TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.500: Trung Quốc: Cho vay trực tuyến sẽ “tiếp bước” chứng khoán?

PS: BIẾN CÁI CÓ THỂ THÀNH….IMPOSSIBLE?

Chỉ số Shanghai Composite index đã tăng đến 150% kể từ tháng 7 năm ngoái, đạt đến đỉnh điểm vào 12/6, trước khi rơi vào khủng hoảng và bốc hơi đến 29% giá trị thị trường. Sự chao đảo đã này đã giúp những công ty cho vay trực tuyến (P2P) có “cơ hội vàng” lôi kéo khoảng 90 triệu nhà đầu tư (NĐT) đang hoang mang tìm cách tháo chạy khỏi chứng khoán.

Renrendai.com – một công ty tài chính hàng đầu thị trường đã gửi tin nhắn quảng cáo, kêu gọi khách hàng đầu tư vào lĩnh vực cho vay trực tuyến như là một nơi “trú ẩn an toàn” sau biến động của thị trường chứng khoán.

CASE STUDY N0.499: Trung Quốc có thể đánh bại giảm phát không?

1-Trong thời điểm nền kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại

2-nợ doanh nghiệp lên đến mức khổng lồ,

3- một vòng xoáy giảm phát sẽ là ác mộng tồi tệ nhất của Trung Quốc.

4- Chỉ số giá sản xuất (PPI) đã ở mức âm trong 39 tháng liên tục kể từ tháng 2/2012. Mức tăng trưởng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đang dần sụt giảm từ 6,5% vào tháng 7/2011 xuống còn 1,2% vào tháng 5 này. Nếu các kinh nghiệm quá khứ là chỉ dấu cho tương lai, thì chỉ số CPI sẽ ở mức âm trong tương lai gần.

5- Và nguy cơ điều này sẽ xảy ra ngày càng gia tăng.

CASE STUDY N0.498: Chứng khoán Trung Quốc lao dốc và ảnh hưởng đến VN

1-Ảnh hưởng gián tiếp đầu tiên là qua kênh thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam. Khi chứng khoán Trung Quốc tụt dốc thì giá trị tài sản của nhiều nhà đầu tư nắm giữ chứng khoán Trung Quốc bốc hơi mạnh, sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tổng cầu của nước này. Mức độ tiêu dùng, mua sắm, đầu tư vào bất động sản, mở rộng đầu tư vào các ngành và lĩnh vực kinh tế của Trung Quốc sẽ sụt giảm khi lượng tài sản khả dụng của đa phần nhà đầu tư trở nên teo tóp. Tổng cầu của Trung Quốc suy giảm sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường nước này. Những ngành xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam vào Trung Quốc như nông nghiệp, thủy hải sản, khoáng sản và các loại nguyên liệu khác sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên.

2-Ngược lại, với tổng cầu suy yếu trong khi năng lực sản xuất đã và đang tiếp tục dư thừa thì Trung Quốc một mặt sẽ tìm mọi cách bảo hộ thị trường nội địa trước hàng nhập khẩu, mặt khác sẽ nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu của họ sang các nước khác bằng nhiều biện pháp và thủ thuật, và Việt Nam có thể sẽ là một trong số những nạn nhân đầu tiên.

3-Chưa hết, tổng cầu suy yếu, tăng trưởng kinh tế giảm sút sẽ dẫn đến áp lực giảm giá đồng bản tệ của Trung Quốc (chủ yếu so với đô la Mỹ). Khi nhân dân tệ giảm giá so với đô la Mỹ, nếu Việt Nam vẫn “cương quyết” với chính sách neo tỷ giá tiền đồng Việt Nam vào đô la Mỹ như hiện nay thì hậu quả lên thương mại và nhập siêu của Việt Nam sẽ càng nghiêm trọng hơn, vì Trung Quốc là nước xuất siêu lớn nhất vào Việt Nam.

