TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0: 309: CÓ HAY KHÔNG HIỆN TƯỢNG “2D”? Nợ xấu giảm nhanh, thực hay không?

 – Bất chấp các nhà chức trách và các t chc tín dng Việt Nam công bố n xu chỉ ở mức thấp và trong tầm kiểm soát, một số tổ chức quốc tế tại một số thời điểm đã tỏ ra e ngại.

– Về con số tuyệt đối, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, quy mô nợ xấu chỉ là 133.060 tỷ đồng, nhưng rồi nó được đánh giá một cách đầy đủ và chặt chẽ hơn ở mức gần 465.000 tỷ đồng.

– Từ 17,21% giảm nhanh xuống còn 4,83%, một mặt do mẫu số tổng dư nợ tăng lên, một mặt do hệ thống đã xử lý được 311.000 tỷ đồng nợ xấu, mà trong đó phần lớn nhất là từ nguồn lực dự phòng nói trên.

CASE STUDY N0: 308: ‘Thắt lưng buộc bụng’ để xử lý nợ xấu

1-Năm 2015 là năm cuối cùng ngành ngân hàng (NH) phải hoàn thành tiến trình tái cấu trúc;

2-Chia cổ tức không quá 9%;

3-Tái cơ cấu để lên sàn:

Nợ xấu cũng phải nằm trong tầm kiểm soát mức dưới 3%:

Cụ thể, đối với số nợ xấu NH tự xử lý đến 31/7/2015, nếu NH không tự xử lý được sẽ phải bán số nợ xấu chưa xử lý cho VAMC, hoàn tất trong tháng 8 và 9/2015. Đối với khối nợ xấu bán cho VAMC, đến ngày 30/6 NH phải bán tối thiểu 75% và đến 31/8 phải hoàn thành 100%.

-Ngoài ra, việc đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu, xử lý các NH nhỏ, hoạt động yếu kém để lành mạnh hệ thống cũng đang được NHNN ráo riết thực hiện. Định hướng của NH cho đến năm 2016 – 2017 sẽ giảm số lượng xuống còn 20 – 25 ngân hàng. Do đó, từ đầu năm đến nay nhiều NH đã được nhập để phát triển mạnh hơn. Song song đó, tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống trong NH cũng từng bước giảm dần.

-Hiện nay có 9 NH đang niêm yết trên TTCK. Do điều kiện thị trường chứng khoán chưa thuận lợi nên thời gian qua đa số các cổ phiếu của các NH này liên tục sụt giảm. Dù vậy, với yêu cầu sự minh bạch trên thị trường chứng khoán cùng với việc nâng cao quản trị doanh nghiệp khi niêm yết trên sàn, tỷ lệ xấu của cả 9 NH này đều đang dưới mức 3%.

CASE STUDY N0: 307: DOANH NGHIỆP vs MÔI TRƯỜNG: Một năm ‘kinh tế buồn’ đối với đại gia ‘lấp sông Đồng Nai’

Dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” do Toàn Thịnh Phát làm chủ đầu tư mới chính thức khởi công được 6 tháng đã phải dừng thi công chờ báo cáo Thủ tướng, gánh nặng tài chính, kế hoạch tăng vốn thất bại… khiến áp lực điều hành của doanh nghiệp này ngày càng lớn.

CASE STUDY N0: 306 : Sự thật nào sau báo cáo BĐS tồn kho giảm: Dốt nát + Dối trá !

-Bộ Xây dựng vừa thông báo thị trường BĐS ấm dần lên, nhà bán chạy, tồn kho giảm. Đằng sau những con số thống kê đẹp, sự thật là gì ?

-Bởi vậy, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhận định, tồn kho bất động sản vẫn còn rất lớn và số liệu thống kê trên chưa bao gồm hết.

– Ông Nguyễn Văn Đực Phó Tổng giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM : Như vậy, giá trị tồn kho bất động sản phải tăng lên chứ không phải giảm đi vì lượng tồn kho đó phải đổ tiền vào mới bán được, đằng này bỏ tiền vào cũng không bán được mà vẫn phải trả lãi.

1-Tồn kho chỉ còn hơn 67.000 tỷ đồng;

2-Dư nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản tính đến 31/3/2015 đạt 333.701 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu cuối tháng 3 là 5,61%.

3- Bóc mẽ con số:

-Ông Nguyễn Văn Đực Phó Tổng giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nói thẳng: “Các quan chức yêu cầu doanh nghiệp mỗi tháng kê khai bán được bao nhiêu căn rồi lẳng lặng cộng dồn, không ai xuống coi dự án thế nào”!

