TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0: 263: TỰ HÀO LÀ GÌ? Việt Nam buộc phải phát triển vì sắp hết sạch tài nguyên

PS: ”MỘT CÂU NÓI SAI CÓ SỨC PHÁ HỦY CẢ CHỤC NHẬN ĐỊNH ĐÚNG”-RANH NGÔN

1-Ngoài ra, Việt Nam còn phải đối mặt với việc đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp, dân số mau già.

2-Bên cạnh đó, vị Giáo sư đến từ Singapore bày tỏ tin tưởng vào trình độ dân trí Việt Nam, nguồn nhân lực trẻ, sẵn sàng lắng nghe và có năng lực học hỏi tốt. Bảng xếp hạng giáo dục toàn cầu gần đây của OECD đã đặt học sinh Việt Nam vào vị trí hạng 12 về kỹ năng học toán và các môn khoa học.

CASE STUDY N0: 262: FED NÂNG LÃI SUẤT vs THỦY TRIỀU RÚT

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất sẽ kích hoạt một lượng lớn các dòng vốn rút khỏi thị trường Mỹ Latinh và Châu Á. Đây sẽ là một bài “kiểm tra” đối với các nhà hoạch định chính sách tại thị trường mới nổi.

CASE STUDY N0: 261: Việt Nam nên trở thành “công xưởng” của thế giới?

PS: TRÊN ĐỜI CÓ 2 CHỮ “NẾU & NHƯNG” LÀ KHÓ NHẤT, THÌ TS.GIÁM XÀI BOTH?!

Nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam đang dần trở thành một “công xưởng” mới của thế giới. Vậy điều này là tích cực hay tiêu cực đối với nền kinh tế? 

TS. Dương Đình Giám cho rằng, nếu hiểu theo nghĩa công xưởng với những công nghệ thấp,gia công thì điều này rõ ràng là không nên, thậm chí là mối nguy hại cho nền kinh tế, bởi trước sau cũng sẽ trở thành bãi thải công nghệ.

Nhưng nếu trở thành “công xưởng” theo nghĩa thực hiện sản phẩm ở tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất, từ thấp đến cao, thì đó là điều nên làm!

CASE STUDY N0: 260: TỶ GIÁ vs NỢ CÔNG

PS: DÙNG VỐN VAY KHÔNG KỲ HẠN OR NGẮN HẠN ĐI ĐẦU TƯ TRUNG /DÀI HẠN,NHẤT LÀ ĐẦU TƯ CỦA DNNN VÀO NHỮNG LĨNH VỰC ĐẦY RỦI RO NHƯ CK, BĐS, NH THÌ KHÔNG DẪN ĐẾN NPL, THUA LỖ, PHÁ SẢN MỚI LẠ!?

1-Trong đó, dư nợ nước ngoài chiếm khoảng 50% tổng dư nợ Chính phủ, nếu có sự biến động bất lợi về tỷ giá ngoại tệ có thể thúc đẩy gia tăng nợ công, nợ Chính phủ và nghĩa vụ trả nợ tương ứng;

2-Nợ công đang tiến sát trần: Đến cuối năm 2013, dư nợ công tăng khá nhanh (năm 2010/2009 tăng 27%; năm 2011/2010 tăng 24,8%; năm 2012/2011 tăng 18,3%; năm 2013/2012 tăng 18,6%).

3-Có 3 nguyên nhân tác động tới nợ công:

– Thứ nhất, nguồn thu ngân sách gặp khó khăn, chỉ đạt khoảng 95% mục tiêu do khủng hoảng tài chính thế giới, kinh tế trong nước suy giảm.

-Thứ hai, sức ép về nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển rất lớn, đặc biệt là cơ sở hạ tầng và đây là nguyên nhân chính dẫn đến nợ công gia tăng trong thời gian qua.

-Thứ ba, giá trị VND liên tục suy giảm trong thời gian qua. Mặc dù cuối năm 2012 đã có tín hiệu cải thiện nhưng chưa thật sự bền vững nên đã làm cho trị giá các khoản dư nợ công bằng ngoại tệ quy đồng Việt Nam tăng lên.

3- Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ tuy vẫn trong giới hạn cho phép, song đang có xu hướng gia tăng. Năm 2013 là 12,6%; năm 2014 là 13,8% và dự kiến năm 2015 là 16,1% so với thu Ngân sách Nhà nước (giới hạn cho phép không quá 25% thu Ngân sách Nhà nước hàng năm).

4-Ngoài ra, với mức dư nợ nước ngoài chiếm khoảng 50% tổng dư nợ Chính phủ và trong danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ có gần 10% dư nợ vay với lãi suất thả nổi: Vì vậy, khi có sự gia tăng lãi suất trên thị trường vốn quốc tế sẽ làm tăng nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ và nếu có sự biến động bất lợi về tỷ giá ngoại tệ có thể thúc đẩy gia tăng nợ công, nợ Chính phủ và nghĩa vụ trả nợ tương ứng;

5-Bên cạnh đó, Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp cũng đang đặt ra thách thức trong tiếp cận nguồn vốn ODA với thời hạn vay dài, lãi suất thấp (vay Ngân hàng thế giới từ 0%/năm tăng lên 1,25%/năm; vay ADB từ mức khoảng 1-1,5%/năm tăng lên 2%/năm).

6-Vì sao nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ tăng?

-Bộ trưởng lý giải nguyên nhân chủ yếu khiến nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ tăng là do thị trường vốn trong nước còn chưa phát triển, đối tượng mua trái phiếu Chính phủ phần lớn là các ngân hàng thương mại.

-Trong khi cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng thương mại chủ yếu là không kỳ hạn hoặc có thời hạn ngắn dẫn đến kỳ hạn trái phiếu của Chính phủ phần lớn là ngắn hạn. Do vậy áp lực về vay mới để trả các khoản vay cũ trong nước là tương đối lớn.

CASE STUDY N0: 259: Bộ trưởng Thăng: “Sân bay Long Thành có hiệu quả mới đầu tư, không thì bỏ”

PS: CHUẨN ! (ĐLT KHÔNG NHẮC ĐẾN 2 CHỮ “TRUNG CHUYỂN”!?)

 Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết, nếu Quốc hội đồng ý về mặt chủ trương thì nhanh nhất cuối 2017 mới có báo cáo khả thi, để đi đến quyết định có đầu tư hay không?

Tại kỳ họp này, Quốc hội tiếp tục thảo luận về d án Cng Hàng không Quc tế Long Thành để quyết định về chủ trương đầu tư.

Trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam bên lề kỳ họp, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải – ông Đinh La Thăng chia sẻ, cho tới giờ chỉ mới có báo cáo nghiên cứu tiền khả, đó là những số liệu hết sức sơ lược trên cơ sở khái toán.

– Bộ trưởng khẳng định là nếu Quốc hội đồng ý về chủ trương thì mới tiếp tục phải nghiên cứu tính hiệu quả và tìm vốn?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Dự án phải hiệu quả thì mới đầu tư, nếu không thì cũng phải bỏ. Cho nên phải có nghiên cứu báo cáo khả thi thì mới xác định chắc chắn được có hiệu quả hay không. Tất cả các dự án đều như thế, không riêng gì dự án này.

CASE STUDY N0: 258: TCTD vs LÃI SUẤT

PS: Khi vốn tự có/Vốn điều lệ của toàn hệ thống TCTD chỉ bằng 1/12 tổng tài sản thì nếu (!) giảm lãi suất cho vay sẽ dẫn đến hệ lụy gì đối với TCTD (trong khi vẫn phải trích lập DPRR (tức làm giảm lợi nhuận của TCTD !)? Còn nếu “Nhà điều hành “ vẫn giữ nguyên não trạng :”giảm lãi suất huy động (vì dễ “ra lệnh nhất” !?) để tạo tiền đề cho các TCTD giảm lãi suất cho vay (Nhưng nếu các TCTD không chịu giảm thì làm gì chế tài họ ??) và hướng dòng vốn vào hoạt động SX-KD (Khi không có đầu ra và không phải ai cũng có thể làm doanh nhân dù có vốn?!), vào kênh TTCK (không phải ai cũng có thể làm ….nhà đầu tư/nhà đầu cơ lướt sóng!?), mua trái phiếu doanh nghiệp: Với tình trạng thông tin tù mù + sức khỏe hiện nay của các doanh nghiệp thì người dân nào dám giao tiền của mình cho mấy ông chủ này ??.etc….”

