LEARNING BY DOING IS MUCH BETTER THAN LEARNING BY LEARNING
CASE STUDY N0: 300: Tự do thương mại và tự do phương hại
Vấn đề tự do thương mại, Dự Luật TPA và Hiệp Ước TPP
Hoa Kỳ có thể mất tư thế lãnh đạo kinh tế thế giới không do sự “quật khởi hòa bình” của Trung Quốc mà vì sự khai quật ồn ào của khái niệm bảo hộ mậu dịch trong chính trường Mỹ.
Hai chục năm sau Hiệp Ước Tự Do Thương Mại Bắc Mỹ NAFTA, được ban hành năm 1994 vào thời Tổng Thống Bill Clinton, Quốc Hội khóa 114 đang có cơ hội thông qua một hiệp ước tự do thương mại còn quan trọng hơn nữa. Đó là Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, sau 20 vòng đàm phán với 11 nước trong vành cung Thái Bình Dương mà không có Trung Quốc. Song song, Hoa Kỳ vừa qua vòng đàm phán thứ chín với 28 nước Liên Hiệp Âu Châu để hoàn tất Hiệp Ước Đối Tác Thương Mại và Đầu Tư Xuyên Đại Tây Dương T-TIP.
Cả hai văn kiện đều cần tới một dự luật cho phép Hành pháp quyền thương thuyết với các đối tác theo thủ tục nhanh gọn cho tới khi hoàn thành thì đệ trình lưỡng viện Quốc Hội biểu quyết trọn gói bằng đa số trên 50%. Dự luật đó là Trade Promotion Authority, TPA, vừa được hai Ủy Ban Liên Hệ của Hạ và Thượng Viện thông qua để xin lưỡng viện phê chuẩn hầu có thể tái tục đạo luật TPA bị Đảng Dân Chủ gạt qua một bên từ năm 2012.
Tích cực vận động cho dự luật TPA để hoàn thành Hiệp Ước TPP trong năm nay là Tổng Thống Barack Obama. Ông là người tân tòng, mới theo, chủ trương tự do mậu dịch sau khi đả kích Hiệp Ước NAFTA năm xưa và đã do dự gần một năm với Hiệp Ước TPP. Khi cầm quyền, ông thấy ra giá trị của tự do thương mại cho kinh tế Hoa Kỳ. Nhiều vị dân cử bên Đảng Dân Chủ thì chưa.
Chúng ta khởi sự với chuyện kinh tế trước. Sau đó mới là chính trị.
CASE STUDY N0: 299: Nhức nhối đạo văn – xử lý thế nào?
Đi tìm căn nguyên của đạo văn người ta cho rằng những người phải “đạo” tác phẩm công trình của người khác thường là những kẻ bất tài, trình độ yếu kém nhưng lại muốn nổi tiếng, muốn thăng chức, thăng học hàm học vị, hoặc đơn giản chỉ vì muốn kiếm tiền một cách nhanh chóng.
Những thợ đạo được chỉ mặt, nêu tên văn ở đây toàn các đấng bậc danh giá trong làng chữ nghĩa. Nào là PGS.TS. TNT (đạo của GS Trần Quốc Vượng), TS. HXL (đạo của TS Trần Hữu Sơn), TS. TND (đạo của PGS.TS Vũ Tuấn Anh), PGS.TS NCB (đạo của GS.TSKH Tô Ngọc Thanh), nhà văn VNT (đạo của PGS.TS Trần Ngọc Vương), TS. CTTT và Thạc sĩ TTA (đạo của PGS.TS Trần Ngọc Thêm). Rồi GS. TS PL đạo của GS Trương Lập Văn (Trung Quốc)…
Hồi đầu năm nay, các báo Đất Việt, Pháp luật Việt Nam đăng tải các bài về việc bà Phan Thư Hiền (Phó Giám đốc Sở VH-TT & Du lịch Hà Tĩnh) đạo của TS Nguyễn Xuân Diện. Và gần đây nhất, trênTiền Phong cuối tuần số 42 và 43 là công trình của Trịnh Khắc Mạnh (PGS. TS, viện trưởng Viện Hán nôm) – một cuốn sách đã từng được giải thưởng Sách hay năm 2007, nhưng phải sau 2 năm trao giải mới phát hiện ra là có nguồn gốc bất minh.
CASE STUDY: 298: “Đạo văn” ngày càng đáng báo động
CASE STUDY N0: 297: GIÁO DỤC vs ĐÀO TẠO: Dạy và học cái không cần
Trước những quan tâm và cảnh báo như nêu trên, nếu hệ thống Giáo dục của ta, đặc biệt là đại học và sau đại học không kịp thời sửa đổi, chấn chỉnh quyết liệt để đào tạo sinh viên đúng hướng theo tiêu chí “xã hội cần” thì lại có nhiều thế hệ sinh viên của ta khi tốt nghiệp ra trường rất khó xin việc làm. Điều này còn đáng sợ hơn là sự lãng phí tiền của để đào tạo, bởi vì đây là sự lãng phí con người. Và thực tế, vấn đề của hệ thống Giáo dục của ta thì đang như vậy.
CASE STUDY: 296: Thúc đẩy xuất khẩu nhờ TPP – Đừng ảo tưởng
Theo Financial Times, các hiệp định thương mại không có nhiều tác dụng thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu ở các nước nghèo và TPP sẽ không phải là ngoại lệ.
Để tìm ra một lý do xác đáng để thông qua Hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một số chuyên gia kinh tế đã chỉ ra những lợi ích phát triển kinh tế đối với các nước đang phát triển tham gia hiệp định, đặc biệt là Việt Nam.
Tranh luận chỉ ra rằng, Việt Nam – nền kinh tế đang theo đuổi mô hình phát triển truyền thống ở khu vực Đông Á đó là phát triển dựa vào xuất khẩu một số nông sản như gạo, cà phê – sẽ được hưởng lợi từ việc miễn, giảm thuế quan, trong đó có hàng dệt may khi vào thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, lập luận này vẫn chưa thực sự ổn bởi nó chỉ áp dụng chung chung cho quan hệ nhân quả giữa các hiệp định thương mại với tăng trưởng nhờ xuất khẩu.
CASE STUDY N0: 295: LẠM PHÁT VS TĂNG TRƯỞNG: ‘Bóng ma’ lạm phát và nỗi ám ảnh tỷ giá
Đó là vừa là dự báo, cũng vừa là khuyến cáo của TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, Đại học Kinh tế Hà Nội sáng 28/5.
CASE STUDY N0: 294: THẤT NGHIỆP vs TĂNG TRƯỞNG: Tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật giảm xuống mức thấp nhất 18 năm qua
BoJ đã đẩy lùi thời hạn nước này đạt mục tiêu lạm phát 2% xuống tháng 9/2015. Song, một số chuyên gia cho rằng mục tiêu này vẫn quá tham vọng và BoJ có thể lại nới lỏng chính sách tiền tệ vào cuối năm nay.