Cũng theo ông Đực, ở TP.HCM chỉ có khoảng 40-50 dự án hoạt động sôi nổi, còn lại 700 dự án vẫn chìm trong khó khăn. Như vậy, chưa đến 10% dự án hoạt động, hơn 90% còn lại không bán được vẫn tiếp tục nằm chết thì tiền lãi vay ngân hàng trong 1 năm thử tính xem lên tới bao nhiêu?

Chưa nói chuyện dự án chết thường vốn rất lớn, dự án hồi sinh vốn lại nhỏ. Số vốn nằm bất động cũng lớn hơn gấp 10 lần ,chất lượng gấp 3-4 lần, tổng số tiền gấp 40-50 lần.

Theo báo cáo, con số dự án tồn kho của TP.HCM giảm tới 48% thực chất chỉ được khảo sát trên 36 dự án điển hình tại 24 quận, huyện trên toàn thành phố vào năm 2012. Hơn 700 dự án bị ngưng triển khai thì đâu có sản phẩm mà tồn kho?! Đó là những dự án chưa triển khai, dở dang, bị đắp chiếu”, ông Châu nói.

CASE STUDY NO: 305: CHẤP NHẬN TỤT HẬU ?

“Các đồng chí nói là tăng trưởng dưới tiềm năng. Tôi chưa đồng tình quan điểm này. Nói là tiềm năng thì chúng ta tính bằng cái gì, căn cứ vào đâu để tính tiềm năng? Tiềm năng của VN là tăng trưởng 7% à? Không phải. Tiềm năng có đúng là 8-9% không?

Quốc tế đang đề nghị VN phải tăng trưởng 8-9%/năm thì khoảng 40 năm sau chúng ta mới đạt được như Hàn Quốc bây giờ.”

CASE STUDY NO: 304: Chiếc Lexus or Cây ôliu?

PS: HÌNH NHƯ (!) NGƯỜI MẪU MA NUO CŨNG ĐÃ ĐỌC CUỐN SÁCH NÀY ?

21/05/2005 15:52 GMT+7http://static.new.tuoitre.vn/assets/tto/c6f6b489v341/images/transparent.png

Để đọc cuốn Chiếc Lexus và cây ô liu (*), bạn phải chuẩn bị tinh thần sẵn sàng bị tác giả Thomas Friedman khiêu khích, đôi lúc đến chỗ cực đoan. Nhưng dù tán thành hay phản bác quan điểm của tác giả, sách buộc chúng ta phải đọc đến tận trang cuối cùng và mãi băn khoăn về số phận con người trong cơn lốc toàn cầu hóa.

Trong phần nói về chống đối toàn cầu hóa, Friedman nhắc đến những con người không có kỹ năng hay sức lực để gia nhập thế giới toàn cầu hóa là những con rùa. Vấn đề không chỉ ở chỗ những con người không thể chạy nhanh chống đối toàn cầu hóa vì cảm thấy bị thua thiệt, bị hất hủi. Họ cũng không thể đi học lại những kỹ năng mới để đảm nhận những công việc mới khi công việc cũ của họ bị dịch chuyển đến nơi lao động rẻ hơn.

Đơn giản chỉ vì họ không muốn bị đẩy vào thế không còn tự do chọn lựa cách sống, lối sống phù hợp với cá nhân họ, không muốn phải từ bỏ giá trị cũ để chấp nhận giá trị mới cho dù nó có hào nhoáng hơn. Và đấy là bi kịch lớn nhất của toàn cầu hóa mà Friedman quên nhắc đến trong Chiếc Lexus và cây ôliu

CASE STUDY NO: 303: Khóc trong BMW còn hơn cười sau xe đạp

Người dân đất nước hơn một tỷ dân mới đây sững sờ khi người mẫu Ma Nuo, 22 tuổi, từ chối lời mời đi chơi bằng xe đạp của một ứng viên trong một chương trình truyền hình thực tế. Ma thẳng thừng tuyên bố: “Tôi thà khóc trong xe BMW còn hơn ngồi cười sau xe đạp”.

Lời phát biểu đó được đăng lại lan tràn trên Internet và biến Ma vụt thành sao. Cô nhận được hàng loạt lời mời xuất hiện trong các chương trình truyền hình và trở thành một trong những phụ nữ được nói đến nhiều nhất tại Trung Quốc.

