TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.405: GIÁ TRỊ LỚN NHẤT CỦA DNNN KHI CỔ PHẦN HÓA: ĐẤT OR THƯƠNG HIỆU?

Với thông tin về đất, quyền sử dụng đất và các tài sản liên quan đến đất dài tới 13 trang A4 trong bản công bố thông tin đấu giá cổ phiếu ra công chúng, không khó để lý giải vì sao số lượng cổ phiếu được nhà đầu tư (NĐT) đăng ký tham gia đấu giá cổ phần của Công ty TNHH MTV Thương mại – dịch vụ Tràng Thi Hà Nội (TM – DV Tràng Thi) lớn gấp 13,7 lần số lượng chào bán ra công chúng.

CASE STUDY N0.404: DOANH NGHIỆP vs NGÂN HÀNG: “Ông lớn” BĐS Tín Nghĩa đang “mắc kẹt” dự án khu đô thị 6 tỷ USD

Tín Nghĩa Corp khá thành công với KCN và Cà Phê nhưng lại đang đối diện với khó khăn ở bất động sản đô thị. Năm 2009, đúng lúc thị trường địa ốc phía Nam đi xuống thì Tín Nghĩa lại khởi công dự án Khu đô thị Đông Sài Gòn tại Đồng Nai quy mô tới 942ha tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu là 6 tỷ USD, được đầu tư bởi công ty con của Tín Nghĩa là CTCP Đầu tư Nhơn Trạch (NIC).

Để có vốn đầu tư khu đô thị này, năm 2009 NIC đã phát hành 2 đợt trái phiếu có tổng trị giá 1.000 tỷ đồng cho GP.Bank lãi suất khoảng 11% đến 11,5% đã đáo hạn vào tháng 8 và tháng 12 năm 2014, nhưng đến đầu tháng 3 năm 2015 NIC đã ký phụ lục hợp đồng gia hạn nợ gốc và lãi đến 2018.

Theo báo cáo tài chính quý 1/2015 của NIC tính đến 3/2015 NIC, khoản chi phí lãi vay tới hơn 193 tỷ đồng. Đáng chú ý là mặc dù còn nợ trái phiếu 1.000 tỷ nhưng NIC lại cho Tín Nghĩa Corp vay dài hạn với số dư nợ tính đến 31/3/2015 hơn 352 tỷ.

CASE STUDY N0.403: “DOANH NGHIỆP –CỔ ĐÔNG “ vs NGÂN HÀNG: Sắp đến lượt GP.Bank?

PS: ”HÃY CHO TÔI BIẾT AI NỢ ÔNG, TÔI SẼ CHO ÔNG BIẾT ÔNG LÀ AI “-RANH NGÔN

Dù vậy, nếu so sánh GP.Bank với một NH cũng có lộ trình tăng vốn lên trên 3.000 tỉ đồng và đạt 3.500 tỉ đồng trong năm 2010, cùng có cổ đông, đối tác chiến lược là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, là Ocean Bank (NHTMCP Đại Dương) – sẽ thấy hoạt động của GP.Bank có phần kém hơn nhiều so với OceanBank. Chẳng hạn, năm 2010, ở mức vốn điều lệ 3.500 tỉ đồng, Ocean Bank có tổng tài sản đạt 55,139 tỉ đồng.

CASE STUDY N0. 402: WHERE TO LIVE: COST OF LIVING

Tính trên toàn cầu, Hà Nội xếp thứ 86 về giá cả đắt đỏ, trong khi TP HCM giữ vị trí thứ 90, theo Mercer.

Hãng nghiên cứu Mercer Human Resource Consulting (Anh) vừa công bố báo cáo Chi phí sinh hoạt (Cost of Living) 2015 của 207 thành phố trên thế giới. Tính trên toàn cầu, Hà Nội xếp thứ 86 về mức độ đắt đỏ, tăng 45 bậc so với năm ngoái. Trong khi đó, chi phí sinh hoạt tại TP HCM cũng tăng tương đương lên vị trí 90. Từ năm 2013 đến nay, hãng nghiên cứu của Anh vẫn đánh giá sinh hoạt phí tại Hà Nội cao hơn so với TP HCM.

