TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.441: Thị trường chứng khoán với màu sắc Trung Quốc

PS: BRAVO TS.NXN!

HômThứ Sáu 26, chỉ nội một ngày mà Chỉ số Phức hợp của thị trường Thượng Hải, là Shanghai Composite Index sụt 7,4%, tức là mất 19% từ đỉnh cao ngày 12 Tháng Sáu. Hai sàn giao dịch  cũng giảm tương tự là Thẩm Quyến mất 20% và ChiNext mất 27% so với đỉnh điểm vào đầu Tháng Sáu. Qua ngày Thứ Bảy 27, Ngân hàng Trung ương của Bắc Kinh đột ngột cắt lãi suất tài trợ 25 điểm cơ bản, tức là 0,25%, và hạ mức dự trữ pháp định xuống chỉ còn 2%. Vậy mà đến ngày Thứ Hai 29, các thị trường chứng khoán xứ này vẫn mất giá, tổng cộng là hơn một phần năm so với đỉnh cao của họ. Giới giao dịch cổ phiếu cho là thị trường chứng khoán Trung Quốc bắt đầu trào lưu sụt giá mà họ gọi là “bear market”, thị trường ủ rũ tựa con gấu. Qua ngày Thứ Ba 30 thì các chỉ số đã tăng chút đỉnh, nhưng có thể là sẽ còn bị nhiều dao động trong thời gian tới. Vì vậy, xin ông phân tích cho thính giả của chúng ta những đặc điểm đáng chú ý của thị trường này và nếu có thể thì đưa ra vài tiến báo về chiều hướng tương lai.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin được nói ngay là chúng ta đang bước vào một thị trường chẳng giống ai, xin gọi đó là “thị trường chứng khoán với màu sắc Trung Quốc”. Đặc tính đó là Bắc Kinh đánh cá về kinh tế với đồng tiền của người dân.

CASE STUDY N0.440: 9 điều cần biết về vụ vỡ nợ của Hy Lạp

1. Quốc gia mới nhất không thể hoàn trả khoản nợ cho Quỹ tiền quốc tế (IMF) vì lý do kỹ thuật là Zimbabwe vào năm 2001. Tính đến cuối tháng 5 vừa qua, nước này vẫn nợ IMF 112 triệu USD cả tiền gốc và lãi.

 

2. Không trả nợ đúng hạn cho IMF có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hy Lạp sẽ ngay lập tức mất khả năng tiếp cận nguồn vốn của IMF. Tồi tệ hơn, nếu vấn đề không được giải quyết nhanh chóng, Hy Lạp sẽ mất quyền biểu quyết về thậm chí bị “đá” ra khỏi IMF.

 

3. Hạn chót dành cho Hy Lạp là 6h chiều ngày 30/6 (cho phép muộn hơn một ít phút) theo giờ Washington (11h tối theo giờ London và là 1h sáng 1/7 theo giờ Athens).

 

4. Một số chuyên gia phân tích lập luận rằng vì IMF sử dụng thuật ngữ “rơi vào tình trạng khất nợ” cho các thành viên không trả được nợ, Hy Lạp chưa vỡ nợ. Tuy nhiên, sự thực là các quan chức IMF coi thuật ngữ nói trên tương đương với vỡ nợ.

 

5. Khoản nợ 1,8 tỷ USD của Hy Lạp là lớn nhất từ trước đến nay và Hy Lạp cũng là con nợ lớn nhất của IMF. Tổng cộng Hy Lạp còn nợ IMF 39 tỷ USD (chỉ tính riêng gốc). 6 tháng cuối năm Hy Lạp còn phải trả 5,5 tỷ USD.

 

6. IMF không đàm phán lại về lịch trình trả nợ với các nước thành viên. Chính sách này đã có từ khi IMF ra đời. Khi Hy Lạp đưa ra chủ đề thay đổi lịch trình hồi tháng 4, Giám đốc Lagarde đã từ chối.

“Đã 30 năm nay IMF không hoãn thời hạn trả nợ cho bất kỳ nước nào”, bà đã nói như vậy trước báo giới.

7. Tuy nhiên trong luật lệ của IMF vẫn có Điều luật thỏa thuận, trong đó cho phép các nước thành viên hoãn trả nợ.

Điều 5, khoản 7 của Luật này quy định theo yêu cầu của thành viên IMF có thể hoãn thời hạn trả nợ cho thành viên đó, nhưng không vượt quá tối đa là 5 năm, trừ khi quỹ có quyết định riêng và quyết định đó phải có được 70% số phiếu ủng hộ.

Tuy nhiên, vấn đề của Hy Lạp nằm ở chỗ nước này đã được gia hạn thêm 5 năm từ năm 1982. Khi đó cả Guyana và Nicaragua cũng được gia hạn. Thậm chí điều khoản 70% số phiếu chưa từng được sử dụng.

