TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0: 204: SỐ LIỆU THỐNG KÊ VS BÁO CÁO KINH TẾ : Nợ xấu ngân hàng ổn định… đáng lo ngại

1-Báo cáo bổ sung về kinh tế-xã hội 2014 và những tháng đầu năm 2015 của Chính phủ trình Quốc hội khá nhiều sắc hồng:

-10/14 chỉ tiêu kế hoạch Quốc hội giao đạt kết quả cao hơn.

– Trong các chỉ tiêu này, chỉ một không đạt là tỉ lệ lao động qua đào tạo.

– Lạm phát cả năm chỉ ở mức 4,09% – thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.Các kết quả này được duy trì khá những tháng đầu năm nay, đến tháng 4, lạm phát chỉ ở mức 0,04% so với cuối năm trước.

– Thu ngân sách dù giảm mạnh nguồn từ dầu thô nhưng tổng mức vẫn đạt 34,5% dự toán, thấp hơn một chút so với kết quả 37,5% của cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, tăng trưởng GDP quý I ước đạt 6,03% – mức tăng cao nhất trong năm năm qua…

2-Và những điểm mờ cần phân tích, làm rõ:Thẩm tra báo cáo này, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cần thấy rõ hơn các yếu tố thuận lợi bên ngoài đóng góp vào kết quả đó:

-Tại sao lập kế hoạch trước đây, Chính phủ lại đề xuất và Quốc hội thông qua chỉ tiêu lạm phát 2014 ở mức 7,0%; đến kỳ họp cuối năm 2014, Chính phủ báo cáo kết quả là 4,5%-4,6%; nay lại báo cáo bổ sung là lạm phát cả năm chỉ ở mức 1,84%? Sai số quá lớn giữa dự báo và thực tế như vậy cần làm rõ, bởi nó gây khó khăn cho doanh nghiệp trong lập kế hoạch đầu tư, sản xuất kinh doanh.

-Số doanh nghiệp trong nước giải thể, ngừng hoạt động năm 2014 cao hơn 11% so với năm 2013;

Số doanh nghiệp trong nước hoạt động có lãi, phát sinh thuế thu nhập phải nộp vẫn ở mức thấp, dưới 50% theo báo cáo của Bộ Tài chính.

-Trong khi đó, khu vực đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đóng góp mạnh mẽ, chiếm 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu.

-Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cũng chỉ ra tình trạng nợ xấu ngân hàng “ổn định” đến mức lo ngại: Từ cuối năm 2011 tới hết 2014, tỉ lệ nợ xấu cứ chạy quanh 3,07% – 4,08% – 3,61% – 3,25%, tức là không có cải thiện rõ ràng.

– Cùng với đó là sản xuất nông nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, lặp đi lặp lại tình trạng được mùa mất giá, ách tắc trong xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc như hành tím, dưa hấu vừa qua.

-Ủy ban Kinh tế cũng nêu lo ngại về nợ công. Bởi theo Chiến lược nợ công và trả nợ nước ngoài giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030 của Chính phủ, nghĩa vụ trả nợ so với tổng thu ngân sách hằng năm không quá 25% và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia hằng năm dưới 25% giá trị xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Thế nhưng đánh giá tháng 10-2014 của Ủy ban Tài chính – Ngân sách, nghĩa vụ trả nợ so với tổng thu ngân sách năm 2015 sẽ lên mức 31%. Cho dù Chính phủ luôn khẳng định nợ công vẫn ở mức an toàn, song sự gia tăng vượt cả chiến lược trả nợ của Chính phủ thực sự gây lo lắng.

Với việc nhượng quyền khai thác công trình giao thông đường bộ, đường sắt, cảng biển, cảng hàng không, Chính phủ cần tính toán thận trọng, không làm tăng gánh nặng chi phí dịch vụ quá sức chịu đựng của người dân, doanh nghiệp.

CASE STUDY N0: 202: Hơn 90% du khách quốc tế khen du lịch Việt Nam

PS: CÒN THEO BỘ LĐTBXH THÌ CHỈ CÓ 2,2% THẤT NGHIỆP; THEO BỘ XD THÌ BĐS TỒN KHO ĐÃ GIẢM; VÀ THEO….THÌ…..?!HIHI….

