TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0:153: GIÁO DỤC VS CÔNG CHỨC

Người viết được anh bạn lái xe chuyên chở người đi lễ kể cho câu chuyện cười ra nước mắt:

“Ở một di tích nọ người ta sơn lại tượng, vì sơn chưa khô nên ban quản lý di tích đặt trước pho tượng tấm biển ghi “Tượng ướt, không sờ mó”: Một cô ăn mặc nom rất “cành vàng lá ngọc” xì xụp khấn vái: “con trăm lạy, nghìn lạy ngài “Tượng ướt không sờ”, xin ngài phù hộ cho con béo thêm ba cân, cao thêm guốc nữa…”.

Nghĩ mãi mới hiểu “guốc” của cô ấy là “guốc cao gót” cỡ 15-20 phân gì đó!?

Năm 2001 sau đợt kiểm tra của Bộ giáo dục và Đào tạo, cả nước có khoảng hơn vạn cán bộ, công chức dùng bằng rởm, số liệu này không được công bố rộng rãi và ít ai biết những người này bị kỷ luật thế nào?. [2]

Từ đó đến nay, 15 năm đã qua, cái sự “rởm” về trình độ của hơn vạn con người kia, ai dám nói là không tăng lên với số lượng không thể ước đoán. Nhận định như vậy có phải hơi chủ quan không?

CASE STUDY N0:152: XẾP HẠNG QUỐC TẾ VS THỰC TẾ GIÁO DỤC : Điều nguy hiểm khi OECD xếp giáo dục Việt Nam thứ 12

1-Vị trí này không khẳng định được chất lượng của nền giáo dục Việt Nam.

Ngay trong báo cáo này, OECD cũng nói rõ thống kê này không mang tính đại diện của cả hệ thống giáo dục vì mẫu nghiên cứu không phải là tất cả HS đang theo học. Đây chỉ là điểm số xếp hạng của HS từng nước tham gia vào bài đánh giá của hai môn Toán học và Khoa học. Vì thế, không phải cứ xếp hạng cao đồng nghĩa với chất lượng giáo dục tốt.

2-Hơn nữa, trong báo cáo này, Việt Nam là một trong những nước được nhắc đến rất nhiều vì những điểm khác biệt so với xu hướng chung của thế giới.

Đặc biệt, OECD nhấn mạnh vào tỷ lệ học sinh theo học phổ thông của Việt Nam rất thấp, chỉ đạt 64% trong tổng số thanh thiếu niên đang ở độ tuổi 15 trong năm 2012, đứng thứ 74/76 (xem bảng dưới).

3-Cũng theo báo cáo, Việt Nam là nước đứng thứ nhất về tiêu chí “thiếu tự tin vào khả năng toán học học của HS với thành tích toán học”:Tức là, HS đạt kết quả thấp trong bài kiếm tra ở những câu mang tính thực hành. Như vậy câu hỏi đặt ra cho giáo dục của chúng ta là tại sao HS Việt Nam vẫn chỉ giỏi lý thuyết và yếu thực hành?

 Đó chính là vấn đề mà ngành giáo dục phải quan tâm và phải có giải pháp để có thể cải thiện được thực trạng hiện nay.

CASE STUDY NO:151: CỔ PHẦN HÓA DNNN VS ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG: ACV, sân bay Phú Quốc trong bài toán sân bay Long Thành

PS: BẤT KỲ DỰ ÁN ĐẦU TƯ NÀO,NHẤT LÀ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG NHƯ SÂN BAY TRUNG CHUYỂN QUỐC TẾ LONG THÀNH, CẢNG TRUNG CHUYỂN QUỐC TẾ THỊ VẢI –CÁI MÉP,…  THÌ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TÍNH “KHẢ THI”, TỨC HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH VÀ CẢ XÃ HỘI NẰM Ở: ĐẦU RA, CHỨ KHÔNG PHẢI VỐN !

