TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.397: 100 tỷ USD người Việt chảy vào túi nước ngoài?

PS: TỔNG GDP CHỈ CÓ 184 TỶ USD,LẤY ĐÂU RA 100 TỶ USD MÀ “TIÊU XÀI …MUA LẺ “ HẢ TRỜI!? NÊN MỜI NGAY SƯ TỔ CHÉM GIÓ NÀY VÀO VN LÀM …ADVISOR !

(FYI: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2014 tính theo giá hiện hành đạt 3.937.856 tỷ đồng, tương đương 184 tỷ USD, tính theo tỷ giá của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước vào ngày 31/12/2014 là 21.400 đồng/USD)

Ngay cả khi người Việt ‘thắt lưng buộc bụng’ thì các ông lớn ngoại vẫn liên tiếp mở siêu thị để hút tiền người Việt.

Theo dự báo của hãng nghiên cứu Statista (Đức), thị trường bán lẻ của Việt Nam có thể đạt doanh số 100 tỉ USD/năm vào 2016 và tiếp tục gia tăng trong những năm tiếp theo.

CASE STUDY N0.396: Xử lý nợ xấu: VAMC… cũng khóc!

1-Hiện ở Việt Nam, người bán nợ chỉ có quanh đi quẩn lại Cty TNHH mua bán nợ Việt Nam thuộc Bộ Tài chính (DATC), VAMC và các Cty mua bán nợ của các NHTM.

2- Người mua nợ cũng chỉ có đúng 3 tổ chức đó.

3-Ông Hùng nói: “Vậy thế VAMC mua nợ vào rồi tôi tự biến thành nợ xấu của VAMC à?”. Thực tế, VAMC có mua nợ xấu cũng không thể bán mà chỉ có thể xử lý qua hình thức bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ;

4-Đã có khoảng 60 nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới các khoản nợ xấu của Việt Nam, nhưng đến khi họ tìm hiểu về quyền lợi, khuôn khổ pháp lý khi xử lý nợ… thì VAMC không trả lời được;

5-Tuy nhiên, trao đổi với báo Lao Động, ông Nguyễn Hữu Nghĩa – Chánh thanh tra Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng (NHNN) – cho hay: “Ở đây phải nói rõ là chúng ta quyết liệt xử lý nợ xấu nhưng không phải với cách bán tống, bán tháo, bán rẻ tài sản đảm bảo. Đó là tài sản doanh nghiệp và cũng là tài sản của đất nước.

KL: Theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa: Vì thế, việc xử lý nợ xấu phải hết sức bình tĩnh, vừa giữ an toàn hoạt động ngân hàng, vừa bảo toàn tài sản cho các bên liên quan và với một chi phí bỏ ra thấp nhất có thể.

CASE STUDY N0.394: CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

1-Dữ liệu về Chỉ số Chất lượng cuộc sống được thu thập bởi Numbeo.com – website dữ liệu lớn nhất thế giới về các thành phố và quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng dữ liệu được thu thập thông qua các khảo sát trực tuyến chứ không phải từ báo cáo chính thức của chính phủ.

2-Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có chất lượng cuộc sống thấp bậc nhất trên thế giới với số điểm -13,89, xếp sau cả Lào và Campuchia.

3-Dưới đây là 7 yếu tố quan trọng nhất dùng để tính toán chỉ số Chất lượng cuộc sống:

-Mức độ an toàn: Chỉ số mức độ an toàn được xác định thông qua những câu hỏi khảo sát đánh giá về mức độ tội phạm và tỷ lệ này đã thay đổi như thế nào trong 3 năm qua. Ngoài ra còn có các câu hỏi về mức độ an toàn vào ban ngày và đêm, mức độ lo sợ trộm, cướp của người được khảo sát.

-Chăm sóc sức khỏe: Người tham gia khảo sát sẽ được hỏi về năng lực của đội ngũ nhân viên y tế và chất lượng của trang thiết bị y tế. Ngoài ra còn có mức độ nhanh, chậm của quy trình kiểm tra sức khỏe, độ chính xác và thân thiện khi giải quyết vấn đề với bệnh nhân.

-Giá tiêu dùng: Những nhân tố liên quan đến giá hàng tiêu dùng bao gồm rau củ quả, nhà hàng, phương tiện đi lại và các dịch vụ khác, ngoại trừ giá thuê bất động sản.