Tổng cục Du lịch vừa công bố kết quả điều tra khách quốc tế đến Việt Nam năm 2014, trong đó đánh giá về mức độ hài lòng của du khách sau khi đã trải nghiệm du lịch tại Việt Nam cho thấy 94,09% người được hỏi đánh giá ở mức tốt và rất tốt ; 5,69% đánh giá trung bình ; chỉ có 0,22% nhận xét du lịch Việt Nam ở mức kém và rất kém .

CASE STUDY N0: 200: Thôi đừng ‘tự sướng’ quá đà nữa!

Còn chúng ta vẫn đang loay hoay với những huyễn hoặc về đất nước, tài nguyên, con người… Chúng ta tự sướng mọi lúc mọi nơi, tự hào với rất nhiều thứ nhưng thực tại nước Việt Nam vẫn còn là một quốc gia vừa thoát khỏi đói nghèo, một nền kinh tế yếu kém, một nền giáo dục lạc hậu, cộng với những người lao động khôn vặt, ăn xổi, thích việc nhẹ lương cao.

Thôi đừng tự sướng quá đà và tự hào những thứ không đáng nữa. Hãy nhìn thẳng vào sự thực, biết vị trí mình ở đâu để còn có thể đứng dậy. Còn nếu cứ vuốt ve nhau thì muôn đời vẫn không khá lên được.

CASE STUDY N0: 198: SỐ LIỆU THỐNG KÊ VS DỰ BÁO KINH TẾ: Nielsen: Người Việt tiết kiệm nhất thế giới

(FYI: Theo ông Luận, số lao động trình độ ĐH, CĐ trong độ tuổi lao động thất nghiệp trong thời gian qua tăng cao hơn so với số tốt nghiệp và số có việc làm; số lao động trình độ ĐH, CĐ thất nghiệp năm 2014 so với 2010 tăng 103%./ http://m.vietnamnet.vn/vn/giao-duc/234129/sau-4-nam–cu-nhan-that-nghiep-tang-gap-doi.html )

1-Người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á tiếp tục là những người thích tiết kiệm tiền nhất thế giới, với gần hai phần ba để dành tiền nhàn rỗi vào vào tài khoản tiết kiệm, so với mức bình quân 48% trên toàn cầu. Điều này trái ngược với khu vực Mỹ Latin, nơi người dân chủ yếu dùng tiền để chi trả các khoản nợ.

2-Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm cao nhất (78%), tiếp theo là Indonesia (74%), Philippines (68%), Singapore (66%), Malaysia (65%) và Thái Lan (64%).

3-Tuy nhiên, khảo sát của Nielsen cho thấy xu hướng chi nhiều tiền hơn của người Việt, phản ánh qua chỉ số niềm tin người tiêu dùng tăng đáng kể trong quý I/2015, từ mức 106 điểm quý trước lên 112 điểm – cao nhất trong gần 5 năm. Kết quả này đã giúp Việt Nam đứng thứ 6 trên 41 quốc gia và vùng lãnh thổ về mức độ lạc quan của người tiêu dùng, sau Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) và Thái Lan.

KL: Ông Vaughan Ryan – Tổng giám đốc Nielsen Việt Nam nhận định Việt Nam là một quốc gia rất trẻ và lạc quan, với 57% dân số dưới 35 tuổi và số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học tăng 60% vào thập niên cuối cùng.

CASE STUDY N0: 197: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI: Doanh nghiệp Việt đã “rót” gần 20 tỷ USD ra nước ngoài

1-Tính lũy kế đến tháng 4/2015, doanh nghiệp Việt Nam đã có 962 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư là 15 tỷ USD. Ngoài ra, còn có 115 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 5 tỷ USD. Như vậy, tính cả vốn cấp mới và vốn tăng thêm tính đến nay là 20 tỷ USD.

2-Bên cạnh dòng vốn đầu tư của nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước (Viettel, Vinamilk, các công ty con của Tập đoàn Cao su Việt Nam, các ngân hàng có vốn nhà nước), đầu tư của khối tư nhân, đặc biệt là của cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng:Trong năm 2014, có 12,5% dự án đầu tư ra nước ngoài được cấp phép là của nhà đầu tư cá nhân, 76% dự án của các công ty tư nhân;