8. IMF cũng đã sử dụng một số ưu đãi cho Hy Lạp. Khoản nợ 1,8 tỷ USD vừa đáo hạn là kết quả của “thủ đoạn nhồi nhét” tất cả các thời hạn trả nợ vào cuối tháng 6. Chiến thuật này từng được Zambia áp dụng trong những năm 1980.

 

9. Tuy nhiên một số nước đang phát triển cho rằng IMF đã dành cho Hy Lạp quá nhiều ưu đãi bằng cách cho phép Hy Lạp nợ nhiều hơn so với các nước ở ngoài eurozone.

Đây là điều khá quan trọng. Quỹ này đang nỗ lực làm hài lòng các thành viên như Brazil và Trung Quốc. Năm 2010 IMF đã thất bại trong nỗ lực cải cách quy trình bỏ phiếu nhằm trao cho Brazil và Trung Quốc nhiều quyền hơn. Tuy nhiên nỗ lực cải cách này bị mắc kẹt ở Quốc hội Mỹ.

Bất kỳ ưu đãi nào dành cho Hy Lạp chắc chắn sẽ khiến các nền kinh tế mới nổi giận dữ. Sự kiện này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của IMF.

CASE STUDY N0.439: NỢ XẤU VS BĐS VS DPRR VS LỢI NHUẬN NGÂN HÀNG

PS: CHỈ CÓ 1 OPTION: MUỐN GIẢM NỢ XẤU THÌ PHẢI PHÁT MÃI BĐS THẾ CHẤP??

1-Để kiểm soát được nợ xấu cũng như đạt mục tiêu kéo nợ xấu về ngưỡng 3% cuối năm nay, các nhà băng đang từng bước đẩy mạnh bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Vì thế, khoản chi phí dự phòng rủi ro sẽ tăng vọt, ảnh hưởng đến lợi nhuận.

2-Nợ xấu đã và sẽ bán cho VAMC:

-Vietcombank sẽ bán khoảng 1.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC trong năm 2015;

– BIDV sẽ tiếp tục bán khoảng 8.000 tỷ đồng, sau khi đã bán hơn 6.000 tỷ đồng cho VAMC trong năm 2014.

– Sacombank, năm 2014, Ngân hàng đã bán nợ cho VAMC với giá trị đáng kể, đổi lấy 4.349 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt của VAMC (dư nợ gốc là 4.984 tỷ đồng). Giá trị nợ xấu đã bán cho VAMC của Sacombank cao hơn so với mức ước tính của nhà băng này trước đây là 2.871 tỷ đồng.

– Tuy nhiên, với kế hoạch sáp nhập thêm SouthernBank dự kiến sẽ được NHNN thông qua trong quý III và việc sáp nhập sẽ được hoàn tất trong quý IV năm nay, lượng nợ xấu từ SouthernBank buộc Sacombank sau sáp nhập phải xử lý là rất lớn:Do tổng nợ xấu của SouthernBank hiện nay khá lớn, chiếm gần 6% tổng dư nợ, nên khối lượng nợ xấu Sacombank phải bán cho VAMC có thể cao gấp đôi, thập chí gấp 3 năm ngoái.

-Năm 2014, ACB đã bán 1.043 tỷ đồng cho VAMC và nhận lại trái phiếu đặc biệt ở mức 970 tỷ đồng, kéo tỷ lệ nợ xấu của ACB xuống dưới 2,2% và không thuộc diện bắt buộc bán nợ cho VAMC. Tuy nhiên, theo lãnh đạo ACB, để chủ động trong việc xử lý nợ, ACB vẫn đăng ký bán xấp xỉ 1.000 tỷ đồng nợ trong năm 2015 cho VAMC.

-DongA Bank  sẽ bán 7.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC trong 6 tháng đầu năm 2015;

ABBank cũng cho hay, Ngân hàng đã bán vài trăm tỷ đồng nợ xấu cho VAMC trong 2 quý đầu năm:Đến hết tháng 5/2015, tỷ lệ nợ xấu của ABBank tiếp tục được kiểm soát tốt ở mức 3% tổng dư nợ.

-Theo chỉ tiêu được giao, tổng số nợ xấu Saigonbank phải bán cho VAMC trong năm 2015 là 500 tỷ đồng. Nợ xấu Saigonbank đến cuối năm 2014 ở mức dưới 5%.

3- Theo kế hoạch, năm 2015, VAMC mua khoảng 80.000 tỷ đồng nợ xấu, nâng tổng số nợ xấu VAMC mua lên khoảng 200.000 tỷ đồng.