-Sức mua: Nếu chỉ số giá tiêu dùng ở phía trên tập trung vào giá của hàng hóa tiêu dùng thì sức mua chỉ ra khả năng mua hàng hóa của người dân.

-Giao thông đi lại: Đây được xem là chỉ số thú vị nhất dùng để đánh giá Chất lượng cuộc sống tại mỗi quốc gia. Nó bao gồm chỉ số thời gian người dân dành cho việc đi lại, mức độ không hài lòng về lượng thời gian tiêu tốn và ước lượng mức khí thải CO2.

-Mức độ ô nhiễm: Chỉ số này được xem xét dựa trên những câu hỏi như sự cảm nhận về nguồn nước và chất lượng không khí, mức độ tiếp cận nước uống, ô nhiễm tiếng ồn, không gian xanh công cộng và mức độ hài lòng với vấn đề xử lý rác thải.

-Giá nhà đất so với thu nhập: Chỉ số này được tính toán dựa trên tỷ lệ giá căn hộ trung bình so với thu nhập bình quân năm của người dân.

CASE STUDY N0.393: MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP GIA ĐÌNH: KHÔNG AI GIÀU 3 HỌ?

Nhiều năm qua bà Võ Thị Thanh – Chủ tịch HĐQT và các thành viên khác trong gia đình không chỉ cho công ty nợ cổ tức, cho vay tiền mà thậm chí cả xóa nợ.

Trong công ty gia đình lại có các công ty con, công ty liên kết cùng với mối quan hệ chằng chịt về mặt sở hữu đã làm cho mối quan hệ vay mượn trở nên hết sức phức tạp tại CTCP Thuận Thảo (GTT) trong nhiều năm qua.

CASE STUDY N0.392: CÔNG NGHIỆP HÓA: Xe tải Trung Quốc tràn ngập vì doanh nghiệp Việt kém

1-Điểm đáng chú ý, theo thống kê của ngành hải quan, lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc dẫn đầu với 13.400 xe, tăng đến 295% so với cùng kỳ năm ngoái.

2-Thực tế này đang khiến ngành ô tô trong nước gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên nhìn ở góc độ chính sách thì các nhà quản lý lại cho rằng các doanh nghiệp ô tô trong nước nhận được nhiều ưu đãi nhưng đã không thể phát triển được:

-Cụ thể, nhiều DN cam kết trong giấy phép đầu tư sẽ đạt tỷ lệ nội địa hóa 30-40% sau 10 năm nhưng đến nay gần 10 năm nhưng hầu hết chỉ mới đạt được 2-10%, tập trung chủ yếu vào các công đoạn sản xuất đơn giản.

-Về chuyển giao công nghệ cũng còn rất hạn chế do các liên doanh mới dừng ở lắp ráp dạng CKD1 và CKD2 với các dây chuyền công nghệ gần giống nhau hoặc ở dạng IKD.

3-Cũng chính vì thế giá thành ôtô sản xuất trong nước hiện vẫn còn cao gấp đôi so với giá xe các nước trong khu vực và xe sản xuất tại chính hãng.

CASE STUDY N0.391: GDP vs NỢ: TÍNH & HIỂU SAO CHO CHUẨN

1-Tính và hiểu GDP:

– Ta có một nhà máy sản xuất, một khu vực kinh tế hay một quốc gia. Trong một khoảng thời gian nhất định, như một năm, một quý hay một ngày, mình đưa vào đó một số nhập lượng (hay tài sản như nguyên nhiên vật liệu và công sức con người, v.v… ) thì ở đầu ra sẽ có một số xuất lượng.

– Khi xuất lượng ở đầu ra trị giá cao hơn nhập lượng ở đầu vào thì ta có gia tăng sản xuất hay tái sản. Ngược lại, nếu xuất lượng thấp hơn nhập lượng thì ta không có sản xuất mà chỉ có sản nhập!

Sai số hay sự khác biệt giữa xuất lượng và nhập lượng sẽ cho ta con số tăng trưởng. Tổng số tăng trưởng của quốc gia hay một khu vực kinh tế trong một thời khoảng nào đó được gọi là GDP, là Tổng sản lượng Nội địa hay Tổng sản phẩm Xã hội. Nếu so sánh GDP trong thời gian từ năm này qua năm khác, hay trong không gian từ xứ này qua xứ khác, thì mình có đà tăng trưởng, giả dụ là 7% hay 6,5%, là giá trị tài sản lên xuống đến cỡ nào.

