TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.474: Hiểm họa nợ công

1-Theo nhiều tài liệu chính thức được công bố, mười năm trở lại đây Việt Nam mỗi năm vay từ 4-5 tỷ usd;

2- Năm 2014, tổng vốn vay nợ công cho đầu tư phát triển đã huy động 627,8 ngàn tỷ đồng bằng 60,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Năm 2015 tiếp tục tăng lên 64% GDP và sẽ trạm trần vào năm 2016 là 64,9% mức cho phép.

3- Tính theo usd, nợ công Việt Nam hiện vào khoảng 84,9 tỷ usd, quân bình người dân phải gánh chịu 937 usd tiền nợ công;

4- Chưa kể đến các khoản nợ tự vay của doanh nghiệp nhà nước hiện lên đến 1,1 triệu tỷ VND, nếu các doanh nghiệp này không trả được thì nhà nước phải trả thay;

5- Tỷ lệ nợ trực tiếp của chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước năm 2014 là 13,8%; năm 2015 16,1%.

6- Theo tính toán của chính phủ, tỷ lệ lãi suất bình quân của tổng nợ công là 4,7%/ năm, tổng số lãi và phí phải trả mỗi năm lên tới 88 ngàn tỷ đồng;

CASE STUDY N0.473: NGHỆ SỸ VS CHỨNG KHOÁN: Triệu Vy, Phạm Băng Băng ‘khốn khổ’ vì tài sản bốc hơi

Hàng loạt siêu sao hàng đầu Trung Quốc đang chịu tổn thất tài sản nặng nề sau đợt chứng khoán Trung Quốc sụp đổ vừa qua. Trong đó có những gương mặt khá quen thuộc như như: Triệu Vy, Phạm Băng Băng… ‘khốn khổ’ vì tài sản bốc hơi.

Triệu Vy, Phạm Băng Băng “khốn khổ” vì tài sản “bốc hơi” đột ngột. Ngoài ra, còn rất nhiều siêu sao hàng đầu Trung Quốc cũng lâm vào hoàn cảnh tâm tự.

Cụ thể, lợi nhuận của nữ diễn viên Trung Quốc Triệu Vy trong công ty niêm yết Alibaba Pictures đã giảm mạnh từ 5,4 tỷ Nhân dân tệ (tương đương với 1,2 tỷ đô la Singapore) xuống còn 1,4 tỷ Nhân dân tệ (NDT) chỉ trong 3 tháng, theo báo cáo chính thức của Hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc. Theo đó, thị trường chứng khoán lao dốc đã càn quét đi 4 tỷ NDT của nữ diễn viên này ở Alibaba Pictures.

Tổng cộng, cổ phiếu của Alibaba Pictures đã giảm từ 4,40 HKD/cổ phiếu xuống còn 1,60 HKD/cổ phiếu.

Triệu Vy và chồng của cô đã mua 9,2% cổ phần ở Alibaba Pictures, tương đương với 2,48 tỷ NDT với 1,3 NDT/cổ phiếu vào tháng 12.2014.

Hãng tin này cho biết thêm, tài sản của nữ diễn viên này bốc hơi một cách đột ngột là do chịu ảnh hưởng nặng nền từ giá cổ phiếu sụt giảm của Hồng Kông.

Kể từ ngày 12.6, chỉ số của Shanghai Composite đã giảm 32%. Theo sau đó, thị trường chứng khoán Hồng Kông cũng sụt giảm còn 5,84%, mức thấp nhất trong 7 tháng .

Ngoài ra, nhiều nữ diễn viên khác cũng đang chịu tổn thất nặng nề vì giá cổ phiếu sụt giảm.

Chương Tử Di hiện đang nắm trong tay 0,46% cổ phần của công ty Dalian Wanda Commercial Properties. Tuy nhiên, nữ diễn viên nổi tiếng xứ Trung này đã bị mất trắng gần 470 triệu NDT.