4-Ảnh hưởng gián tiếp thứ hai sẽ là lên… chứng khoán Việt Nam. Như đã phân tích ở trên, một số ngành xuất khẩu của Việt Nam có thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc sẽ bị tác động tiêu cực. Tính hấp dẫn và khả năng sinh lời của những cổ phiếu của các doanh nghiệp trong các ngành này vì thế sẽ bị suy giảm tương ứng với tình trạng sụt giảm doanh thu và lợi nhuận của chúng. Kỳ vọng hiển nhiên sẽ là giá cổ phiếu của nhóm doanh nghiệp này sẽ đi xuống sau đó. Ngược lại, cổ phiếu của các doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối, kể cả những doanh nghiệp có nguyên phụ liệu đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ có cơ hội khởi sắc hơn.

5-Ảnh hưởng gián tiếp thứ ba sẽ rộng hơn nhưng khó lượng hóa hơn. Suy giảm tăng trưởng hay những biến động kinh tế lớn của Trung Quốc luôn là nỗi quan ngại sâu sắc mang tính toàn cầu, đơn giản vì quy mô khổng lồ của nền kinh tế nước này – đứng thứ hai thế giới. Viễn cảnh tiếp theo sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ là áp lực giảm phát mạnh hơn trên phạm vi toàn cầu. Trong bối cảnh khủng hoảng nợ công Hy Lạp đe dọa tính ổn định của châu Âu, và phục hồi chưa chắc chắn của kinh tế Mỹ và Nhật, sự lao đao của Trung Quốc, vốn từng là phao cứu sinh cho nền kinh tế khu vực và toàn cầu, sẽ làm xấu thêm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay và năm tới. Và khi tăng trưởng thế giới bị giảm sút thì Việt Nam cũng không thể đứng an toàn ngoài cuộc vì các ảnh hưởng tiêu cực sẽ xảy đến thông qua các kênh thương mại và đầu tư nước ngoài như đã từng chứng kiến mấy năm trước.

CA SE STUDY NO.497: Tuấn Lộc và Yên Khánh: Đại gia mới nổi lĩnh vực hạ tầng giao thông

-Tuấn Lộc và Yên Khánh đều là những công ty xây dựng kết cấu hạ tầng được thành lập năm 2005. Đến nay quy mô 2 công ty này khá lớn, trong đó Tuấn Lộc có vốn điều lệ 1600 tỷ, nhân sự khoảng 1200 người và Yên Khánh có vốn điều lệ 1000 tỷ. Cả hai Công ty đều do doanh nhân thế hệ 8X sở hữu phần lớn cổ phần.

-Cả hai đều đang âm thầm mở rộng kinh doanh bằng việc mua lại phần vốn nhà nước để chi phối các công ty đầu ngành như Cienco 1, Cienco 4

Có thể nói CTCP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc đang là một “ngôi sao mới” của ngành xây dựng Việt Nam với hàng loạt các dự án và kế hoạch thâu tóm nhiều tên tuổi lớn trong ngành xây dựng như: Cienco, TCT xây dựng số 1…

Mới đây nhất, trong kế hoạch IPO Tổng công ty xây dựng số 1 (CC1) được Bộ Xây Dựng gửi trình lên Thủ tướng Chính Phủ có đề cập đến việc tham gia của đại gia Tuấn Lộc.

Cụ thể, Bộ Xây dựng đang có kế hoạch IPO CC1.Vốn nhà nước tại CC1 hiện là 763,5 tỷ đồng. Sau khi IPO, dự kiến vốn điều lệ của CC1 sẽ tăng lên 1.100 tỷ đồng.

Theo đó, CC1 phát hành lần đầu dự kiến là 110 triệu cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng/1cp. Trong đó, Nhà nước nắm giữ: 44 triệu cổ phần, chiếm 40% vốn điều lệ.

Nhằm đón đầu khi IPO, Đầu tư Tuấn Lộc đã đăng kí là nhà đầu tư chiến lược với CC1. Cụ thể, Tuấn Lộc đã cam kết mua là 48,1 triệu cổ phần, tương ứng với 38% vốn điều lệ.

CASE STUDY NO.496: Đầu tư Tuấn Lộc bất ngờ bán gần hết cổ phiếu CII

PS: TTCK THÀNH CÁI….CHỢ À??