– Vấn đề ở đây nằm ở chữ “giá trị” hay cách tính trị giá của nhập lượng và xuất lượng: Nếu cách tính đó thiếu chính xác – thí dụ như làm sao đo được sự ô nhiễm môi sinh trong chu trình sản xuất để tính thành tiền? – thì con số sản lượng, tăng trưởng hay GDP cũng thiếu chính xác. Tức là không đáng tin.

2-Tăng trưởng GDP và nợ:

– Theo các nguồn thẩm định đáng tin cậy thì kinh tế Trung Quốc đang mắc nợ từ 250% đến 282% của Tổng sản lượng GDP. Nếu ta chấp nhận ước tính phổ thông của các định chế quốc tế thì tính đến cuối năm ngoái, Tổng sản lượng của Trung Quốc ở khoảng hơn chín ngàn tỷ đô la, tức là xứ này có thể mắc nợ từ 22 ngàn 500 tỷ đến 25 ngàn 400 tỷ đô la.

-Chi tiết thứ hai đáng chú ý là gánh nợ của Trung Quốc đã tăng vọt và ngày càng nặng hơn trong mươi năm vừa qua.

-Giới kinh tế có một phép tính dễ nhớ là đếm thử xem kinh tế phải bơm thêm bao nhiêu tiền về tín dụng, hoặc vay thêm bao nhiêu tiền, để tạo thêm 1 đơn vị sản phẩm.

-Trung Quốc phải bơm thêm 4 đồng vào kinh tế thì sản lượng mới tăng thêm được 1 đồng.

-Để tăng trưởng là 7% thì điều ấy có nghĩa là sản lượng kinh tế sẽ tăng thêm được 630 tỷ đô la. Muốn như vậy, họ phải bơm thêm gần 3.000 (ba ngàn) tỷ USD tiền nợ;

– Với  mức vay mượn quá cao như hiện nay, gánh nợ của Trung Quốc có thể sẽ nhân đôi trong bảy tám năm nữa thì mới duy trì được đà tăng trưởng 7%.

KL:

1-Khi nói đến “tăng trưởng kinh tế tính theo GDP “ thì phải hiểu đó là : Sai số hay sự khác biệt giữa xuất lượng và nhập lượng;

2-Với mô hình tăng trưởng dựa chủ yếu vào vay nơ/tín dụng thì không thể đạt mục tiêu giảm nợ mà vẫn tăng GDP!

CASE STUDY N0.390: ĐỘI LÁI vs TTCK VN

Cuộc đời có thể trải qua nhiều trạng thái, nhiều lỗi lầm, nhất là làm giá chứng khoán, lôi kéo đầu tư…Dù sao cũng đã trải qua và thật lòng rất ân hận.

CASE STUDY N0.389: Nước nào “yêu và ghét” Trung Quốc nhất thế giới?

Theo khảo sát của được Gallup và Trung Tâm Meridian International Center phối hợp thực hiện:

 
Dẫn đầu danh sách là Đức tại 78%, theo sau sát nút là Nauy tại 77%. Thụy Sỹ và Ý chia nhau vị trí thứ tư và năm. Tỷ lệ phản đối tại Nhật Bản – nước có mâu thuẫn lãnh thổ căng thẳng với Trung Quốc – là 67%, cao hơn một chút so với Canada và Tây Ban Nha.

Đáng lưu ý, mặc dù không góp mặt trong nhóm 10, nhưng có tới 64% người dân Hong Kong (Trung Quốc) cho biết họ “ghét” Trung Quốc đại lục, tỷ lệ này tại Philippines là 64%.

Số nước có hơn 50% người dân ủng hộ Trung Quốc là 22, tất cả đều thuộc châu Phi – khu vực nhận nhiều viện trợ từ Trung Quốc, ngoại trừ Pakistan và Tajikistan. Tỷ lệ ủng hộ cao nhất thuộc về Mali với hơn 86%.

Trong năm 2014, Nga là nước có tỷ lệ dân chúng ủng hộ Trung Quốc tăng mạnh nhất tại 17% lên 42%, có thể xuất phát từ một loạt các thỏa thuận hợp tác giữa hai nhà nước sau sự kiện Nga sáp nhập Crimea, hứng nhiều đòn trừng phạt từ Mỹ và phương Tây.