Phạm Băng Băng cũng sở hữu 2,15% cổ phiếu của đài truyền hình Chiết Giang Tak Television. Người đẹp này đã nắm giữ trên dưới 300 triệu NDT cổ phiếu của đài truyền hình này. Tuy nhiên,  số tài sản này đã giảm đáng kể, cô bị hao hụt tổng cộng 120 triệu NDT.

CASE STUDY N0.472: 8 “CĂN BỆNH” CỦA DNNN TẠI VIỆT NAM

PS: VẬY CÓ HOÀN THÀNH VAI TRÒ “CHỦ ĐẠO “ KHÔNG??

1-Nợ khó đòi lớn;

2-Để hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển;

3-Đầu tư không hiệu quả, kinh doanh thua lỗ, mất vốn;

4-Thực hiện chậm tiến độ các dự án bất động sản;

5-Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao;

6-       6-Không trung thực về số liệudoanh thu, chi phí;

7-Sử dụng đất không hiệu quả;

8-Chưa thực hiện đúng tiến độ cổ phần hóa

CASE STUDY N0.471: CHỨNG KHOÁN VS BĐS: Chứng khoán khiến nhà đất đảo chiều

PS: 232 TỶ USD LÀ SỐ “MARGIN” TRÊN TTCK TQ: CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO??

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang chứng kiến đợt bán tháo từ những nhà đầu tư thua lỗ chứng khoán. Nhiều nhà đầu tư sẵn sàng “đẩy hàng” với mức thua lỗ 10%. Trong khi đó, mới đầu tháng 7, địa ốc vẫn được đánh giá là thị trường rất sáng sủa vì trong tháng 6, nhà đất được bán với giá cao.

CASE STUDY N0.470: KIỂM TOÁN vs TRÁCH NHIỆM: Số tiền mặt hơn 400 tỷ đồng tại JVC

Công chúng và các NĐT khi đọc BCTC riêng của JVC đều nhận thấy sự bất thường khi Công ty có khoản tiền mặt tại quỹ lên đến hơn 433 tỷ đồng và đặt câu hỏi rằng: liệu kiểm toán KPMG có thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán để xác minh sự tồn tại của khoản tiền mặt này tại ngày 31/3/2015 và xác định nó vẫn thuộc sự sỡ hữu, kiểm soát của Công ty đến ngày đưa ra ý kiến kiểm toán.

CASE STUDY N0.469: Giải thích về khủng hoảng nợ công của Mỹ

PS: Nợ công của Mỹ hiện tại là $17 ngàn tỷ USD : ”Nếu bạn xếp tờ $1, nó sẽ cao tới 107,826 km (67,000 miles).”

Đó là một con số nằm ngoài sức tưởng tượng. Đa số người sẽ không bao giờ kiếm tới $1 triệu USD trong một năm.

1-Làm sao để chúng ta hiểu được tầm quan trọng của mức nợ này?

Giờ vầy, cứ tưởng tượng bạn đang nợ công ty tín dụng (ngân hàng) $200,000. Ngoài số tiền đó bạn phải trả họ $4,000 tiền lãi suất mỗi năm. Bạn có thu nhập $150,000/năm nhưng bạn tiêu thụ nhiều hơn có số đó rất nhiều. Làm sao bạn có thể trả hết số nợ $200,000 đó được? Và chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn vỡ nợ? Đó là tình trạng hiện tại của nước Mỹ ngày hôm nay. Vấn đề rất rõ ràng. Và chúng ta có Michael Tanner, một thành viên cao cấp của Viện Cato để đề xuất một giải pháp.

2-Mức nợ công của Mỹ

Nếu bạn là công dân Mỹ dưới 30 tuổi, bạn có một vấn đề tầm cỡ tsunami đang hướng tới, và có thể là bạn còn chưa biết điều đó nữa. Cơn sóng ác quỷ đó chính là nợ công của chính phủ Liên Bang Mỹ.

Các quốc gia, cũng như con người, mắc nợ khi họ tiêu nhiều hơn họ kiếm được. Bạn và tôi mua đồ với số tiền chúng ta kiếm được. Chính phủ thì mua đồ với số tiền họ lấy được từ thuế. Khi chính phủ tiêu thụ cao hơn doanh thu (thuế), chính phủ “rơi vào cái hố” – mắc nợ. Hiện tại cái hố đó sâu $17 ngàn tỷ USD – $17,000,000,000,000.