4-Theo đánh giá của TS Trần Du Lịch, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. HCM, muốn xử lý được nợ xấu, trước hết phải “gỡ” khó cho khâu phát mãi tài sản,nhất là BĐS (Hiện chiếm khoảng 90% tổng nợ xấu). Đây mới là mấu chốt cho việc đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu. Vì thực tế hiện nay cho thấy, việc đốc thúc NHTM đẩy mạnh bán nợ xấu cho VAMC chỉ mới gom được nợ xấu về một mối, nhưng vẫn khó tìm đầu ra cho nợ xấu.

CASE STUDY N0.438: 63% cán bộ thuế tiêu cực, nhũng nhiễu – Tổng cục thuế nói gì??

PS: ”NHŨNG NHIỄU” KHÔNG THUỘC PHẠM TRÙ….THAM NHŨNG!?

Con số 63% hộ kinh doanh “đi đêm” với cán bộ thuế để lách luật thuế (theo nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố tại một hội thảo mới đây) một lần nữa lại được đưa ra mổ xẻ tại buổi họp báo thường kỳ quý II-2015 của Bộ Tài chính chiều 30/6/2015. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế – ông Nguyễn Đại Trí thừa nhận: Con số này là khách quan, phần nào phản ánh đúng tình trạng hiện nay của một bộ phận cán bộ thuế trong quá trình tác nghiệp.

CASE STUDY N0.436: Thực hư chuyện cỡ trưởng phòng cấp sở đều có nhà Hà Nội?

Cuối tháng 3 vừa rồi, thị trường địa ốc xôn xao với bài báo dẫn lời của một giám đốc công ty bất động sản ở Thủ đô Hà Nội, rằng nhu cầu mua nhà của đối tượng khách hàng ngoại tỉnh chiếm tới 50% và rằng, trưởng phòng một sở của một tỉnh bất kỳ ở miền Bắc đều có nhà ở Hà Nội (?!).

1-Ơn giời, khách mua nhà  đây rồi!

 Thị trường bất động sản sốt nóng giai đoạn 2006 – 2010 đã đẩy giá trị nhà ở Việt Nam lên hàng “cao nhất thế giới” so với mức thu nhập của người dân. Giá nhà đất tăng lên hơn 100 lần trong vòng 20 năm, cao hơn 25 lần so với thu nhập bình quân hàng năm của người lao động… Giai đoạn này, chỉ cần mua được nhà là đã có lãi nên mới hình thành đến 4.000 – 5.000 công ty bất động sản; xuất hiện nhiều nhà đầu cơ/đầu tư gom hàng, rồi suất ngoại giao; suất ưu tiên/ưu đãi… cũng nối đuôi nhau ra đời.

2-Đến nỗi oan của Thị Kính

Bên cạnh những phát biểu gây bão trên các diễn đàn bất động sản, vị giám đốc của một công ty bất động sản vốn khá… vô danh trên thị trường còn cho rằng, các khách hàng tỉnh lẻ thường quan tâm đến nhà tầm 2 tỷ đồng trở lên, chứ không mua nhà ở giá trung bình hay nhà thu nhập thấp.

Dòng suy luận sẽ tiếp tục là những cán bộ công chức (cỡ trưởng phòng cấp sở) ấy là ai, tiền đâu mà lắm thế để mua nhà sang và dường như nó đặt lộ trình để người ta đi đến kết luận một cách thản nhiên: đó là tiền tham nhũng!?

CASE STUDY N0.435: Nhật bắt tay vào giảm “núi” nợ

Dự kiến trong ngày hôm nay (30/6), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ ký phê duyệt kế hoạch giảm dần gánh nặng nợ của nước này.

Hiện Nhật Bản đối mặt với “núi” nợ lớn nhất thế giới, hệ quả của chính sách vay mượn trong nhiều năm để kích thích kinh tế nhằm thoát khỏi suy thoái. Tuy nhiên, những khoản “vốn mồi” này vẫn không thể giúp kinh tế Nhật ra khỏi tình trạng suy giảm. Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nợ công của Nhật sẽ lên mức 247% GDP trong năm tới.

CASE STUDY N0.434: Nhật Bản vẫn là chủ nợ số một thế giới

Đây là năm thứ 24 liên tiếp Nhật là chủ nợ lớn nhất thế giới, với tài sản ròng cao hơn Trung Quốc tới 71%, dù Trung Quốc đã vượt Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới từ năm 2010.

Tài sản ròng ở nước ngoài của Nhật tăng 13% trong năm ngoái lên mức 367.000 tỷ Yên (3.000 tỷ USD), trong đó thay đổi về tỷ giá giúp tài sản của quốc gia này ở nước ngoài tăng tới 19%, theo dữ liệu do Bộ Tài chính Nhật công bố;