TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.388: Sau 1 năm Hà Nội, Tp.HCM cùng nhảy 45 bậc về mức đắt đỏ

PS: DU LỊCH NƯỚC NGOÀI, FDI, …LÀM SAO TĂNG?

1-Trong tổng số 207 thành phố được xếp hạng, Hà Nội có mức độ đắt đỏ cao hơn 121 thành phố, trong khi giá cả ở Tp.HCM được Mercer đánh giá là đắt hơn ở 117 thành phố.

Trong xếp hạng các thành phố trên thế giới về mức độ đắt đỏ đối với người nước ngoài năm 2015 do công ty tư vấn nguồn nhân lực Mercer thực hiện (Mercer’s 2015 Cost of Living), hai thành phố lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và Tp.HCM lần lượt xếp ở vị trí thứ 86 và 90.
Thậm chí, giá cả tại hai thành phố lớn của Việt Nam đối với người nước ngoài được cho là “chát” hơn so với những thành phố lớn của thế giới như Houston và Atlanta của Mỹ, Berlin và Frankfurt của Đức, Barcelona của Tây Ban Nha, Doha của Qatar…

2-Năm ngoái, hai thành phố này đứng ở vị trí tương ứng là 131 và 135. Như vậy, chỉ sau một năm, Hà Nội và Tp.HCM đã nhảy 45 bậc trong xếp hạng về độ đắt đỏ đối với người nước ngoài tới sống và làm việc.

3-Nghiên cứu của Mercer xếp hạng 207 thành phố dựa trên so sánh giá cả của hơn 200 hàng hóa và dịch vụ tại mỗi thành phố, từ nhà ở, giao thông, quần áo, thiết bị gia dụng, giải trí… tính bằng USD.

 Báo cáo này giúp các công ty đa quốc gia và chính phủ xác định được mức lương và phụ cấp phù hợp khi cử nhân viên ra làm việc ở nước ngoài.

CASE STUDY N0.387: TPP vs THAO TÚNG TIỀN TỆ

Khi muốn hoàn tất một hiệp định nhằm giảm các rào cản thương mại trong lúc vẫn bảo vệ được người lao động và các tiêu chuẩn về môi trường, hướng đi thường thấy là đòi hỏi ít (cam kết) hơn từ những đối tác bên kia bàn đàm phán.

 Tuy nhiên vào giai đoạn này, xác suất thành công của TPP sẽ lớn hơn nếu Hoa Kỳ đưa thêm vào yêu cầu buộc các bên tham gia không được thao túng đồng tiền của họ.

Một trong những thiếu sót lớn của hệ thống thương mại toàn cầu trong vài thập kỷ qua là sự thiếu vắng một ràng buộc hiệu quả đối với các quốc gia vốn can thiệp mạnh tay nhằm giữ giá đồng tiền của họ ở mức thấp. Một đồng tiền được định giá quá thấp đồng nghĩa với  khả năng nước đó có được thặng dư thương mại lớn.

CASE STUDY N0.386: THAO TÚNG TIỀN TỆ

Yếu tố cốt lõi của việc thao túng là việc NHNN can thiệp vào thị trường-tiền tệ thông qua bán nội tệ và mua ngoại tệ để giữ tỷ giá hối đoái thấp hơn so với khi không can thiệp.

CASE STUDY N0.385: FDI: “Bánh vẽ” tỷ USD và bệnh thành tích theo nhiệm kỳ

 Cho tới nay, năm 2008 vẫn là năm kỷ lục trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam, với hơn 72 tỷ USD. Đó cũng là năm có nhiều dự án tỷ USD được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhất, với 11 dự án. Tính tổng cộng đến nay, có hơn 20 dự án FDI có quy mô tỷ USD, trong đó có tới 13 dự án bất động sản, thép… mà nhiều trong số này đã bị thu hồi, hoặc bỏ hoang, chậm triển khai, khiến dư luận bức bối.

CASE STUDY N0.383: NÃO TRẠNG “AN CƯ LẠC NGHIỆP “ vs ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN

Đây là một bài lảm nhảm. Trong bài viết này, tôi xin được viết về thứ tư duy (mà chính xác phải gọi là “Não trạng/mindset ) An Cư Lạc Nghiệp của người Việt Nam và những ngộ nhận về đầu tư Bất Động Sản (BĐS).