CÂU HỎI LỚN NHẤT PHẢI GIẢI ĐÁP : KHÁCH NƯỚC NGOÀI CÓ CHỌN SÂN BAY NÀY ĐỂ TRANSIT/TRUNG CHUYỂN KHI BAY ĐẾN ÚC,MỸ,TÂY ÂU,…. KHÔNG? (DĨ NHIÊN LÀ HỌ KHÔNG BAO KHÔNG BAO GIỜ TRANSIT TẠI LONG THÀNH NẾU NƯỚC TRỰC CHỈ CỦA HỌ LÀ SINGAPORE, MALAYSIA, THAI LAN, KOREA,….!NẾU CÓ ĐẦU RA THÌ VIỆC TÌM VỐN,KỂ CẢ THEO HÌNH THỨC BOT,BT,PPP,PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ LÃI SUẤT CAO (4,8%) CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ KHÓ NHẤT LÀ VAY CỦA AIIB ?

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) trình Thủ tướng phương án cổ phần hóa Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), trong đó có mục tiêu để lấy tiền xây sân bay Long Thành tại thời điểm mà Bộ Tài chính cho rằng nếu có bán sân bay Phú Quốc – một trong số 22 sân bay thuộc quyền sở hữu của ACV – thì Nhà nước cũng không trưng dụng được khoản tiền này.

Tổng hai nguồn thu từ thoái và tăng vốn bán ra nói trên thấp nhất cũng khoảng 5.607 tỉ đồng (tương đương 257 triệu đô la Mỹ). Giá cổ phiếu khởi điểm của ACV khoảng 11.100 đồng/cổ phiếu (theo phương án tư vấn) nên số tiền thu được dự kiến sẽ cao hơn. Con số thu được vẫn sẽ không thấm vào đâu so với tổng mức đầu tư 15,8 tỉ đô la, trong đó có 5,2 tỉ đô la cho giai đoạn 1 mà sân bay Long Thành cần đến!

Từng nút thắt phải lần lượt được gỡ thì “vòng xoay” tìm tiền cho sân bay Long Thành và các dự án hạ tầng hàng không khác mới có lời giải.

“Chính phủ có chấp thuận cho chuyển nhượng thí điểm sân bay không? Chuyển nhượng vào thời điểm nào? Chính phủ có cho phép để lại phần bán vốn nhà nước sau cổ phần hóa tại ACV để tạo vốn đối ứng cho sân bay Long Thành không?”

CASE STUDY NO:148: Việt Nam đang trả lãi bao nhiêu tỷ USD/năm cho nợ công?

 1-Nợ công VN đã lên đến khoảng 90 tỉ USD, nếu tính cả nợ của doanh nghiệp nhà nước thì khoảng 180 tỉ USD.

2-TS Phạm Thế Anh tính toán, với 45 tỉ USD Việt Nam vay trong nước với lãi suất trung bình 10%/năm thì mỗi năm Việt Nam phải bỏ ra khoảng 4-5 tỉ USD trả lãi. Khoảng 45 tỉ USD vay nước ngoài, lãi suất trung bình 2,5%/năm thì mỗi năm cần trên 1 tỉ USD nữa trả lãi. Như vậy, chưa tính trả gốc, riêng tiền trả lãi trung bình đã cần khoảng 6 tỉ USD/năm.

3-Trong khi đó, mức nợ công VN công bố chưa bao gồm nợ DNNN và nợ đọng xây dựng cơ bản khi con số nợ đọng xây dựng cơ bản còn hơn 45.000 tỉ đồng, nợ DNNN năm 2013 là hơn 1,6 triệu tỉ đồng, tương đương 80 tỉ USD.

CASE STUDY NO:147: Tài sản Nhà nước hiện xấp xỉ 1 triệu tỷ đồng

PS: KHÔNG THẤY CÁI GÌ “VÔ HÌNH” NHỈ (THƯƠNG HIỆU; CHẤT XÁM; ETC…)??

1-Tính đến ngày 31/12/2014, tổng giá trị tài sản Nhà nước tại cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản Nhà nước đến ngày 31/12/2014 là 999.692,08 tỷ đồng.

