TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.370: NPL: AI NỢ AI: Được đề nghị khởi tố mới có thể giải quyết xong nợ xấu

1-Theo TS Nguyễn Quốc Hùng – Chủ tịch HĐQT Công ty Quản lý Tài sản VAMC, nếu VAMC được giao cho 4 quyền: quyền thu giữ tài sản đảm bảo, quyền cưỡng chế tài sản đảm bảo, quyền đề nghị khởi tố với các khách hàng chây ì không trả nợ, quyền tiến hành đấu giá tài sản đảm bảo mà không cần sự đồng ý hay không của khách hàng có nợ xấu, thì nợ xấu mới có thể giải quyết triệt để, có tiền cũng không xử lý được. Hiện nay VAMC mới đang mua các khoản nợ từ tổ chức tín dụng, nhưng nếu không xử lý được các khoản nợ đó thì 3 năm, 5 năm sau chính VAMC lại là nguyên nhân gây thất thoát tài sản.

2- Nghị định 34//2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 (Nghị định 53) về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC): “Nghị định 34 đã có hiệu lực từ 5/4/2015, cho đến nay đã hơn 2 tháng nhưng thực tế chưa có văn bản dưới luật nào hướng dẫn về vấn đề này”!

3- Đã đến lúc luật pháp và hành pháp phải xoay chiều cho phù hợp với nguyên lý của nền kinh tế thị trường: Đó là phải ưu tiên trước hết bảo vệ quyền lợi của “chủ nợ”, thay vì “con nợ”, tức là bảo vệ quyền sở hữu trọn vẹn là đồng tiền cho vay thay vì bảo vệ quyền sở hữu hạn chế là đồng tiền đi vay hay tài sản đã đưa vào bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ;

CASE STUDY N0.367: Nợ xấu ở Việt Nam: 1-AI CẦN AI? 2-AI SỢ AI?

PS: VÌ LUẬT LÀ CON LỪA, NÓ ĐI ĐÂU LÀ TÙY VÀO AI ĐANG CƯỠI TRÊN LƯNG NÓ!

Ngân hàng từ vị thế người “bị hại”, thực hiện đúng luật thì có khi lại bị lên án và phải… “chào thua” với những con nợ.
Những thực tế “dở khóc dở cười” ấy vừa được nhiều chuyên gia trong hội thảo: “Giảm trừ và giải quyết nợ xấu năm 2015 dưới góc nhìn pháp lý” tổ chức ngày 12/6 nêu lên với không ít chua xót về những quy định hiện hành.

CASE STUDY N0.366: Luật pháp tạo ra thị trường địa ốc

1-Khác với nhiều nước, nền kinh tế thị trường của chúng ta không bắt nguồn từ các hoạt động kinh doanh tự nhiên trong xã hội, mà do luật pháp – hay quyết định chính trị – tạo nên.

2-Khi một định chế nảy sinh từ sinh hoạt xã hội thì nó có các tập quán được người tham gia đặt ra và tuân theo, ít ai phá rào; còn nếu là do luật pháp tạo lập thì nó được áp từ ngoài vào người dân, nên họ thấy khó chịu và dễ phá rào, hay lợi dụng.

CASE STUDY N0.365: ĐÓI NGHÈO vs TỤT HẬU KH & CN

PS: CHẮC MR.CƯƠNG CHƯA NGHIÊN CỨU HẾT CÁC TÁC PHẨM CỦA V.I.LÊ-NIN??

1-Đại biểu (ĐB) Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) :“Bộ trưởng KHCN trả lời, tôi thất vọng…”

2-Theo vị ĐB này, nói cho cùng KHCN là quốc sách hàng đầu nhưng đến giờ kiểm điểm lại 40 năm giải phóng đến nay chúng ta vẫn cứ nói một câu muôn thuở là “công nghệ lạc hậu, khoa học kỹ thuật của mình lạc hậu”, đặc biệt là lãng phí trong nghiên cứu khoa học .

CASE STUDY N0: 364: ĐÓI NGHÈO vs TỤT HẬU: Việt Nam mới tốt nghiệp “cấp tiểu học” trong quỹ đạo phát triển

PS: 1- https://en.wikipedia.org/wiki/Poverty /“CHUẨN NGHÈO ĐÓI” THEO WB:  The poverty line threshold of $1.25 per day, as set by The World Bank, is controversial. Each nation has its own threshold for absolute poverty line; in the United States, for example, the absolute poverty line was US$15.15 per day in 2010 (US$22,000 per year for a family of four),[26] while in India it was US$1.0 per day[27] and in China the absolute poverty line was US$0.55 per day, each on PPP basis in 2010.[28]

2- ẨN Ý CỦA TS.XAVIER OUDIN LÀ GÌ: PHẢI CHẲNG LÀ “BẪY TỤT HẬU” MỚI LÀ ĐÁNG SỢ NHẤT?

1-Tiến sỹ Nguyễn Thắng, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Dự báo, cho rằng:

+ Nếu coi sự phát triển có 3 cấp như 3 cấp học tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông thì Việt Nam mới tốt nghiệp được cấp tiểu học.

+Việt Nam đối mặt với 4 loại bẫy :

-“Bẫy gia công lắp ráp”;

-“Bẫy nghèo đói” và

– “Bẫy bất bình đẳng”;

– “Bẫy thu nhập trung bình.”

+ Khoảng 30 triệu người thoát nghèo trong giai đoạn đổi mới là thành tựu nổi bật.

2-Tiến sỹ Xavier Oudin, điều phối viên dự án cho biết: khó đo lường nghèo đói theo thời gian;

CASE STUDY N0: 362: Chi trên 3.000 tỷ mỗi năm, đề tài nghiên cứu xong vẫn xếp ngăn kéo

PS: HIỂU CHẾT LIỀN! (VẬY THÌ PHẢI ĐĂNG KÝ NGHIÊN CỨU CÁI GÌ MÀ CHỈ CÓ NGƯỜI CẤP MONEY ….MUỐN, ĐÚNG KHÔNG??)

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, cho rằng một số đề tài xếp ngăn kéo là do không ứng dụng được vì không xuất phát từ nhu cầu thực sự của doanh nghiệp, không phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn mà chỉ từ mong muốn của nhà khoa học.

CASE STUDY N0: 361: TIỀN vs TỘI

Một trong những bài văn, thực chất là một bài diễn văn của một nhân vật tên Francisco trong tác phẩm tiểu thuyết Atlas Shrugged, nổi tiếng nhất của Ayn Rand là một bài tôn vinh và bảo vệ tiền bạc và chủ nghĩa tư bản cũng như sự cao thượng của thị trường tự do. Các chính trị gia vì lợi ích cá nhân thường đánh vào lòng ghen tỵ của con người để đánh dìm sự thành đạt của những cá nhân thành đạt để thỏa mãn lòng ghen tỵ của đám đông. Trong bài văn này, Ayn Rand đã đứng lên bảo vệ sự thành công của mỗi cá nhân.

Tiền bạc và chủ nghĩa tư bản là hai thứ tất yếu và là dụng cụ để đưa con người lên một nền văn minh mới. Một xã hội văn minh là một xã hội biết bảo vệ, tôn trọng và tôn vinh thành công của mỗi cá nhân. Tiền bạc là biểu tượng cho sự văn minh đó và là đỉnh cao của nhân loại và sự sống. Nếu đọc giả muốn đọc bản gốc của bài diễn văn nổi tiếng này thì xin vào đây, tên của bài diễn văn này là “Francisco’s money speech” hoặc “So you think money is the root of evil?”.