TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.466: ROOM NƯỚC NGOÀI vs TTCK TRUNG QUỐC: KHỐI NGOẠI CHỈ NẮM 1,5% SỐ CỔ PHIẾU TRUNG QUỐC!

PS: HÚ VÍA: NẾU ROOM NƯỚC NGOÀI LÀ TRÊN 50% THÌ KHI “BẦY THÚ ĐIỆN TỬ “ THÁO CHẠY??

CNN đã điểm lại những vấn đề đáng chú ý quanh đợt lao dốc của chứng khoán Trung Quốc.

1. Tại sao cổ phiếu lại mất giá?

-Từ các cụ bà, lái xe taxi đến học sinh đều có thể kiếm tiền từ hoạt động lướt sóng trên sàn giao dịch.

– Bên cạnh đó, đà tăng cũng đến vào thời điểm nền kinh tế nói chung đang chậm lại.

-Chứng khoán Trung Quốc chẳng liên quan đến với tình hình kinh tế nước này, và rõ ràng đã bị định giá quá cao”;

2. Trung Quốc đã làm gì để cứu thị trường?

Dù nhiều nhà phân tích cho rằng thị trường chứng khoán đang trải qua “đợt điều chỉnh” rất cần thiết, Chính phủ Trung Quốc vẫn muốn ngăn đà bán tháo để hỗ trợ giá cổ phiếu. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã giảm lãi suất xuống thấp kỷ lục, các công ty môi giới cam kết mua hàng tỷ USD cổ phiếu và giới chức cũng ngừng cho phép các công ty thực hiện IPO.

Dong Tao – kinh tế trưởng khu vực châu Á tại Credit Suisse cho rằng Bắc Kinh lo sợ đà bán tháo trên thị trường sẽ làm giảm tiêu dùng, do những người giao dịch thua lỗ sẽ khó có khả năng đi mua sắm và chi tiêu. Dù vậy, nhà đầu tư rõ ràng không mấy tin tưởng vào các nỗ lực của Chính phủ, khi xu hướng chung của thị trường vẫn là đi xuống.

3. Việc này ảnh hưởng thế nào đến thế giới?

Rất ít nhà đầu tư nước ngoài được tiếp xúc trực tiếp với thị trường chứng khoán nước này. Theo Capital Economics, chỉ 1,5% cổ phiếu Trung Quốc được nắm giữ bởi khối ngoại, do Trung Quốc vẫn hạn chế đầu tư từ nước ngoài.

Điều thế giới lo ngại thực sự là ảnh hưởng từ thị trường chứng khoán sang nền kinh tế lớn nhì toàn cầu. Nguy cơ từ Trung Quốc đã khiến giá các loại hàng hóa như quặng sắt hay đồng liên tục đi xuống trong tuần này. Về dài hạn, thị trường Trung Quốc trục trặc cũng sẽ kéo theo nhiều nước đối tác thương mại, như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ hay Australia.

4. Người Trung Quốc chịu ảnh hưởng thế nào từ việc này?

Dân thường Trung Quốc là những nạn nhân lớn nhất của việc này. Hàng triệu người đã lao vào thị trường chứng khoán sau khi quy định về giao dịch ký quỹ (vay tiền để mua cổ phiếu) được nới lỏng. “Tôi biết có người đã bán cả nhà để đầu tư chứng khoán. Giờ thì họ xong rồi”, một người đàn ông cho biết trên CNN.

Tuy nhiên, nếu so với đầu năm, hai chỉ số chứng khoán chính của Trung Quốc vẫn tăng. Các nhà kinh tế học cũng cho biết cổ phiếu chỉ chiếm 15-20% tài sản các hộ gia đình nước này. Vì vậy, việc này sẽ không quá ảnh hưởng đến chi tiêu của họ.

5. Lãnh đạo Trung Quốc nghĩ gì?

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc chính là thách thức rất lớn với các lãnh đạo cấp cao nước này. “Họ đang đặt cược uy tín của mình. Nếu mọi người thấy Chính phủ đã làm nhiều việc thế rồi, mà thị trường vẫn tiếp tục đi xuống, họ sẽ nghĩ rằng Chính phủ không kiểm soát được nền kinh tế tốt như họ nghĩ”, Chovanec cho biết.