2-Trong đó,

-tài sản là quyền sử dụng đất: 692.372,26 tỷ đồng,chiếm 69%;

– tài sản là nhà: 240.641,96 tỷ đồng,chiếm 24%;

– tài sản là ôtô: 20.623,27 tỷ đồng,chiếm 2,1%;
-tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/một đơn vị tài sản: 45.911,83 tỷ đồng;

– tài sản khác có nguyên giá dưới 500 triệu đồng của các dự án sử dụng vốn Nhà nước: 142,76 tỷ đồng.
3-Phân theo cấp quản lý thì tài sản Nhà nước thuộc các bộ, cơ quan trung ương quản lý là 263.440,20 tỷ đồng, 26,35% về giá trị và 12,44% về số lượng;

– còn tài sản Nhà nước thuộc địa phương quản lý là 736.251,88 tỷ đồng chiếm 73,65% về giá trị và 87,56% về số lượng.
-Sử dụng nhiều tài sản Nhà nước nhất là khối các đơn vị sự nghiệp, chiếm tới chiếm 63,82% tổng số hiện vật và 69,08% tổng giá trị:  Cụ thể hơn là 2.284,48 triệu m2 đất, chiếm 92,36%, cùng 92,50 triệu m2 nhà, chiếm 72,87% đang do khối này quản lý, sử dụng.
-Riêng về ôtô, khối cơ quan Nhà nước quản lý, sử dụng 16.482 chiếc, chiếm 44,67% còn khối đơn vị sự nghiệp quản lý, sử dụng 15.651 chiếc, chiếm 42,42%.

CASE STUDY N0:146: Giá cao su thấp, lợi nhuận vẫn tăng trưởng nhờ bò

PS: GIÁ CAO SU TỰ NHIÊN VS GIÁ DẦU MỎ”? (FYI: ĐÓ LÀ ĐỀ TÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CỦA ẨN SỸ ĐẠI NGU NĂM 1977 TẠI MOSCOW!)

Tại Đại hội, việc giá cao su thiên nhiên giảm tạo ra những lo ngại của nhà đầu tư, tuy nhiên, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT và Ban lãnh đạo HAG cho rằng, điều này không mấy ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Tập đoàn, vì được bù đắp từ mảng chăn nuôi.

CASE STUDY N0:144: Mắc ca: ‘Người chơi chính’ là ai?

PS: VỚI TƯ CÁCH LÀ CỔ ĐÔNG LỚN, CTY HIM LAM SẼ VAY CỦA LIENVIETPOSTBANK ĐỂ TỰ TRỒNG MÀ! NẾU FAIL THÌ CÓ THÊM 1 OCEANBANK + OGC + PVN + VNT +……!? DON’T WORRY !

 1-Mới đây, tại hội thảo về chiến lược phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên (7/2/2015), Liên Việt và Him Lam đã trình bày đề án đầu tư trên 20.000 tỷ đồng phát triển mắc ca tại Tây Nguyên chính thức triển khai từ năm 2015. Đây là kế hoạch rất tham vọng, nhằm biến Việt Nam trong vòng 5 năm trở thành “thủ phủ” mắc ca của thế giới, với vùng nguyên liệu 250.000 ha (bằng 14 lần diện tích hiện tại của Australia);

2-Tổng chi phí đầu tư dự tính khoảng 29.000 tỷ đồng, trong đó tổng nguồn tín dụng khoảng 22.900 tỷ đồng (tương đương trên 1 tỷ đôla Mỹ);

3-Nếu Liên Việt và Him Lam thực sự bỏ tiền của cá nhân doanh nghiệp ra đầu tư, thì chắc chắn ban lãnh đạo của công ty sẽ làm việc thậm chí 24/24 giờ để đảm bảo dự án sinh lợi như dự tính.

4-Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, nguồn vốn vay trong tổng đầu tư khoảng 22.900 tỷ đồng, chiếm gần 80% tổng vốn đầu tư.