối cùng của cơ quan quản lý để hoàn tất vào khoảng quý III này. Thị trường tài chính đang chờ đón một NHTMCP mới sau sáp nhập có vốn hóa lớn tương đương nhân hàng (NH) quốc doanh, cùng với đó là những kỳ vọng về một tương lai mới. Tuy nhiên, giới chuyên gia tài chính cho rằng vẫn còn đó những lo ngại cho “ông lớn”