CASE STUDY NO: 302: ‘Được thế, tôi chỉ thua Bill Gate… một bậc’

–  Anh/chị muốn một giấc mơ đẹp hay một cái Audi 3.6?

 

Tôi đem câu hỏi trên hỏi 06 người ở 06 nơi khác nhau và làm 06 công việc khác nhau.

Người đầu tiên là bác nông dân huyện Đan Phượng. Bác tròn mắt: Audi là gì. Tôi giải thích đó là chiếc xe hơi, có giá gần 02 tỷ đồng. Bác bảo vậy cả hai thứ bác đều không nghĩ tới. Quanh năm suốt tháng bác cúi mặt với đất, ngửa lưng với giời, quần quật làm việc, đêm về ngủ tít, nếu có, thì giấc mơ cũng đầy mồ hôi và nước mắt. Cơm ba bữa đủ, nhà không dột là giấc mơ rồi.

Người thứ hai, là trí thức công tác tại một Viện nghiên cứu khoa học xã hội và pháp luật, anh cười rất tươi nói, tôi mà không biết xe Audi cùng các tính năng vượt trội của nó thì khi đứng lớp sinh viên chẳng thèm học, sẽ chê thầy quê. Chiếc xe đó sẽ làm cho vợ tôi nể tôi hơn, nhưng tôi không mơ vì biết có mơ cũng không thể có, trừ phi tôi không nghiên cứu nữa mà chuyển sang làm công việc có dính líu đến tội phạm và tìm cách “thỏa thuận” với tội phạm.

Người thứ ba, là một nhà văn, ông bảo: Bọn mơ xe Audi là bọn ngớ ngẩn. Tớ chỉ cần đủ rượu ngon, và viết được gì thì phổ biến được. Trong mơ thì tớ chỉ gặp toàn gái đẹp nhưng không đòi quà.

Người thứ tư, không công ăn việc làm gì chính thức nhưng trông anh ta nhàn nhã và sung túc. Anh nhìn tôi với đôi mắt nghi ngại, và bảo, thời này anh không tin ai được, nhiều người nói một đằng làm một nẻo. Tôi giải thích tại sao tôi hỏi anh câu ấy. Nghe xong, anh trả lời, nhà anh thuộc diện được đền bù giải phóng mặt bằng. Lấy tiền xong không đủ mua được chỗ ở mới, ba năm thất nghiệp tiêu hết, giờ chỉ mong có nghề nghiệp ổn định, đủ sống.

Anh học ngành y nhưng không “chạy” được một chỗ làm nên giờ đi làm thuê cho một công ty bất động sản. Nghề này buộc phải ăn mặc tiêu pha ra vẻ xông xênh nhưng thực chất là nợ tiền tấn.

Người thứ năm, là người bán hoa quả ở chợ PK. Bà bảo, ở gần khu nhà bà có ông giám đốc ngân hàng, nhà to, vợ đẹp, con giai đi xe Audi trắng, mới bị bắt mấy tháng trước, mơ làm gì. Bà mơ nhà của bà chỉ cần rộng thêm mấy mét chứ 06 người toen hoẻn 30 mét vuông trong hẻm, mùa mưa nào đường vào cũng ngập nước.

 

Trước khi mấy cái nhà to của mấy ông to to ấy chưa xây thì cống có ngập bao giờ đâu. Nếu mơ thì mơ các ông ấy có cái đầu thương dân nghèo cho dân nhờ. Chứ các ông ấy chỉ biết vun vén cho các ông ấy thôi. Tôi bảo, bà làm cái đơn ra phường hoặc đưa cho nhà báo. Bà ấy bảo, thôi em lạy chị.

Người thứ sáu là dân công nghệ, 38 tuổi nhà ở tại biệt thự cao cấp đường B.L khu đô thị mới. Anh bảo, Audi à, chuyện nhỏ. Chỉ là một thứ phương tiện giúp người ta di chuyển nhanh từ nhà đến chỗ làm việc có gì đâu. Có tiền là có thể có cả Audi lẫn hoa hậu miễn là thu nhập không bất chính. Những người như vợ chồng anh cần là một không gian đẹp cho cả thân xác lẫn cái đầu.  

“Cơ hội công bằng cho tất cả mọi người, đất nước mình công bằng, dân chủ, văn minh” Anh nói. (Tôi nghĩ, anh này nói như sách). Thì anh nói tiếp: Ai giỏi nghề gì phải có cơ hội (việc làm) đúng nghề đó, hoặc phải có một môi trường pháp luật để họ tạo dựng một nghề mới tạo ra của cải cho xã hội, chứ không phải chờ mãi một giấy phép không được cấp.