Trong khu vực Đông Nam Á, dẫn đầu danh sách vẫn là Singapore (Singapore). Tiếp theo là Bangkok (Thái Lan), Yangoon (Myanmar) và Manila (Philippines). Còn trên thế giới, hai thành phố châu Phi là Luanda (Angola) và Hong Kong (Trung Quốc) chiếm hai vị trí dẫn đầu. Luanda thậm chí đã đứng nhất 3 năm liên tiếp.

Bên cạnh đó, sau khi nắm giữ danh hiệu thành phố đắt đỏ nhất thế giới trong phần lớn 2 thập kỷ qua, Tokyo năm nay đã bật khỏi top 10, xuống thứ 11. Nguyên nhân là đồng yen liên tục yếu đi so với USD năm ngoái. Dù vậy, các thành phố châu Á vẫn chiếm tới 5 trong 10 vị trí đầu tiên.

Biến động tỷ giá đóng vai trò chính trong sự xáo trộn mạnh danh sách năm nay. “Biến động tiền tệ luôn có vai trò thực sự lớn trong các năm trước, nhưng ảnh hưởng lên năm nay đặc biệt mạnh”, Kate Fitzpatrick – chuyên gia tư vấn tại Mercer cho biết.

Cả yen và euro đều yếu đi đáng kể so với USD và NDT. Trong khi đó, franc Thụy Sĩ lại mạnh lên sau đợt bỏ trần tỷ giá đầu năm nay.

Thành phố tụt hạng mạnh nhất trong top 10 là Moscow, từ thứ 9 năm ngoái xuống 50 năm nay, do đồng rouble mất giá mạnh sau các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây. Ngược lại, đồng NDT mạnh lên lại khiến các thành phố Trung Quốc tăng trung bình 18 bậc.

Những thành phố trong danh sách được đánh giá theo kết quả khảo sát thường niên về chi phí hơn 200 loại hàng hóa, dịch vụ phổ biến, như nhà ở, giao thông, thức ăn, trang phục, đồ dùng gia đình và tiện nghi giải trí. Tất cả sau đó sẽ được so sánh với New York (Mỹ).

Theo Mercer, thứ hạng các thành phố thay đổi chủ yếu do hai yếu tố – giá cả và nội tệ biến động so với USD. Mục đích của báo cáo là giúp các công ty đa quốc gia và Chính phủ các nước đánh giá chi phí khi cử nhân viên sang làm việc tại nước ngoài. 

CASE STUDY N0. 401: WHERE TO LIVE: QUALITY OF LIFE

1-Dữ liệu về Chỉ số Chất lượng cuộc sống được thu thập bởi Numbeo.com – website dữ liệu lớn nhất thế giới về các thành phố và quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng dữ liệu được thu thập thông qua các khảo sát trực tuyến chứ không phải từ báo cáo chính thức của chính phủ.

2-Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có chất lượng cuộc sống thấp bậc nhất trên thế giới với số điểm -13,89, xếp sau cả Lào và Campuchia.

3-Dưới đây là 7 yếu tố quan trọng nhất dùng để tính toán chỉ số Chất lượng cuộc sống:

-Mức độ an toàn: Chỉ số mức độ an toàn được xác định thông qua những câu hỏi khảo sát đánh giá về mức độ tội phạm và tỷ lệ này đã thay đổi như thế nào trong 3 năm qua. Ngoài ra còn có các câu hỏi về mức độ an toàn vào ban ngày và đêm, mức độ lo sợ trộm, cướp của người được khảo sát.

-Chăm sóc sức khỏe: Người tham gia khảo sát sẽ được hỏi về năng lực của đội ngũ nhân viên y tế và chất lượng của trang thiết bị y tế. Ngoài ra còn có mức độ nhanh, chậm của quy trình kiểm tra sức khỏe, độ chính xác và thân thiện khi giải quyết vấn đề với bệnh nhân.

-Giá tiêu dùng: Những nhân tố liên quan đến giá hàng tiêu dùng bao gồm rau củ quả, nhà hàng, phương tiện đi lại và các dịch vụ khác, ngoại trừ giá thuê bất động sản.

-Sức mua: Nếu chỉ số giá tiêu dùng ở phía trên tập trung vào giá của hàng hóa tiêu dùng thì sức mua chỉ ra khả năng mua hàng hóa của người dân.

