TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.435: Nhật bắt tay vào giảm “núi” nợ

Dự kiến trong ngày hôm nay (30/6), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ ký phê duyệt kế hoạch giảm dần gánh nặng nợ của nước này.

Hiện Nhật Bản đối mặt với “núi” nợ lớn nhất thế giới, hệ quả của chính sách vay mượn trong nhiều năm để kích thích kinh tế nhằm thoát khỏi suy thoái. Tuy nhiên, những khoản “vốn mồi” này vẫn không thể giúp kinh tế Nhật ra khỏi tình trạng suy giảm. Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nợ công của Nhật sẽ lên mức 247% GDP trong năm tới.

CASE STUDY N0.434: Nhật Bản vẫn là chủ nợ số một thế giới

Đây là năm thứ 24 liên tiếp Nhật là chủ nợ lớn nhất thế giới, với tài sản ròng cao hơn Trung Quốc tới 71%, dù Trung Quốc đã vượt Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới từ năm 2010.

Tài sản ròng ở nước ngoài của Nhật tăng 13% trong năm ngoái lên mức 367.000 tỷ Yên (3.000 tỷ USD), trong đó thay đổi về tỷ giá giúp tài sản của quốc gia này ở nước ngoài tăng tới 19%, theo dữ liệu do Bộ Tài chính Nhật công bố;

CASE STUDY N0.427: NỢ XẤU: THẬT OR ẢO?

1-Nợ xấu về 3% chỉ là con số ảo :

 “Nợ xấu sẽ về 3% cuối năm nay”, đó là một mục tiêu lớn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong năm nay. Tại phiên thảo luận của Quốc hội vào đầu tuần này, nhiều đại biểu vẫn băn khoăn về tính khả thi của chỉ tiêu này. Thực chất của con số này ra sao?

Thời gian qua một số ngân hàng đã bán cho VAMC khối lượng nợ xấu khá lớn. Chẳng hạn, năm 2014, tổng số nợ xấu SCB đã bán cho VAMC là 11.409 tỉ đồng, Sacombank bán 4.984 tỉ đồng, LienVietPostBank 1.232 tỉ đồng, ACB 1.043 tỉ đồng, BIDV 9.600 tỉ đồng (tính từ đầu năm).

Tính từ khi ra đời đến hết tháng 5-2015, VAMC đã mua 170.000 tỉ đồng nợ xấu trên sổ sách từ các tổ chức tín dụng. Khoảng 90% lượng nợ này có tài sản thế chấp là bất động sản.

2-Nợ xấu chỉ giảm ảo:

Thông thường ngân hàng có một số cách xử lý nợ xấu căn bản như sau:

– Thứ nhất, phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi một phần nợ vay;

– Thứ hai, bán nợ lại cho một tổ chức khác;

– Thứ ba, vốn hóa các khoản nợ, biến thành vốn góp tại doanh nghiệp;

– Thứ tư, xóa nợ cho khách hàng và đưa ra theo dõi ngoại bảng cân đối kế toán,và

-Thứ năm, cấu trúc lại thời hạn trả nợ.

3-Tuy nhiên, do VAMC mua nợ không bằng “tiền thật” nên tổ chức tín dụng không có vốn thực để tái cho vay. Nợ xấu chỉ tạm thời biến mất trên bảng cân đối kế toán nhưng tổ chức tín dụng bán nợ vẫn phải theo dõi và tự xử lý nợ xấu đó và hàng năm vẫn phải trích lập dự phòng cho khoản nợ xấu đã bán đi. Như vậy, thực tế nợ xấu này chỉ được xử lý về mặt “kỹ thuật” chứ không phải xử lý thực sự;

CASE STUDY N0.424: GIÁ SINH HOẠT THEO “HỆ QUY CHIẾU VIỆT NAM”: Giá cả sinh hoạt ở TPHCM rẻ hơn Lai Châu, Sơn La

Ngày 26-6, Tổng cục Thống kê (TCTK) đã công bố các chỉ số kinh tế xã hội quốc gia 6 tháng đầu năm, đặc biệt, lần này, TCTK công bố thêm chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (giai đoạn 2010-2014).

Cụ thể, TCTK nêu theo số liệu điều tra giá tiêu dùng các năm từ 2010-2014 theo phương pháp của Ngân hàng thế giới, kết quả, năm 2014:

1- Hà Nội là địa phương có giá cả sinh hoạt đắt đỏ nhất cả nước;tiếp theo là Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, TP.HCM…

3-Trà Vinh là tỉnh có chỉ số giá thấp nhất cả nước, trong đó, thấp nhất là giá hàng hóa và dịch vụ ăn uống. Thái Bình là tỉnh có chỉ số thấp thứ hai.