1-Khi nghĩ đến đầu tư hoặc đầu cơ, đại đa số người Việt Nam sẽ nghĩ đến kênh đầu tư BĐS đầu tiên. Sau đây là những quan niệm phổ biến và có thể nói là những ngộ nhận về đầu tư BĐS.

  • Họ nghĩ và cho rằng BĐS sẽ không bao giờ xuống giá trong dài hạn,tức sẽ không bao giờ lỗ.

  • Họ chỉ cần bỏ một % (phần trăm) tiền cọc và vay thế chấp ngân hàng phần còn lại. Thường thì 20-30%. Nghĩa là họ chỉ cần bỏ ra 2-3 đồng để đầu tư vào một thương vụ 10 đồng.

  • Từ trước đến giờ, BĐS là kênh đầu tư duy nhất người Việt Nam có được. Vì thị trường đầu tư tài chính (chứng khoán, quỹ mở, quỹ đóng, trái phiếu) chỉ mới gia nhập vào Việt Nam và không phải ai cũng làm được !

  • Họ có thể dùng tiền nhận được từ việc thuê BĐS để trả góp tiền vay hàng tháng (nếu vay thế chấp).

2- Quan niệm “An Cư Lạc Nghiệp” của người Việt:

-Người Việt Nam có quan niệm An Cư lạc Nghiệp. Ở đời trước tiên phải lo an cư, nghĩa là phải có một nơi để ở trước, và quan trọng hơn là mình phải là chủ nơi ở đó. Sau đó mới lo lạc nghiệp, nghĩa là xây dựng cuộc sống, làm việc, lập gia đình.

-Nhưng vì sao người Việt Nam lại có tư duy này còn người Phương Tây thì không phải không có, mà họ không coi trọng điều này cho lắm?

Có 8 nguyên nhân:

1. Việt Nam từ trước đến nay là một nước nông nghiệp nên người Việt Nam sinh sống với tư duy nông nghiệp. 1 người làm nông nghiệp sẽ sống trong cái làng cả đời, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, ít đi ra ngoài vùng. Nên đời sống họ chỉ là cái nhà và mấy sào ruộng.

2. Cái nhà trong văn hóa người Việt không chỉ là một nơi để ở, mà là một biểu tượng cho cuộc sống của họ và quan trọng hơn :Nhà là nơi thờ cúng !

3. Người Việt Nam có tư duy làng xã. Khi đã sinh ra ở một nơi nào đó, người Việt Nam sẽ sinh sống ở đó cho đến chết. Điều này chỉ bắt đầu thay đổi khi Việt Nam mở cửa và hội nhập vào thị trường quốc tế. Người Việt Nam từ đó cũng thay đổi theo sự công nghiệp hóa của đất nước. Thay vì ở một nơi cố định, họ bắt buộc phải đi làm việc ở địa phương khác.

4. Thời bao cấp chính quyền đã áp dụng chính sách Hộ Khẩu, bắt buộc mọi người phải khai nhân trú và nếu muốn di chuyển sang địa phương khác phải có giấy phép thông hành. Sự di chuyển của người Việt Nam đã bị kìm nén và kiểm soát toàn diện. Vì vậy nên người Việt Nam không có tư duy di chuyển theo công việc. Thế hệ trẻ sinh sau thời bao cấp không hề biết gì về điều này nhưng đây là một trong những ký ức khó quên của thế hệ trước.

5. Thời bao cấp ai muốn có tem phiếu lương thực phải có Hộ Khẩu, muốn có Hộ Khẩu phải có nhà, không có nhà và Hộ Khẩu thì bị coi như một người vô quốc tịch.

6. Chính sách Hộ Khẩu. Cho dù đã qua thời bao cấp nhưng chính quyền vẫn giữ chính sách Hộ Khẩu. Đây là một thứ ám ảnh tất cả những ai đi làm và sinh sống ở địa phương khác. Hộ Khẩu là một thứ cần thiết cho mọi thủ tục hành chính, nên ai cũng thèm khát để sở hữu một căn nhà ở nơi mình làm việc để có Hộ Khẩu và khỏi phải đối mặt với những thủ tục rườm rà này.

7. Giá nhà ở Việt Nam mắc gấp 20-30 lần thu nhập bình quân một năm của người Việt Nam. Ở các nước Phương Tây thì chỉ 4-10 lần. Nên việc đi làm để mua trả góp một căn nhà là điều ngoài sức tưởng tượng của đại đa số người Việt Nam. Những người sở hữu nhà ở các thành phố lớn luôn sống trên cơ và có nhiều lợi thế hơn những người nhập cư.