-Giao thông đi lại: Đây được xem là chỉ số thú vị nhất dùng để đánh giá Chất lượng cuộc sống tại mỗi quốc gia. Nó bao gồm chỉ số thời gian người dân dành cho việc đi lại, mức độ không hài lòng về lượng thời gian tiêu tốn và ước lượng mức khí thải CO2.

-Mức độ ô nhiễm: Chỉ số này được xem xét dựa trên những câu hỏi như sự cảm nhận về nguồn nước và chất lượng không khí, mức độ tiếp cận nước uống, ô nhiễm tiếng ồn, không gian xanh công cộng và mức độ hài lòng với vấn đề xử lý rác thải.

-Giá nhà đất so với thu nhập: Chỉ số này được tính toán dựa trên tỷ lệ giá căn hộ trung bình so với thu nhập bình quân năm của người dân.

CASE STUDY N0. 400: BĐS THẾ CHẤP vs NỢ NH

 1-Tổng nợ phải trả của Công ty CP Tasco (mã HUT) tính đến 31/3 đã lên tới 4.454 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần vốn chủ sở hữu 1.333 tỷ đồng.

2-Tổng nợ phải trả của Tasco tính đến 31/3 đã lên tới 4.454 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần vốn chủ sở hữu 1.333 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn là 887,5 tỷ đồng và nợ dài hạn 3.566 tỷ đồng.
+ Nợ ngắn hạn 887,5 tỷ đồng của Tasco:Các khoản vay ngắn hạn được đảm bảo bằng một phần tài sản và các khoản thu theo các hợp đồng kinh tế được ký kết giữa Tasco và các chủ đầu tư. Cụ thể bao gồm:
– Vay ngắn hạn Ngân hàng BIDV – CN Nam Định, mức dư nợ tối đa 209 tỷ đồng, giới hạn tín dụng đến ngày 30/6/2015.
– Vay ngắn hạn Ngân hàng BIDV – CN Nam Hà Nội, mức dư nợ tối đa 133 tỷ đồng, giới hạn tín dụng đến 30/6/2015
– Vay ngắn hạn Ngân hàng TMCP Dầu Khí – CN Thăng Long, mức dư nợ tối đa 120 tỷ đồng, áp dụng lãi suất thả nổi, thay đổi 1 tháng/lần.
– Vay ngắn hạn tại Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu, mức dư nợ tối đa 2 tỷ đồng, áp dụng lãi suất thả nổi, thay đổi 1 tháng/ 1 lần.
– Khoản vay dài hạn tại BIDV Nam Hà Nội được tất toán trong năm 2015, hợp đồng vay năm 2008 (gồm cả VND và ngoại tệ quy đổi) 33,8 tỷ đồng, thời hạn vay 7 năm, thời hạn trả nợ gốc 5 năm, ân hạn 2 năm kể từ khi giải ngân khoản vay đầu tiên nhưng không vượt quá thời gian xây dựng của dự án.

+Nợ dài hạn 3.566 tỷ đồng của Tasco:Nợ dài hạn của Tasco chủ yếu là các khoản vay dài hạn tại các ngân hàng để thực hiện các dự án BT và BOT. Bao gồm các khoản vay cụ thể sau:
– Khoản vay dài hạn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – CN Nam Định từ 8/2008, số tiền vay tối đa 236,7 tỷ đồng, thời hạn 15 năm, thời gian trả nợ gốc 13 năm, ân hạn 2 năm. 
– Vay dài hạn Ngân hàng Phát triển Việt Nam – CN Nam Định từ 1/2014, số tiền vay tối đa 173 tỷ đồng, thời hạn vay 120 tháng, thời gian trả nợ gốc 114 tháng, ân hạn 6 tháng.
– Vay dài hạn Ngân hàng Phát triển Việt Nam – CN Nam Định từ 9/2009, số tiền vay tối đa 255 tỷ đồng, thời hạn 15 năm, ân hạn tối đa 36 tháng.
– Vay dài hạn tại BIDV Nam Định từ 3/2015, số tiền vay tối đa 970 tỷ đồng, thời hạn vay 60 tháng, ân hạn tối đa 24 tháng kể từ khi giải ngân khoản vay đầu tiên; thời gian trả nợ là 36 tháng kể từ ngày kết thúc thời gian ân hạn. Lãi suất vay áp dụng lãi suất vay thả nổi tại thời điểm giải ngân với mức lãi suất theo thông báo của ngân hàng và điều chỉnh 3 tháng/1 lần kể từ ngày giải ngân đầu tiên. Thực hiện dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường từ đường Lê Đức Thọ đến Khu đô thị mới Xuân Phương (điểm cuối giao với đường 70). 
– Vay dài hạn tại BIDV Nam Định từ 11/2013, số tiền vay tối đa 1.531 tỷ đồng, thời hạn 19,5 năm, ân hạn tối đa 30 tháng kể từ khi giải ngân khoản vay đầu tiên nhưng không vượt quá thời gian xây dựng dự án. Lãi suất vay thả nổi, điều chỉnh 3 tháng/lần.