Các biện pháp mạnh tay Bắc Kinh đã áp dụng để ngăn đà bán tháo cũng có thể làm suy giảm niềm tin vào cam kết cải tổ thị trường của Trung Quốc. “Chính phủ muốn đảo ngược chuyển động hiện tại. Đây đâu phải là chính sách thuận theo thị trường đâu. Nó là bước lùi cho thị trường vốn Trung Quốc thì đúng hơn”, Dong cho biết.

CASE STUDY N0.465: Coi chừng cái bẫy của nới room

PS: RẤT THUYẾT PHỤC!
 
Bất chấp thị trường chứng khoán nước láng giềng Trung Quốc trượt dốc không phanh, chứng khoán châu Âu chìm trong sắc đỏ, chứng khoán Việt Nam vẫn lội ngược dòng tăng mạnh trong những phiên gần đây.

CASE STUDY N0.464: TTCK “BẢN SẮC “ TRUNG QUỐC: 5 điều “không thể tin nổi”

Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã mất hơn 3 nghìn tỷ USD trong vòng chưa đầy 1 tháng. Nhưng có những thứ “không thể tin nổi” ngay cả trước khi bong bóng chứng khoán xì hơi. Dưới đây là 5 điều ít biết về thị trường chứng khoán Trung Quốc.

 1. Theo Deutsche Bank, 66% nhà đầu tư cổ phiếu mới của Trung Quốc là học sinh cấp 3 bỏ học.

Và 6% là thất học.

2. Theo Tập đoàn đầu tư Bespoke, chứng khoán Trung Quốc đã mất 3,25 nghìn tỷ USD trong vòng 1 tháng.

Nếu so sánh, con số đó còn lớn hơn quy mô của cảthị trường chứng khoán Pháp.

3. Những biện pháp chính phủ Trung Quốc đã thực hiện để ngăn chặn đà giảm giá mạnh của thị trường chứng khoán cũng “không thể tin nổi”:

-Gói kích thích 40 tỷ USD

-Hạ lãi suất

-Cho tạm ngừng giao dịch nhiều cổ phiếu

-Ngừng niêm yết mới

-Ngăn không cho cổ đông lớn bán ra

4. Cứ 10 doanh nghiệp lớn nhất trên sàn chứng khoán Thượng Hải thì 8 doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.

5. Theo BNP Paribas, trước khi thị trường giảm mạnh, 170.000 tài khoản mới được mở mỗi ngày.

Con số đó cao gấp 10 lần mức trung bình của năm 2014.

CASE STUDY N0.463: CHỨNG KHOÁN vs LÃNH TỤ

1-Đà tăng trên thị trường chứng khoán Trung Quốc đã quay 180 độ trong những ngày qua, báo hiệu nhiều hậu quả nguy hiểm. Dấu hiệu lớn đầu tiên là thị trường không đi theo kịch bản ngày 15/6. Trung Quốc đã dự báo đây là ngày tăng điểm mạnh, với lý do là sinh nhật Chủ tịch nước này – Tập Cận Bình.

Nhưng hôm đó, Shanghai Composite Index đã mất hơn 2%. Một nhà đầu tư đã tự tử khi tài sản bị quét sạch chỉ bởi một mã cổ phiếu ông đã vay mượn rất mạnh tay để mua. Từ đó, thị trường đã giảm hơn 30% và được dự báo còn tiếp tục lao dốc.

Ở nhiều quốc gia, chẳng ai cho rằng có mối liên hệ giữa sinh nhật lãnh đạo và thị trường. Còn tại Trung Quốc, việc này phản ánh quan niệm rằng giới lãnh đạo nước này có thể tạo ra bất kỳ tác động kinh tế nào mà họ muốn. Hiện tại, niềm tin vào khả năng điều hành và kiểm soát nền kinh tế của Trung Quốc đã suy giảm. Nếu niềm tin này sụp đổ, tác động trên toàn cầu có thể còn tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp.

2-Khi kinh tế Trung Quốc chậm lại sau khủng hoảng tài chính 2008, Bắc Kinh bắt đầu bơm lượng thanh khoản lớn vào hệ thống. Đầu tiên, số tiền này đi vào thị trường bất động sản, sau đó vào các sản phẩm tài chính liên quan đến nợ trong hệ thống ngân hàng ngầm. Nhưng khi thị trường bất động sản sụp đổ và các ngân hàng ngầm bắt đầu bộc lộ rủi ro, Trung Quốc chỉ còn một thị trường lớn để đổ tiền – đó là chứng khoán.