1-Ông Văn Đức Mười – Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (VISSAN), nguyên Chủ tịch Hiệp hội Lương thực TP HCM :“Vì sao tín dụng không tăng mạnh và DN không mặn mà vay thêm vốn thời điểm này?” – ông Mười đặt câu hỏi rồi tự lý giải:

– Đơn giản, vì các khoản nợ cũ của DN ở các NH thương mại vẫn còn rất lớn, chưa trả hết, tài sản thế chấp cũng nằm trong NH nên không còn tài sản bảo đảm để vay thêm;

– Trong khi lãi suất các khoản vay cũ, do thỏa thuận ở mức cao trong quá khứ nên giờ khó giảm mạnh. “Đây mới là gánh nặng lớn của DN bởi nếu không trả được nợ cũ thì sao dám vay mới để đầu tư công nghệ, nâng cao năng suất?

-Làm sao dám vay để đầu tư mới nếu bí đầu ra, thua ngay trên trên sân nhà khi cạnh tranh với hàng NK, ngay với những sản phẩm chủ lực, truyền thống như hàng tiêu dùng, thực phẩm, nông sản, v.v…?

-Bản thân một số NH thương mại cũng xem các khoản vay cũ là “cứu cánh” của mình, không muốn giảm sâu dù mặt bằng lãi suất đã hình thành ở một mức mới thấp hơn nhiều” ;

2- Ông Phan Đình Tuệ, Phó Tổng Giám đốc Sacombank: Mặt bằng chung của lãi suất cho vay (cả ngắn hạn và trung dài hạn) hiện khoảng 8%/năm, so với lãi suất huy động 5%-6%/năm, margin chỉ có gần 2%, nên sẽ rất khó giảm thêm”;

CASE STUDY N0: 257: Mỹ sắp thay đổi cách tính GDP: ÁP DỤNG TỪ 2012 ĐẾN HIỆN TẠI.

PS: CÙNG HIỆN TƯỢNG, KHÁC NGUYÊN NHÂN!

Sau những cuộc tranh luận nảy vừa về tốc độ tăng trưởng ì ạch của nền kinh tế trong quý I, Mỹ đang chuẩn bị thay đổi cách tính toán một số thành phần tạo nên chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Trong một bài viết mới được công bố thứ Sáu vừa qua (22/5), Cục phân tích kinh tế Hoa Kỳ (BEA) đã đưa ra một danh sách các thay đổi sẽ được áp dụng khi điều chỉnh theo mùa vụ các dữ liệu được dùng để tính toán tốc độ tăng trưởng kinh tế. 

Những thay đổi này sẽ được áp dụng bắt đầu kể từ khi công bố số liệu GDP quý II ước tính vào ngày 30/6 tới.

Mặc dù các số liệu được điều chỉnh theo mùa vụ, các chuyên gia kinh tế cho rằng tăng trưởng trong quý I của bất kỳ năm nào vẫn sẽ yếu hơn 3 quý còn lại và do đó số liệu không được chuẩn xác. Giới kinh tế học gọi hiện tượng này là “số dư mùa vụ”.

BEA đang tìm mọi cách để hạn chế tối đa hiện tượng này. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng chi tiêu quốc phòng liên bang trong quý I và quý II thường chậm hơn so với mức trung bình. Một số chỉ tiêu hàng tồn kho cũng được điều chỉnh và sẽ tác động đến chỉ số chi tiêu tiêu dùng.

Những thay đổi sẽ được áp dụng đối với các tính toán trong giai đoạn từ năm 2012 đến hiện tại.