Đó là một con số không thể tưởng tượng được. Một ngàn tỷ đô là bao nhiêu? Huống hồ chi là $17 hoặc $20 ngàn tỷ?

3-Các nhà đầu tư và nợ công

Hiện tại, đa số nhà đầu tư tin rằng Mỹ là một cuộc đánh cược an toàn. Nói cách khác, họ tin rằng họ sẽ lấy lại số tiền họ đã cho chính phủ Mỹ vay cộng với tiền lãi. Nhưng điều này không thể tiếp diễn đến vô tận được.

Tới một lúc nào đó các nhà đầu tư sẽ nói: ”Anh có quá nhiều nợ, anh là một rủi ro xấu. Tôi sẽ không cho anh vay nữa.” Lúc đó thì sao?

Chúng ta không cần phải đoán. Chúng ta có thể nhìn Châu Âu, nhất là Hy Lạp. Các nhà đầu tư đã vui vẻ cho Hy Lạp vay mượn tiền cho đến năm 2010, khi họ chợt nhận ra rằng Hy Lạp không thể nào trả lại số tiền họ đã vay được nữa.

Lập tức qua đêm, Hy Lạp trở thành một rủi ro tín dụng xấu và nền kinh tế họ đi vào cơn lốc suy thoái. Doanh nghiệp phá sản, hàng ngàn người bị sa thải. Chính phủ không thể nào chi trả ngân sách. Nước Đức và các nền kinh tế Châu Âu khác phải bước vào để cứu vớt Hy Lạp. Nhưng Hy Lạp đã đã bị ảnh hưởng tồi tệ. Điều tương tự cũng đã xảy ra ở Bồ Đào Nha (Portugal) và Tây Ban Nha (Spain).

Đúng, nước Mỹ rất lớn, lớn hơn Hy Lạp rất nhiều và có một nền kinh đế đa dạng hơn. Điều đó rất đúng. Nhưng nguyên tắc vẫn không thay đổi. Chúng ta có thể vay nhiều tiền hơn Hy Lạp, nhưng sớm muộn gì các nhà đầu tư sẽ nói “không cho vay nữa.” và nếu họ làm như vậy, nền kinh tế của chúng ta sẽ đi vào cơn lốc suy thoái như nền kinh tế Hy Lạp.

4-Lãi suất hiện tại và tương lai

Đây là một điểm nữa. Vào thời điểm tôi đang thực hiện chương trình này, lãi suất chúng ta phải trả cho nợ công là rất thấp, tầm 2%. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra khi lãi suất tăng từ 2% tới điểm trung bình lịch sử là 5% — điều đó sẽ và phải xảy ra.

Nước Mỹ sẽ lấy tiền từ đâu để trả số lãi cao hơn hiện tại cho số nợ lớn lao đó? Chúng ta vay thêm tiền? Điều đó chỉ làm chúng ta mắc nợ thêm. Tăng thuế? Điều đó sẽ giảm sự tăng trưởng của kinh tế.

Còn câu hỏi của các nhà đầu tư đang cho chúng ta vay tiền. Nhà đầu tư (ngoài nước Mỹ) lớn nhất hiện tại là Trung Quốc, họ không phải là một đồng minh đáng tin cậy của chúng ta. Số tiền họ cho chúng ta vay càng nhiều, sự ảnh hưởng của họ đến chúng ta cũng vậy. Có thể họ sẽ không dùng tới quyền lực này, nhưng liệu chúng ta có muốn đưa cho họ sự lựa chọn đó không?

5-Nợ và đạo đức thế hệ

Và hãy suy nghĩ về điểm cuối cùng này: hành động này có đạo đức hay không, khi chúng ta thế chấp các thế hệ tương lai với khoản nợ khổng lồ này, một thứ không liên quan gì đến họ?

Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu bạn biết rằng bạn sẽ để lại cho con cái bạn một khoản nợ bạn đã vay trong đời bạn? Bạn đã có một thời gian tuyệt vời sinh sống trong một ngôi nhà lớn, lái một chiếc xe xịn, nhưng bạn chưa bao giờ phải trả tiền cho những thứ đó. Bạn để lại cho con cái bạn trả món nợ đó. Điều đó có đạo đức (thất đức) hay không?

Đó là tại sao những người nên quan tâm đến vấn đề nợ quốc gia này là những người trẻ. Họ là những người sẽ phải trả món nợ này. Những người cao niên và trung niên, những người đã vay số tiền này, có thể sẽ không cần phải trả. Nhưng những người trẻ tuổi trong độ tuổi 30 hoặc trẻ hơn không thể hoặc ít nhất không nên không trả được.

6-Lối thoát

Có một lối thoát nào tốt cho vấn đề này không? Thưa các bạn, có!

Nếu nền kinh tế phát triển vượt bậc, chính phủ sẽ có thêm doanh thu (thuế). Và họ có thể dùng số doanh thu đó để trả dần số nợ.

Cách thứ hai là giảm chi tiêu ngân sách. Nếu chúng ta tiêu nhiều hơn chúng ta thu, một điều chúng ta đang làm, chúng ta sẽ càng ngày càng nợ sâu hơn.

Theo lẽ thường, điều nên làm là chúng ta đem doanh thu và chi phí ngân sách cân bằng với nhau. Nếu bạn kết hợp cả hai lại – sự phát triển kinh tế và cắt giảm chi phí ngân sách – chúng ta có một cơ hội thật sự để quản lý vấn đề tài chính của quốc gia.

7-Nợ có phải là vấn đề?

Vậy nợ có phải là một vấn đề lớn lao hay không? Nếu bạn lo lắng cho ngày mai thôi, thì chắc là không. Nhưng nếu bạn lo lắng cho tương lai và nhất là nếu bạn có rất nhiều tương lai ở phía trước, thì nợ là một vấn đề rất lớn – lớn như một cơn tsunami.

Tôi là Michael Tanner của Viện Cato cho Prager University.

Lưu ý:

  1. Trung Quốc là nhà đầu tư ngoài nước Mỹ lớn nhất (7.2%), chứ không phải là người nắm giữ số trái phiếu (nợ) lớn nhất. Nhưng với số nợ này họ có thể ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới chính sách ngoại giao, kinh tế và quân sự của Mỹ và đồng minh.

  2. Việc các quỹ đầu tư hưu trí của chính phủ Mỹ sở hữu nợ công của chính phủ Mỹ (30%) bị giới đầu tư cho rằng là một nghịch lý. Vì bạn không thế nào vừa làm người vay và người cho vay cùng một lúc được.

  3. Nếu các bạn muốn đọc thêm về việc ai là chủ nợ của Mỹ thì xin vào đây.

  4. Hiện tại lãi suất Ngân Hàng Trung Ương Mỹ (Federal Reserve) là gần 0%, điều này không thể tồn tại mãi. Nếu họ không tự tăng lãi suất thì thị trường sẽ tăng theo quy luật cung cầu.

  5. Hiện tại Dollar Mỹ là tiền tệ thống trị trong các giao dịch thương mại. Nhưng nếu Mỹ tiếp tục gia tăng các khoản nợ thì uy tín của họ sẽ giảm, như quy luật thị trường.

  6. Nếu các bạn muốn coi số nợ trực tiếp của Mỹ thì xin vào US Debt Clock. Hiện tại nó đang là $18,294,416,200…và tăng từng giây.

CASE STUDY N0.468: Nợ xấu của Ngân hàng Phương Nam tháng 11/2013 là 55,31%

Báo cáo Kiểm toán Nhà nước công bố sáng 10/7/2015 dẫn số liệu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam (PNB) tại 30/6/2012 là 45,6%, tháng 11/2013 là 55,31% nhưng PNB chỉ báo cáo tỷ lệ nợ xấu tháng 12/2013 là 3,39%, do PNB không chuyển nợ xấu theo kiến nghị của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước.