TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0: 319: “Lợi ích nhóm” và chủ nghĩa tư bản thân hữu – cảnh báo nguy cơ

Lợi ích chính đáng (của một người, một nhóm) là lợi ích phù hợp với lợi ích chung của quốc gia, dân tộc, góp phần và bổ trợ cho lợi ích chung; không mâu thuẫn, không gây thiệt hại cho lợi ích chung. Lợi ích chính đáng luôn là mục tiêu và động lực đối với hoạt động của con người, cần được tôn trọng, bảo vệ và khuyến khích.

CASE STUDY N0: 318: Lý giải “cú bốc hơi” 350 tỷ USD của TTCK Trung Quốc

Trong tuần vừa qua, 350 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường đã “bốc hơi” khỏi 2 sàn Thượng Hải và Thâm Quyến của Trung Quốc. Biến động bất ngờ này của thị trường Trung Quốc đang gợi nhắc các nhà đầu tư nhớ đến một “thảm họa” tương tự diễn ra cách đây 8 năm, ngày 30/5/2007.

CASE STUDY N0: 317: SCIC vẫn là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, duy trì doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đối với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC); Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC); Trung tâm lưu ký chứng khoán; Công ty Xổ số điện toán Việt Nam.

CASE STUDY N0: 316: Có thể chờ đợi gì từ “bàn tay” SCIC?

Tính hiệu quả trong vai trò quản trị của SCIC ở các công ty được đầu tư hay nắm giữ tài sản vẫn là điều mà thị trường đang hoài nghi.

Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) có thể sẽ được giao vai trò quan trọng hơn trong việc thúc đẩy tốc độ cổ phần hóa 256 doanh nghiệp nhà nước còn lại trong năm nay. Theo đề xuất của Bộ Tài chính, SCIC sẽ được phép mua lại tài sản của các doanh nghiệp nhà nước thuộc diện phải cổ phần hóa, bên cạnh các tổ chức công đoàn, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp.

CASE STUDY N0: 315: “QUỸ KỀN KỀN”: ĐẦU TƯ MẠO HIỂM OR BẪY ?

Argentina vừa bị giáng một đòn choáng váng khi Tòa án tối cao Mỹ buộc nước này phải trả nợ 1,3 tỷ USD cho hai quỹ đầu tư mạo hiểm của Mỹ là NML Capital và Aurelius Management, hai quỹ từ chối tham gia chương trình tái cơ cấu nợ của Buenos Aires, tức là cho giảm nợ hoặc hoãn nợ.

CASE STUDY N0: 314: “ĐIỀU KHOẢN RUFO”: Argentina và cuộc vỡ nợ mới

PS: “Rights Upon Future Offers – Quyền lợi đối với các điều kiện tương lai, nếu các quỹ kền kền được trả theo phán quyết, các trái chủ khác cũng có quyền yêu cầu đối xử tương tự”

Sau hai ngày đàm phán cuối tháng 7 thất bại, Argentina đã không đạt được thỏa thuận về khoản nợ 1,3 tỉ đô la đáo hạn với các quỹ đầu cơ Mỹ. Standard & Poor’s đã hạ xếp hạng tín nhiệm nợ của đất nước Nam Mỹ này xuống “vỡ nợ một phần”, lần bị tuyên bố vỡ nợ thứ hai trong vòng 13 năm của Argentina. Sự kiện này gây một cuộc tranh cãi trong giới tài chính và học giả quốc tế về các luật định của Mỹ và toàn cầu liên quan đến thị trường mua bán nợ và tái cấu trúc nợ các quốc gia.
 

CASE STUDY N0: 313: KHI QUỐC GIA VỠ NỢ: Argentina

So sánh với đợt vỡ nợ năm 2001, Argentina hiện nay hoàn toàn có đủ nội lực để không bị gọi là “vỡ nợ”. Tuy nhiên, họ đang đứng trước nguy cơ rơi vào vòng xoáy như cách đây 13 năm.

CASE STUDY N0: 312: Quản lý nợ công: Nhìn từ bài học Argentina

Nợ công luôn là vấn đề có tính chất thường trực đối với các nhà nước, do nhu cầu chi tiêu lớn vượt quá nguồn thu từ nền kinh tế hàng năm. Nợ công sẽ không phải là vấn đề lớn nếu như các nhà nước kiểm soát tốt các khoản chi tiêu của mình. Nhưng có thể nó sẽ là vấn đề lớn, thậm chí là nghiêm trọng nếu như các chính phủ vung tay chi tiêu vượt quá sức chịu đựng của nền kinh tế, bất chấp các cảnh báo.