TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0: 355: Doanh nghiệp BĐS: Thành lập ồ ạt, phá sản đồng loạt?

PS: NÊN CẨN THẬN KHI DÙNG KHÁI NIỆM “DN BĐS”!

Trong thời gian gần đây, nhiều ngân hàng đang mở rộng cho vay bất động sản. Hầu như dự án nào cũng nhận được sự hỗ trợ từ ngân hàng với nhiều chương trình ưu đãi dành cho cả người mua lẫn chủ đầu tư. Nhiều người lo ngại, hiện tượng này tiềm ẩn tác động tiêu cực đến thị trường tài chính cũng như bất động sản.

Câu 1 : Kinh doanh bất động sản là gì?

Theo Luật kinh doanh bất động sản:

 + Hoạt động kinh doanh bất động sản bao gồm kinh doanh bất động sản và kinh doanh d ịch vụ bất động sản.  + Kinh doanh b ất động sản là việc bỏ vốn đầu tư tạo lập, mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản để bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thu ê lại, cho thuê mua nhằm mục đích sinh lợi.

 + Kinh doanh d ịch vụ bất động sản là các ho ạt động hỗ trợ kinh doanh bất động sản và thị trường bất động sản, bao gồm các dịch vụ môi giới bất đống sản, định giá bất đống sản, sàn giao dịch bất động sản, tư vấn bất động sản, đấu giá bất động sản, quảng cáo bất động sản, quản lý bất động sản.

 + Giao d ịch bất động sản có liên quan đến kinh doanh bất động sản là việc mua bán, chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản giữa tổ chức, cá nhân không kinh doanh bất động sản với tổ chức, cá nhân kinh doanh b ất động sản.

Câu 2 : Những hoạt động nào được coi là hoạt động kinh doanh bất động sản và giao dịch nào được gọi là giao dịch liên quan đến kinh doanh bất động sản?

+ Hoạt động kinh doanh bất động sản bao gồm KD BĐS và kinh doanh dịch vụ BĐS :Các loại nhà, công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng ,quyền sử dụng đất được tham gia thị trường bất động sản theo quy định của pháp luật đất đai các loại bất động sản khác theo quy định của pháp luật – căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế – xã hội, thị trường bds lộ trình hội nhập kinh tế – quốc tế, chính phủ quy định cụ thể các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh ;

+Giao dịch gọi là giao dịch liên quan đến KD BĐS gồm:

– Mua bán nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;

– Mua bán nhà ở không có quyền sử dụng đất ở ;

-Chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

-Cho thuê nhà ở;

-Giao dịch thế chấp nhà ở;

-Giao d ịch thu ê mua nhà ở ;

-Giao dịch chuyển đổi quyền sở hữu nhà ở;

-Môi giới bất động sản;

-Định giá bất động sản;

-Tư vấn bất động sản;

-Đấu giá bất động sản;

-Quảng cáo bất động sản;

-Quản lý bất động sản;

-Quản trị kinh doanh Công nghiệp & Xây dựng ;

CASE STUDY N0: 354: “Các loại nói láo: láo, láo đáng nguyền rủa và thống kê “: Hơn 3 triệu hộ kinh doanh biến đi đâu?

Hơn 3 triệu hộ kinh doanh trên cả nước đột nhiên biến mất nếu chỉ căn cứ vào sự chênh lệch về số liệu của Tổng cục Thống kê và Tổng cục Thuế.

1-Tổng cục Thống kê: có 4,6 triệu hộ;

2-Tổng cục Thuế cho biết, theo số liệu quản lý của cơ quan thuế thì tính luỹ kế đến 31-12-2014 ngành thuế đã cấp mã số thuế cho 3,018 triệu hộ kinh doanh,tuy nhiên, trong số đó chỉ có 1,612 triệu hộ kinh doanh “đang hoạt động”.

3-Chính sự khác biệt về số liệu này đã gây kinh ngạc cho nhiều đại biểu tham dự hội thảo của VCCI. Nhiều người đặt câu hỏi, liệu sự “vênh” nhau về số liệu này có thể dẫn đến khẳng định là nhiều hộ kinh doanh gia đình đã “đóng cửa” do kinh doanh khó khăn trong mấy năm qua hay không.

CASE STUDY N0: 352: Vì sao người nước ngoài chưa muốn mua nhà tại Việt Nam?

1-Nếu như Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực từ 1/7/2015 đã có nhiều điều kiện nới lỏng để người nước ngoài  mua nhà tại Việt Nam, thì thực tế, thị trường địa ốc cho người nước ngoài dường như vẫn khá yên ắng:

    đại đa số chủ đầu tư dự án khẳng định, chưa bao giờ nhắm tới đối tượng khách hàng chính yếu là người nước ngoài;

    dù truyền thông nói có đến cả triệu người nước ngoài muốn sở hữu nhà tại Việt Nam, nhưng trên thực tế, số người nước ngoài đến tìm hiểu để mua nhà cũng giống như “hạt muối bỏ biển”.

2-Lý do:

-Chị Ngọc Thúy, Việt kiều Mỹ chuẩn bị về sinh sống và làm việc tại Việt Nam, cho biết: “Tôi muốn mua một căn nhà để mở văn phòng đại diện cho công ty có trụ sở chính bên Mỹ, nhưng không biết thủ tục thế nào. Tìm hiểu một số dự án thì được tư vấn là phải tự làm thủ tục để đứng tên trong sổ đỏ, trong khi đó, người mua là người Việt Nam thì công ty đứng ra làm bìa đỏ cho họ”.

Trước băn khoăn của chị Thúy, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM bày cách: “Chị phải có bản gốc giấy khai sinh chứng minh mình là người Việt Nam. Nếu không, chị làm thêm một hộ chiếu Việt Nam nữa thì thủ tục mua nhà cũng giống như người Việt Nam mà không có phân biệt gì”. Dù vậy, chị Thúy cho biết, bạn chị là Việt kiều đã có hộ chiếu Việt Nam nhưng việc làm thủ tục cũng không hề đơn giản. Chính vì thế, chị Thúy cho biết, sẵn sàng trả thêm một khoản phí nhỏ để chủ đầu tư dự án bất động sản làm hộ các loại giấy tờ, chứ không muốn chạy tới chạy lui.

-Ông Harry (người Úc) lại băn khoăn về quy định chỉ được sở hữu không quá 30% căn hộ trong một chung cư hoặc không quá 250 căn nhà trên khu vực có số dân tương đương đơn vị hành chính cấp phường. Theo ông Harry, cơ quan nào sẽ là đơn vị cung cấp thông tin dự án còn đủ số lượng 30%, hay một đơn vị hành chính cấp phường có số dân là bao nhiêu? Quy định dân số cấp phường được thống nhất trên cả nước hay có phân biệt giữa các đô thị?

-Trong khi đó, bà Carrollin (người Mỹ) lại bày tỏ e ngại về thời hạn sở hữu khi quy định người nước ngoài chỉ được sở hữu 50 năm, sau đó xin gia hạn thêm theo quy định. “Như vậy, trước khi hết hạn sở hữu nhà sẽ phải bán/tặng cho người được sở hữu nhà tại Việt Nam. Nếu không sẽ mất nhà. Điều này khác với người Việt Nam, khi mua nhà có đất sẽ được sở hữu vĩnh viễn”, bà Carrollin nói.

CASE STUDY N0: 351: Trung tâm thương mại ngầm tại Tp.HCM

1-Tổng vốn đầu tư của dự án ước tính khoảng 6.374 tỷ đồng, dự kiến đưa vào sử dụng từ năm 2023…

2-Công ty Toshin Development của Nhật vừa đề xuất với UBND Tp.HCM được đầu tư phát triển trung tâm thương mại ngầm Bến Thành tại quận 1, theo hình thức đối tác công – tư (PPP).

3-Theo doanh nghiệp này, nếu được chấp thuận đây sẽ là trung tâm thương mại ngầm đầu tiên tại Việt Nam, nối liền với dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên đang được thực hiện bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản.

4-Tổng vốn đầu tư của dự án ước tính khoảng 6.374 tỷ đồng, trong đó Toshin đề nghị tỷ lệ đóng góp giữa hai đối tác công – tư ứng với cơ cấu góp vốn lần lượt là 67% và 33%.

CASE STUDY N0: 349: Bãi đậu xe ngầm cũng ngắc ngoải tại công viên Lê Văn Tám

PS: ĐẾN NAY VẪN CHỈ LÀ….TRÊN GIẤY CỦA CẬU HỌC TRÒ! HIHI…

Ngày 8/8/2010, công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Không Gian Ngầm (IUS) đã tổ chức lễ động thổ hạng mục khoan cọc nhồi dự án “Xây dựng, khai thác tầng ngầm làm bãi đậu xe, dịch vụ thương mại, văn hoá và sinh hoạt cộng động” tại công viên Lê Văn Tám, quận 1. TP Hồ Chí Minh.

CASE STUDY N0: 348: 7 năm, 4 tháng và… chờ!

 

Sau hơn 7 năm theo đuổi dự án bãi đậu xe ngầm công viên Lê Văn Tám (TPHCM), Công ty cổ phần Đầu tư phát triển không gian ngầm (IUS) vừa phải dụng chiêu “nhờ đến công luận”, ngõ hầu chấm dứt được cái sự… chờ.

Vốn đầu tư đội từ 70 triệu USD lên hơn 200 triệu USD trong vòng hơn 4 năm do trượt giá, chưa kể các chi phí phải trả cho nhà thầu, dù họ chỉ “ngồi chơi xơi nước” – cái giá của sự chờ đợi các khâu thủ tục, cơ chế ưu đãi…  đang khiến chủ đầu tư dự án bãi đậu xe ngầm Lê Văn Tám  rơi vào cảnh “ngồi trên lửa”.