8. Người Việt Nam không có văn hóa cho thuê nhà chuyên nghiệp như ở Phương Tây. Thậm chí, một trong những loại người người Việt Nam ghét nhất là chủ nhà trọ. Tiền điện nước thì tính gấp 2-3 lần, tăng giá thuê thì bất thình lình, làm việc thì vô cùng kém chuyên nghiệp (dân thường hay dùng từ “mắc dại”). Vì vậy ở trọ là một điều người Việt Nam ghét nhất. Bản thân tôi cũng đã trải qua cảm giác này khi sinh sống ở Sài Gòn. Nên tôi biết rất rõ cái cảm giác phải đi ở trọ khổ thế nào.

3-Còn người Phương Tây theo nhận xét và phân tích của tôi thì xem nhẹ việc này hơn, vì:

  • Họ sống trong nền kinh tế công nghiệp và chất xám. Họ thường di chuyển và thay đổi chỗ làm nên không có tư duy phải gắn bó với một địa phương nào. Họ đi đến đâu nơi công việc yêu cầu.

  • Người Phương Tây có văn hóa thuê nhà. Đa số hoạt động rất chuyên nghiệp, qua môi giới, có văn bản luật lệ và quyền lợi. Vì vậy nên họ cho thuê và ở lâu dài.

  • Người Phương Tây có tư duy cá nhân (còn người Việt Nam có tư duy gia đình), khi đã trưởng thành họ sẽ sống tự lập, ít về thăm nhà, người Việt thì ngược lại.

Chuyện của người bạn của tôi

Một người bạn của tôi đã đầu cơ cùng với vợ anh ấy vào một căn nhà cho thuê ở Sydney. Tôi không ở Sydney, cũng chưa bao giờ tận mắt đến xem căn nhà này. Trong thương vụ này, tôi không góp phần nào, mà chỉ làm tư vấn và phân tích. Tôi hoàn toàn không nhận được gì trừ kinh nghiệm. Tôi sẽ không đi quá sâu vào các chi tiết. Trong bài viết này tôi chỉ muốn chia sẻ kinh nghiệm, cũng như những ngộ nhận và rủi ro về đầu cơ BĐS. BĐS không như mọi người thường nghĩ là một kênh đầu tư siêu an toàn, mà nó là một con dao 2 lưỡi, nhất là khi bạn đầu tiên bằng tiền vay thế chấp. Sau đây là chi tiết của thương vụ đó.

  • Căn nhà mua giá: $600,000 AUD cách trung tâm Sydney 30km về phía Tây-Nam, gần thị trấn Campbelltown.

  • Đặc cọc 20%: $600,000 x 0.2 = $120,000

  • Tiền phí mua nhà: $20,000

  • Tiền luật sư, kế toán: $2,000

  • Chi phí làm thủ tục vay: $1,000

  • Thời hạn vay: 30 năm (1,560 tuần)

  • Trả góp hàng tuần: $650

  • Tiền thuê nhà: $550

  • Tiền túi bỏ ra để bù vào: $650-550 = $100. Chưa tính chi phí sửa chửa và phí quản lý của ngân hàng.

  • Sau 5 năm sẽ bán với dự tính là giá nhà sẽ tăng 3-5% mỗi năm.

  • Sau 5 năm, giá nhà sẽ là $765,768. Tính gọn lại là $766,000 (tối thiểu);

  • Tổng chi phí trả trong 5 năm (tiền bù lỗ và chi phí quản lý): ($100 + 50) x 52 tuần x 5 năm = $39,000.

  • Dự tính phần lời trước phí môi giới: $766,000 – $600,000 – $39,000 = $127,000.

  • Lời chỉ 127,000/600,000 = 0.21167 = 21%.

  • Nhưng vì chỉ bỏ ra $120,000 mà lời $127,000. Nên lời là 1.058 = 106% nhờ đòn bẩy tài chính (20% hoặc 1 chọi 5).

  • Nếu bỏ tiết kiệm ngân hàng thì sau 5 năm họ chỉ lời 15%.

  • Còn nếu đầu tư cổ phiếu không đòn bẩy thì họ chỉ lời tầm 20-30%.

  • Nhưng BĐS là còn dao 2 lưỡi.