Chuyển hướng 20.000 tỷ USD tiền gửi sang thị trường chứng khoán là nỗ lực cuối cùng của nước này để hồi sinh nền kinh tế. Đây được kỳ vọng là kênh huy động vốn mới cho các công ty đang ngập trong vay nợ. Mục tiêu là tạo đà tăng ổn định cho thị trường chứng khoán. Nhưng sau đó, chứng khoán nước này đã phình to một cách nhanh chóng.

3-Wall Street Journal cho rằng có 4 dấu hiệu cho thấy bong bóng đã xuất hiện. Đó là giá cổ phiếu không liên quan đến các yếu tố kinh tế nền tảng, sự phổ biến của giao dịch ký quỹ (mua cổ phiếu bằng tiền đi vay), nhà đầu tư cá nhân giao dịch quá mạnh và giá cổ phiếu quá cao. Chứng khoán Trung Quốc đang ở điểm cực đại cả 4 thước đo này. Và đây là điều rất hiếm.

CASE STUDY N0.462: Chứng khoán Trung Quốc và tiền lệ Đại suy thoái

Những diễn biến và phản ứng trên thị trường chứng khoán Trung Quốc vài tháng qua khá trùng khớp với những gì đã xảy ra tại Mỹ năm 1929.

Cách nhau 86 năm và 11.750 km, nhưng những diễn biến trên thị trường chứng khoán Trung Quốc dường như đang lặp lại những gì đã xảy ra trên đất Mỹ năm 1929. Tăng trưởng nhanh, sụt giảm mạnh và nhanh chóng cuốn bay tất cả những giá trị đã tích lũy trước đó với một tốc độ chưa từng thấy.

CASE STUDY N0.461: Khi rủi ro từ Trung Quốc và Hy Lạp lây lan

1- Khủng hoảng Hy Lạp, rủi ro tín dụng cũng như bong bóng bất động sản và chứng khoán tại Trung Quốc là những yếu tố khiến nhiều chuyên gia lo ngại có thể gây ra ảnh hưởng dây chuyền trong hệ thống tài chính hiện nay.

2-Thị trường chứng khoán, trái phiếu và tiền tệ hiện nay đang bị ảnh hưởng bởi những lo ngại rằng Hy Lạp sẽ rời khỏi Eurozone. Cuộc đàm phán với chủ nợ bị đổ vỡ ngày 26/6 khiến hệ thống ngân hàng nước này buộc phải đóng cửa và áp đặt tình trạng kiểm soát vốn.

3-Rủi ro tín dụng tăng cao tại Trung Quốc cũng đang làm nhiều nhà đầu tư và giới chuyên gia lo ngại. Mức nợ 323 tỷ Euro của Hy Lạp thấp hơn nhiều so với mức 28,2 nghìn tỷ USD của Trung Quốc.

4-Những kịch bản đã từng xảy ra trong lịch sử cho thấy nhà đầu tư luôn phải chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á và Nga cuối thập niên 90 đã gây ra một đợt bán tháo toàn cầu và khiến một trong những tổ chức đầu tư lớn nhất nước Mỹ là Quỹ đầu tư Capital Management Long-Term (CMLT) sụp đổ. Khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã phải đưa ra gói cứu trợ hơn 3,6 tỷ USD cho 16 ngân hàng lớn như JP Morgan Chase, Goldman Sachs, Morgan Stanley… để ngăn chặn nguy cơ đổ vỡ thị trường.

CASE STUDY N0.460: Cổ đông GPBank mất trắng: Ai đang là cổ đông lớn nhất ?

Lật lại lịch sử, GP.Bank có tiền thân là NHTMCP Nông Thôn Ninh Bình gồm 5 phòng giao dịch và kinh doanh vàng bạc tại tỉnh Ninh Bình với vốn điều lệ 5 tỉ đồng. Năm 2005, NH này chuyển đổi thành NHTMCP đô thị hoạt động tại Hà Nội với tên gọi là NHTMCP Toàn Cầu. Năm 2006, NH này khai trương G-Bank và công bố cổ đông chiến lược là Tập đoàn Petro VN (PVN), chuyển hội sở về quận Ba Đình, Hà Nội và tăng vốn điều lệ lên 500 tỉ đồng.

Năm 2007, chính thức đổi tên thành NHTMCP Dầu Khí Toàn Cầu, tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỉ đồng. Năm 2009 tăng vốn lên 2.000 tỉ đồng, năm 2010 chính thức tăng vốn lên đạt mục tiêu 3.000 tỉ đồng mà NHNN đặt ra, đồng thời có tên trong Top 1.000 DN đóng thuế lớn nhất tại VN của năm.

