TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0: 100 : QUYỀN vs UY : Quan hệ Nga – Trung

PS: ”QUYỀN + TIỀN” CHỈ TẠO RA UY/SỰ SỢ HÃI, CHỨ KHÔNG BAO GIỜ TẠO RA “TẤM GƯƠNG”!

Theo Reuters, mặc dù trong thời gian gần đây, mối quan hệ Nga – Trung đang ngày càng thân thiết nhưng các chuyên gia quốc tế nhận định mối quan hệ này không có nhiều hứa hẹn và sẽ đến lúc căng thẳng.

Moscow cũng không hề dễ chịu với việc Bắc Kinh mở rộng tầm ảnh hưởng sang khu vực Trung Á, một khu vực chiến lược của Nga.

Hơn nữa, Reuters cho rằng, nhìn vào lịch sử có thể thấy mối quan hệ Nga – Trung sẽ không có nhiều hứa hẹn. Trong suốt ba thập kỉ rạn nứt, từ giữa những năm 1950 tới cuối những năm 1980, những khác biệt về hệ tư tưởng, chính trị và lãnh đạo đã tạo ra những bất hòa lớn giữa hai nước.

Ngoài ra, làn sóng di cư người Trung Quốc sang Viễn Đông Nga cũng là một điểm rất đáng ngại, khiến mối quan hệ với Bắc Kinh khó ổn định. Theo Reuters, từ lâu Bắc Kinh đã khẳng định rằng biên giới với Nga chưa được khoanh “chuẩn” do những hiệp ước bất bình đẳng từ thế kỷ 19 trở về trước. 

CASE STUDY N0:96: ĐẦU TƯ CASINO: THỰC HAY HOANG TƯỞNG?

1-Tuy nhiên, theo báo cáo, cho đến hết năm 2012 dự án này mới chỉ giải ngân 350 triệu USD trên tổng số 4,2 tỷ USD vốn đăng ký. Nếu vấn đề casino không được tháo gỡ, liệu chừng các cổ đông có tiếp tục rót thêm vốn như cam kết?.

Có thể là không bởi vì không ai đầu tư tới 4,2 tỷ USD chỉ để xây khách sạn thuần túy!

Tin MGM rút lui có lẽ đã mang lo lắng đến cho… UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, nơi đã ký ban hành giấy phép đầu tư cho dự án này. Suy cho cùng, quyết định cho ACDL được đầu tư dự án này, cũng ít nhiều có tính mạo hiểm như một canh bạc. Trường hợp ACDL không tìm được đối tác mới thì hậu quả sẽ có rất nhiều chuyện giải quyết.

Nhưng cũng như Hồ Tràm, vốn không quan trọng bằng việc mở cửa với casino. Trong khi chưa tìm được đối tác thay thế, số phận của dự án rõ ràng đang bị bỏ lửng, ngay cả khi đã có khoảng 40 triệu USD được giải ngân cho công tác hạ tầng.

2-Chung số phận với dự án Hồ Tràm chính là dự án khu nghỉ dưỡng Nam Hội An, một “canh bạc” khác của tỉnh Quảng Nam. Với vốn đầu tư đăng ký 4 tỷ USD, đây là dự án FDI lớn nhất tại Quảng Nam hiện tại.

Sau khi tập đoàn Genting, đối tác trong liên doanh Genting Vina, chủ đầu tư dự án này tuyên bố rút lui, các bên ở lại rõ ràng đang lúng túng. Vì thế, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Lê Phước Thanh, chỉ có thể trả lời một cách chung chung về dự án này là “vẫn đang tiếp tục đàm phán”.

Cuộc chơi ở Nam Hội An giờ đây không nằm trong tay tỉnh Quảng Nam, cũng như đối tác còn lại trong liên doanh Genting Vina, là bởi quy mô vốn 4 tỷ USD cho dự án này quá lớn.

Khi ký quyết định thu hồi tới hơn 1.500 ha đất tại Nam Hội An, lãnh đạo Quảng Nam hẳn cũng không nghĩ rằng mọi việc lại thay đổi chóng vánh đến vậy.

Trong lòng người dân xứ Quảng, có cái gì đó thật đắng đót khi cũng trên mảnh đất Nam Hội An, trước đó, dự án Bãi Biển Rồng cũng với số vốn đăng ký lên tới 4,15 tỷ USD cũng đã rút giấy phép từ cuối năm 2010.

CASE STUDY N0:94: Việt Nam nổi tiếng tiêu tiền tùy tiện nhất thế giới!

 PS: THÌ MÌNH CŨNG PHẢI… HƠN THIÊN Ạ CÁI GÌ CHỨ?!!