Mặc dù tôi đã khuyên anh ta không nên đầu cơ vào BĐS lúc này vì theo phân tích của tôi Sydney đang có một bong bóng BĐS. Nhưng anh ta đã quyết định. Tôi chúc anh ấy thành công. Riêng tôi thì không thích đụng tới BĐS. BĐS là một trò chơi với con dao 2 lưỡi. Tôi chỉ đầu tư vào quỹ Exchange Traded Fund (ETF) và dùng đòn bẫy tài chính nếu cần. Đó chỉ là ý kiến riêng của tôi, tôi xin nói thêm trong bài viết khác. Tôi không thích BĐS, vì:

  • Khi mua một căn nhà, bạn khóa vốn (tiền) của bạn vào một nơi. Muốn rút phải mất thời gian và chi phí cao (3-6% phí môi giới và các chi phí hàh chính khác).

  • Giá nhà theo phân tích của tôi chỉ tăng bình quân theo lạm phát, nếu các bạn không tin thì có thể tự tìm hiểu.

  • BĐS tăng trưởng thấp hơn cổ phiếu 5-10%.

  • BĐS không linh động.

  • Quan niệm giá nhà sẽ không xuống là quan niệm hết sức sai lầm. BĐS là trò 2 lưỡi. Đợt bong bóng BĐS vỡ vừa rồi đã chứng minh điều này. Cá nhân tôi biết vài người đã mắc nợ mà không thể nào thoát được. Như tôi đã nói, BĐS là trò 2 lưỡi.

     

Đó là kinh nghiệm của tôi. Đây chỉ là một bài lảm nhảm.

CASE STUDY N0.382: TTCK vs NỖI ĐAU MONEY BỐC HƠI

1-Kể từ cuối tháng 3/2015 cho tới nay, cổ phiếu MWG của ông chủ Nguyễn Đức Tài đã giảm khoảng 35%, từ mức 114.000 đồng/cp xuống còn 74.000 đồng/cp, về gần với mức giá tham chiếu mà cổ phiếu này chào sàn hồi giữa tháng 7 năm ngoái, 68.000 đồng/cp.Với gần 140 triệu cổ phiếu, vốn hóa thị trường của CTCP Đầu tư Thế giới Di Động trong khoảng 2,5 tháng qua đã bốc hơi khoảng 5.600 tỷ đồng.

2- Đại gia từng vượt qua các tên tuổi lừng lẫy như Trương Gia Bình, Hồ Hùng Anh, Trần Kim Thành, Đặng Thành Tâm… dù không muốn hiện diện trong tốp những người giàu nhất trên TTCK nhưng chắc chắn không vui vẻ khi giá cổ phiếu giảm mạnh như vậy.

3- ông Trần Đình Long, hiện nắm giữ hơn 174 triệu cổ phiếu HPG, tương đương hơn 23% cổ phần của Tập đoàn Hòa Phát. Với việc cổ phiếu này giảm khoảng 10.000 đồng/cp trong vòng 3 tháng qua, túi tiền của ông Long bốc hơi hơn 1.700 tỷ đồng. Vợ ông Long, bà Vũ Thị Hiền, đang nắm giữ hơn 53 triệu cổ phiếu, cũng mất khoảng 530 tỷ đồng. Như vậy, cả hai vợ chồng ông Long đã mất đi hơn 2200 tỷ đồng giá trị cổ phiếu;

4- Cổ phiếu HAG của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) giảm gần 20% kể từ đầu năm đến nay, bào mòn gần 1.500 tỷ đồng túi tiền của đại gia phố núi;

CASE STUDY N0: 381: FED vs VIỆT NAM: Tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam

Thời điểm Mỹ tăng lãi suất sẽ đến trong thời gian tới, các nhà phân tích từ Vinacapital tin rằng:

– Thời điểm tăng lãi suất của Mỹ rất quan trọng. Điều này sẽ làm cho lãi suất các nước khác tăng theo, bao gồm Việt Nam.

– Thị trường chứng khoán Việt Nam và các khu vực khác sẽ phản ứng tiêu cực. Các công ty trong lĩnh vực tài chính (Ngân hàng), hoặc những công ty dựa trên vay nợ tín dụng lớn (nhà ở, tiện ích, xây dựng) sẽ bị tổn thương bởi môi trường lãi suất cao hơn.

– Lãi suất hiện tại của FED là 0.25%, có thể nâng dần lên 2,5% cuối 2016 và 3,5% cuối 2017. Lãi suất này sẽ tăng 0.25%-0.50% trung bình mỗi quý.

– Dự báo, FED sẽ bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 12/2015.