CASE STUDY N0.399: PPP LÀ GÌ?

1-Lâu nay chúng ta thường tự an ủi, dẫu thu nhập thấp nhưng sức mua ở nước mình dù sao cũng cao hơn giá trị danh nghĩa đồng tiền,vậy “sức mua tương đương/Purchasing Power Parity” là gì?

 Ví dụ:

    A-Một gia đình Việt Nam (4 người ) đi  ăn tối bên ngoài chỉ tốn chừng 500.000 đồng trong khi nếu gia đình người Mỹ đi ăn như thế phải tốn cả trăm đô la;

    B -Tương tự, khi đi hớt tóc chúng ta chỉ trả chừng hai, ba chục ngàn đồng so với dân Nhật Bản phải trả đến vài chục đô la.

2- Lý do chủ yếu là bởi tiền công lao động ở nước ta còn quá thấp nên giá thành nhiều sản phẩm và nhất là dịch vụ cần nhiều công lao động vẫn còn tương đối thấp.

3- Tuy nhiên, một hiện tượng đáng chú ý đang diễn ra là chênh lệch sức mua tương đương này ngày càng giảm. Chúng ta đang phải trả những khoản tiền ngày càng nhiều hơn cho cùng sản phẩm hay dịch vụ đó, không những vì lạm phát mà còn vì tỷ giá nữa.

Ví dụ:

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2012, GDP trên đầu người ở Việt Nam là 1.596 đô la Mỹ, tăng 2,2 lần so với năm 2006 ,còn nếu tính theo sức mua ngang giá (PPP), quy đổi ra đô la Mỹ giá hiện tại thì GDP đầu người sẽ là 3.635 đô la vào năm 2012, chỉ tăng 1,5 lần so với năm 2006

PS: Vì cả hai chỉ tiêu này đều được đo bằng đô la Mỹ danh nghĩa (giá hiện tại) hoặc đô la Mỹ theo PPP nên đều có thể dùng để so sánh mức thu nhập đầu người của Việt Nam với quốc tế.

 

CASE STUDY N0.398: GDP Việt Nam đứng thứ 22 thế giới vào năm 2050

1-Thứ tự của các nền kinh tế thế giới sẽ có nhiều xáo trộn vào năm 2050, khi Indonesia vươn lên hàng thứ tư còn Việt Nam hàng thứ 22 về GDP tính theo phương pháp PPP.

2-Theo báo cáo do hãng kiểm toán PwC vừa công bố, GDP Việt Nam năm 2014 xếp hạng thứ 32 thế giới, đạt con số 509 tỷ USD nếu tính theo sức mua tương đương (PPP). Dự báo của công ty này cho rằng Việt Nam sẽ lên hạng 28 vào năm 2030 và 22 vào năm 2050.

Năm

2014

2030

2050

Thứ hạng GDP của Việt Nam
(tính theo PPP)

32

28

22

GDP tính theo PPP
(tỷ giá năm 2014)

509 tỷ USD

1.313 tỷ USD

3.430 tỷ USD

3-Ngoài ra, báo cáo của PwC cũng cho một cái nhìn hoàn toàn khác về thứ hạng các nền kinh tế nếu tính GDP theo phương pháp PPP: Theo đó,

-Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới và sẽ giữ nguyên vị trí này đến năm 2050.

– Đến thời điểm đó, GDP của Ấn Độ sẽ lớn hơn Mỹ.