Ngoài ra tài năng nào hưởng lợi đúng từ tài năng đó. Không được tạo ra một chủ nghĩa thân hữu. Cứ con ông cháu cha thì tiếp cận chính sách sớm hơn (chỉ cần biết sớm hơn là con đường mới nào sẽ mở là kiếm tiền tỉ từ những người sẽ được ra mặt tiền…), chạy dự án nhanh hơn, vào cửa công dễ hơn, nói có người nghe đe có người sợ hơn v.v.…

Tôi cười, bây giờ người có tiền cũng được tôn trọng “mạnh vì gạo bạo vì tiền” đấy chứ. Xã hội cũng nhìn nhận người có tiền là người có đầu óc, ai cũng biết làm ra tiền thời nào có dễ gì? Anh nhìn ngược lại tôi, bảo: Chị ngần này tuổi mà “còn non và xanh” lắm. Anh nêu ra một lô ví dụ rồi kết luận, cỡ như anh, nếu xã hội công bằng về cơ hội thì anh chỉ thua kém… Bill Gate một bậc.

Tôi thử lại anh, đem câu chuyện của những người nông dân chỉ mơ ba bữa đủ no, nhà không bị dột, rét đủ áo ấm, mùa mưa cống không ngập, mùa hè đủ nước sạch dùng, trong khi anh chẳng thiếu gì, công bằng ở đâu?

 

Một lần nữa anh lại bảo tôi “non và xanh” về tư duy. Anh nói:  Không cần phải là nhà chính trị, là người có quyền lực điều hành, cũng chưa phải là Bill Gate thì tôi cũng có thể nói với chị rằng, công bằng không phải là cào
bằng, là người nông dân cũng nên đeo kính mặc áo blu trắng đi lại phòng thí nghiệm, hiểu như thế là không hiểu gì cả.

 

Không một bác nông dân chính hiệu nào lại dở hơi muốn là bác trí thức cả. Biết gì mà làm. Người chính trực là người biết làm theo năng lực hưởng theo kết quả… Tôi nói công bằng ở đây, nghĩa là vị trí nào thì phải có khả năng và làm đúng việc của vị trí đó. Chỉ cần các chính trị gia, và những người điều hành đất nước hiểu được, nhà nông cần đất, nghệ sĩ cần một bầu trời mơ mộng, nhà kinh doanh cần sự nghiêm minh của Pháp luật, nhà khoa học phải được chú trọng. Và cái gì thuộc công cộng thì toàn dân được hưởng như nhau, thế là yên bình, là văn minh…

 

Tôi hỏi, theo anh cái gì là được coi của công cộng? Anh bảo, một ví dụ gọn nhất: Các UBND là công cộng. Bất cứ người dân nào có việc vào đó, người trong ủy ban phải phục vụ. Người của ủy ban không được coi là người dân muốn gì phải xin, mình giải quyết là mình đang cho. Không ở đâu người dân đến cửa công mà lại bị “hành là chính” như ở ta. Bất cứ muốn cái gì cũng phải làm đơn. Chính vì cái đơn ấy mà người xử lý đơn coi là có quyền, là phụ mẫu của dân…

Anh là dân công nghệ, từ Sillicon Valey về, mua mảnh đất, xây nhà ở. Vậy mà rồi phải bán xới đi nơi khác. Tôi hỏi anh có tiếc sự lựa chọn trở về từ cái thung lũng hái ra tiền kia không? Anh bảo, buồn, nhưng không ân hận, vì con chim còn biết quay về tổ. Anh trở về để muốn đóng góp một phần cho đất nước, bước nhanh hơn một bước tới sự công bằng văn minh để không hổ thẹn với thế giới.

 

Anh cho biết, nỗi băn khoăn lớn nhất là ở giá trị đồng tiền kiếm ra và ở sự tôn trọng công dân. Vẫn cùng một công việc bán hàng, làm móng tay, hay kỹ sư phần mềm đều có thể có xe hơi, một ngôi nhà đẹp, khi đến các cơ quan công quyền thì được đối xử tôn trọng ngang nhau.

 

Chắc bạn đoán được tại sao tôi lại đem câu đó đi hỏi. Vì, câu trả lời của mọi người sẽ nói lên kỳ vọng của họ với xã hội và nó sẽ tác động đến các cơ quan giữ trách nhiệm điều hành xã hội.

Trần Thị Trường

(Tuần Việt Nam)