 Kinh tế khó khăn, đời sống chật vật, nhưng dường như thói “tiêu hoang, xài sang” không chỉ có ở một bộ phận người dân Việt Nam.

Tại buổi tọa đàm góp ý kiến sửa đổi dự thảo Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi) ngày 12/5 do Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức.

Theo ông Lịch, dự thảo quy định cơ quan có thẩm quyền quyết định việc sử dụng ngân sách nhà nước là cụm từ sử dụng quá rộng, trong khi thực chất ngân sách nhà nước chỉ có hai nơi quyết định là Quốc hội và HĐND các cấp.

Ông Lịch đề xuất luật nên quy định rõ dự toán đã được Quốc hội hoặc HĐND các cấp quyết định, phê duyệt. Việc sử dụng từ ngữ tùy tiện khiến các cơ quan xài tiền một cách tùy tiện.

“Tôi đã đi nhiều nước nhưng không có nước nào xài tiền tùy tiện như VN. Tôi làm việc với Quốc hội Pháp, họ không mời được bữa cơm vì chưa thông qua ngân sách. Ở đây dự thảo viết là cơ quan có thẩm quyền, đó là cơ quan nào?” – ông nói.

Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt: VN tiêu hoang hơn Mỹ

Còn khi nói về hiện tượng tiêu xài một cách xa xỉ, đặc biệt đối với nước nghèo như Việt Nam, chuyên gia Nguyễn Trần Bạt cho rằng đó là hiện tượng đáng lên án. Điều đáng lên án vì nó truyền bá một thói quen sống bất chấp năng lực của nền kinh tế, năng lực của nền công nghiệp, gây khó cho việc xác định tiêu chuẩn tiêu dùng phù hợp với điều kiện phát triển của một dân tộc.

Việc tiêu xài ở Việt Nam đã thành chuyện nổi tiếng trên thế giới. Tôi có nhiều người bạn quốc tế có trình độ cao, có thu nhập lớn, trong đó có những người là tỷ phú, họ cực kỳ ngạc nhiên trước sự tiêu xài của không ít người Việt. Những năm 70 của thế kỷ trước, tôi có làm việc với một giáo sư người Pháp khi ông này sang Việt Nam công tác.

Thấy người lái xe hút thuốc ba số 5, ông ấy hỏi: “Lương anh tương đương với bao nhiêu gói thuốc? “. Người lái xe nói lương một ngày mua được 3-4 điếu thuốc. Ông giáo sư ấy thốt lên: “Người Việt tiêu xài còn hơn cả Mỹ!”. Thói quen tiêu xài hoang phí của một số người Việt không phải bây giờ mới có. Nó có từ khi trước đổi mới, kể cả lúc nghèo khổ và cực kỳ nghèo khổ. Tôi cho rằng đó là một thói quen xấu, cần phải thay đổi.

Tôi nghĩ cũng chỉ có một phần thôi. Cái chính tiêu xài hoang phí xuất phát từ những món tiền kiếm được một cách… “ngẫu nhiên” và phi lao động.

CASE STUDY N0.93: Trung Nguyên và Ministop: CỘNG SINH OR KÝ SINH?

Ministop đã tìm đến đối tác đồng hương Nhật Bản là Sojitz.

Cuối tháng 4 vừa qua, tập đoàn Sojitz đã phát ra thông báo về việc chuỗi cửa hàng tiện lợi Ministop sẽ hợp tác với Sojitz trong nỗ lực phục hồi hoạt động của hệ thống này – vốn gần như đình trệ – tại Việt Nam. Đồng thời cho hay Ministop cũng đã chấm dứt việc hợp tác với G7 – đối tác của đơn vị này từ năm 2011.

CASE STUDY N0.92: LÃI XUẤT vs LỢI THẾ CẠNH TRANH

Bên cạnh tỷ giá, yếu tố làm cho hàng hoá Việt Nam có giá thành cao hơn còn nằm ở hàng loạt chi phí đầu vào có giá cũng cao hơn hẳn so với các nước. Đáng chú ý là câu chuyện lãi suất cao dai dẳng nhiều năm qua.

Theo ngân hàng Nhà nước (NHNN), hiện tại, lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 7 – 9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3 – 11%/năm đối với trung và dài hạn. Trong khi đó, theo tìm hiểu của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, mặt bằng chung lãi suất trung bình mà doanh nghiệp xuất khẩu ở các quốc gia như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc vay sản xuất dao động không quá 5%.

Theo số liệu từ NHNN, đến hết tháng 2.2015, tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế khoảng hơn 3,99 triệu tỉ đồng. Nếu lãi suất là 10%/năm, mỗi năm nền kinh tế sẽ phải trả 399.000 tỉ đồng lãi suất (tương đương 18,4 tỉ USD) tức 10% GDP – con số không hề nhỏ làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế.