TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0:134: TTCK Việt Nam đứng ở đâu so với khu vực?

Sau 15 năm hình thành và phát triển, đến nay vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đạt khoảng 57 tỷ USD, một con số khá khiêm tốn nếu so sánh tương quan với một số thị trường trong khu vực: So với thị trường liền kề là Philippines thì tổng gộp của cả hai sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam chỉ có quy mô bằng 40%.

CASE STUDY N0:133: TPP LÀ GÌ ?

PS: ĐÂY LÀ CUỐN SÁCH GIẢI THÍCH ĐẦY ĐỦ NHẤT VỀ TPP.

The Trans-Pacific Partnership is a trade agreement being negotiated among countries bordering the Pacific Ocean, including the United States, Japan, Vietnam, Australia, and Chile.

CASE STUDY N0:132: CHỨNG KHOÁN HÓA NỢ XẤU

I-Nợ xấu không phải là chuyện của riêng Việt Nam, mà các nước trên thế giới đều phải đối mặt, nhưng ở các mức độ khác nhau. Tính trong giai đoạn 2012 – 2014, tỷ lệ nợ xấu của các nước trên thế giới tăng mạnh, và đang ở mức 4,3%.

Nếu tách riêng chỉ số nợ xấu theo nhóm nước thì nhóm các quốc gia đang phát triển luôn dẫn đầu về tỷ lệ nợ xấu hiện hữu trên 2 con số. Nhóm các quốc gia này (bao gồm cả Việt Nam) đều có những nguyên nhân phát sinh nợ xấu tương tự nhau như:

1-         tăng trưởng tín dụng nhanh chóng;

2-          hệ thống tài chính phụ thuộc phần lớn hệ thống ngân hàng;

3-          hạ chuẩn vay ở nhiều ngân hàng đối với khách hàng, và

4-         sự phụ thuộc quá nhiều vào bất động sản.

II-Giải pháp:

 1- Nợ xấu ở các quốc gia đang phát triển luôn dẫn đầu và có nguyên do tương tự nhau

2- Các ngân hàng trên thế giới thường xử lý nợ xấu theo 3 cách tiếp cận: bán nợ xấu; giữ lại nợ xấu; hoặc chuyển ra khỏi bảng cân đối kế toán

3- Tại Việt Nam, các ngân hàng không thể giữ lại nợ xấu mà chỉ phải hoặc bán, hoặc chuyển ra khỏi bảng cân đối kế toán. Và họ đã chọn phương án kết hợp, bán nợ xấu “tạm thời” cho VAMC.

4- Để hình thành một thị trường mua bán nợ đúng nghĩa thì một bước chuyển cần có là vận hành và hoàn thiện hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ xấu.

CASE STUDY N0:130: TOO BIG TO FALL ? Tập đoàn POSCO chuyển sang ‘tình trạng khẩn cấp’

Ngày 15/5, tập đoàn sản xuất thép hàng đầu Hàn Quốc và thế giới POSCO tuyên bố chuyển sang “tình trạng khẩn cấp” nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng lớn nhất từ trước tới nay do phải đối mặt với các cuộc điều tra liên quan đến việc lập quỹ đen và tham nhũng.

Theo đó, POSCO thành lập “Ủy ban cải cách quản lý khẩn cấp” do Chủ tịch tập đoàn Kwon Oh-joon đứng đầu, bao gồm các thành viên hội đồng quản trị và người đứng đầu 5 công ty con. Nhiệm vụ là đưa ra các giải pháp nhằm tái cơ cấu tập đoàn, minh bạch quản lý, thúc đẩy giao dịch công bằng và đạo đức làm việc.

Trong một động thái thể hiện quyết tâm cải cách toàn diện nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng đang diễn ra, 32 giám đốc điều hành của tập đoàn, bao gồm cả Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của các công ty con, đã đệ đơn xin từ chức – một hành động chưa từng có tiền lệ kể từ khi tập đoàn được thành lập năm 1968 đến nay.

CASE STUDY N0: 129 : Nhà khoa học muốn đối thoại trực tiếp 10 vấn đề về sân bay Long Thành Gửi kèm Kiến nghị này bản Tổng hợp ý kiến đánh g

Gửi kèm Kiến nghị này bản Tổng hợp ý kiến đánh giá của 365 nhà khoa học thuộc Hội Hascon về những bất cập của “Báo cáo đầu tư” trình Quốc hội cuối năm 2014.

Theo đó, những nhà khoa học Hội Hascon muốn thảo luận trực tiếp với Bộ Giao thông vận tải nhằm làm rõ 10 vấn đề liên quan đến dự án sân bay Long Thành:

1-     Những tiêu chí, điều kiện tiền để để trở thành một cảng trung chuyển hàng không quốc tế.

2-     2- Dự báo sản lượng hàng không của Cảng Long Thành, dự báo hiệu quả thực tế của Cảng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các sân bay trung chuyển quốc tế trong khu vực Đông Nam Á.

3- Lập các phương án xây dựng và phát triển cảng trung chuyển hàng không quốc tế về công nghệ, kỹ thuật và mô hình quản lý, vận hành, khai thác. Lựa chọn phương án tối ưu.

4- Tổng mức đầu tư, vốn đầu tư theo từng giai đoạn, từng năm.

5- Khả năng huy động vốn đầu tư, theo từng giai đoạn, từng năm.

6- Cơ cấu nguồn vốn đầu tư, vấn đề huy động các nguồn vốn đầu tư của xã hội, khả năng hoàn vốn.

7- Biện pháp khắc phục tình trạng Tổng vốn đầu tư thực hiện vượt quá cao so với dự toán ban đầu.

8- Xác định lộ trình, phân kỳ đầu tư, phù hợp với sự phát triển của ngành hàng không Việt Nam, với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam

9- Những vấn đề liên quan đến sử dụng đất, giải phóng mặt bằng và tái định cư.

10- Hiệu quả kinh tế-xã hội và hiệu quả đầu tư của dự án

CASE STUDY N0:128: Phú Quốc đang thiếu những gì?

PS: VẼ …QUY HOẠCH & GIỮ ĐẤT THÌ VN LÀ SƯ TỔ !

1-Phú Quốc hiện là một điểm đến đầu tư tuyệt với, giao thông thuận lợi, sân bay quốc tế hiện đại vừa được khai trương và tốc độ tăng trưởng khách du lịch hơn 50%/năm.

2-Theo một báo cáo của Công ty TNHH CBRE Việt Nam, ngoài hệ thống khách sạn quy mô nhỏ và vừa hiện có thì hòn đảo này về cơ bản, vẫn chưa được phát triển trên diện rộng và không giống với bất kỳ mô hình nào mà Phú Quốc đang hướng tới, du khách không thể tìm thấy bất kỳ hoạt động vui chơi giải trí nào ở đây.

3-Được biết, hiện UBND tỉnh Kiên Giang đã thống nhất giao cho Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – TNHH MTV Becamex IDC nghiên cứu, lập quy hoạch toàn bộ khu vực từ Đồng Cây Sao đến Khu đô thị khoa học với tổng diện tích khoảng 4.000ha, để đầu tư phát triển khu dân cư, đô thị, công nghiệp sạch ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao, du lịch, thương mại và hồ cung cấp nước sạch. Becamex cũng được tỉnh giao thực hiện việc nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh quy hoạch khu casino trên đảo này.

3-Ngoài ra, bài học từ quốc gia láng giềng Campuchia cho thấy việc đưa vào hoạt động một sân bay quốc tế chưa đủ để kéo khách du lịch nước ngoài tới. Điển hình như sân bay tại thành phố biển Sihanoukville sau 6 năm hoạt động vẫn chỉ có một đường bay quốc nội.

4-Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, những thay đổi liên tục trong việc hoạch định chính sách của chính quyền địa phương như hạng mục gì được khuyến khích đầu tư, hạng mục gì không được, những khu vực nào được ưu tiên đầu tư, và lời giải cho bài toán đền bù giải phóng mặt bằng không có đang là thách thức sự kiên nhẫn của các nhà đầu tư nước ngoài