Đáng chú ý, Đầu tư Tuấn Lộc là cổ đông lớn thứ 2 của CII nhưng việc đăng ký thoái vốn lại không được công bố thông tin chính thức trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM

Từ việc sở hữu hơn 12,5% vốn điều lệ tại CII, Đầu tư Tuấn Lộc đã bán gần hết, chỉ giữ lại hơn 1,6 triệu cổ phần công ty này.

CTCP Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc vừa có báo cáo về giao dịch cổ phiếu CII của CTCP Đầu tư hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM. 

Theo đó, Đầu tư Tuấn Lộc đã bán phần lớn cổ phiếu CII đang nắm giữ trong vòng 3 phiên. 

Cụ thể, ngày 14/7/2015, Đầu tư Tuấn Lộc bán hơn 8,1 triệu cổ phiếu. 

Ngày 15/7, bán ròng gần 3,7 triệu cổ phiếu. 

Ngày 16/7, bán ròng hơn 10,9 triệu cổ phiếu. 

Như vậy, sau 3 đợt bán trên, từ sở hữu hơn 24,4 triệu cổ phiếu CII tương ứng tỷ lệ sở hữu hơn 12,5%, Đầu tư Tuấn Lộc chỉ còn nắm hơn 1,6 triệu cổ phiếu CII, tương ứng 0,8% vốn điều lệ công ty này. 

Với giá giao dịch trung bình 26.000 đồng/cổ phiếu, Đầu tư Tuấn Lộc đã thu về hơn 592 tỷ đồng.

Trước đó, Đầu tư Tuấn Lộc liên tục mua vào cổ phần CII làm dấy lên thông tin nghi ngờ doanh nghiệp này đang muốn thâu tóm CII. Sau khi cổ phiếu CII tăng giá một thời gian, doanh nghiệp này lại bán gần hết số cổ phần đang nắm giữ gây nên nghi vấn, có phải doanh nghiệp này đang “làm giá” cho cổ phiếu CII?

CASE STUDY N0.495: Suy thoái kinh tế Trung Quốc ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam

Kinh tế Việt Nam lâu nay lệ thuộc lớn vào Trung Quốc. Nay tình hình tài chính không mấy sáng sủa tại Hoa Lục với thị trường chứng khoán đỏ sàn và tăng trưởng chậm lại đang có những tác động thế nào đối với Việt Nam?

1- Tăng thêm thâm thủng thương mại của Việt Nam:

Trích dẫn phát biểu của Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Việt Nam, ông Nguyễn Đức Kiên, rằng tình hình kinh tế hiện nay của Trung Quốc đang gây tác động xấu cho xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là hàng nông sản, khi mà nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam có thể tăng lên bởi các nhà sản xuất tại Hoa Lục có thể phải giảm giá để bán tống hàng hóa ra nước ngoài.

2-Sẵn sàng đối phó:

Trước tình hình hiện nay của Trung Quốc, tác giả Michael Auslin trên tờ Wall Street Journal lên tiếng nhắc nhở đây là lúc nên ngưng nói đến sự trỗi dậy của Trung Quốc mà phải bắt đầu nghĩ đến kế hoạch ứng phó với mọi bất ngờ xảy ra.

Lâu nay nhiều người cho rằng sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc là điều rõ ràng, không thể nào chối bỏ được; tuy nhiên nay thực thế cho thấy đằng sau những con số gây kinh ngạc lâu nay là những mối nguy tiềm ẩn đáng sợ.

3-Vấn đề đặt ra hiện nay là tương lai Châu Á sẽ được định hình thế nào bởi một Trung Quốc đang suy vi chứ không phải một Trung Quốc đang trỗi dậy.

CASE STUDY N0.493: Trung Quốc đang khốn đốn với nợ công

Đem tiền ra đầu tư ở bên ngoài để tranh giành ảnh hưởng trong khi trong nhà đang tràn ngập bởi nợ nần, đó có vẻ như không phải là cách làm sáng suốt. Vì thế, cũng chẳng lấy gì làm lạ khi chương trình giảm nợ của Trung Quốc chẳng khác nào muối bỏ bể. Có thể nói Trung Quốc đang khốn đốn với nợ công.