Tuy nhiên, điều đáng nói hơn nữa là tại sao với NH từng có cổ đông chiến lược chiếm đến 20% vốn điều lệ là một Tập đoàn lớn nhất VN, lại có ngày bị liệt vào nhóm các NH yếu kém? Cũng theo các chuyên gia, nói đi lại phải nói lại, ở đây cần xác định GP.Bank có còn được PVN góp vốn và có còn là cổ đông chiến lược nữa hay không? Bởi năm 2008, khi PVN tính chuyển vốn từ Ngân hàng Hồng Việt sang GP.Bank và Ocean Bank, thì tại thời điểm đó, PVN đã nắm giữ trên 9% vốn điều lệ của GP.Bank.

Như vậy, với tổng vốn mà PVN dự kiến góp vào Ngân hàng Hồng Việt là 1.000 tỉ đồng, sau đó đã trình xin Thủ tướng Chính phủ sẽ chuyển số vốn góp này sang 2 NH, nếu trừ 400 tỉ đồng đã thực góp cho Ocean Bank, có nghĩa số vốn góp mới dành cho GP.Bank sẽ là 600 tỉ đồng. Vậy tại sao báo cáo thường niên 2010 lại xác định cổ đông lớn nhất của GP.Bank tính đến thời điểm đó là Cty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư FPT với tỉ lệ sở hữu 5,84% (17,62 triệu cổ phần). Có phải trong 2 năm từ 2008 đến 2010, từ một tỉ lệ sở hữu GP.Bank khá lớn, PVN đã thoái vốn khỏi GP.Bank mà thị trường không hề hay biết?

Một điều khó hiểu khác là trước đó, năm 2008, khi thị trường có thông tin Petro VN rục rịch rút vốn khỏi GP.Bank, Chủ tịch HĐQT của GP.Bank đã có thông điệp gửi đến toàn thể CNCNV “PVN và GP.Bank đã ký Hợp đồng góp vốn cổ phần và Hợp tác chiến lược số 1210/HĐGB–DKVN ngày 12/10/2006. Trên cơ sở Hợp đồng này, hai bên đã thống nhất đổi tên Ngân hàng TMCP Toàn Cầu (G-Bank) thành Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu (GP.Bank) và đã được NHNN phê duyệt. Bước đầu, PVN đóng góp 20% vốn điều lệ và theo lộ trình PVN có thể đạt mức đóng góp 40% vốn điều lệ của GP.Bank…”. Còn bản thân Petro VN cũng đã thông cáo báo chí khẳng định tiếp tục làm đối tác của GP.Bank vào tháng 8/2008, ngay sau thông điệp này phát ra.

CASE STUDY N0.459: QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM-TRUNG QUỐC

Đây là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2013 lên tới 50,2 tỷ USD (tăng 22,0% so với năm 2012) trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 13,3 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 10,0% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và tăng 7,0% so với năm 2012; nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Trung Quốc là 36,9 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 28,1% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước và tăng mạnh so với năm 2012 (khoảng 28,4%).

Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là nhóm hàng nông – lâm – thủy sản, chiếm tỷ trọng 31,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc và chiếm tỷ trọng 20,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, chiếm 15,9%; nhóm hàng dệt may, giày dép các loại, chiếm gần 13,0%; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản, chiếm khoảng 10,0%; còn lại là các nhóm hàng hóa khác. Ngược lại, phần lớn nhóm hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam lại được nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong năm 2013, nhập khẩu nhóm máy móc, thiết bị, phụ tùng, dụng cụ chiếm khoảng 18% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này; tiếp theo là nhóm nguyên phụ liệu dệt may da giày chiếm 15%; nhóm điện thoại các loại và linh kiện chiếm 15%; nhóm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm 12%; nhóm sắt thép các loại và sản phẩm chiếm 9%; còn lại là các nhóm hàng hóa khác.

Tính cho đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam. Cán cân thương mại của Việt Nam đối với thị trường này vẫn trong xu hướng thâm hụt lớn do sự chênh lệch về tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng đáng kể. Cụ thể như năm 2013, nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 28,4% trong khi xuất khẩu chỉ tăng 7,0% nên mức nhập siêu đối với thị trường này đã lên tới 23,8 tỷ USD, tăng mạnh so với năm 2012 (khoảng 44,5%).