TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0: 243: Nợ công năm 2013 tăng gần 19% (chiếm 6,6% GDP) so với năm 2012

1-Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, số dư nợ nước ngoài của Chính phủ tương đương 36,28 tỉ đô la Mỹ (763.198 tỉ đồng), tăng 4,92% so với năm 2012; số trả nợ là 38.752 tỉ đồng.

2-Số dư nợ vay trong nước của Chính phủ là 764.933 tỉ đồng, tăng 38,56% so với năm 2012; số huy động năm 2013 là 306.455 tỉ đồng, số trả nợ 147.061 tỉ đồng.

 3-Số dư nợ được Chính phủ bảo lãnh vay trong nước là 207.576 tỉ đồng, tăng 7,8% so với năm 2012, gồm: bảo lãnh phát hành trái phiếu VDB 139.160 tỉ đồng; phát hành trái phiếu Ngân hàng Chính sách xã hội 29.407 tỉ đồng; bảo lãnh vay vốn cho 15 dự án của các doanh nghiệp 34.919 tỉ đồng…

4-Theo báo cáo, nợ của chính quyền địa phương là 30.016 tỉ đồng (không bao gồm khoản vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam VDB 22.760 tỉ đồng).

CASE STUDY N0: 240: DNNN vs THOÁI VỐN: Doanh nghiệp Nhà nước vẫn đầu tư thêm vào 5 lĩnh vực nhạy cảm

1-Số vốn doanh nghiệp nhà nước phải thoái trong 9 tháng cuối năm 2015 là 19.517 tỷ đồng;

2-Theo báo cáo, tính đến hết quý 1/2015 cả nước đã thực hiện sắp xếp được 6.980 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 4.237 doanh nghiệp.
Riêng quý 1/2015, cả nước cổ phần hóa 29 doanh nghiệp. Còn lại 260 doanh nghiệp thì có 62 doanh nghiệp đã công bố giá trị doanh nghiệp, 198 doanh nghiệp đang xác định giá trị doanh nghiệp.

CASE STUDY N0: 239: Nhật Bản vẫn là chủ nợ số một thế giới

PS: CÓ 2 CÂU HỎI: 1-TẠI SAO NHẬT & TQ LẠI “THÍCH” CHO MỸ VAY TIỀN: PHẢI CHĂNG VÌ KHÔNG BIẾT ĐẦU TƯ VÀO ĐÂU CHO AN TOÀN + SINH LỜI ? 2-TẠI SAO MỸ LẠI “THÍCH” LÀM…. CON NỢ HƠN LÀ CHỦ NỢ CỦA NHẬT & TQ: VÌ MỸ KHÔNG CÓ MONEY OR ĐẦU TƯ VÀO NHẬT VÀ NHẤT LÀ VÀO CHINA THÌ ….KHÔNG AN TOÀN AND/OR SINH LỜI KÉM HƠN LÀ ĐẦU TƯ Ở MỸ AND/OR NƠI KHÁC??

1- Đây là năm thứ 24 liên tiếp Nhật là chủ nợ lớn nhất thế giới, với tài sản ròng cao hơn Trung Quốc tới 71%, dù Trung Quốc đã vượt Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới từ năm 2010.

2-Tài sản ròng ở nước ngoài của Nhật tăng 13% trong năm ngoái lên mức 367.000 tỷ Yên (3.000 tỷ USD), trong đó thay đổi về tỷ giá giúp tài sản của quốc gia này ở nước ngoài tăng tới 19%, theo dữ liệu do Bộ Tài chính Nhật công bố.

“Đây là kết quả của việc đầu tư ra nước ngoài tăng lên kết hợp với hiệu ứng của tỷ giá hối đoái”, nhà phân tích Izumi Devalier của ngân hàng HSBC nói.

Tính từ đầu năm 2013 đến nay, đồng Yên đã trượt giá 29% so với đồng USD, theo Bloomberg.

3- Mỹ hiện là nước G7 có nhiều nợ nhất, một phần do các quốc gia khác đều muốn đầu tư vào trái phiếu Mỹ, trong đó Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước mua nhiều trái phiếu Mỹ nhất.

CASE STUDY N0: 238: DỰ TRỮ NGOẠI TỆ: HSBC: Không có dư địa để cho Chính phủ vay dự trữ ngoại tệ

1-HSBC nhận định NHNN phải dùng nguồn dự trữ ngoại tệ để bảo vệ tỷ giá và tài trợ vốn cho các dự án Chính phủ sẽ khiến VND rơi vào thế bấp bênh, vì dự trữ ngoại tệ hiện nay chỉ ở khoảng 2,5 tháng nhập khẩu, thấp hơn nhiều so với mức tối thiểu cần thiết là 3 tháng.

 2-Trong kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIII, diễn ra từ ngày 20/5 đến ngày 26/6, Quốc hội dự kiến sẽ thông qua 11 dự án luật và một nghị quyết, trong đó có sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước. Nếu Nghị quyết 78 được sửa đổi cho phép Bộ Tài chính phát hành trái phiếu có kỳ hạn ngắn hơn 5 năm sẽ làm giảm áp lực cho tình hình hiện tại. Ngay cả khi nghị quyết này không được sửa đổi, HSBC cho rằng đề xuất sử dụng khoản dự trữ ngoại tệ cũng khó được thông qua.

CASE STUDY N0: 237: Dự trữ ngoại tệ là gì ?

1-Khái niệm:

Dự trữ ngoại hối nhà nước, thường gọi tắt là dự trữ ngoại hối hoặc dự trữ ngoại tệ là lượng ngoại tệngân hàng trung ương hoặc cơ quan hữu trách tiền tệ của một quốc gia hay lãnh thổ nắm giữ. Đây là một loại tài sản của Nhà nước được cất giữ dưới dạng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh như: Dollar Mỹ, Euro, Yên Nhật, v.v…) nhằm mục đích thanh toán quốc tế hoặc hỗ trợ giá trị đồng tiền quốc gia.

2-Hình thức dự trữ:

Ngoại hối có thể được dự trữ dưới hình thức:

3-Tiêu chí đánh giá quy mô dự trữ:

Có ba tiêu chí chính:

3.1-Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và giá trị một tuần nhập khẩu trong năm tiếp theo:

Nói cách khác, quy mô dự trữ ngoại hối được tính bằng số tuần nhập khẩu. Tiêu chí này cho thấy mức độ hỗ trợ thanh toán quốc tế của dự trữ ngoại hối. Theo đánh giá của IMF, dự trữ ngoại hối có quy mô tương đương 12 đến 14 tuần nhập khẩu thì quốc gia sẽ được coi là đủ dự trữ ngoại hối.

3.2-Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và nợ ngắn hạn nước ngoài:

Tiêu chí này cho thấy khả năng đối phó của quốc gia khi có hiện tượng tấn công ngoại tệ hoặc rút tiền ra nước ngoài.

3.3-Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và mức cung tiền rộng:

Tiêu chí này cho thấy khả năng can thiệp tỷ giá hối đoái của ngân hàng trung ương. Tỷ lệ từ 10% đến 20% được coi là đủ dự trữ ngoại hối.