TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0: 277: FDI bất ngờ ‘chán’ thị trường Việt Nam?

PS: CỤC ĐTNN …RẤT HAY: KHÔNG CHO BIẾT CÓ BAO NHIÊU DỰ ÁN BỊ THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ TRONG CÙNG KỲ?!

1-Nếu như các năm trước, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam luôn có xu hướng gia tăng thì trong 5 tháng đầu năm 2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm của các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam đạt 4,29 tỷ USD, chỉ bằng 78% so với cùng kỳ năm 2014.

2-Trong đó, ước tính các dự án đu tư trc tiếp nưc ngoài đã giải ngân được 4,95 tỷ USD, tăng 7,6% với cùng kỳ năm 2014.

3-Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cũng cho biết:

-xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu thô) trong 5 tháng năm 2015 đạt 44,37 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu. 

-nhập khẩu của khu vực ĐTNN 5 tháng năm 2015 đạt 39,67 tỷ USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 67% tổng kim ngạch nhập khẩu.

-tính chung trong 5 tháng đầu năm 2015, khu vực ĐTNN xuất siêu 4,69 tỷ USD.

4-Tính đến ngày 20.5.2015 cả nước có 592 dự án mới được cấp giất chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 2,95 tỷ USD, bằng 80,6% so với cùng kỳ năm 2014. Có 210 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 1,34 tỷ USD, bằng 72,9% so với cùng kỳ năm 2014.

CASE STUDY N0: 276: NỢ CÔNG

PS: PROBLEM Ở ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ BAO NHIÊU % /GDP, MÀ LÀ: 1-VAY TRONG HAY NGOÀI NƯỚC ? 2-VAY BẰNG USD OR …NHÂN DÂN TỆ ? 3- “XÀI” VÀO VIỆC GÌ ĐỂ CÓ LÃI MÀ TRẢ ….LÃI + GỐC ?

Biến động về dân số học cũng gây sức ép đối với vấn đề nợ công của nhiều nền kinh tế trên thế giới.

Quỹ quản lý đầu tư của Goldman Sachs (GSAM) cảnh báo, thế giới đang ngập trong núi nợ và tình trạng già hóa dân số và điều này có nghĩa là nợ công có thể vượt tầm kiểm soát.

 Andrew Wilson, trưởng bộ phận chuyên trách khu vực châu Âu, Trung Đông và châu phi thuộc quỹ của Goldman Sachs (EMEA), cho rằng, nợ công tăng cao đang trở thành một trong những mối đe dọa lớn nhất với kinh tế toàn cầu. Hiện tỷ lệ nợ công trên GDP của nhiều quốc gia đã vượt 100% GDP, ví dụ, Nhật Bản (245%), Zimbabwe (202%), Hy Lapk (176%), Italia (gần 132% GDP), Bồ Đào Nha (131%), Ireland (115%),  Mỹ (105%)

CASE STUDY N0: 275: 90 sân golf: Liệu có quá nhiều?

PS: LÀ NGƯỜI ĐẦU TIÊN ĐƯA HIỆP HỘI GOLF CHUYÊN NGHIỆP QUỐC TẾ (PGA) VÀO VIỆT NAM TỪ ĐẦU NHỮNG NĂM 90 THẾ KỶ TRƯỚC, ẪN SỸ ĐẠI NGU TỰ TIN KHẲNG ĐỊNH RẰNG: ”BUÔN ĐẤT” LÀ CHÍNH!

1-Theo quy hoạch về phát triển sân golf đến 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cả nước sẽ có 90 sân golf, tức trung bình mỗi tỉnh thành sẽ có 1,4 sân.

2-Tuy vậy, thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào tháng 6.2014 cho thấy chỉ mới có 29 dự án golf được đưa vào khai khác và vẫn còn khá nhiều dự án đang đắp chiếu và chiếm hữu đất một cách hoang phí.

3-Số người chơi golf ở Việt Nam hiện vào khoảng 15.000 người, mà đa phần là người nước ngoài.

CASE STUDY N0: 274: FDI: CAM KẾT vs HIỆN THỰC: Dừng triển khai dự án trên công viên bãi biển Nha Trang

1-Như TT đã thông tin, theo giấy chứng nhận đầu tư dự án mà UBND tỉnh Khánh Hòa cấp cho Công ty TNHH Dewan International Việt Nam ngày 20/8/2014, thì công ty này có vốn điều lệ 2.100 tỷ đồng (tương đương 100 triệu USD). Giấy chứng nhận nêu rõ, trước ngày 20/11/2014, hai thành viên của công ty này phải góp 420 tỷ đồng, 1.680 tỷ đồng còn lại phải hoàn thành việc góp vốn trước thời điểm 36 tháng kể từ ngày được cấp chứng nhận đầu tư. Trao đổi với TT, ông Võ Tấn Thái – giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Khánh Hòa – cho biết đến nay Công ty TNHH Dewan International Việt Nam chưa hoàn tất việc góp vốn theo tiến độ quy định.

Cũng theo chứng nhận đầu tư đã nêu, công ty này đăng ký thực hiện dự án Phoenix Beach có mức đầu tư 26.250 tỷ đồng (tương đương 1,25 tỷ USD). Nhưng trên website của dự án, nhà đầu tư cho hay tổng mức đầu tư dự án Phoenix Beach lên đến 2,63 tỷ USD.

2-yêu cầu Công ty TNHH Dewan International Việt Nam hoàn thành việc góp vốn điều lệ của công ty này, nếu đến 30/6 mà công ty không hoàn thành, thì Sở Kế hoạch và đầu tư Khánh Hòa tham mưu UBND tỉnh thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án.

CASE STUDY N0: 273: Khi doanh nghiệp đua nhau mở trường đại học

1-Thay vì dựa vào các “lò” đào tạo bên ngoài, doanh nghiệp hiện đang chi nhiều tiền hơn vào các chương trình đào tạo trong nhà. Không chỉ vậy, họ còn mở cái gọi là “trường đại học doanh nghiệp” cho riêng mình.

2-Ý tưởng mở trường đại học không mới. General Electric được xem là công ty đã mở ra trường đại học doanh nghiệp đầu tiên vào năm 1956. Nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là Đại học Hamburger của McDonald’s. Kể từ năm 1961, khoảng 275.000 người đã trải qua 1 trong 7 cơ sở đào tạo của chuỗi thức ăn nhanh này trên khắp thế giới.

3-Tuy nhiên, các trường đào tạo “trong nhà” như vậy đã trở nên rất phổ biến trong những năm gần đây. Một cuộc khảo sát của Boston Consulting Group (BCG) cho thấy số lượng trường đại học doanh nghiệp chính thức tại Mỹ đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 1997-2007, đạt tới khoảng 2.000 trường. Theo BCG, kể từ đó, số trường do doanh nghiệp tự mở ra đã tiếp tục tăng lên và hiện giờ có hơn 4.000 công ty trên khắp thế giới sở hữu trường đại học riêng. 

CASE STUDY N0: 271: Thủ Thiêm: Nửa thế kỷ long đong quy hoạch

26/05/2015

LTS: Cơ hội của Sài Gòn –TP.HCM được “dự trữ” ở Thủ Thiêm. Chiến tranh và sự “mơ mộng” của các nhà hoạch định đã giữ lại màu xanh trên mảnh đất này dù đã có ba đồ án quy hoạch đầy tham vọng trong lịch sử: 1965, 1972 và gần nhất là 2012. Người Đô Thị mời bạn đọc cùng giở lại những bản vẽ, những dự định và những ý tưởng trong lịch sử 50 năm quy hoạch phát triển cho vùng đất bờ Đông sông Sài Gòn, qua loạt bài của Quy hoạch sư Nguyễn Đỗ Dũng.